Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

nghiên cứu khả năng thay thế bã mía cho mạt cưa cây cao su để trồng nấm linh chi giống nhật (ganoderma lucidum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 47 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ BÃ MÍA
CHO MẠT CƯA CÂY CAO SU ðỂ TRỒNG
NẤM LINH CHI GIỐNG NHẬT (Ganoderma lucidum)





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS. BÙI THỊ MINH DIỆU VÕ HỮU TIẾN
MSSV: 3102788
LỚP: CNSH K36




Cần Thơ, 08/2013












BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ BÃ MÍA
CHO MẠT CƯA CÂY CAO SU ðỂ TRỒNG
NẤM LINH CHI GIỐNG NHẬT (Ganoderma lucidum)





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS. BÙI THỊ MINH DIỆU VÕ HỮU TIẾN
MSSV: 3102788
LỚP: CNSH K36




Cần Thơ, 08/2013


PHẦN KÝ DUYỆT


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN



TS. Bùi Thị Minh Diệu Võ Hữu Tiến




DUYỆT CỦA HỘI ðỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN










Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG


LỜI CẢM TẠ
ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp ðại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận ñược sự hướng dẫn, ủng hộ, giúp ñỡ của rất nhiều người.
Xin cảm ơn ba mẹ, anh chị và tất cả các bạn ñã ñộng viên, khuyến khích, hỗ trợ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài .
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ðại Học Cần Thơ, Ban Giám
ðốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường ðại Học Cần Thơ ñã
tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện thành công ñề tài luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trường ðại Học Cần Thơ ñã nhiệt tình
giảng dạy và truyền ñạt kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Minh Diệu, anh Trần Văn Ngoan, Thầy Võ
Văn Song Toàn ñã tận tình hướng dẫn, bổ sung kiến thức và tạo ñiều kiện cho tôi trong
thời gian thực hiện ñề tài. ðặc biệt là cô Bùi Thị Minh Diệu cố vấn học tập lớp Công
nghệ Sinh học khóa 36, ñã luôn quan tâm, ñộng viên và tạo ñiều kiện tốt cho tôi trong
suốt quá trình học và thực hiện ñề tài.
Xin gửi lời cảm ơn ñến các Thầy cô, cán bộ của Viện và các anh chị cán bộ PTN
Sinh học Phân tử, PTN Phân tích vô cơ ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện tốt ñề tài.
Tôi xin kính chúc quý thầy cô cùng các bạn sinh viên - những người luôn tận tình
giúp ñỡ tôi luôn dồi dào sức khoẻ và công tác tốt.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013


Võ Hữu Tiến
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học i Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
TÓM LƯỢC

ðề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất nấm linh chi giống Nhật
(Garnoderma lucidum) trên bã mía” ñược tiến hành nhằm mục ñích tận dụng nguồn
cơ chất bã mía tại ñịa phương ñể trồng nấm linh chi nhằm thay thế một phần cơ chất
chính là mạt cưa cây cao su. Thí nghiệm ñược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9
nghiệm thức là tỉ lệ thay thế bã mía cho mạt cưa cây cao su tăng dần (20%, 30% 40%,
50%, 60%, 70%, 80%, 100%) với nguồn dưỡng chất ñược bổ sung là cám gạo (5%
tính trên tổng khối lượng cơ chất) và bột bắp (5% tính trên tổng khối lượng cơ chất).
Kết quả cho thấy nghiệm thức sử dụng 30% bã mía và 70% mạt cưa cho thời gian tơ
nấm lan khắp khối cơ chất nhanh nhất (22 ngày). Tuy nhiên, nghiệm thức ñược chọn
có năng suất cao và ñạt hiệu quả kinh tế là nghiệm thức sử dụng 80% bã mía và 20%
mạt cưa (thời gian tơ lan khắp khối cơ chất theo thời gian là 29 ngày; hiệu suất sinh
học ñạt 21,343%; hàm lượng ñạm ñạt 2,2071% và tro tổng số ñạt 2,820%.)
Từ khóa: bột bắp, bã mía, cám gạo, mạt cưa, nấm linh chi giống Nhật
(Ganoderma lucidum).
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học ii Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
TỪ VIẾT TẮT

BM: Bã mía
CG: Cám gạo
NT: Nghiệm thức

Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iii Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

MỤC LỤC
Trang
PHẦN KÝ DUYỆT
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC i
TỪ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu ñề tài 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Sơ lược về nấm 2
2.2 Tổng quan về nấm linh chi 3
2.2.1 Phân loại 3
2.2.2 ðặc ñiểm hình thái 3
2.2.3 ðặc ñiểm sinh thái 4
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của nấm 4
2.2.5 Giá trị dược tính 5
2.3 Thành phần hóa học trong cơ chất 6
2.3.1 Mạt cưa cây cao su 6
2.3.2 Bã mía 6
2.4 Thành phần hóa học trong dưỡng chất 7
2.4.1 Cám gạo 7
2.4.2 Bột bắp 8
2.5 Tình hình sản xuất nấm linh chi trong nước và quốc tế 9

