Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân lập vi khuẩn salmonella trên phân bõ và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 62 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y





NGUYỄN PHẠM THÁI


PHÂN LẬP VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN
PHÂN BÕ VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM
CỦA VI KHUẨN ĐỐI VỚI KHÁNG SINH
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y




Cần Thơ, 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y


PHÂN LẬP VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN
PHÂN BÕ VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM
CỦA VI KHUẨN ĐỐI VỚI KHÁNG SINH
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ






Cần Thơ, 2013
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÝ THỊ LIÊN KHAI NGUYỄN PHẠM THÁI
MSSV: 3092689
Lớp: Thú y K35


i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y


Đề tài: “Phân lập vi khuẩn Salmonella trên phân bò và kiểm tra tính nhạy
cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh tại Thành phố Cần Thơ” do sinh
viên Nguyễn Phạm Thái, thực hiện tại phòng Vệ sinh thức ăn, bộ môn Thú Y,
khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, từ tháng
8/2013 đến tháng 12/2013.


Cần Thơ, ngày… tháng… năm 20 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 20
Duyệt Bộ môn Cán bộ hƣớng dẫn


TS. Lý Thị Liên Khai



Cần Thơ, ngày….tháng….năm 20
Duyệt Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng








ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả đƣợc nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác trƣớc đó.


Sinh viên thực hiện



Nguyễn Phạm Thái


















iii

LỜI CẢM TẠ

Thời gian trôi nhanh từ khi tôi đặt chân vào trƣờng Đại Học Cần Thơ. Trong
suốt thời gian học tập ở đây, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên
chân thành từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, tiếp thêm động lực cho tôi hoàn thành
khóa học. Từ tận đáy lòng tôi xin gởi những lời cám ơn sâu sắc nhất đến:
Gia đình thân yêu đã theo sát tôi trên mọi bƣớc đƣờng học tập, cha mẹ đã hy
sinh cực khổ để nuôi dƣỡng và dạy bảo tôi khôn lớn
Cô Lý Thị Liên Khai đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài. Cô còn truyền đạt những kinh
nghiệm sống quý báu để làm hành trang cho tôi trong những bƣớc đƣờng đời
sau này.
Các thầy cô trong bộ môn Thú Y và Chăn Nuôi Thú Y đã dạy bảo tôi trong
suốt thời gian học đại học.
Các anh chị Cao học khóa 18, 19; các anh chị Thú Y khóa 34; các bạn bè Thú
Y khóa 35 và các em Thú Y khóa 36, 37 đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm
luận văn.
Kính chúc cha mẹ, quý thầy cô và các anh chị, bạn bè dồi dào sức khỏe.
Xin một lần nữa cám ơn mọi ngƣời.

Nguyễn Phạm Thái












iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Diễn giải
BPW
MLCB
NA
MHA
NB
TSA
TSB
KIA
LIM
VP
NAHMS
USDA
HF
MIC
Buffered Peptone Water
Manitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green Agar
Nutrient Agar
Mueller-Hinton Agar

Nutrient Broth
Tryptic Soy Agar
Tryptic Soy Broth
Kligler Iron Agar
Lysine Indole Motility
Voges Proskauer
National Animal Health Monitoring System
United State Department of Agriculture
Holstein Friesian
Minimum Inhibitory Concentration











v

MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang duyệt i
Lời cam đoan ii
Lời cảm tạ iii

Danh mục chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh sách hình viii
Danh sách bảng x
Tóm lƣợc xi
CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu vi khuẩn Salmonella 3
2.2 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella gây bệnh thƣơng hàn trên
đại gia súc 3
2.2.1 Nghiên cứu trong nƣớc 3
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc 4
2.3 Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella 5
2.4 Hình thái của vi khuẩn Salmonella 5
2.5 Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella 6
2.6 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella 6
2.7 Danh pháp của vi khuẩn Salmonella 7
2.8 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella 7
2.9 Tính biến dị của vi khuẩn Salmonella 9
2.10 Độc tố của vi khuẩn Salmonella 9
2.11 Tính gây bệnh của vi khuẩn Salmonella 10
2.12 Đƣờng lây lan của vi khuẩn Salmonella 10

vi

2.13 Một số chủng Salmonella thƣờng phân lập đƣợc từ bò 11
2.14 Bệnh thƣơng hàn do Salmonella gây ra trên bò 12
2.14.1 Triệu chứng 12
2.14.2 Điều trị và phòng bệnh 12
2.15 Bệnh thƣơng hàn và ngộ độc thực phẩm do Salmonella gây ra trên ngƣời 13

2.15.1 Bệnh thƣơng hàn do Salmonella gây ra trên ngƣời 13
2.15.2 Ngộ độc thực phẩm do Salmonella 14
2.16 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella 16
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 18
3.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu 18
3.1.3 Dụng cụ và trang thiết bị 18
3.1.4 Hóa chất và kháng sinh 18
3.1.5 Môi trƣờng 18
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 18
3.2.1 Phƣơng pháp lấy mẫu 18
3.2.2 Phƣơng pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella trên phân bò 18
3.2.3 Phƣơng pháp định danh vi khuẩn Salmonella bằng phản ứng sinh hóa 21
3.2.4 Phƣơng pháp định danh các chủng Salmonella bằng phản ứng huyết
thanh học 23
3.2.5 Phƣơng pháp kiểm tra tính nhạy cảm của Salmonella đối với một số loại
kháng sinh bằng phƣơng pháp khuếch tán đĩa kháng sinh trên thạch 26
3.3 Chỉ tiêu theo dõi 27
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 27
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 29
4.1 Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh thú y bò tại Thành phố Cần Thơ 29
4.1.1 Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh thú y bò thịt 30
4.1.2 Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh thú y bò sữa 30
4.2 Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella từ phân bò khỏe tại

vii

Thành phố Cần Thơ 32
4.3 Kết quả định chủng vi khuẩn Salmonella phân lập từ phân bò khỏe tại

