Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm đông cô (lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân lập hợp chất từ cao petroleum ether

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 57 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC





NGUYỄN THỊ THU NGÂN



KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CAO
ĐIỀU CHẾ TỪ NẤM ĐÔNG CÔ (LENTINULA EDODES)
LOẠI TƯƠI, KHÔ LOẠI LỚN, KHÔ LOẠI NHỎ VÀ
PHÂN LẬP HỢP CHẤT TỪ CAO PETROLEUM ETHER



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC





2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC





NGUYỄN THỊ THU NGÂN



KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CAO
ĐIỀU CHẾ TỪ NẤM ĐÔNG CÔ (LENTINULA EDODES)
LOẠI TƯƠI, KHÔ LOẠI LỚN, KHÔ LOẠI NHỎ VÀ
PHÂN LẬP HỢP CHẤT TỪ CAO PETROLEUM ETHER


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ THANH PHƯỚC




2013



Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập − Tự do − Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phước
2. Đề tài: Khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm Đông
cô (Lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân
lập hợp chất từ cao petroleum ether.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
Lớp: Hóa học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
…………………………………………………………………………………
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
………………………………………………………………………………….
 Những vấn đề còn hạn chế:
…………………………………………………………………………………
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):
…………………………………………………………………………………
d. Kết luận, đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


TS. Lê Thanh Phước




Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập − Tự do − Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện:
2. Đề tài: Khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm Đông
cô (Lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân
lập hợp chất từ cao petroleum ether.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
Lớp: Hóa học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:

b. Nhận xét về nội dung của LVTN (Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

 Những vấn đề còn hạn chế:

c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):

d. Kết luận, đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013




Cán bộ phản biện
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
i
LỜI CẢM ƠN

Để đạt được những kết quả như hôm nay phải trải qua quá trình tìm tòi
nghiên cứu không mệt mỏi. Do kiến thức và kỹ năng chuyên môn còn hạn chế
nên tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự dìu dắt tận tình của quý
thầy cô trong bộ môn, sự động viên giúp đỡ của người thân, bạn bè, tôi đã
hoàn thành công việc nghiên cứu của mình, trao dồi và tích lũy thêm nhiều
kiến thức rất bổ ích cho bản thân, chuẩn bị hành trang khi ra trường.
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Lê
Thanh Phước, thầy đã luôn bên cạnh hướng dẫn và chỉ dạy em trong suốt quá
trình em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong khoa Khoa
Học Tự Nhiên, các thầy cô trong Bộ môn Hóa, cô cố vấn học tập Nguyễn Thị
Ánh Hồng. Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến
thức rất bổ ích trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Con xin cám ơn cha mẹ đã luôn ở bên con động viên tinh thần, chăm lo
và dành cho con những gì tốt nhất, giúp con yên tâm thực hiện tốt công việc
nghiên cứu của mình mặc dù gia đình còn rất nhiều khó khăn.
Lời cuối tôi xin được gửi lời chân thành, thân mến đến tất cả các bạn
Hóa Học K36, các bạn lớp Hóa Dược K36 đã luôn ở bên cạnh tôi, cùng tôi
vượt qua những ngày tháng đáng nhớ trong cuộc đời.
Xin chân thành cám ơn!
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273

ii
TÓM TẮT

Bằng phương pháp tách chiết thông thường như kỹ thuật chiết rắn – lỏng
và kỹ thuật chiết lỏng – lỏng, tiến hành điều chế cao tổng etanol từ 3 loại nấm
Đông cô (Lentinula edodes) tươi, khô loại lớn và khô loại nhỏ bán trên thị
trường. Định tính các nhóm chức có trong dịch chiết ban đầu nhận thấy trong
thành phần nấm có chứa: alkaloid, flavonoid, terpenoid – sterol, glucoside,
không có saponin và tanin.
Từ cao tổng etanol tiếp tục điều chế 3 loại cao thành phần: petroleum
ether, etyl acetate, n−butanol. Sau đó so sánh khối lượng các cao thu được từ 3
loại nấm nêu trên.
Dựa vào phương pháp cô lập các hợp chất thiên nhiên, sắc ký cột kết hợp
sắc ký lớp mỏng, cô lập được 2 hợp chất có trong cao petroleum ether từ nấm
Đông cô tươi. Phân tích phổ từ viện Hóa Học – phòng NMR xác định được
chất thứ nhất là ergosterol – một sterol có trong tế bào nấm, dưới tác dụng của
ánh sáng mặt trời hợp chất ergosterol sẽ được chuyển hóa thành vitamine D
2
.
Hợp chất thứ 2 là ergosterol peroxide dạng chuyển hóa của chất thứ nhất. Cả 2
hợp chất tìm được đều có hoạt tính sinh học cao và được quan tâm nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
iii
ABSTRACT

