MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và
thương mại VQB.................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương
mại VQB...........................................................................................................3
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hoạt động của Công ty.........................6
1.3. Phạm vi hoạt động......................................................................................6
1.4. Bộ máy và đội ngũ nhân sự của Công ty ..................................................7
1.5. Các nhà máy của Công ty........................................................................10
1.6. Môi trường kinh doanh của Công ty........................................................11
1.6.1. Thị trường.........................................................................................11
1.6.2. Đối thủ cạnh tranh............................................................................11
1.6.3. Các nhà cung cấp..............................................................................11
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty
Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến nay và
đánh giá tổng hợp về các hoạt động đó...........................................................13
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần tập đoàn
khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến 2008................................13
2.2. Tình hình hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty giai đoạn
2006- 2008......................................................................................................15
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu.........................................................................15
2.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty....................................................17
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng
sản và thương mại VQB..................................................................................17
2.3.1. Những thành tựu đạt được của Công ty.............................................17
2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập
khẩu của Công ty.........................................................................................18
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................19
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB
.............................................................................................................................21
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty.....................................................21
3.2. Một số biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB......................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU
Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia đối
với Việt Nam nói riêng và đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên này nói
chung. Hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Việt Nam đã thu về một
nguồn lợi lớn, là một trong những nhóm hàng có tỷ trọng lớn đóng góp vào
GDP của quốc gia. Ngành khoáng sản được coi là một ngành công nghiệp hạ
tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác vì nó cung cấp đầu vào cho các
ngành về hóa chất, xi măng, điện, phân bón…Sự phát triển của ngành khoáng
sản Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh
tế. Hoạt động xuất khẩu khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời
gian qua nhưng có những vấn đề đặt ra như chất lượng hàng hóa, hàm lượng
công nghệ chứa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường
xuất nhập khẩu và quan trọng hơn là phải đặt hoạt động xuất nhập khẩu đó trong
chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia để thu được thu
được giá trị lớn nhất từ hoạt động đó. Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản và
Thương mại VQB là một trong những Công ty có các hoạt động xuất nhập khẩu
lên quan tới lĩnh vực trên. Chính vì vậy em đã lựa chọn Công ty để thực tập tốt
nghiệp.
Kết cấu của báo cáo:
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Nội dung báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và
thương mại VQB
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty
Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến nay và đánh
giá tổng hợp về các hoạt động đó.
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB
Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn
khoáng sản và thương mại VQB
1.1. Quá trình hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương
mại VQB
Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB được thành lập
vào ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 10 tháng 10 năm 2005, hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009491 do Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà nội cấp ngày 07 tháng 10 năm 2005
Ngày 06/09/2005 tại trụ sở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim hợp đồng
liên doanh thành lập Công ty Cổ phần sản xuất thiếc và khoáng sản tại cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào số 09/VML-BACISCO được ký kết giữa 2 pháp nhân là
viện nghiên cứu mỏ và luyện kim và Côn ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình.
Hợp đồng này ra đời đã đánh dấu bước khởi đầu của việc hình thành Công ty Cổ
phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sau này. Hợp đồng đã đưa ra
những đièu khoản cơ bản về sự hợp tác giữa 2 bên và các nội dung chính đối với
Công ty cổ phần về mặt nhân sự, tên gọi, mục tiêu hoạt động, vốn điều lệ, tổ
chức thực hiện…
Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
- Địa chỉ Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB: 34
Giang Văn Minh – Kim mã – Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại: 04 37 346 333
Fax: 04 62 731 555
- Email:
- Vốn điều lệ: 30 tỷ VND
- Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB tại
thôn Nghĩa Lộ, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Cổ đông sáng lập gồm:
+ Ông Nguyễn Đình Chiến: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Ba Đình giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty.