Thành phố Cần Thơ 39
4.4 Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella phân lập
đƣợc từ phân bò khỏe tại Thành phố Cần Thơ với một số loại kháng sinh 40
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ CHƢƠNG 48




















viii


DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
Hình thái vi khuẩn Salmonella trên kính hiển vi quang học
Khuẩn lạc Salmonella trên môi trƣờng MLCB
Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella
Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella
Phản ứng huyết thanh học của Salmonella với kháng thể chuẩn
Các bƣớc xác định kháng nguyên H phase 1 của Salmonella
Các bƣớc xác định kháng nguyên H phase 2 của Salmonella
Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Salmonella

Bản đồ Thành phố Cần Thơ
Chuồng nhốt bò của một hộ dân tại quận Cái Răng
Chuồng nuôi bò của một hộ dân tại HTX bò sữa Long Hòa
Gà tự do đi lại ở khu vực chuồng nuôi bò
Bò sữa lai HF tại HTX bò sữa Long Hòa
Bò lai Sind tại quận Cái Răng
Bò lai Brahman tại quận Bình Thủy
Một góc nền chuồng nuôi bò của một hộ gia đình ở Bình Thủy
5
20
21
23
24
25
25
27
29
30
31
32
36
36
37
39











ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
3.1
3.2
4.1
4.2

4.3
4.4
4.5

4.6
4.7
Cấu trúc kháng nguyên của một số chủng Salmonella
Đặc tính sinh hóa của một số chủng Salmonella
Tiêu chuẩn đƣờng kính vòng vô khuẩn của một số loại kháng sinh
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella theo địa điểm
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella theo mục đích sử dụng

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella theo giống bò

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella theo độ tuổi
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella theo hình thức
chăn nuôi
Kết quả định chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đƣợc
Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella
phân lập đƣợc đối với một số loại kháng sinh
9
23
27
31
34

35
37
38

39
40














x

TÓM LƢỢC

Salmonella được biết đến như một vi khuẩn gây bệnh thương hàn và ngộ độc
thực phẩm cho người và gia súc. Vi khuẩn có thể truyền lây từ động vật qua
người thông qua sản phẩm từ động vật. Bò là một trong những nguồn lây lan
vi khuẩn vào thịt và sữa gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Vì vậy vi
khuẩn Salmonella được tiến hành phân lập từ 140 mẫu phân bò khỏe, được
lấy ngẫu nhiên từ bò nuôi tại Thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng
08/2013 tới tháng 12/2013. Mẫu phân bò sau khi đem về được nuôi cấy phân
lập để xác định tỉ lệ hiện diện vi khuẩn Salmonella và kiểm tra độ nhạy cảm
với một số loại kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Kết quả
cho thấy 16/140 mẫu là dương tính với Salmonella chiếm tỉ lệ 11,43%, trong
đó tỉ lệ hiện diện ở Ô Môn (14,81%), Bình Thủy (13,75%) và Cái Răng
(3,03%) là tương đương nhau. Tỉ lệ dương tính với Salmonella trên phân bò
khỏe tại 3 quận trên không phụ thuộc vào giống bò, mục đích sử dụng, hình
thức chăn nuôi. Bò ở nhóm tuổi càng cao tỉ lệ dương tính với Salmonella càng
lớn, nhóm tuổi >2 năm có tỉ lệ là 19,23%, nhóm tuổi ≤ 2 năm có tỉ lệ là
6,82%. Trong số vi khuẩn phân lập được có 40% thuộc nhóm E1 cao hơn 10%
thuộc nhóm B, 50% còn lại thuộc các nhóm khác. Salmonella phân lập được
từ bò khỏe tại 3 quận Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng có nhạy cảm cao với các
loại kháng sinh Ciprofloxacin, Norfloxacin, Gentamycin và Amikacin (đều
nhạy 100%), Bactrim (86,67%). Ampicillin và Amoxicillin đã bị kháng với tỉ lệ
90%.









1

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời dựa vào việc đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu nhƣ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí. Theo đà phát triển của xã hội,
chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao, những nhu cầu kể trên cũng
cần phát triển tƣơng xứng, ăn uống cũng nằm trong số đó. Để có một bữa ăn
ngon miệng, an toàn thì cần phải có nguồn thực phẩm sạch. Trong đó phải kể
đến thịt và sữa là những loại thức ăn giàu dinh dƣỡng. Bò là một trong những
nguồn cung cấp hai loại thực phẩm này, vì vậy việc chăn nuôi bò cần đƣợc
quan tâm đúng mức về chất lƣợng con giống, năng suất chăn nuôi nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò đang gặp nhiều vấn đề
khó khăn từ vệ sinh phòng bệnh đến đầu ra sản phẩm, theo cơ quan Thú y vùng
6, 9 tháng đầu năm 2013 nƣớc ta đã nhập khẩu 32.500 con bò Úc theo đƣờng
chính ngạch để giết mổ, tạo sự cạnh tranh với thịt bò trong nƣớc, làm ảnh
hƣởng tới hiệu quả chăn nuôi bò, giảm chất lƣợng thịt và sữa, gây tác động xấu
tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
là một vấn đề cần lƣu tâm hiện nay.
Ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề báo động trên thế giới. Vi sinh vật là một
trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Theo trung tâm quản lý và
phòng ngừa bệnh dịch (CDC, 2011), mỗi năm có 9,4 triệu ca ngộ độc thực
phẩm do vi sinh vật ở Hoa Kỳ, 3.037 ca tử vong. Tại Việt Nam, theo thống kê
của Bộ Y Tế năm 2012, có 168 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 5.541 ngƣời bị
nhiễm và 34 ngƣời tử vong, trong đó có khoảng 33 – 49% số vụ là do vi sinh
vật gây ra (Bùi Mạnh Hà, 2006).