By conventional extraction techniques such as solid − liquid and liquid −
liquid extraction. Modulation total ethanol from 3 kinds of shiitake (Lentinula
edodes) fresh, large dried and small dried on the market. Quantitative analysis

of the functional groups present in the initial organic extracts. Containing the
alkaloids, flavonoids, terpenoids − sterols, glucosides in ingredients of
shiitake. There aren’t present of tanins and saponins.
From the total ethanol extract, continue to product 3 component
categories extract: petroleum ether, ethyl acetate, n−buthanol. Then compare
the volume obtained from 3 kinds of above fungi.
Based on the method isolation of natural compounds, column
chromatography combined with thin layer chromatography. Two compounds
are isolated in extract petroleum ether from fresh shiitake. NMR spectral
analysis, the first substance is identified as ergosterol − a sterol present in
fungal cells, under the influence of sunlight ergosterol compound will be
converted to vitamine D
2
. The second sudstance is ergosterol peroxide − This
sterol is trans − formed from ergosterol by photo − oxidation with singlet
oxygen. Both of all have bioactivity needs to research.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Thu Ngân, MSSV 2102273, lớp KH1069A1.
Đề tài thực hiện: “Khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm
Đông cô (Lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân lập
hợp chất từ cao petroleum ether”.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân,
theo sự gợi ý của cán bộ hướng dẫn. Các thông tin về số liệu, hình ảnh, kết quả
đã được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố ở bất kỳ luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013



Nguyễn Thị Thu Ngân
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ix
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung về chi Lentinula 3
2.2 Giới thiệu về nấm Đông cô (Lentinula edodes) 4
2.2.1 Tên gọi, xuất xứ và phân loại. 4
2.2.2 Đặc điểm thực vật 4
2.2.3 Thành phần hóa học 5
2.2.4 Công dụng 6
2.2.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước 8
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN − PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Địa điểm, thời gian, phương tiện nghiên cứu 10

3.1.1 Địa điểm 10
3.1.2 Thời gian 10
3.1.3 Phương tiện nghiên cứu 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu 10
3.2.1 Phương pháp chiết tách 10
3.2.2 Phân lập hợp chất hữu cơ 11
3.3 Phương pháp chiết tách 11
3.3.1 Kĩ thuật chiết ngâm dầm (rắn − lỏng) 11
3.3.2 Kĩ thuật chiết lỏng – lỏng 12
3.4 Sắc ký lớp mỏng (SKLM) 13
3.4.1 Giới thiệu chung 13
3.4.2 Chất hấp phụ silica gel 14
3.4.3 Dung môi giải ly 15
3.4.4 Các kỹ thuật SKLM 16
3.4.5 Ứng dụng của SKLM 17
3.5 Sắc ký cột 17
3.5.1 Nguyên tắc 18
3.5.2 Kỹ thuật triển khai 18
3.5.3 Quá trình giải ly cột 20
Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Xử lý nguyên liệu và định tính các nhóm chức 22
4.1.1 Xử lý nguyên liệu 22
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
vi
4.1.2 Định tính các nhóm chức 22
4.2 Điều chế các loại cao 26
4.2.1 Điều chế cao etanol tổng (EtOH) 26
4.2.2 Điều chế cao thành phần 26

4.2.3 So sánh khối lượng cao 28
4.3 Phân lập hợp chất có trong cao PE 28
4.3.1 Quá trình phân lập chất trên cao PE 28
4.3.2 Quá trình phân lập chất trên phân đoạn I cao PE 29
4.3.3 Biện luận cấu trúc hợp chất vừa phân lập 31
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
5.1 Kết luận 34
5.1.1 Khối lượng các loại cao 34
5.1.2 Hợp chất phân lập 34
5.2 Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 38

Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Lentinula aciculospora 3
Hình 2.2: Lentinula boryana 3
Hình 2.3: Lentinula cubensis 3
Hình 2.4: Lentinula edodes 3
Hình 2.5: Lentinula raphanica 3
Hình 3.1: Kỹ thuật chiết ngâm dầm 12
Hình 3.2: Cách tính giá trị R
f
14
Hình 3.3: Cấu trúc mạng silica gel 15
Hình 3.4: Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng 2 chiều 16

Hình 3.5: Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng điều chế 17
Hình 4.1: Nấm Đông cô tươi, khô loại lớn và khô loại nhỏ 22
Hình 4.2: Định tính alkaloid với thuốc thử Dragendrorff 23
Hình 4.3: Định tính alkaloid với thuốc thử Mayer 23
Hình 4.4: Định tính flavonoid 24
Hình 4.5: Định tính steroid 24
Hình 4.6: Định tính đường khử 25
Hình 4.7: Sơ đồ tổng quát quá trình điều chế các loại cao 27
Hình 4.8: SKLM phân đoạn I, I4 và I5 30
Hình 4.9: SKLM hợp chất PHUOC_NS1 với 3 hệ dung môi khác nhau 30
Hình 4.10: SKLM hợp chất PHUOC_NS2 với 3 hệ dung môi khác nhau 31
Hình 4.11: Hợp chất ergosterol 31
Hình 4.12: Sự chuyển hóa ergosterol 32
Hình 4.13: Hợp chất ergosterol peroxide 33
Hình 4.14: Sự chuyển đổi ergosterol thành ergosterol peroxide 33

Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g nấm Đông cô khô 6
Bảng 4.1: Bảng xác định độ ẩm 22
Bảng 4.2: Kết quả định tính một số nhóm chức 25
Bảng 4.3: Khối lượng cao tổng và hiệu suất thu cao tổng 26
Bảng 4.4: Khối lượng cao PE và hiệu suất thu cao 26
Bảng 4.5: Khối lượng cao Ea và hiệu suất thu cao 26
Bảng 4.6: Khối lượng cao n−butanol và hiệu suất thu cao 27
Bảng 4.7: Bảng tổng kết khối lượng các cao thu được 28

Bảng 4.8: Kết quả sắc ký cột cao PE nấm tươi 29
Bảng 4.9: Kết quả sắc ký cột phân đoạn I 29
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT


N1 Nấm tươi
N2 Nấm khô lớn
N3 Nấm khô nhỏ
EtOH Etanol
PE Petroleum ether
Ea Etyl acetate
n−BuOH n–Butanol
SKLM Sắc ký lớp mỏng
Rf Retention factor
1
H−NMR Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance
13
C−NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
DEPT Detortionless Enhancement Polarization Transfer
d Doublet
dd Doublet of doublet
m Multiplet
s Singlet
t Triplet
 Chemical shift

J Coupling constant
ppm Part per million
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Hơn 3000 năm trước con người đã biết đến nhiều hiệu quả từ nấm Đông
cô như một vị thuốc quý có tác dụng tăng cường khí lực, kích thích ăn uống,
điều hòa khí huyết,… Cho đến nay lợi ích của nấm Đông cô ngày càng được
khai thác với những giá trị cao về dược phẩm cũng như thực phẩm. Nấm Đông
cô chứa nhiều protein, carbohydrate, giàu khoáng chất, amino acid thiết yếu,
vitamine và các nguyên tố vi lượng,… Đặc biệt các thành phần có hoạt tính
sinh học: lentinan, lentinula mycelium edodes, ergosterol, ergosterol peroxide,
L–ergothionine, eritadenine, các chất kháng oxy hóa như vitamine C, selen,…
có trong nấm Đông cô là tiềm năng lớn trong y học.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, sức khỏe là vấn đề được quan
tâm hàng đầu. Bên cạnh rất nhiều loại thuốc được tạo ra từ quá trình tổng hợp,
con người ngày càng có xu hướng tìm về với cội nguồn thảo dược thiên nhiên.
Chính vì vậy việc nghiên cứu về thảo dược góp phần quan trọng được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm. Công việc tìm hiểu, nghiên cứu không những
giúp ta hiểu rõ về thành phần hóa học của thảo dược mà còn giúp ta hiểu hơn
về tác dụng và tính chất của dược liệu.
Trên thị trường hiện nay nấm Đông cô được bán dưới dạng nấm Đông cô
tươi, nấm Đông cô được sấy khô có loại lớn và loại nhỏ. Vậy thành phần dinh
dưỡng trong 3 loại nấm trên có gì khác biệt? Trong phạm vi giới hạn của đề
tài, nghiên cứu này sẽ góp phần giúp tìm hiểu rõ hơn về hàm lượng chất dinh
dưỡng dưới dạng cao được điều chế có trong từng loại nấm Đông cô tươi và
khô nêu trên. Đây sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sâu và rộng hơn về loại nấm

