Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 66 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC





THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) XEN CANH
TRONG RUỘNG LÚA Ở HUYỆN VŨNG LIÊM
TỈNH VĨNH LONG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC



THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) XEN CANH
TRONG RUỘNG LÚA Ở HUYỆN VŨNG LIÊM
TỈNH VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG
Ths. NGUYỄN HOÀNG THANH




2013
i


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản -
Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc học tập cũng
như các hoạt động văn hóa để tôi có thể trao dồi và hoàn thiện mình trong 4 học
vừa qua.
Đặc biệt tôi gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Dương Nhựt Long, anh Nguyễn
Hoàng Thanh và anh Phạm Huỳnh Tấn đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ và đưa ra những
biện pháp tốt nhất trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo Sở Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Long;
Chi cục Thủy sản huyện Vũng Liêm và các hộ dân trong tỉnh đã chia sẽ những kinh
nghiệm thực tế quý báo trong quá trình khảo sát để tôi hoàn thành tốt luận văn của
mình.
Bên cạnh đó tôi cũng mang ơn chú Tám và chú Sơn đã cùng hợp tác và giúp đỡ tôi
trong quá trình nuôi tôm để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để con
được học tập đến ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn thầy CVHT và tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản Khóa 36,
các bạn đã luôn gắn bó, động viên, giúp đỡ và chia sẽ những hiểu biết trong suốt
quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Ngọc

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man
1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long” được thực
hiện nhằm tận dụng tối đa diện tích mặt nước sẵn có ngoài việc canh tác lúa để
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân góp phần cải thiện cuộc sống của một số
hộ dân trong huyện.
Qua khảo sát 30 hộ nuôi trong huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, kết quả điều tra
cho thấy nguồn con giống được mua từ các công ty sản xuất giống chiếm 100%.
Nguồn nước được 90% người dân lấy trực tiếp từ các con sông hoặc kênh rạch, chỉ
10% có sử dụng ao lắng. Tỷ lệ sống đạt được sau khi nuôi ở mức trung bình
78,4±13,2%. Năng suất trung bình đạt 142,9±109,7 tấn/ha, dao động từ 8,53-377,8
tấn/ha tùy từng đối tượng nuôi. Và lợi nhuận đạt được từ 1 ha nuôi thủy sản thường
27,6±56,7 triệu đồng/ha/vụ (chiếm 83,3% số hộ được phỏng vấn), 16,7% số hộ còn
lại phải chịu thua lỗ nhưng mức độ không cao từ 5,45-60 triệu đồng/vụ. Tỷ suất lợi
nhuận trung bình 15,5%. Mô hình tôm - lúa xen canh được thực hiện ở 2 hộ với
cùng diện tích nuôi 5.000 m
2
, diện tích ao ương 500 m
2
; mật độ tôm nuôi là 3
con/m
2
. Trong 2 tháng ương cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với độ đạm 40% kết
hợp thức ăn tươi sống, những tháng kế tiếp cho tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên
nhưng vẫn bổ sung thêm thức ăn. Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: pH,
nhiệt độ, độ trong, DO, N-NH
4
+
, P-PO

4
3-
mỗi tháng 1 lần. Sau 180 ngày nuôi tôm
đạt khối lượng trung bình 38,1±2,16 g/con ở ruộng 1 và 42,2 ± 24,2 g/con ở ruộng
2. Tỷ lệ sống đạt trung bình 17,2 ± 3,32% (19,5% ở ruộng 1 và 14,8% ở ruộng 2).
Năng suất dao động ở ruộng 1: 216 kg/ha/vụ cao hơn so với ruộng 2: 166 kg/ha/vụ.
Phân tích về hiệu quả kinh tế đạt được thì ruộng 1 thu lợi nhuận 27,83 triệu
đồng/ha/vụ, ruộng 2 là 27,98 triệu đồng/ha/vụ tương đương với mức chi phí 36,39
triệu đồng/ha/vụ (ở ruộng 1) và 32 triệu đồng/ha/vụ (ở ruộng 2).
Mô hình tôm – lúa đạt được đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân so
với sản xuất độc canh cây lúa. Vì vậy, trong những năm tới sẽ tiến hành mở rộng
và phát triển diện tích nuôi, hỗ trợ kỹ thuật để giúp người dân trong huyện có thêm
một phần thu nhập giúp ổn định kinh tế gia đình.






iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Vòng đời của tôm càng xanh 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống 4
2.1.4 Phân biệt giới tính 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.1.7 Đặc điểm sinh thái môi trường 7
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh 8
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước 8
2.2.2 Một số nghiên cứu về mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long 8
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đối tượng thực nghiệm 11
3.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm 11
iv


3.3 Vật liệu trong quá trình thực nghiệm 11
3.4 Phương pháp thực nghiệm 11
3.4.1 Hiện trạng nuôi thủy sản 11
3.4.2 Thực nghiệm nuôi 12
3.4.2.1 Chuẩn bị mương bao để ương tôm giống 12
3.4.2.2 Chuẩn bị hệ thống ruộng nuôi 13

3.4.2.3 Nguồn con giống 13
3.4.2.4 Mật độ thả nuôi 13
3.4.2.5 Quản lý và chăm sóc 14
3.4.2.6 Phòng bệnh 14
3.4.2.7 Thu hoạch 15
3.5 Phương pháp thu, phân tích và xử lý số liệu 15
3.5.1 Các chỉ tiêu thủy lý – hóa 15
3.5.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng 15
3.6 Phương pháp xử ký số liệu 16
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh
Long. 17
4.1.1 Hiện trạng nuôi thủy sản tại huyện Vũng Liêm 17
4.1.2 Thông tin tổng quát về mô hình nuôi thủy sản 17
4.1.3 Đặc điểm về mô hình nuôi thủy sản 19
4.1.4 Quản lý chất lượng nước 20
4.1.5 Thức ăn dùng trong nuôi thủy sản 20
4.1.6 Tổng thu nhập và các chỉ tiêu tài chính cơ bản 22
4.1.7 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của người nuôi trong
các mô hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm. 23
4.1.7.1 Thuận lợi 23
4.1.7.2 Khó khăn 23
4.1.7.3 Đề xuất của người dân trong mô hình nuôi 24
v


4.1.8 Kết quả từ quá trình điều tra tình hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng
Liêm 25
4.2 Thực nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa tại
huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 25

4.2.1 Các yếu tố thủy lý – hóa 25
4.2.1.1 Các yếu tố thủy lý 25
4.1.2.2 Các yếu tố thủy hóa 27
4.3 Tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ sống của tôm càng xanh trong mô hình nuôi
tôm xen canh trong ruộng lúa. 30
4.3.1 Tăng trưởng của tôm càng xanh 30
4.3.2 Năng suất và tỷ lệ sống của tôm trong mô hình nuôi 32
4.3.3 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đạt được từ mô hình nuôi 33
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1 Kết luận 36
5.1.1 Hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 36
5.1.2 Thực nghiệm mô hình nuôi tôm – lúa kết hợp 36
5.2 Đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 41










vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh (trích dẫn bởi Trần Viết

Mỹ, 2009) 5
Bảng 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt
độ 28
0
C) (Sandifer và Smith, 1985, trích Nguyễn Thanh Phương, 2004) 6
Bảng 4.1 Những thông tin cơ bản về mô hình nuôi thủy sản 18
Bảng 4.2 Mô hình và diện tích nuôi thủy sản trong huyện 19
Bảng 4.3 Quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản 20
Bảng 4.4 Nguồn thức ăn và loại thức ăn chính trong nuôi thủy sản qua đợt khảo
sát 21
Bảng 4.5 Các khoảng thu – chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt được qua đợt
khảo sát 22
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm càng xanh qua các tháng nuôi 31
Bảng 4.7 Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi tôm xen canh ruộng lúa 32
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ tôm càng xanh 33
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ mô hình tôm – lúa xen canh 34
















vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Vòng đời tôm càng xanh 3
Hình 3.1 Màu nước trong hệ thống ao ương sau khi xử lý 13
Hình 4.1 Bản đồ huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 17
Hình 4.2 Loại thức ăn chủ yếu trong mô hình khảo sát 21
Hình 4.3 Biến động nhiệt độ của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 25
Hình 4.4 Biến động độ trong của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 26
Hình 4.5 Biến động pH của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 27
Hình 4.6 Biến động DO của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 28
Hình 4.7 Biến động N-NH
4
+
của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 29
Hình 4.8 Biến động P-PO
4
3-
của ruộng nuôi qua các tháng thu mẫu 29
Hình 4.9 Phân cỡ tôm khi thu hoạch 32
Hình 4.10 Các khoảng chi phí cho nuôi tôm càng xanh 34


















viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PL Postlarvea
DO Oxy hòa tan
TB Trung bình
Đvt Đơn vị tính
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TĂCN Thức ăn công nghiệp
VL Vĩnh Long