Trong số các ca ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra, Salmonella xếp thứ
ba về số ca và là nhân tố hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ (CDC, 2011). Ở Việt
Nam, Salmonella là nguyên nhân gây ra 70% vụ ngộ độc thực phẩm (Bùi
Mạnh Hà, 2006).
Salmonella có thể lây nhiễm vào gia súc – gia cầm và thực phẩm, trong đó có
bò và các sản phẩm từ bò nhƣ thịt và sữa, gây bệnh cho bò và ngƣời, ảnh
hƣởng xấu tới kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Do đó vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm và vệ sinh trong chăn nuôi cần đƣợc quan tâm đúng mức. Cần có
biện pháp dự phòng, ngăn ngừa, kiểm soát, chống dịch bệnh do Salmonella gây
ra để bảo vệ cho ngành chăn nuôi và cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh
đó, việc kháng thuốc của Salmonella cũng cần phải đƣợc đề phòng đúng mức
để tránh xảy ra tình trạng lờn thuốc trong thú y và nhân y.

2

Cần Thơ là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là nơi chăn nuôi bò thịt và bò
sữa, cung cấp nguồn thịt và sữa cho ngƣời dân. Cần có nghiên cứu về sự hiện
diện của Salmonella trên đàn bò tại đây để có cái nhìn rõ hơn về tình hình an
toàn chăn nuôi tại thành phố này, từ đó có những biện pháp phòng ngừa phù
hợp.
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ, đề tài: “Phân lập vi
khuẩn Salmonella trên phân bò và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn
đối với kháng sinh tại Thành phố Cần Thơ” đƣợc tiến hành thực hiện.
Mục tiêu đề tài:
Xác định tỉ lệ hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên bò tại một số hộ dân và
trang trại ở Thành phố Cần Thơ.
Khảo sát sự nhạy cảm của các chủng Salmonella phân lập đƣợc đối với một số
loại kháng sinh.


























3

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu vi khuẩn Salmonella
Năm 1885, Salmon và Smith phát hiện ra chủng Salmonella đầu tiên: S.

Choleraesuis (McLaughlin, 2006).
Năm 1934, để kỉ niệm Salmon là ngƣời đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn
Salmonella, tên chính thức của vi khuẩn này đƣợc đặt là Salmonella.
Từ 1920 – 1940, Kauffman và White đã nghiên cứu về đáp ứng kháng thể với
các loại kháng nguyên bề mặt vi khuẩn, hai ông đề nghị xếp loại vi khuẩn theo
cấu tạo kháng nguyên. Bảng phân loại này giúp phân biệt các chủng của
Salmonella.
Năm 1948, Theodore Woodward dùng Chloramphenicol điều trị thành công
một ngƣời mắc bệnh thƣơng hàn, từ đó bắt đầu việc sử dụng kháng sinh trong
điều trị bệnh thƣơng hàn.
Năm 1953, viện Pasteur ở Việt Nam phân lập đƣợc S. Choleraesuis từ mẫu
động vật ở lò mổ.
Mỗi năm trên toàn thế giới có 93,8 triệu ca viêm dạ dày – ruột trên ngƣời do
Salmonella gây ra, trong đó có 155.000 ca tử vong (Majowicz et al. 2000).
2.2 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella gây bệnh thƣơng hàn
trên đại gia súc
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nƣớc ta Salmonella đã lây nhiễm vào các đàn bò nuôi lấy thịt và sữa, gây ra
các trận dịch nhỏ lẻ ở địa phƣơng. Tuy dịch không xảy ra rầm rộ nhƣng lại là
mối đe dọa dai dẳng đối với ngƣời chăn nuôi do bò nhiễm Salmonella có thể
không có bất cứ triệu chứng nào nhƣng lại lây nhiễm vi khuẩn vào thịt và sữa,
gây thiệt hại đáng kể về kinh tế và sức khỏe. Các nghiên cứu của những nhà
khoa học Thú y trong nƣớc đã chứng tỏ điều này.
Theo Nguyễn Thị Oanh và Phùng Quốc Chƣởng (2003), tỉ lệ mẫu phân trâu bò
khỏe dƣơng tính với Salmonella tại Đaklak là 31,84%.
Trong khi đó tại miền Nam, nghiên cứu của Võ Thị Trà An (2006) chỉ ra rằng
tỉ lệ hiện diện Salmonella trên bò không bệnh lý là 31,6 – 32,4%.
Nghiên cứu về tình hình tiêu chảy trên bê dƣới 6 tháng tuổi tại Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên của Võ Thành Thìn (2009), phân lập đƣợc tỉ lệ 35,52% mẫu
phân tiêu chảy nhiễm vi khuẩn Salmonella.