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iv Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
3.1 Phương tiện 11
3.1.1 ðịa ñiểm – thời gian nghiên cứu 11
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 11
3.1.3 Thiết bị - dụng cụ - hóa chất 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu 12
3.2.1 Phân lập giống linh chi 12
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của loại cơ chất ñến năng suất và chất lượng nấm 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
4.1 Kết quả phân lập nấm 18
4.2 Ảnh hưởng của loại cơ chất ñến sự tăng trưởng của nấm linh chi 18
4.2.1 Tơ lan kín khối cơ chất theo thời gian 18
4.2.2 Ảnh hưởng của cơ chất ñến năng suất nấm 19
4.2.3 Ảnh hưởng của cơ chất ñến hiệu quả kinh tế 20
4.2.4 Hiệu suất sinh học 21
4.2.5 Ảnh hưởng cơ chất ñến lượng tro trong nấm linh chi 22
4.2.6 Ảnh hưởng của cơ chất ñến ñạm tổng số trong nấm linh chi 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 29
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học v Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Thành phần nấm linh chi 5
Bảng 2. Thành phần hóa học trong mạt cưa cây cao su 6


Bảng 3. Một số thành phần trong bã mía 7
Bảng 4. Thành phần hóa học của các loại cám gạo 8
Bảng 5. Thành phần hóa học các loại bột bắp 9

Bảng 6. Phần trăm số bịch phôi có tơ nấm phát triến lan khắp khối cơ chất theo thời
gian (ñơn vị tính: %) 18

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế 21

Bảng 8. Hiệu suất sinh học sau hai ñợt thu 21
Bảng 9. Tro tổng số của các nghiệm thức 33

Bảng 10. ðạm tổng số của các nghiệm thức 34

Bảng 11. Khối lượng nấm thu ñược sau hai ñợt 34
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vi Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Nấm linh chi 3
Hình 2. Quy trình sản xuất nấm 13
Hình 3. Chuẩn bị bịch phôi 15
Hình 4. Trồng và chăm sóc nấm 16
Hình 5. Hệ sợi nấm linh chi sau khi phân lập 18
Hình 6. Trọng lượng trung bình sau hai ñợt thu hoạch 20
Hình 7. Ảnh hưởng của cơ chất ñến lượng tro tổng số 22
Hình 8. Ảnh hưởng của cơ chất ñến lượng ñạm tổng số 23
Hình 9. Một số thiết bị sử dụng trong phân tích và trồng nấm 29



Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

1

1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 ðặt vấn ñề:
Việt Nam là một nước mà sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế nên nguồn phụ phế
phẩm như bã mía, rơm rạ,… rất dồi dào, nếu không ñược xử lý ñúng cách sẽ gây ô
nhiễm môi trường. Nấm ăn và nấm dược liệu là những loại thực vật có thể sử dụng các
loại cơ chất giàu cellulose kể trên ñể phát triển. Vì vậy, việc tận dụng nguồn cơ chất
này ñể trồng nấm phục vụ cho nhu cầu xã hội, lại giúp tiêu thụ các nguồn phụ phế
phẩm này, giảm ô nhiễm môi trường là rất khả thi. Trong số các loại nấm, linh chi là
một loại nấm quý với nhiều dược tính, có giá trị trong y học nên có nhu cầu cao và
ñược nuôi trồng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay nấm linh chi ñược
trồng chủ yếu trên cơ chất mạt cưa cây cao su (tập trung ở miền ðông Nam Bộ) không
ñủ cung cho nhu cầu thị trường, làm tăng giá thành sản phẩm.
Ở các tỉnh ðồng bằng Sông Cửu Long nhiều mô hình trồng nấm linh chi cũng tỏ
ra khá hữu hiệu (như mô hình của cô Trần Thị Thum ngụ ấp An Lợi, xã An Bình A, thị
xã Hồng Ngự, tỉnh ðồng Tháp; mô hình của bà Thái Thị Em ấp Phụng Châu, xã Sơn
ðịnh, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ) nhưng vẫn còn hạn chế vì nguồn cơ chất là mạt
cưa cây cao su thu mua khó và giá thành cao do chi phí vận chuyển. Trong khi ñó,
nguồn bã mía ở các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long lại khá phổ biến và giá rẻ. Do ñó,
ñề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất nấm linh chi giống Nhật (Ganoderma
lucidum) trên bã mía” nhằm nghiên cứu quy trình thích hợp ñể trồng nấm linh chi trên
nguồn cơ chất này ñể sản xuất nấm dược liệu quí, ñồng thời giải quyết ñược một phần
phụ phẩm bã mía từ các nhà máy ñường ở ñịa phương, giảm nguy cơ ô nhiễm môi

trường.
1.2 Mục tiêu ñề tài:
Xác ñịnh tỷ lệ thay thế hợp lý của bã mía cho mạt cưa cây cao su ñể thiết kế quy
trình sản xuất nấm linh chi (Ganoderma lucidum) hoàn thiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
2