1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất
trong các loài tôm nước ngọt và là đối tượng có giá trị kinh tế cao nên được nuôi
rất phổ biến hiện nay. Theo FAO (2009), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế
giới năm 2007 đạt 213.000 tấn, ước tình giá trị hơn 943 triệu USD. Châu Á, đặc
biệt là Trung Quốc, được xem là nơi sản xuất tôm càng xanh chủ yếu với 95% tổng
sản lượng tôm càng xanh trên thế giới. Sản lượng tôm càng xanh của Việt Nam đạt
khoảng 3.000 tấn vào những năm 90, tăng lên khoảng 10.000 tấn vào năm 2002
(Phương và ctv, 2006). Năm 2005 diện tích nuôi và sản lượng tôm càng xanh đã
đạt 5.680 ha và 2.760 tấn (Lê Xuân Sinh và ctv., 2006).
Tuy là mặt hàng xuất khẩu đứng sau tôm sú nhưng tôm càng xanh đã mang
lại nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho người dân. Đặc biệt là những hộ dân
vùng nông thôn với nguồn lợi chính thu được từ việc độc canh cây lúa trong cả
nước nói chung và ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng.
Khi nói đến tôm càng xanh thì Đồng Bằng Sông Cửu Long được nhắc đến
nhiều nhất do đây có hệ thống sông ngòi chằn chịt nên tận dụng tối đa diện tích mặt
nước. Bên cạnh đó khí hậu, thời tiết và những điều kiện tự nhiên khác rất thuận lợi
để tôm phát triển. Theo nghị định 09/2000/NQ - CP ra đời vào tháng 6/2000 về
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp cho phép
chuyển đổi những vùng sản xuất lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản là
một hướng mở cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và con
tôm càng xanh nói riêng. Nghị định này là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển nghề nuôi tôm càng xanh của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là

hình thức nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Nhiều hộ nông dân với sự
khuyến cáo và giúp đỡ của các chuyên gia kỹ thuật đã tận dụng được diện tích sẵn
có và những phụ phẩm trong nông nghiệp để đến với mô hình đang trên đà phát
triển này.
Nuôi tôm càng xanh hiện phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các mô hình nuôi khác nhau như: nuôi
thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trong ruộng
lúa, Trong đó, năng suất đạt được từ mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa đạt 184
kg/ha/vụ, nuôi tôm luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ, nuôi trong ao đạt 1,2
tấn/ha/vụ ( Vũ Nam Sơn và ctv., 2003).

2

Riêng tỉnh Vĩnh Long, nuôi tôm kết hợp trồng lúa là mô hình mới đang trên
đà phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, quản lý chất lượng
môi trường nước trong thủy vực nuôi và lợi nhuận thu được từ quá trình nuôi tôm
càng xanh. Từ những vấn đề thực tế trên trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là Khoa
Thủy sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở
huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và
năng suất của tôm cành xanh, làm cơ sở dữ liệu xây dựng quy trình nuôi tôm càng
xanh xen canh trong ruộng lúa ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.
1.3 Nội dung của đề tài
 Khảo sát tình hình nuôi thủy sản trong các xã ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh
Long.
 Theo dõi các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến mô hình nuôi tôm càng xanh.
 Theo dõi tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất của tôm càng xanh trong mô hình
lúa - tôm xen canh.