4

Năm 2010, nghiên cứu xác định đƣờng lây truyền bệnh đƣờng tiêu hóa do vi
khuẩn Salmonella từ động vật sang ngƣời của Lý Thị Liên Khai và ctv., đã kết
luận tỉ lệ hiện diện Salmonella trên phân bò tại đồng bằng sông Cửu Long là
6,59%, thịt bò là 17,32%. Các chủng phổ biến nhất trong số 19 chủng phân lập
đƣợc là S. Anatum, S. Typhimurium, S. Weltevreden, S. Senftenberg, S.
Newport. Nghiên cứu cũng xác định thịt bò là nguồn lây truyền bệnh đƣờng
tiêu hóa do Salmonella gây ra qua ngƣời.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh phó thƣơng hàn trên bê đƣợc ghi nhận lần đầu ở châu Âu vào giữa thế kỉ
19, khi một dạng tiêu chảy có tên là Kälberruhr xảy ra nhiều năm liền gây tổn
thất lớn ở Đức, Đan Mạch và Hà Lan.
Sự nhiễm Salmonella ở bò trƣởng thành đƣợc phát hiện bởi Mohler and
Buckley (1902), sau khi khảo sát một trận dịch tại Hoa Kỳ gây ra bởi vi khuẩn
tƣơng tự S. Enteritidis. Nhiều nghiên cứu sau này chỉ ra đó là chủng S. Dublin,
chủng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Những báo cáo về S. Paratyphi và S.
Typhimurium cũng xuất hiện, tuy nhiên lúc này chúng không đƣợc xem là hai
chủng khác nhau cho đến những năm 1920. Hiện nay S. Dublin và S.
Typhimurium là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất trên bò (Wray and Davies,
2000).
Tại Ohio, Hoa Kỳ, sau khi phân tích 7.776 mẫu phân bò sữa vào năm 2002,
Huston cho kết quả là 6% số phân có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella.
Nghiên cứu tiếp theo của Callaway et al. (2005), cho thấy tỉ lệ dƣơng tính của
Salmonella trên 960 mẫu phân bò tại 4 bang của Hoa Kỳ là 9,96%. Các tác giả
kết luận Salmonella có thể nhiễm vào sữa và gây ngộ độc thực phẩm cho
ngƣời.
Kết quả nghiên cứu của Tran Thi Phan et al. (2005), cho thấy một số chủng
Salmonella phổ biến ở Việt Nam là S. London, S. Weltevreden và S. Derby.

Nghiên cứu tƣơng tự của Van et al. (2007) cho kết quả các chủng thƣờng gặp
là S. London, S. Havana, S. Anatum, S. Hadar, S. Albany, S. Typhimurium.
Trong nghiên cứu của Khaitsa et al. (2010), tỉ lệ hiện diện của Salmonella ở
Dakota, Hoa Kỳ trên bò vỗ béo là 12,7%, bò nuôi trên đồng là 7%, bò sữa là
17%, bò rừng là 15%. Các chủng phổ biến là S. Typhimurium, S. Heidelberg,
S. Agona, S. Montevideo, S. Braenderup, S. Enteritidis, S. Saint Paul, và S.
Thompson.
Nghiên cứu của Narvaez-Bravo et al. (2013), trên phân bò lấy từ trực tràng tại
một lò mổ ở Mexico cho thấy sự hiện diện của Salmonella với tỉ lệ là 46,8%.

5

Cũng nghiên cứu cùng năm của tác giả này về Salmonella ở bò trong một lò
mổ ở Venezuela cho thấy tỉ lệ dƣơng tính trên phân là 13,8%. Tác giả kết luận
rằng tỉ lệ nhiễm Salmonella cao trên phân là một nhân tố gây vấy nhiễm
Salmonella lên thịt trong quá trình giết mổ.
2.3 Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella
Theo D’Aoust (1989), Salmonella có thể tồn tại trong nƣớc, nƣớc thải, phân
gia súc, gia cầm, thực phẩm, thức ăn gia súc một thời gian dài. Trong nƣớc đá
có thể tồn tại 2 đến 3 tháng, trong nƣớc thƣờng tồn tại 1 tuần.
Theo Bùi Đại và ctv. (2002), Salmonella tồn tại và sinh sản trong tế bào, đại
thực bào, tồn tại trong đất đƣợc vài tháng, trong thức ăn đông lạnh 2 – 3 tháng.
Vi khuẩn bị diệt ở 50
o
C trong 1 giờ, ở 60
o
C trong 10 – 20 phút, ở 100
o
C trong
5 phút. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nƣớc trong

và 9 giờ ở nƣớc đục.
Các chất sát trùng thông thƣờng diệt đƣợc vi khuẩn hoàn toàn: cloramine 3%,
phenol 5%, formol 2% diệt vi khuẩn trong 15 – 20 phút. Crystal violet, natri
hyposulfite, muối mật với nồng độ thích hợp gây độc cho Escherichia coli
nhƣng không gây độc cho Salmonella. Ngƣời ta chế tạo môi trƣờng nuôi cấy
Salmonella dựa trên tính chất này.
Ở nồng độ muối cao 6 – 8% Salmonella phát triển chậm lại, nồng độ muối 8–
19% vi khuẩn ngừng phát triển. Tuy nhiên để tiêu diệt Salmonella cần nồng độ
muối bão hòa trong thời gian dài.
2.4 Hình thái của vi khuẩn Salmonella

Hình 2.1: Hình thái vi khuẩn Salmonella trên kính hiển vi quang học
(CDC, 2005)