2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nấm
Nấm (fungus, số nhiều fungi) là sinh vật chân hạch, sống hoại sinh, ký sinh, ký
sinh bậc hai, hoặc cộng sinh. Tế bào không có diệp lục tố. Vỏ tế bào ñược cấu tạo từ
chitin, có hoặc không có cellulose, và một số hợp chất hữu cơ phức tạp khác. Nấm có
thể cấu tạo từ một tế bào (nấm men – yeast) hoặc nhiều tế bào (nấm mốc – mould)
(Sharma. 1998).
Tế bào sinh dưỡng của nấm về cơ bản có cấu tạo giống với các sinh vật chân
hạch khác, bao gồm vỏ tế bào, màng tế bào chất, nhân và hạch nhân, ribosome, ty thể,
mạng lưới nội chất, thể Golgi, không bào, thể biên, vi quản, thể chitin (Nguyễn Lân
Dũng, 2005). Tuy nhiên nấm vẫn có những ñặc trưng riêng biệt:
- Cơ thể nấm là một tản (thallus), nghĩa là cơ thể có bộ máy dinh dưỡng chưa phân
hóa thành những bào quan chuyên biệt.
- Mỗi tế bào trong một sợi nấm chưa có hoạt ñộng trao ñổi chất ñộc lập vì chưa có
những giới hạn rõ rệt. Tế bào sinh dưỡng có thể có một nhân hoặc nhiều nhân.
- Nấm có những ñặc ñiểm riêng về mặt hóa học tế bào. Nhìn chung, thành tế bào
của nấm chủ yếu có một hoặc hai các chất sau: chitin, glucan, manan và
polygalactozamin. Phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào.
- Tế bào nấm không có chất diệp lục nên không thể quang hợp tự dưỡng như ở thực

vật mà chỉ có thể sống hoại sinh, ký sinh hoặc cộng sinh. Nấm không dự trữ chất dinh
dưỡng ở dạng tinh bột như thực vật mà là dạng glycogen như ở ñộng vật.
- Nấm có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính: sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi,
phân ñôi, phát triển từ một phần thể quả hoặc nảy mần từ bào tử vô tính. ðể sinh sản
hữu tính, nấm tạo bào tử hữu tính bằng cách hòa hai nhân ñơn bội (n) vào nhau tạo
thành hợp tử nhị bội (2n). Hợp tử này giảm phân tạo ra bốn tế bào ñơn bội (n). Mỗi tế
bào ñơn bội sau quá trình giảm nhiễm phát triển thành một bào tử hữu tính.
- Nấm không có chu trình phát triển chung. Chu trình sống của nấm ñảm bắt ñầu từ
ñảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi khuẩn ty sơ cấp gồm những tế bào ñơn nhân,
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

3

khuẩn ty thứ cấp là những tế bào nhân kép và phát triển bởi sự hợp nhân của 2 tế bào
ñơn nhân, kết thúc chu trình là sự hình thành cơ quan sinh sản là quả thể (tai nấm). Tai
nấm sinh ra các ñảm bào tử và chu trình lại tiếp tục.
2.2 Tổng quan về nấm linh chi
2.2.1 Phân loại
Trên thực tế người ta phân loại nấm linh chi dựa vào màu sắc quả thể như: xích
chi (có màu ñỏ), hoàng chi (có màu vàng), tử chi (màu tím), hắc chi (màu ñen), bạch
chi (màu trắng), thanh chi (màu hơi xanh).
Theo (ðinh Xuân Linh, 2006) hệ thống phân loại nấm linh chi:
Giới Nấm: Mycota
Ngành Nấm ñảm: Basidiomycota
Lớp: Agaricomycetes
Bộ Nấm lỗ: Polyporales
Họ Nấm lim: Ganodermataceae

Chi Linh chi: Ganoderma
Loài: Ganoderma lucidum
2.2.2 ðặc ñiểm hình thái


Hình 1: Nấm linh chi

(*Nguồn: 28.10.13)
Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến
ñối ñiện với mũ nấm) (Hình 1).
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
4