 Hạch toán hiệu quả của mô hình nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa.
1.4 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 11/2013












3

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Vị trí phân loại
Tôm càng xanh có tên tiếng Anh là Giant prawn. Tên khoa học là
Macrobrachium rosenbergii có đặc điểm phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacean
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Phân bộ: Caridae
Họ: Palaemonidae

Giống: Macrobrachium
Loài: M. rosenbergii de Man 1879
2.1.2 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 2.1 Vòng đời tôm càng xanh
(www.google.com.vn)

4

Tôm càng xanh trưởng thành sống trong các kênh, rạch, ao, hồ nước ngọt.
Đến mùa sinh sản chúng bắt cặp, đẻ trứng, trứng bám vào thành bụng của tôm mẹ
và tôm mang trứng di cư ra vùng nước lợ cửa sông để đẻ (nước có độ mặn
6-18
o
/
oo
). Ấu trùng nở ra sống phù du, đuôi hướng về phía trước, bụng ngửa lên
trên và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Ấu trùng phát triển và
biến thái thành tôm bột sống trong môi trường nước lợ 1-2 tháng . Sau đó, chúng di
chuyển ngược dòng vào vùng nước ngọt và sinh sống đến khi trưởng thành
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2012).
2.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, tập trung ở Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu khu vực từ
Châu Úc đến tân Nuinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Tôm phân bố ở hầu hết các thủy
vực nước ngọt rộng nội địa như sông, hồ, kênh, đầm hay cả các thủy vực nước lợ
khu vực cửa sông. Ngoài các vùng phân bố tự nhiên trên, tôm còn được di nhập và
nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ
yếu các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thủy vực

độ mặn 18
o
/
oo
hay đôi khi cả 25
o
/
oo
vẫn có thể tìm thấy tôm xuất hiện (Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009). Tùy từng thủy vực với điều kiện môi
trường và mùa vụ khác nhau mà tôm xuất hiện với kích cỡ, khả năng thành thục
khác nhau.
2.1.4 Phân biệt giới tính
Trong quá trình nuôi đến một giai đoạn nhất định có thể phân biệt tôm đực
và cái một cách dễ dàng thông qua một số đặc điểm bên ngoài:
Tôm đực có kích thước lớn hơn tôm cái cùng thời gian nuôi, đầu ngực to,
khoang bụng hẹp, đôi càng thứ hai to, dài và thô. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất
hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70
mm. Lỗ sinh dục nằm ở gốc chân ngực thứ năm. Ngoài ra, mặt bụng của đốt bụng
thứ nhất có điểm cứng ở giữa.
Tôm cái có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng
thon, nhẵn. Khi đến tuổi thành thục thì tấm bụng thứ nhất, thứ hai và thứ ba của
tôm cái dài và mở rộng hình thành buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng này bắt đầu
khi tôm đạt chiều dài tổng cộng 95 mm. Lỗ sinh dục của tôm cái nằm ở gốc chân
ngực thứ ba có lớp màng mỏng bao phủ. Tôm cái đến giai đoạn trưởng thành thì
trên các chân bụng và chân ngực xuất hiện nhiều lông tơ để giữ trứng khi tôm đẻ và
ấp (Nguyễn Thanh Phương, 2004).


5


2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là loài sống đáy nên tính chọn lọc thức ăn trong tự nhiên
không cao. Đây là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là
các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, các mảnh vụn, mùn bã hữu
cơ và các khoáng (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Ngoài ra, trong điều kiện nuôi cần
bổ sung thêm một lượng lớn thức ăn công nghiệp ở dạng viên được phối chế bằng
các nguyên liệu với hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, cụ thể được thể hiện trong
bảng 2.1. Theo tính toán khoa học, hàm lượng đạm tối ưu của tôm từ 27-35%, chất
béo 6-7,55%, Canxi 2-3%, Phospho 1-1,5%, Cellulose 3-5% và bổ sung thêm một
lương nhỏ vitamin và khoáng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2009).
Bảng 2.1 Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh (trích dẫn bởi Trần
Viết Mỹ, 2009)
Nguyên liệu
Tỷ lệ (%)
Bột cá
25
Bột đậu nành
20
Cám gạo
35
Bột mì
10
Bột xương
2
Bột lá gòn
5
Premix
2
Dầu

1
Tôm càng xanh là loài có đặc tính bắt mồi chủ yếu bằng cơ quan xúc giác,
chúng dùng đôi râu quét ngang trong lúc di chuyển và dùng đôi chân ngực để tìm
kiếm và kẹp thức ăn. Vì vậy hình dạng, mùi vị và kích thước của viên thức ăn đóng
vai trò quan trọng trong việc kích thích tính bắt mồi của tôm. Tôm càng xanh
thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao,
dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Do có tính tham ăn và thường tập trung để
tranh giành thức ăn, nếu không cung cấp đủ lượng và phân bố thức ăn đều trong ao
nuôi thì chúng hay ăn thịt lẫn nhau, nhất là khi lột xác.