6

Salmonella thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột, đến nay đã có hơn 2500 kiểu huyết
thanh đƣợc phát hiện, là vi khuẩn gram âm, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích
thƣớc 0,4 – 0,6µm x 1,3µm. Vi khuẩn không sinh nha bào và không hình thành
giáp mô. Nhờ có khoảng 7 – 12 lông trên thân mà hầu hết các chủng
Salmonella có khả năng di động mạnh.
2.5 Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella
Salmonella là vi khuẩn vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, biên nhiệt độ
từ 5 – 47
o
C, tối ƣu là 37
o
C, phát triển đƣợc ở pH 7 – 9, tuy nhiên pH thích hợp
là từ 6 – 7 (Pomeroy and Nagaraja, 1991). Hầu hết các chủng Salmonella giống
nhau về hình thái và tính chất nuôi cấy, do đó không thể phân biệt và định

chủng trên môi trƣờng nuôi cấy bình thƣờng.
Môi trường nước thịt
Đục nhẹ sau vài giờ cấy vi khuẩn, đục đều sau 18 giờ, nuôi cấy lâu có cặn ở
đáy ống nghiệm, trên môi trƣờng có màng mỏng (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Môi trường thạch
Có nhiều môi trƣờng để phân lập Salmonella nhƣ Brilliant Green Agar (BGA),
Manitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green Agar (MLCB), Deoxycholate
Agar Modified (DHL), Xylose Lysine Deoxycholate (XLD) …
Gelatin
Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv. (1997), vi khuẩn không làm tan chảy gelatin,
chúng hình thành màng mỏng hơi mờ trên mặt thạch, khuẩn lạc nhỏ, không
trong suốt, chạy theo đƣờng cấy.
2.6 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella
Mỗi loài Salmonella đều có khả năng lên men một loại đƣờng nhất định và
không đổi. Để kiểm tra tính lên men đƣờng, dùng môi trƣờng nƣớc peptone,
cho thêm loại đƣờng cần kiểm tra với tỉ lệ 0,5% và chất chỉ thị màu (phenol
red, bromothymol blue). Phần lớn Salmonella lên men và sinh hơi đƣờng
glucose, manitol, mantose. Có một số loài không sinh hơi khi lên men các loại
đƣờng trên nhƣ S. Abortus equi, S. Abortus bovis, S. Abortus ovis, S.
Typhisuis, S. Typhi, S. Choleraesuis, S. Gallinarum, S. Enteritidis (Nagaraja et
al.,1991).
Tất cả Salmonella đều không lên men đƣờng lactose, saccarose, trừ S.
Arizonae (Minor, 1987).
Tính khử carboxyl: 96% Salmonella đều tiết ra enzyme carboxyl đối với
lysine, arginine, orthnithine (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv., 1997).

7

Đa số Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải urea, không sản
sinh indole nhƣng sinh H

2
S (Minor, 1987).
2.7 Danh pháp của vi khuẩn Salmonella
Ngƣời ta gọi tên các chủng Salmonella theo tên của hội chứng bệnh chúng gây
ra nhƣ S. Typhi là chỉ chủng Salmonella gây hội chứng thƣơng hàn. Các chủng
Salmonella gây ra những bệnh có hội chứng tƣơng tự cũng đƣợc đặt tên gần
giống nhƣ S. Paratyphi A, B, C là tên những chủng Salmonella gây hội chứng
phó thƣơng hàn.
Sau này những vi khuẩn đƣợc đặt tên là nguyên nhân gây bệnh ở một loài động
vật lại đƣợc phân lập ở nhiều loài động vật khác nên ngƣời ta đặt tên cho
những chủng mới là tên của thành phố hoặc vùng mà nơi đó phân lập đƣợc
chủng vi khuẩn đầu tiên.
Hiện nay ngƣời ta gọi hơn 2500 chủng Salmonella theo công thức kháng
nguyên. Ví dụ S. VI, VII: c-1,5 là công thức của S. Choleraesuis.
2.8 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella
Ngoài đặc tính nuôi cấy, sinh hóa, ngƣời ta còn dùng cấu trúc kháng nguyên để
phân loại Salmonella. Tuy nhiên ngoài phản ứng huyết thanh đặc hiệu, các
chủng Salmonella còn có hiện tƣợng ngƣng kết chéo giữa kháng nguyên của
các chủng hay thậm chí với của loài khác. Đó là do thành phần kháng nguyên
của Salmonella rất phức tạp, gồm những phần đặc hiệu và không đặc hiệu đại
diện cho cả nhóm, loài, chủng huyết thanh.
Theo Nagaraja et al. (1991), kháng nguyên của Salmonella gồm 3 loại: kháng
nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên Vi.
Kháng nguyên O
Là loại kháng nguyên quan trọng để phân loại Salmonella, mỗi nhóm vi khuẩn
có kháng nguyên O cấu tạo bởi một số thành phần nhất định đƣợc kí hiệu bằng
số La Mã. Kháng nguyên O còn là cơ sở để xếp các chủng Salmonella theo
nhóm. Các nhóm phổ biến là A, B, C1, E1, D … Kháng nguyên O có thể đặc
hiệu hoặc không đặc hiệu. Kháng nguyên O là một phần của màng ngoài tế
bào, thuộc lớp lipopolysaccharide (LPS), 3 lớp còn lại là lớp phospholipide,

lớp lipoprotein và lớp peptidoglycan.
Lớp LPS có 3 phần: phần ngoài là kháng nguyên O có cấu trúc chuỗi mắc xích,
phần giữa là lõi polysaccharide và phần thứ ba là lipid A. Lớp này chứa nội
độc tố gây bệnh cho vật chủ khi chất độc đƣợc phóng thích vào máu (Michael
and Dean, 1990).