Cuống nấm dài hoặc ngắn hay không cuống, ñính bên có hình trụ ñường kính 0,5-
3cm. Cuống nấm cứng, ít phân nhánh, ñôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống
màu ñỏ, nâu ñỏ, nâu ñen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm (tai nấm) hoá gỗ, xoè tròn, khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt,
hình bầu dục hoặc thận. Trên mặt mũ có vân gạch ñồng tâm màu sắc từ vàng chanh-
vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - ñỏ nâu - nâu tím, nhẵn, ñược phủ bởi lớp sắc tố
bóng như láng vecni. Mũ nấm có ñường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần ñính cuống
thường gồ lên hoặc hơi lõm. Mặt dưới phẳng, màu trắng hoặc vàng, có nhiều lỗ li ti, là
nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm. Bào tử nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ,
giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngoài. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng
và dai.
2.2.3 ðặc ñiểm sinh thái
Nấm linh chi là một trong những loại nấm phá gỗ, ñặc biệt trên các cây thuộc bộ
ðậu (Fabales). Thể quả gặp rộ vào mùa mưa (từ tháng 5 – 11 dương lịch) và thường

mọc tốt dưới bóng rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Nấm tiết ra các enzyme phân giải
màng tế bào endopolygalacturonase (endo - PG) và endopectin methyl - translinase
(endo - PMTE) có tác dụng làm nhũn, phá hủy các tế bào thực vật rất mạnh tạo ra các
hợp chất ñường ñơn giản ñược nấm sử dụng ñể sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Hữu
ðống và ðinh Xuân Linh, 1999).
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của nấm
Nhiệt ñộ: nấm linh chi phát triển ở nhiệt ñộ tương ñối rộng. Ở giai ñoạn ra tơ sợi
là 20-30
0
C, còn giai ñoạn phát triển quả thể là 22-28
0
C.
ðộ ẩm ñóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nấm linh chi. Lúc phát
triển tơ ñộ ẩm cơ chất cần ñạt 60-65%. Nhưng trong giai ñoạn phát triển quả thể ñộ ẩm
không khí khá cao, ñạt 80-95%.
Ánh sáng: ở giai ñoạn phát triển tơ nấm thì không cần ánh sáng nhưng ñến giai
ñoạn quả thể thì cần ánh sáng tán xạ (500-1200 lux), cường ñộ ánh sáng nên cân ñối từ
mọi hướng.
pH: cơ chất làm giá thể cho nấm linh chi có pH từ acid yếu ñến trung tính (5,5-7).
ðộ thoáng khí: nấm cần oxygen trong quá trình phát triển nên nhà nuôi trồng nấm
phải thông thoáng nhưng tránh gió lùa trực tiếp.
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

5

Dinh dưỡng: nấm có thể sử dụng trực tiếp nguồn cellulose trên cơ chất. Ngoài ra
ta có thể bổ sung thêm một vài nguồn N từ cám gạo, bột bắp, ñậu nành hay DAP,…

Bệnh lý: nhiệt ñộ cao hay nồng ñộ CO
2
cao (nhà trồng thiếu thông thoáng) gây
biến dạng tay nấm, lão hóa nhanh, thối nhũng. Các loại nấm khác phát triển cạnh tranh
nguồn thức ăn hay sâu bọ ñục khoét tay nấm gây hư hại.
2.2.5 Giá trị dược tính
Qua nghiên cứu cho thấy linh chi có nhiều loại hoạt chất có công dụng dược lý:
tính bình, không ñộc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần,
chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi,
an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận
khí, chữa trị ñau nhức khớp xương, gân cốt… Nấm Linh Chi ñược Lý Thời Trần coi
như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ ñi mà không già, sống lâu như thần
tiên. Các polysaccharite tăng sự miễn dịch của cơ thể. Hợp chất gemanium trong linh
chi cao hơn trong nhân sâm 5-8 lần giúp khí huyết lưu thông, tăng sức hấp thụ oxygen
cho tế bào. ðặc biệt trong nấm linh chi có hợp chất ức chế tế bào ung thư rất có lợi cho
cơ thể.
Bảng 1: Thành phần nấm linh chi















Nhóm chất Hoạt chất Hoạt tính
Alcaloid Trợ tim
B-D-Glucan Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
Ganoderan A, B, C Hạ ñường huyết
Polysacarid
D-6
Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid
nucleic
Ganodosteron Giải ñộc gan
Steroid
Acid lanosporeric A
Lanosterol
Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Acid ganodermic Mf, T-O Ức chế giải phóng histamine
Acid ganodermic R, S Hạ huyết áp, ức chế ACE
Acid ganodermic B, D, F, H,
K, S, Y,
Ganodermadiol
Chống khối u
Ganosporelacton A, B Bảo vệ gan
Triterpenoid