+ Ông Vũ Sơn Hải: Nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu thực nghiệm
sản xuất mỏ luyện kim giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Công ty. Là người có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý trên 20 năm liên tục
công tác và là một trong những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
luyện kim cũng như khai khoáng.
+ Ông Trần Nghĩa Văn: Nguyên giám đốc Chi nhánh công ty cổ phần
XNK Petrolimex tại Hà Nội giữ chức Ủy viên HĐQT. Là người có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực XNK khoáng sản.
Sau đây là vài nét chính về 2 pháp nhân là Viện nghiên cứu Mỏ và luyện
kim và Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Ba Đình
* Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim:
Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim là viện nghiên cứu chuyên ngành, thuộc
Bộ Công nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1967.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Chức năng của Viện là nghiên cứu kim loại màu quý hiếm, thiết kế, chế tạo
thiết bị cơ khí, máy thiết bị khai thác mỏ, thiết kế xây dựng, tư vấn đầu tư các
công trình mỏ…
Viện có trên 200 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 2/3 là tiến sỹ, kỹ sư
các chuyên ngành. Từ khi được thành lập đến nay, Viện đã thực hiện rất nhiều
đê tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ và có rất nhiều đề tài khoa học của
Viện đã được ứng dụng vào sản xuất trong nước và ngoài nước. Giai đoạn 2004-
2005 mỗi năm Viện đã sản xuất trên 1000 tấn thiếc kim loại 99,75% Sn, doanh
thu đạt 100 tỷ VNĐ. Hiện nay Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim cung cấp cho
Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB một đội ngũ chuyên
viên bao gồm các tiến sỹ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực
luyện kim, khai thác khoáng sản và chế tạo thiết bị mỏ.
* Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba đình là Doanh nghiệp NN cổ phần
hóa theo quyết định thành lập số 3881/QĐ-UB ngày 04 tháng 08 năm 2000 của
UBND thành phố Hà Nội.
Sau 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình đã đạt
được những bước tăng trưởng đáng kể. Từ số vốn khiêm tốn ban đầu đến nay
Công ty đã có một giá trị Tài sản và số vốn tương đương 102 tỷ VNĐ, đồng thời
Công ty cũng khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và
ngoài nước. Hiện nay, Công ty đã tham gia vào 4 Công ty Liên doanh, nắm giữ
cổ phần của một số công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, Công ty đang tham gia hợp tác đầu tư cùng một số đối tác khác để
mở rộng đầu tư đa ngành đa lĩnh vực, tổng vốn đầu tư của công ty vào tất cả các
dự án trong năm 2004-2005 là 500 tỷ VNĐ.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hoạt động của Công ty
- Công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và thương mại VQB hoạt động
trong các lĩnh vực chính như:
+ Khai thác, chế biến khoáng sản, XNK khoáng sản, tuyển khoáng, luyện
kim, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước và ngoài nước
+ Kinh doanh Bất động sản, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,….
Hoạt động của Công ty hướng tới mục tiêu là đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty theo hướng một công ty thương mại quốc tế, tạo thêm
lợi nhuận cho Tổng công ty nói riêng và Nhà nước nói chung thông qua các hoạt
động xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Công ty cũng góp phần tạo thêm
nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước và giải quyết một phần ngoại tệ phục vụ cho
việc nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công ty. Dựa vào các thế mạnh của mình
Công ty có khả năng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
phát triển kinh tế đất nước thông qua kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, đầu
tư mở rộng sản xuất và sản xuất những mặt hàng theo yêu cầu của thị trường,…
1.3. Phạm vi hoạt động
Trong nước:
-Tổ chức kinh doanh các mặt hàng nội địa, các mặt hàng nhập khẩu nhằm
phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
-Liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nước.
-Nhận thực hiện các dịch vụ, giao dịch mua bán xuất nhập khẩu theo yêu
cầu của khách hàng.