8

Do là ở ngoài cùng nên lớp kháng nguyên O là một phần quan trọng trong việc
tƣơng tác với vật chủ để gây bệnh, chủ yếu trong việc tránh né cơ chế phòng vệ
của vật chủ. Độc lực của từng chủng Salmonella đều khác nhau và có liên quan
tới kháng nguyên O. Valtonen (1970), đã khẳng định điều này bằng cách làm
thí nghiệm chuyển kháng nguyên O của một số chủng Salmonella và chứng
minh đƣợc độc lực của kháng nguyên O4, 12 (lấy từ S. Typhimurium) là mạnh
hơn so với kháng nguyên O6, 7 (lấy từ S. Motenvideo) và O9, 12 (lấy từ S.
Enteriditis).
Kháng nguyên H
Là kháng nguyên lông, có bản chất là protein.
Chỉ có ở Salmonella có lông, việc xác định kháng nguyên H có thể góp phần
cho việc gọi tên chính xác các chủng Salmonella. Kháng nguyên H đƣợc chia
làm 2 phase:
Phase 1: có tính chất đặc hiệu, đƣợc biểu thị bằng các chữ La tinh thƣờng: a, b,
c … z.
Phase 2: không có tính đặc hiệu, có thể ngƣng kết với các loại kháng nguyên
khác nhƣ Escherichia coli (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv., 1997). Phase này đƣợc
biểu thị bằng các chữ số Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay chữ La tinh thƣờng: e, n, x
Kháng nguyên Vi
Chi một số chủng Salmonella có kháng nguyên Vi nhƣ S. Typhi, S. Dublin và
S. Paratyphi C. Kháng nguyên Vi gặp kháng thể Vi sẽ gây hiện tƣợng ngƣng
kết chậm làm xuất hiện các hạt nhỏ. Bản chất kháng nguyên Vi gần giống nhƣ

kháng nguyên O là phức hợp glucide-lipide-polypeptide. Kháng nguyên Vi là
yếu tố chống thực bào giúp vi khuẩn phát triển đƣợc bên trong tế bào bạch cầu.









9

Bảng 2.1: Cấu trúc kháng nguyên của một số chủng Salmonella (White and
Kauffmann, 2007)
Nhóm
Chủng vi
khuẩn
Kháng nguyên O
Kháng nguyên H
Phase 1
Phase 2
A
B


C
E
S. Paratyphi A
S. Paratyphi B

S. Typhimurium
S. Derby
S. Choleraesuis
S. Anatum
S. London
S. Meleagridis
1, 2, 12
1, 4, 5, 12
1, 4, 5, 12
1, 4, 5, 12
6, 7
3, 10
3, 10
3, 10
a
b
i
f, g
c
e, h
l, v
e, h
-
1,2
1,2
-
-
1, 6
1, 6
l, w

2.9 Tính biến dị của vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên.
Biến dị khuẩn lạc từ dạng trơn sang dạng sần sùi
Vi khuẩn mới phân lập có kháng nguyên dạng trơn (Smooth) đặc hiệu của
chủng. Qua một thời gian sẽ phát sinh khuẩn lạc dạng sần sùi (Rough), kháng
nguyên lúc này không còn đặc hiệu nữa.
Biến dị kháng nguyên H sang O
Khi nuôi cấy, dƣới tác chất của một số chất nhƣ acid phenic, vi khuẩn sẽ mất
lông, sinh biến dị không di động, chỉ còn kháng nguyên O.
Biến dị kháng nguyên H
Vi khuẩn có lông có thể biến dị từ phase 1 sang phase 2 có cấu tạo kháng
nguyên khác phase 1.
2.10 Độc tố của vi khuẩn Salmonella
Salmonella tạo 2 loại độc tố: ngoại độc tố và nội độc tố.
Nội độc tố
Thành phần chính là lớp LPS và Lipid A cấu tạo nên thành phần tế bào vi
khuẩn, khi tế bào bị vỡ ra thì các chất này đƣợc giải phóng và gây độc cho tế
bào vật chủ. Với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch nội độc tố giết chết chuột bạch,
chuột lang trong vòng 48 giờ với bệnh tích đặc trƣng là ruột non xung huyết,

10

mảng bạch huyết phù nề, có lúc hoại tử. Độc tố nếu ở ruột gây độc thần kinh,
hôn mê, co giật. Nội độc tố có 2 loại: gây xung huyết và gây mụn loét.
Ngoại độc tố
Do chính tế bào vi khuẩn tiết ra môi trƣờng xung quanh trong quá trình sinh
trƣởng và phát triển của chúng. Chỉ phát hiện đƣợc khi lấy vi khuẩn có độc tính
cao cho vào túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy
ra rồi cấy truyền nhƣ vậy từ 5 – 10 lần, đem lọc. Nƣớc lọc có khả năng gây
bệnh cho động vật thí nghiệm.