Lucidol A, lucidol
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm
ñau
Nucleotid Anedosin dẫn xuất Chống dị ứng phổ rộng, ñiều hòa miễn dịch
Protein Lingzhi - 8 Ức chế giải phóng histamine
Acid béo Dẫn xuất của acid oleic
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013


Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
6

2.3 Thành phần hóa học trong cơ chất
2.3.1 Mạt cưa cây cao su
Mạt cưa cây cao su thường ñược chọn là cơ chất trồng nấm vì nó có nhiều ñiều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của linh chi, ñặc biệt là nó không có chất dầu hay ñộc
tố. Thành phần mạt cưa cây cao su ñược tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2: Thành phần hóa học trong mạt cưa cây cao su













(*Nguồn: Trần Hữu ðộ, 1999)
2.3.2 Bã mía
Mía là một cây hoang dại thuộc họ lau sậy có nguồn gốc từ Ấn ðộ và là nguồn
nguyên liệu sản xuất ñường saccharose. Bã mía là phần phế phẩm còn lại sau khi lấy
nước ép sản xuất ñường. Bã mía chứa các thành phần dự trữ năng lượng lớn nhưng
không có giá trị cao trong thức ăn do khó bị thủy phân bởi men tiêu hóa của ñộng vật.

Ngoài nước và một phần ñường còn sót lại, bã mía còn có một số thành phần hóa học
trong bảng sau:
Thành
phần
Phần trăm trọng lượng khô
N 1,68 – 0,2
P 0,48 – 0,04
K 1,18 – 0,05
Ca 0,12 – 0,03
Mg 0,04 – 0,01
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

7

Bảng 3: Một số thành phần trong bã mía


(*Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia, 2001)
2.4 Thành phần hóa học trong dưỡng chất
2.4.1 Cám gạo
Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn. Cám gạo chiếm khoảng 10-12% khối
lượng lúa chưa xay xát. Cám là hỗn hợp của lớp vỏ ngoài của hạt gạo và lớp aloron.
Những thành phần ñược thu hồi khi xay xát và chế biến gạo và ñược gọi chung là cám.
Cám có lượng dinh dưỡng rất cao với lượng chất béo chưa bảo hoà cao, vitamin nhóm
E, nhóm B, phylate, kẽm, can xi, kali ñều rất cao, ngoài ra trong cám còn có chức chất
béo omega 3 khá cao. Cám chiếm thì 65% chất dinh dưỡng của hạt gạo, thành thần của
cám có nhiều loại vitamin và chất béo tốt, lại cân ñối và có nhiều xơ dễ tiêu có thể xem

là rất tốt cho cả con người.
Tuy nhiên cám thường ñược cho các loại gia súc và thủy sản ăn chứ không cho
người. Nguyên nhân là do cám có một số enzyme (chất men) nội tại hoạt ñộng rất
mạnh sẽ oxy hóa các nhóm béo chưa no của cám rất nhanh chỉ vài giờ sau khi chế biến
tạo mùi hôi khó chịu. Thêm vào ñó do công nghệ xay xát gạo chưa cao lại ít ñược ñầu
tư theo hướng thu cám sạch nên cám thường lẫn rất nhiều loại tạp chất (vỏ trấu, sạn
ñá….) Do lý do ñó mà hầu hết lượng cám thu ñược thường ñược bà con nông dân
dùng nuôi các loại gia súc, gia cầm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 40 – 45 triệu
tấn cám ñược sản suất và 90% là nằm ở châu Á.

Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
8

Bảng 4: Thành phần hóa học của các loại cám gạo
Thành phần hóa học
(% trọng lượng khô)
Cám gạo tẻ
xay xát loại
1
Cám gạo tẻ
xay xát loại 2

Cám gạo
lau
Cám
gạo nếp
Vật chất khô (%) 87,57 90,27 90,00 87,40

Protein thô (%) 13,00 9,76 12,15 11,20
Lipid thô (%) 12,03 6,76 11,43 12,80
Xơ (%) 7,77 18,56 6,85 7,10
Dẫn xuất không ñạm (NFE)
(%)
46,40 40,10 52,64 47,00
Khoáng (Ash) (%) 8,37 15,09 6,93 9,30
Ca (%) 0,17 0,32 0,28 0,11
Phospho (%) 1,56 0,54 0,17 1,22
(*Nguồn Viện chăn nuôi quốc gia. 2001)
2.4.2 Bột bắp
Bột bắp cung cấp nhiều năng lượng với hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng xơ
thấp. Hàm lượng protein từ 80-120g/Kg tùy thuộc vào từng loại giống bắp, tỷ lệ chất
béo khá cao nên việc bảo quản bột bắp khó hơn. Sau ñây là bảng tóm tắt thành phần
hóa học của một số loại bột bắp.
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