Kinh doanh với nước ngoài:
Xuất khẩu thiếc và antimony sang thị trường như Malaixia, Nhật Bản,…
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
1.4. Bộ máy và đội ngũ nhân sự của Công ty
Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại
VQB là sự kết hợp giữa quản lý theo chức năng về thương mại; quản lý tập
trung về tài chính, vốn và quản lý tập trung theo chế độ giám đốc ủy quyền
trong một số lĩnh vực cho phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Cấu trúc
của Công ty được xây dựng theo định hướng kinh doanh thương mại, tạo sự
năng động và tính cạnh tranh về tính hiệu quả ngay trong nội bộ Công ty, Ban
Giám đốc trực tiếp tham gia vào quy trình tổ chức điều hành các hoạt động kinh
doanh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phương thức hoạt động của
mình, Công ty đã xây dựng Bộ máy tổ chức như sau:
Bảng 1.1: Bộ máy tổ chức và quy mô nhân sự của Công ty Cổ phần tập
đoàn khoáng sản và thương mại VQB
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
STT Cơ cấu Số lượng người
1 Ban Giám Đốc Tổng giám đốc: 01 người
Phó Tổng giám đốc: 01 người
2 Kế toán 05 người
3 Kinh doanh 04 người
4 Thủ quỹ 01 người
5 Lái xe 02 người
6 Chuyên gia 02 người
7 Công nhân 14 người
8 Lớp học nghề 21 người
9 Tạp vụ 02 người
Tổng số 53 người
(Nguồn Bản giới thiệu lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB)
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Biểu 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Công ty
Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty và chi nhánh là rất gọn
nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được tính tập trung, thống nhất, có tinh thần đoàn kết,
có ý thức trách nhiệm và nhất quán giữa các phòng ban, giữa Công ty và chi
nhánh của mình ở Hưng Yên và Lào.
* Nhiệm vụ của các phòng ban chính của Công ty:
Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc
trong tất cả các lĩnh vực: tổ chức hành chính nhân sự và thực hiện các nhiệm vụ
khác do Tổng giám đốc phân công
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc
trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh XNK, mở rộng thị trường trong và ngoài
nước, cộng tác quan hệ với khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng
giám đốc phân công
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế toán
Chi nhánh
Hưng yên
Chi nhánh
ở Lào
Phòng
Tổng
hợp
Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong
tất cả các lĩnh vực: tài chính kế toán và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng
giám đốc phân công.
1.5. Các nhà máy của Công ty
Giai đoạn đầu mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt song
Công ty đã lập mục tiêu xây dựng thành công 2 dự án đầu tư xây dựng nhà máy
về luyện thiếc và nhà máy điện phân. Sau đây là một số nét chính về 2 nhà máy
nói trên:
* Nhà máy luyện thiếc tại nước Cộng hòa DCND Lào- Công ty LD VTS-
VQB
Địa điểm Nhà máy luyện thiếc đặt tại bản Hin Khăn, huyện Hin Bun, tỉnh
Khăm Muộn trên diện tích 840m2. Đầu năm 2007 đã chính thức đi vào hoạt
động và cho ra những mẻ thiếc đầu tiên.
Tổng mức đầu tư: 850 000 USD
Nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định từ tháng 5 năm 2007. Toàn bộ sản
phẩm thiếc thỏi 99,75% Sn được sản xuất ra đã nhập về Việt Nam tại nhà máy
điện phân thiếc 99,95 % Sn ở tỉnh Hưng Yên để chế biến thành thiếc thành
phẩm 99,99% Sn.
* Nhà máy điện phân thiếc 99,95% tại tỉnh Hưng Yên
Vị trí nhà máy tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Tổng mức đầu tư: 646 000 USD
Mục tiêu: Tinh luyện thiếc đạt tiêu chuẩn 99,95% trở lên 99,99% Sn cung
cấp cho thị trường Nhật Bản và thị trường Anh.
SV: Ng« ThÞ L¬ng Thu Líp: Kinh tÕ Quèc tÕ 47