Ngoại độc tố chỉ hình thành ở in vivo và trong môi trƣờng kỵ khí. Ngoại độc tố
tác động lên thần kinh và ruột. Ngoại độc tố đƣợc chế thành giải độc tố bằng
cách trộn 5% formol ủ 37
o
C trong 20 ngày. Lấy ra tiêm cho thỏ sẽ tạo kháng
thể ngƣng kết, kháng thể kết tủa và thỏ sẽ có khả năng trung hòa với độc tố vi
khuẩn (Nguyễn Nhƣ Thanh và ctv., 1997).
2.11 Tính gây bệnh của vi khuẩn Salmonella
Salmonella gây bệnh thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, bệnh đƣờng ruột cho ngƣời,
gia súc, gia cầm. Bình thƣờng Salmonella có thể đƣợc phát hiện trong ruột
ngƣời, heo, bò, gà, vịt và một số động vật khác. Khi sức đề kháng của vật chủ
suy giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh.
Phƣơng thức gây bệnh phổ biến của Salmonella là tấn công màng nhầy ở ruột
non sau đó nhân lên ở các mô bạch huyết xung quanh. Từ đó, chúng xâm nhập
vào hạch lâm ba trong khu vực. Tại đây, nếu không vƣợt qua đƣợc hàng rào
phòng vệ của cơ thể, vi khuẩn sẽ chỉ tồn tại trong ruột non, mô bạch huyết và
các hạch lâm ba vùng ruột, có thể gây viêm dạ dày - ruột cấp. Nếu vi khuẩn
vƣợt qua đƣợc hệ phòng thủ ở hạch lâm ba, chúng sẽ lây nhiễm toàn bộ hệ
thống. Ở giai đoạn này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu đi đến khắp cơ thể, đặc
biệt là gan và lách là hai nơi dễ bị lây nhiễm nhất, dẫn tới sƣng và hoại tử
(Bäumler, 2000).
Một trong những yếu tố quyết định tính gây bệnh của vi khuẩn là số lƣợng. Với
liều uống ít nhất là 10
6
– 10
11
vi khuẩn S. Dublin mới có khả năng gây bệnh
cho bò trƣởng thành và ít nhất là 10
4
– 10

11
vi khuẩn S. Typhimurium mới làm
đƣợc điều tƣơng tự (Wray and Sojka, 1977). Ở ngƣời cần ít nhất là 10
6
vi
khuẩn S. Typhi qua đƣờng uống mới có khả năng gây bệnh cho 50% ngƣời tình
nguyện và ít nhất là 10
9
vi khuẩn S. Typhimurium mới gây ra các triệu chứng
ngộ độc trên ngƣời (Kenneth, 2005).



11

2.12 Đƣờng lây lan của vi khuẩn Salmonella
Salmonella đƣợc tìm thấy trong tự nhiên và trong đƣờng tiêu hóa của thú
hoang dã, thú nuôi. Động vật có thể bị nhiễm Salmonella từ môi trƣờng, động
vật khác hoặc từ thức ăn có chứa vi trùng. Salmonella có thể sống trong rất
nhiều loài động vật nhƣ dê, cừu, bò, gà, heo, chim, thằn lằn, cá, rùa … Động
vật mang trùng thải Salmonella ra ngoài qua phân, từ đó chúng có thể nhiễm
vào đất, nƣớc, thức ăn hoặc động vật khác, kể cả ngƣời (Carlos, 2011).
Theo nghiên cứu của Wong et al. (2002), Salmonella có thể nhiễm vào chuỗi
thức ăn từ bất cứ giai đoạn nào: gieo hạt, trồng trọt, cho ăn, chế biến, chuyên
chở, buôn bán. Sự lây nhiễm thƣờng xảy ra ở giai đoạn chọc tiết, lột da, mổ lấy
nội tạng trong quá trình giết mổ.
Bò có thể bị nhiễm Salmonella mà không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào, gây
vấy nhiễm qua thịt trong quá trình giết mổ thông qua chất thải đƣờng tiêu hóa,
hoặc khi con vật bị giảm sút sức đề kháng vi khuẩn có thể xâm nhập vào thịt từ
hạch lâm ba, sữa cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn đƣợc bài thải qua

phân, sữa sau đó gây nhiễm cho đàn và ngƣời. Ở bò mang trùng có thể thải tới
10
5
tế bào vi khuẩn trong 1ml sữa (Spier et al., 1991) và 10
2
– 10
4
tế bào vi
khuẩn trong 1g phân (Sojka et al., 1974). S. Dublin là chủng dễ lây nhiễm cho
ngƣời, cũng là chủng phổ biến ở bò. Ở Hoa Kỳ, hệ thống quản lý sức khỏe
động vật cấp quốc gia (NAHMS) và bộ Nông nghiệp (USDA) đều cho rằng bò
là một nguồn lây nhiễm Salmonella cho ngƣời và động vật khác thông qua thịt
và sữa. Điều này làm phòng chống lây nhiễm ở bò là một trong những tác nhân
quan trọng trong công tác chống sự lây lan của Salmonella.
2.13 Một số chủng Salmonella thƣờng phân lập đƣợc từ bò
S. Dublin và S. Typhimurium là hai chủng phố biến nhất ở bò (Wray and
Davies, 2000), ngoài ra còn một số chủng khác nhƣ S. Enteritidis, S. Anatum
Salmonella Dublin
Là chủng Salmonella thích nghi cao với bò, bò ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm,
tuy nhiên lứa tuổi bị nhiễm nhiều nhất là bê từ 2 tuần tuổi tới 3 tháng tuổi
(Wray and Davies, 2000). S. Dublin cũng có thể lây sang ngƣời và là chủng
gây ra tỉ lệ tử vong cao hơn các chủng khác nhƣ S. Typhimurium hay S.
Enteritidis dù tỉ lệ nhiễm ở ngƣời là thấp hơn do có độc lực cao (Helms et al.,
2003). Bò bị nhiễm bệnh gầy yếu, sẩy thai, giảm sữa, chết gây tổn thất kinh tế,
do đó việc kiểm soát S. Dublin trong đàn bò là rất cần thiết. Tuy nhiên, do
thích ứng cao với bò nên S. Dublin có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể bò mà
không gây bệnh, chủ yếu ở hạch lâm ba và nội tạng (Gronstol, 1974), làm khó