9


Bảng 5: Thành phần hóa học các loại bột bắp
Thành phần hóa học (%
trọng lượng khô)
Hạt
bắp tẻ
trắng
Hạt

bắp tẻ
vàng
Hạt
bắp tẻ
ñỏ
Hạt
bắp
nếp
Cám
bắp
Bột
lõi
bắp
Vật chất khô (%) 86,71 87,30 88,11 88,30 84,60 87,50
Protein thô (%) 8,88 8,90 9,27 8,60 9,80 2,60
Lipid thô (%) 4,20 4,40 4,21 4,70 5,10 1,40
Xơ (%) 2,32 2,70 3,05 3,00 2,20 33,50
Dẫn xuất không ñạm (NFE)
(%)
70,00 69,90 70,08 70,40 65,10 48,60
Khoáng (Ash) (%) 1,31 1,40 1,50 1,60 2,40 1,40
Ca (%) 0,14 0,22 0,09 0,22 0,06 0,10
Phospho (%) 0,30 0,30 0,15 0,33 0,44 0,62
(*Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia. 2001)
2.5 Tình hình sản xuất nấm linh chi trong nước và ngoài nước
Nghề trồng nấm ñược phát triển từ rất lâu trên thế giới chính vì khả năng trị bệnh
của loại nấm này. Ở Châu Âu, nghề trồng nấm rất phát triển và ñã ñược cơ giới hóa
cho các quy trình ñể tối ưu hóa việc sản xuất. Ở Châu Á, trồng chủ yếu theo phương
pháp thủ công nhưng ngày càng ñược cải thiện ñể ñược năng suất và hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, Trung Quốc cho ra sản lượng gần ¾ sản lượng của thế giới còn lại là các

quốc gia khác trong ñó có Việt Nam.
Ở Việt Nam kỹ thuật trồng nấm linh chi ngày càng ñược cải thiện và ñược thiết
lập một trại trồng nấm và bào chế linh chi ở Sài Gòn từ năm 1987. Nấm linh chi ñược
trồng ña số trên cơ chất là mạt cưa cây cao su cùng với một số phụ phẩm nông nghiệp.
Bịch phôi ñược ủ và cho ra quả thể ở các giàn hoặc ñược treo theo từng dây. Sản lượng
nấm cho ra ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng 100 tấn.
Năm 2009, ông Trần Minh Khải (51 tuổi, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng,
Bình Dương) ñã xây dựng hẳn một trang trại diện tích hơn 1.500 m2, mỗi năm cung
cấp hàng tấn nấm ra thị trường (Báo Thanh Niên – Huy Anh).
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
10

Trong cùng năm 2009,

anh Nguyễn Công Thành, việt kiều Hungary bắt ñầu trồng
thử nghiệm lô nấm ñầu tiên tại trại nấm rộng 6.000 m
2
ở tổ 3, ấp Ràng, xã Trung Lập
Thượng, quận Củ Chi, TP.HCM (Trung Dung).
Năm 2010, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên-Huế, ñã sản xuất thành công nấm linh chi, từ mạt cưa của các loại cây có mủ
trắng, nhất là mạt cưa cây cao su rất thông dụng và dễ kiếm trên ñịa bàn
(Theo Báo mới – Quốc Việt).
Một thành công khác, năm 2011, Việc tận dụng mạt cưa gỗ cây cao su có sẵn ở
huyện Dầu Tiếng ( Bình Dương), trang trại Khánh Vân ñã làm phôi nấm sản xuất
thành công nấm Linh Chi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. ( Theo Báo mới)
Cùng năm 2011, tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Kiểm ñịnh, Kiểm

nghiệm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế ñã thực hiện quy trình trồng
nấm linh chi chủ yếu sử dụng mạt cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh
dầu và ñộc tố như: cao su, keo lai, mít, bồ ñề. (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa
Thiên Huế).
Năm 2012, ông ðào Công Hoan (ấp Phước Tân, xã Tân Phước, ðồng Phú) mạnh
dạn ñầu tư 100 triệu ñồng ñể làm 2 trại ñúng quy cách trên diện tích 200m
2
; mua lò áp
suất, mùn cưa cao su và giống nấm từ Bình Dương. Kết quả cho thu nhập cũng khá
cao (Theo báo Bình Phước).
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