có nhiều giá trị về dinh dưỡng cũng như giá trị dược phẩm này. Đồng thời,
phân lập chất trên cao petroleum ether từ nấm Đông cô tươi dựa vào kỹ thuật
sắc ký và xác định cấu trúc chất phân lập được, đó là lý do tiến hành nghiên
cứu và thực hiện đề tài: “Khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm
Đông cô (Lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân lập
hợp chất từ cao petroleum ether”.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Ngâm dầm và thu dịch chiết etanol từ 3 loại nấm Đông cô (Lentinula
edodes) tươi, khô lớn và khô nhỏ có bán trên thị trường.
Định tính các nhóm chức có trong dịch chiết etanol ban đầu.
Điều chế cao tổng etanol. Từ cao etanol tổng tiếp tục điều chế 3 loại cao
thành phần: cao petroleum ether, cao etyl acetate, cao n−butanol. So sánh hàm
lượng các cao thu được từ 3 loại nấm nêu trên.
Sử dụng các kỹ thuật cô lập hợp chất thiên nhiên, tiến hành phân lập chất
trên cao petroleum ether và xác định cấu trúc hợp chất phân lập được.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về chi Lentinula
Lentinula là một chi nấm tán mọc trên gỗ, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới
bao gồm 8 loài:
Lentinula aciculospora, Lentinula boryana, Lentinula cubensis,
Lentinula raphanica, Lentinula edodes, Lentinula guarapiensis, Lentinula
lateritia, Lentinula novae − zelandiae.







Hình 2.1: Lentinula aciculospora Hình 2.2: Lentinula boryana










Hình 2.3: Lentinula cubensis Hình 2.4: Lentinula edodes







Hình 2.5: Lentinula raphanica
Chi Lentinula được lập bởi Franklin Sumner Earle năm 1909, trong đó
phổ biến nhất là loài Lentinula edodes.








Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
4
2.2 Giới thiệu về nấm Đông cô (Lentinula edodes)
2.2.1 Tên gọi, xuất xứ và phân loại.
Tên thường: Shiitake, nấm Đông cô, nấm Hương, nấm đen Trung Quốc.
Tên khoa học: Lentinula edodes.
Xuất xứ: Nấm Đông cô là loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở vùng
Đông Á.
Phân loại như sau:
Giới: Nấm
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Homobasidiomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Marasmiaceae
Chi: Lentinula
Loài: Lentinula edodes
2.2.2 Đặc điểm thực vật
2.2.2.1 Mô tả
Nấm còn non nằm trong vỏ cây, khi lớn làm nứt vỏ cây chui ra ngoài.
Hình dạng như cái ô, đường kính từ 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín có màu
nâu sậm.
Nấm Đông cô có một chân hình trụ, dài khoảng 3–10 cm, đường kính
0,5–1 cm đính vào giữa tai nấm.

Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều nếp mỏng xếp lại. Trên mặt
nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng.
2.2.2.2 Phân bố
Nấm Đông cô phân bố rộng ở Châu Á, thường mọc hoang ở Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,….
Ở nước ta nấm Đông cô phân bố tự nhiên ở vùng rừng núi Lào Cai (Sa
Pa), Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Thường mọc trên thân cây gỗ mục như: Côm tầng (Elaeocarpus dubius), cây
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
5
Dẻ đỏ (Quercus), Sồi bộp (Pasania), Re đỏ (Cinnamomum) vào mùa lạnh nơi
có điều kiện thoáng gió, có ánh sáng và ẩm ướt.
2.2.2.3 Gây trồng nhân tạo
Hiện nay người ta đã biết đến việc gây trồng nhân tạo nhằm khai thác
tiềm năng cũng như thu lại hiệu quả kinh tế từ loại nấm này. Mô hình trồng
nhân tạo được nhân rộng với quy mô trang trại và có tính thương mại cao.
Người dân đốn các cây cỡ lớn, dài khoảng 5 m, để nằm ở nơi thoáng có
ánh sáng mặt trời chiếu vào. Giữ cẩn thận cho vỏ cây khỏi bong ra. Sau khi
loại bỏ tất cả cành lá rườm rà, chặt sâu xuống thân cây những rạch ngang sâu
từ 6−10 cm, mỗi rạch cách nhau 50−100 cm; mục đích của việc chia cây gỗ
thành nhiều đoạn như thế là để lấy nơi cho nhựa cây thoát ra, cây sẽ mau mục.
Sau đó người ta thường lấy nấm Đông cô đã già đem ngâm vào nước vo gạo
trong một ngày đêm rồi tưới lên khúc gỗ. Hoặc lấy bào tử nấm xát ở mặt trên
cây gỗ, vì chỉ ở nơi nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới thì nấm mới mọc.
Sau một năm, nấm đã bắt đầu nẩy lên và đã có thể thu hoạch nhưng nấm
còn nhỏ, phải đợi khoảng 2 năm thì tốt hơn. Một cây gỗ chặt như trên sẽ cho
được từ 5−10 kg nấm tươi, có thể cho thu hoạch đến năm thứ 6.
2.2.3 Thành phần hóa học


Nấm Đông cô có hàm lượng protein cao, từ 23−24% trong sợi nấm và có
thể so sánh với lượng protein có trong thịt. Trong thành phần có đầy đủ các
acid amin thiết yếu cơ thể người không tổng hợp được như: isoleucin, leucin,
lysine, methionin, phenylalanine, threonin, histidin, tryptophan, valin [1-3],
Chất béo với hàm lượng 8−9% trọng lượng khô, bao gồm: các acid béo
tự do, monoglyceride, diglyceride, triglyceride, phospholipids chủ yếu là
phosphatidylcholine, sterol,… Các chất béo thiết yếu chiếm từ 54−76% tổng
lượng chất béo [1-3].
Tổng lượng carbohydrate gồm: đường pentose, hexose, disaccharide,
trehalose, Nguồn chất xơ không hòa tan như: cenlulose, ligin, chitin và hòa
tan như: β–glucan, chitosan. Trong đó chitin là thành phần chính cấu tạo nên
vách tế bào sợi nấm. Hàm lượng chất xơ nấm Đông cô khoảng 7−14% [3-5].
Nấm Đông cô chứa nhiều loại vitamine cần thiết cho cơ thể như: B
1
, B
2
,
B
3
, B
5
, B
6
, vitamine C, tiền vitamine D.

Các khoáng chất vi lượng cần thiết
như: natri, canxi, phospho, sắt, đồng, magie, selen,… Hơn nữa trong thành
phần nấm Đông cô có khoảng 30 enzyme trong đó có những enzyme quan
trọng như: amylase, aromatase, cenlulase, 5–α–reductase [3],


Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
6
Hoạt chất lentinan và lentinula edodes mycelium (LEM) từ nấm Đông
cô. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Ngoài ra
nấm Đông cô còn chứa: 5΄−GMP, lethionine và alcol tạo nên hương thơm rất
đặc trưng, eritadenine, L–erothioneine, ergosterol peroxide đều có hoạt tính
sinh học được quan tâm [6-9].
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g nấm Đông cô khô
Thành phần
Đơn vị tính
Khối lượng
Năng lượng
kcal
296
Carbohydrate
g
75,37
Đường
g
2,21
Chất xơ
g
11,5
Chất béo
g
0,99
Protein

g
9,58
Thiamine (vitamine B
1
)
mg
0,3
Riboflavin (vitamine B
2
)
mg
1,27
Niacin (vitamine B
3
)
mg
14,1
Pantothenic acid (vitamine B
5
)
mg
21,879
Vitamine B
6

mg
0,965
Folate (vitamine B
9
)