12


khăn cho việc kiểm soát. Bò có thể thải vi khuẩn hàng năm trời, thậm chí suốt
đời.
Salmonella Typhimurium
Bò bị bệnh do nhiễm S. Typhimurium thải vi khuẩn qua phân chỉ khoảng vài
tuần hay vài tháng sau khi phục hồi (Gibson, 1965). Tuy nhiên theo Evan and
Davies (1996), dịch bùng nổ ngắn nhƣng lây nhiễm cận lâm sàng trong đàn có
thể kéo dài tới 18 tháng và xuất hiện lại dịch sau 2-3 năm ở một số đàn. Do đó,
việc kiểm soát S. Typhimurium cũng rất cần thiết để có một đàn bò khỏe mạnh,
năng suất cao. S. Typhimurium có thể gây ngộ độc thực phẩm cho ngƣời.
2.14 Bệnh thƣơng hàn trên bò
Hiện nay, bệnh thƣơng hàn trên bò đƣợc xem là một bệnh quan trọng gây tổn
thất về kinh tế và ảnh hƣởng tới sức khỏe cộng đồng (Vassen et al., 1998).
2.14.1 Triệu chứng
Bệnh thƣơng hàn ở trâu bò có thể xảy ra ở 4 thể: nhiễm trùng máu cấp tính,
viêm ruột cấp, mãn tính và sẩy thai.
Thể nhiễm trùng cấp tính: thƣờng xảy ra ở bê 2 tuần tuổi. Nuôi trong điều kiện
quá chật chội, mất vệ sinh là một trong những yếu tố làm bệnh xảy ra. Triệu
chứng là sốt cao, nhiệt độ từ 40,5 – 42
0
C, bê có thể chết ngay, hoặc có thể suy
yếu chết trong vòng 24 – 48 giờ. Bê có thể có triệu chứng thần kinh, có khi bê
chết mà ko có triệu chứng tiêu chảy.
Thể viêm ruột cấp: có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi của bò. Thân nhiệt tăng
40 – 41
0
C, tiêu chảy, đôi khi kiết, phân hôi thối có màng nhầy. Những con vật
non nếu khỏi bệnh thì gầy còm, chậm lớn. Với bò sữa thì giảm hoặc ngƣng tiết
sữa hoàn toàn, đau bụng, bò kêu rên rỉ, mất nƣớc, nhiễm độc làm bò suy kiệt
nhanh và chết. Bệnh chỉ từ 2 – 7 ngày.
Thể mãn tính: thƣờng xảy ra ở bê lớn và bò trƣởng thành, kế tiếp sau thể cấp

tính với biểu hiện nhƣ tiêu chảy kéo dài, kém ăn, dẫn tới gầy còm. Sốt nhẹ
39
0
C, có những gợn máu ở phân.
Thể sẩy thai: thƣờng do S. Dublin gây ra, sẩy thai có thể xảy ra mà không kèm
theo bất cứ triệu chứng nào khác (Hinton, 1974).
2.14.2 Điều trị và phòng bệnh
Điều trị
Điều trị bằng kháng sinh:
Colistin 20mg/kg thể trọng/ngày, cho uống hoặc tiêm.

13

Trimethoprim 30mg/kg thể trọng phối hợp với Sulphadiazin l30mg/kg thể
trọng. Sử dụng ít nhất 5 ngày.
Trong thời gian điều trị nên kết hợp với truyền các dung dịch chất điện giải để
chống mất nƣớc, dùng các loại thuốc bồi bổ, Vitamin B
1
, C để hồi sức (Lê Văn
Tạo, 2004).
Phòng bệnh
Phòng bằng vaccine formon keo phèn. Vaccine này có nhƣợc điểm là miễn
dịch ngắn và không ổn định.
Vi khuẩn Salmonella có phân bố rộng nên các biện pháp thanh toán ít có khả
năng thành công. Phòng chống bằng cách hạn chế tối đa tiếp xúc giữa gia súc
mắc bệnh và gia súc khỏe, hạn chế tình trạng lây nhiễm mầm bệnh qua thức ăn,
nƣớc uống. Một số biện pháp phòng chống:
Mua gia súc, gia cầm ở những nơi không có dịch bệnh, khi đƣa về phải theo
dõi, nhốt riêng 15 ngày, sau khi thấy thú khỏe mới cho nhập đàn.
Chuồng nuôi thoáng mát, khô ráo. Phân, rác ủ riêng.

Không mổ thịt, bán chạy gia súc bệnh hoặc nghi bệnh.
Quản lý súc vật ốm, xử lý phân để diệt khuẩn trong giai đoạn mang trùng và
thải trùng.
Quản lý nguồn nƣớc, hạn chế hoạt động của các loài có thể truyền bệnh nhƣ
ruồi, kiến, thằn lằn, gặm nhấm.
2.15 Bệnh thƣơng hàn và ngộ độc thực phẩm do Salmonella gây ra trên
ngƣời
2.15.1 Bệnh thương hàn
Bệnh thƣơng hàn ở ngƣời do vi khuẩn S. Typhi gây ra, có 3 chủng phó thƣơng
hàn là S. Enteritidis (Paratyphi A), S. Schottmulleri (Paratyphi B) và S.
Paratyphi C. Tỉ lệ mắc bệnh do thƣơng hàn và phó thƣơng hàn là 10:1. Đây là
bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, diễn biến rất nặng nếu nhƣ không có biện pháp
điều trị tích cực.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 21 triệu ngƣời mắc bệnh thƣơng hàn với hơn
200.000 trƣờng hợp tử vong (Crump et al., 2004). Việt Nam có khoảng 10.000
đến 20.000 ca bệnh hàng năm, với hàng chục ca tử vong. Bệnh xảy ra ở nhiều
tỉnh dƣới dạng các vụ dịch nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền
Trung, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía Bắc. Bệnh phổ biến ở
các khu kém vệ sinh.

×