11

3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 ðịa ñiểm – thời gian nghiên cứu
ðịa ñiểm tiến hành thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử
Thực Vật, Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh Học, Trường ðại Học Cần
Thơ; Doanh nghiệp tư nhân Nấm Việt (tổ 16, khu vực Bình Trung, ñường Võ Văn
Kiệt, Quận Bình Thủy, Thành phố (Tp) Cần Thơ).
Thời gian: ðề tài thực hiện từ tháng 8/2013 – tháng 11/2013
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu:
Bã mía ñược cung cấp từ doanh nghiệp tư nhân Nấm Việt, mạt cưa cây cao su do
phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử Thực Vật, Viện Nghiên cứu & Phát
triển Công nghệ Sinh Học, Trường ðại Học Cần Thơ cung cấp.
Nấm linh chi do phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử Thực vật, Viện

Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học cung cấp.
Cám gạo, bột bắp ñược thu mua từ cơ sở thức ăn gia súc Hồng Phúc, ñường 30/4
quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Vôi thu mua tại quận Cái Răng thành phố Cần Thơ.
Quy trình trồng nấm linh chi ñược phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử
Thực Vật, Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh Học, Trường ðại Học Cần
Thơ cung cấp.
3.1.3 Thiết bị - dụng cụ - hóa chất:
Thiết bị dụng cụ: Thiết bị vô cơ mẫu, thiết bị chưng cất ñạm, lò nung cao ñộ, tủ ủ,
tủ sấy, tủ cấy, nồi khử trùng, ống nghiệm, ñĩa petri, que cấy, dao cấy, bình hút ẩm,
Hóa chất: NaOH, D_ Glucose, Peptone, Agar, MgSO
4
.7H
2
0, KH
2
PO
4
, H
2
SO
4
0.1N,


N
ồi khử tr
ùng

ðo ñ

ạm

Vô cơ hóa

Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
12

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phân lập giống linh chi
- Mục ñích: tạo nguồn giống nấm linh chi Nhật thuần chủng cung cấp cho các thí
nghiệm tiếp theo.
- Các bước tiến hành:
Tuyển chọn tai nấm linh chi ñể phân lập, tai nấm có hình thái vừa, không bị
sâu, còn tươi nguyên, không quá già hay quá non. Khử trùng bề mặt bằng cồn 70
o
, sau
ñó cắt lấy mảnh nhỏ cấy vào môi trường PDA (Potato - D_glucose - Agar) ñã chuẩn bị
sẵn. Tiếp tục nuôi ủ ở 28
o
C trong 4-6 ngày. Sau ñó tiến hành cấy chuyển nhiều lần
nhằm phân lập ñược sợi nấm thuần và mạnh ñể chuẩn bị cho thí nghiệm tiếp theo.
- Theo dõi ñánh giá: Quan sát ñộ thuần nhất của khuẩn ty (sợi tơ trắng thuần nhất,
kích thước hiển vi là sợi nấm trong suốt có vách ngăn )
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của loại cơ chất ñến năng suất và chất lượng của
nấm linh chi:
- Mục ñích thí nghiệm: Xác ñịnh tỷ lệ cơ chất (mạt cưa cây cao su + bã mía) tối
ưu nhất cho năng suất, chất lượng cao với lượng dinh dưỡng cố ñịnh ñược chọn dựa

vào thí nghiệm của Trần Thị Mỹ Nhung (2012) là 5% cám gạo + 5% bột bắp. Vì tỷ lệ
này cho năng suất tốt.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm (một nhân tố - cơ chất) ñược bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 2 loại cơ chất ñã ñược phối trộn theo các tỷ lệ khác nhau, cùng mức bổ
sung chất dinh dưỡng (5% cám gạo + 5% bột bắp – theo kết quả nghiên cứu của Trần
Thị Mỹ Nhung, 2012) với 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (10 bịch
phôi/1 lần lặp lại). Tổng cộng có 270 bịch phôi. Dưới ñây là các nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: 100% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 2: 20% bã mía + 80% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 3: 30% bã mía + 70% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 4: 40% bã mía + 60% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 5: 50% bã mía + 50% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 6: 60% bã mía + 40% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 7: 70% bã mía + 30% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

13

Nghiệm thức 8: 80% bã mía + 20% mạt cưa + 5% cám gạo + 5% bột bắp
Nghiệm thức 9: 100% bã mía + 5% cám gạo + 5% bột bắp
- Quy trình tóm tắt qua sơ ñồ sau (Lê Duy Thắng , 2006 có ñiều chỉnh)

















Hình 2: Quy trình sản xuất nấm
- Tiến hành
+ Chuẩn bị giống cấp 1
Cấy giống ñã phân lập vào môi trường CM ủ 28-30
o
C ñể tơ lan ñều khắp thu
ñược giống cấp 1.
+ Chuẩn bị giống cấp 2
ðem 1Kg lúa phơi khô, nấu ñến khi hạt lúa vừa nở, sau ñó phơi khô ñến ñộ ẩm
60-65% rồi bổ sung 3% bột bắp và 3% cám gạo so với trọng lượng lúa, cho hỗn hợp
vào túi polypropylene, khử trùng 121
0
C trong 60 phút, lấy ra ñể nguội.
Cơ chất ñem xử lý với nước vôi
(3% ñối với bã mía và 1,5% ñối
với mạt cưa cây cao su)
Giống thuần
Giống cấp 1
Ủ ñống
Giống cấp 2