μg
163
Vitamine C
mg
3,5
Vitamine D
μg
3,9
Choline
mg
201,7
Canxi
mg
11
Sắt
mg
1,72
Magie
mg
132
Phospho
mg
294
Kali
mg
1534
Natri
mg
13
Kẽm

mg
7,66
Selen
μg
46,1
Nguồn: Agricultural Research Service United States. Department of Agriculture. USDA National
Nutrient Database for Standard Reference Release 26.
2.2.4 Công dụng
2.2.4.1 Giá trị thực phẩm
Nấm Đông cô là loại thực vật giàu protein, nhiều hơn bất cứ loại rau nào,
được mệnh danh là “Hoàng hậu thực vật”. Hàm lượng protein có trong nấm
Đông cô có thể so sánh với lượng protein trong thịt. Thực tế nấm Đông cô
được sử dụng trong nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhiều người
ưa thích và là những bài thuốc Đông y có giá trị chữa bệnh hiệu quả.
Canh nấm Đông cô: Tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
7
Rau cần xào nấm: Rất tốt cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch
vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.
Gà hầm nấm: Công dụng kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để
chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt
mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
Nấm nấu đậu: Rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương
và chứng phù thũng.
Bầu dục xào nấm: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hóa, thích hợp
cho những người yếu sinh lý, đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Hải sâm xào nấm: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống
ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Chân giò hầm nấm: Bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm
ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú.
2.2.4.2 Giá trị dược phẩm

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide, đặc biệt
là β–glucan trong nấm Đông cô có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc
đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào
lympho T và lympho B − những tế bào đóng vai trò chính trong bảo vệ cơ thể.
Nấm Đông cô được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do
thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Là nguồn cung cấp
khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Kháng khuẩn và virus: Chất lentinan trong nấm Đông cô có khả năng
kháng khuẩn, virus, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng, chống bội nhiễm khuẩn
ở các bệnh nhân AIDS. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị từ việc sử dụng
thuốc có chứa hoạt chất chiết xuất từ nấm Đông cô đạt 80,5% [10-12].
Chống ung thư: Các công ty của Nhật như Công ty Ajinomoto,
Yamanouchi đã từ sợi nấm Đông cô bào chế ra lentinan như là một dược phẩm
chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thư dạ dày cho hiệu quả cao, không
có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một phương pháp trị liệu có hiệu
quả cao cho các bệnh nhân. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường
dạ dày − ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.
Giảm cholesterol: Thành phần eritadenine làm giảm mức cholesterol và
các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm Đông cô được sử dụng để
điều trị các bệnh về tim mạch. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
8
lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglyceride và β−lipoprotein trong huyết
thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, tăng lưu lượng máu

động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Giảm thiểu tác hại của các chất như
carbon tetrachloride, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng
hàm lượng glycogen trong gan và hạ thấp men gan.
Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá: Gốc tự do là các sản phẩm có
hại của quá trình chuyển hoá tế bào. Nấm Đông cô có chứa L–erothioneine,
vitamine C, vitamine E, ergosterol peroxide, polyphenolic và selen, tác dụng
thanh trừ các sản phẩm từ quá trình chuyển hóa này, làm giảm lượng mỡ trong
cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hàm lượng vitamine B cao cần thiết trong bảo vệ cơ thể, chống lại nhiều
chứng bệnh như Parkinson và Alzheimer. Ergosterol chuyển hóa thành
vitamine D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho, tăng cường quá trình cốt
hóa, hạn chế loãng xương. Ngoài ra sự biến đổi hợp chất ergosterol thành
ergosterol peroxide là một hợp chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn và hạn
chế sự phát triển của khối u [12-14].
Aromatase biến androgen được coi là kích thích tố dương trở thành
estrogen kích thích tố âm. Làm hạ kích thích tố âm sẽ làm giảm nguy cơ gây
ra ung thư tuyến tiền liệt và một vài loại ung thư vú. Enzyme 5–α−reductase
ngăn chặn sự biến thể của testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) một
loại kích thích tố khởi xướng ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt [1-3, 8].
2.2.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về thành phần dược tính
có giá trị của loại nấm này, trong đó phải nhắc tới nghiên cứu gần đây của các
nhà khoa học trong phát hiện hợp chất lentinan từ sợi nấm Đông cô có đặc tính
chống ung thư hiệu quả cao.
Trường Công nghệ Sinh Học, Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh
nghiên cứu hàm lượng protein, lipid, carbohydrate,… trong một số loại nấm
ăn thông thường ở miền Nam, Việt Nam trong đó có Lentinula edodes [4].
Nghiên cứu đa dạng của các loài nấm Đông cô (Lentinula edodes) ở Sa
Pa, Letinula CF. Lateritia ở Langbiang, Đà Lạt và Letinula SP mới tìm thấy ở