ðóng bịch , khử trùng
100
0
C trong 10h

Treo và tưới

ớc

Cấy giống vào bịch
phôi

Thu Nấm
Ủ cho ñến khi tơ ñầy bịch phôi
Giống cấp 3
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 – 2013

Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
14

Cắt từng miếng agar (kích thước 3x4cm) từ ñĩa petri (giống cấp 1), chuyển vào
túi chứa lúa ñã ñược xử lí, tiếp tục ủ ở nhiệt ñộ 28-30
0
C cho ñến khi tơ nấm phát triển
tốt và lan sâu vào môi trường hạt lúa thu ñược giống cấp 2. Trong quá trình này chú ý
loại bỏ những túi chứa giống bị nhiễm.
+ Chuẩn bị giống cấp 3
Thân cây khoai mì ñược gọt sạch vỏ, cắt ñoạn 8cm-10cm, phơi khô và xử lý qua
ñêm với nước vôi (3%). Sau ñó vớt ra rửa sạch, nấu cho ñến khi bẻ ñôi que mì thấy

nước thấm vào bên trong là ñạt (khoảng 1h30’), vớt ra trộn với cám gạo và bột bắp (tỷ
lệ bằng nhau) ñể dưỡng chất nhanh chóng bám tối ña vào que mì, sau ñó cho vào túi
polypropylene, khử trùng 121
0
C trong 60 phút, lấy ra ñể nguội.
Cho vài muỗng giống cấp 2 ñã lên tơ nấm chuyển sang túi có chứa que mì vừa
khử trùng ñể nguội, sau ñó ñem ủ ở nhiệt ñộ 28-30
0
C cho ñến khi tơ nấm phát triển tốt
và lan khắp que mì tạo ta ñược giống cấp 3. Chú ý theo dõi sự lan tơ và loại bỏ những
túi bị nhiễm.
+ Tạo bịch phôi
Bã mía ñược trộn với vôi (3%), bổ sung nước ñể ñộ ẩm vừa phải sau ñó ñể thành
ñống và lấy màng nilon ñậy kín lại, ủ trong 3-4 ngày.
Mạt cưa ñược trộn với vôi (1,5%), bổ sung nước ñể ñộ ẩm vừa phải sau ñó ñể
thành ñống và lấy màng nilon ñậy kín lại ủ trong 1 ngày (sau ngày ủ bã mía 2-3 ngày).
Trộn hai cơ chất trên lại với nhau theo tỷ lệ nghiệm thức khảo sát, thêm 5% bột
bắp và 5% cám gạo theo phần trăm khối lượng tổng hai loại cơ chất, bổ sung nước
(nếu ñộ ẩm chưa ñủ) cho vào bịch nilon, nén vừa phải với 1Kg/bịch với ñộ ẩm chừng
50%-70%. ðậy nút bông lại và tiến hành khử trùng ở 100
o
C trong 10h, ñem ra ñể
nguội.
Luận văn tốt nghiệp ðại Học khóa 36 - 2013 Trường ðHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

15



Hình 3: Chuẩn bị bịch phôi.
+ Cấy vào bịch phôi
Bịch phôi ñể nguội 1 ngày, sau ñó cấy giống cấp 3 vào bịch (mỗi bịch 1 que),
dùng bông không thấm ñã ñược khử trùng hơ trên ngọn lửa ñèn cồn và ñậy lại (quá
trình này ñược thực hiện trong tủ cấy). Tiến hành ủ ñến khi tơ lan ñầy bịch, loại bỏ
bịch nhiễm, tháo nút bông và treo lên (mỗi dây 10 bịch).
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm
Nhà trồng: sạch sẽ, thoáng mát và giữ ñược ñộ ẩm (80-95%), ánh sáng nhẹ.
Trước khi treo bịch phôi phải ñược xử lý bằng vôi bột (100g/m
2
) vài ngày.
Trồng và chăm sóc: lúc mới treo sau vài ngày không ñược tháo nút bông và tưới
nước trực tiếp lên bịch phôi, chỉ ñược tưới dưới nền ñể tạo ñộ ẩm. Khi tơ nấm phát
triển mạnh và không nhiễm thì mới ñược tháo nút và tưới phun sương lên bề mặt bịch
phôi (không phun trực tiếp vào phần nút). Theo dõi và loại bỏ bịch nhiễm.

×