Cát Tiên, Việt Nam do Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, trường Đại học
Đà Lạt, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai hợp tác thực hiện [16].
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
9
Y. Choy và cộng sự thuộc trường Đại học Chungbuk, Hàn Quốc nghiên
cứu ảnh hưởng nhiệt độ đến hoạt tính chống oxy hóa các hợp chất có trong
nấm Đông cô [9].
Nghiên cứu của Julita Reguła và Marek Siwulski, Đại học Nông nghiệp
Poznan năm 2007 về hàm lượng các nguyên tố vi lượng có trong nấm Đông cô
loại khô [5].
Nghiên cứu của khoa Vi sinh vật, Đaị học Nihon, Masudo Nhật Bản.
Chiết xuất chloroform, etyl acetate và nước các chất kháng khuẩn có nguồn
gốc từ răng miệng Streptococcus spp., Actinomyces spp., Lactobacillus spp.,
Prevotella spp. và Porphyromonas spp. [10].
Định lượng các hoạt chất có hoạt tính sinh học eritadenine trong nấm
Đông cô. Đại học Công nghệ, Thụy Điển [17].
Nghiên cứu của Michael và cộng sự, phân tích thị trường nấm Đông cô
và khảo sát chất lượng nấm được trồng trong những điều kiện khác nhau [15].
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
10
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN − PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm, thời gian, phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm
Đề tài luận văn: “Khảo sát hàm lượng một số loại cao điều chế từ nấm
Đông cô (Lentinula edodes) loại tươi, khô loại lớn, khô loại nhỏ và phân lập
hợp chất từ cao petroleum ether” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa

Hữu Cơ – khoa Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013.
3.1.3 Phương tiện nghiên cứu
3.1.3.1 Dụng cụ
Tủ sấy: Dùng để sấy các dụng cụ thí nghiệm như cốc thủy tinh, lọ bi,….
Máy soi UV: Phương pháp vật lý phát hiện chất trong SKLM.
Cân điện tử: Xác định khối lượng các cao và các phân đoạn thu được.
Bếp từ.
Cột sắc ký có đường kính 2 cm và 1 cm.
Máy cô quay: Điều chế các cao, cô quay các phân đoạn.
Các thiết bị: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bình cầu, ống mao quản,
3.1.3.2 Hóa chất
Các dung môi: Etanol 96
o
, petroleum ether 60−90, chloroform, etyl
acetate, n−butanol, aceton để rửa dụng cụ.
Các thuốc thử định tính các nhóm chức: Dragendrorff, Mayer, Stiasny,
HCl, NaOH, (CH
3
COO)
2
Pb,
Silica gel 60 (0,04–0,06 mm), bảng mỏng tráng sẵn.
Dung dich H
2
SO
4
đậm đặc dùng để pha thuốc thử hiện hình.
3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chiết tách
Nấm Đông cô sau khi mua ngoài thị trường được sắc nhỏ, phơi khô và
xay thành bột. Sau đó sử dụng phương pháp chiết rắn – lỏng, ngâm trong
etanol 96
o
, thu dịch chiết etanol.
Định tính nhóm chức: Alkaloid, flavonoid, terpenoid − steroid,
glycoside, saponin, tanin trong dịch chiết etanol 96
o
.
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
11
Điều chế cao: cao etanol tổng, cao petroleum ether, cao etyl acetate, cao
n−butanol. Sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng, cô quay thu dung môi.
So sánh các cao điều chế được từ nấm Đông cô tươi, nấm Đông cô khô
loại lớn và loại nhỏ.
3.2.2 Phân lập hợp chất hữu cơ
Để có thể phân lập hợp chất thiên nhiên thường sử dụng phương pháp
sắc ký cột và sử dụng sắc ký lớp mỏng song song sắc ký cột để theo dõi quá
trình giải ly. Sắc ký lớp mỏng góp phần nhận định chất tách được đã tinh khiết
hay chưa.
Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất phân lập được, ghi phổ
1
H−NMR,
phổ
13
C−NMR, phổ DEPT−NMR đo tại phòng phân tích cấu trúc Viện Hóa
học, Trung tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc gia, địa chỉ số 18

Hoàng Quốc Việt − Cầu Giấy − Hà Nội.
3.3 Phương pháp chiết tách

3.3.1 Kĩ thuật chiết ngâm dầm (rắn − lỏng)

Ngâm mẫu bột trong một bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không
gỉ, bình có nắp đậy. Rót dung môi tinh khiết vào bình cho đều xấp xĩ bề mặt.
Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi
xuyên thấm vào cấu trúc tế bào và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó, dung
dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc, cô quay thu hồi dung môi sẽ có
được cao chiết. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa và tiếp tục quá
trình chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu.
Có thể gia tăng hiệu quả sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xóc
đều lớp bột hoặc có thể gắn vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý nắp bình bị bung ra
làm dịch chiết bị trào ra ngoài). Mỗi lần ngâm dung môi, chỉ cần 24 giờ là đủ
vì với một lượng dung môi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hòa tan vào dung
môi đến khi đạt mức bão hòa. Dung môi sau khi thu hồi được làm khan nước
bằng các chất làm khan và được tiếp tục sử dụng để chiết các lần sau.
Trong thực nghiệm, việc chiết rắn − lỏng được áp dụng nhiều, gồm sự
ngấm kiệt, ngâm dầm, trích với máy chiết soxhlet,… Ngoài ra, còn có chiết
với phương pháp lôi cuốn hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới
hạn, kỹ thuật chiết pha rắn SPE [18-21].
Luận văn tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thu Ngân MSSV: 2102273
12









Hình 3.1: Kỹ thuật chiết ngâm dầm
3.3.2 Kĩ thuật chiết lỏng – lỏng
Kỹ thuật chiết lỏng − lỏng thường được áp dụng để:
- Chiết hợp chất cần quan tâm ra khỏi dung dịch ban đầu.
- Phân chia cao alcol thô ban đầu có chứa quá nhiều loại hợp chất từ
không phân cực đến rất phân cực thành những phân đoạn có tính
phân cực khác nhau.
Nguyên tắc: Dung môi không phân cực như: Petroleum ether, hexane,
sẽ hoà tan tốt các hợp chất không phân cực: Các alcol béo, ester béo,… Dung
môi phân cực trung bình như: Diethyl ether, chloroform,… sẽ hòa tan tốt các
hợp chất có tính phân cực trung bình chứa nhóm chức ether −O−, aldehyde
−CHO, ketone −CO−, ester −COO−,… Dung môi phân cực mạnh như:
Metanol, butanol, nuớc,… hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực mạnh
chứa các nhóm chức −OH, −COOH,….
Việc chiết lỏng − lỏng được thực hiện bằng bình lóng, trong đó cao alcol
thô ban đầu được hoà tan vào pha nước. Sử dụng lần lượt các dung môi hữu
cơ, loại không hòa tan với nước hoặc có thể hỗn hợp được với nước để chiết ra
khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực khác nhau (tùy vào độ phân cực
của dung môi). Tùy vào tỷ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu
cơ nằm ở lớp trên hoặc ở dưới so với pha nước. Việc chiết được thực hiện lần
lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung môi phân cực thí dụ như:
petroleum ether hoặc hexane, chloroform, dichloromethane, ethyl acetate,
n−butanol,… Với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều
lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi, chiết đến khi không còn chất
hòa tan vào dung môi thì đổi sang chiết với dung môi có tính phân cực hơn.





×