6

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Giống như các loài giáp xác khác, sự tăng trưởng về chiều dài của tôm càng
xanh không liên tục mà theo hình bậc thang. Ở giai đoạn đầu tôm với trọng lượng
nhỏ sẽ có mức tăng trọng lớn, càng lớn mức độ càng thấp nhưng trọng lượng đạt
lớn (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Thường thì tôm lột xác 2-3 lần trong một tháng
tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất lượng thức ăn và giai đoạn tuổi. Trong
giai đoạn tôm bột đến đạt kích cỡ 30-50 g sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái
tương đương nhau. Nhưng khi có sự phân biệt rõ về giới tính, tôm đực sinh trưởng
nhanh hơn và gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi (Nguyễn Thanh Phương,
2009).
Quá trình lột xác của tôm càng xanh chia làm bốn giai đoạn:
 Giai đoạn tiền lột xác
 Giai đoạn lột xác
 Giai đoạn hậu lột xác
 Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác
Chu kỳ lột xác (thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp) tùy thuộc vào giới tính,
tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, yếu tố môi trường và đặc biệt là kích cỡ

của tôm.
Bảng 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt
độ 28
0
C) (Sandifer và Smith, 1985, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và
ctv., 2004)
Trọng lượng (g)
Số ngày giữa các lần lột xác
2-5
9
6-10
13
11-15
17
16-20
18
21-25
20
26-35
22
36-60
22-24


7

2.1.7 Đặc điểm sinh thái môi trường
Tôm càng xanh tuy là loài ăn tạp, sống chủ yếu ở tầng đáy nhưng chúng đòi
hỏi rất cao về điều kiện môi trường. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh:

Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm dao động
trong khoảng 26-31
0
C (Sandifer and smith, 1985), tốt nhất là 28-30
0
C. Nhiệt độ
thấp dưới 13
0
C hay trên 38
0
C gây chết tôm. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22-33
0
C thì
các hoạt động sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao thường
làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
pH
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) pH thích hợp nhất cho sinh trưởng
của tôm từ 7,0-8,5. pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các
giai đoạn. Khi gặp môi trường có pH thấp (nhỏ hơn 5) tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ,
mang đổi màu và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó.
Đạm
Đạm Amon và đạm Nitrit rất độc đối với tôm càng xanh và các loài thủy sản
nói chung. Hàm lượng đạm nên được duy trì ở mức dưới 0,1 ppm đối với đạm
Nitrit và dưới 1ppm đối với đạm Amon. Theo Chin và Chen (1987) (trích dẫn bởi
Trương Quốc Phú, 2005) nồng độ NH
3
ở mức 0,09 mg/l sẽ làm giảm sự sinh
trưởng của tôm càng xanh. Nồng độ NH
3

tăng khi pH và nhiệt độ tăng.
Độ mặn
Tôm càng xanh là loài có vòng đời chủ yếu sống trong vùng nước ngọt nhưng
độ mặn có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ sinh sản của tôm. Giai đoạn ấu trùng
cần độ mặn 6-16
o
/
oo
, tốt nhất 10-12
o
/
oo
. Các giai đoạn tôm lớn hơn cần độ mặn thấp
dưới 6
o
/
oo
. Ở độ mặn 2-5
o
/
oo
tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 0
o
/
oo
và nhanh
hơn nhiều so với ở 15
o
/
oo

. Trong ao nuôi tôm, độ mặn tốt nhất < 10
o
/
oo
(Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009).
Oxy hòa tan
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong nước. Nó
rất cần thiết đối với đời sống của thủy sinh vật nói chung và đặc biệt là tôm càng
xanh (Trương Quốc Phú, 2005).
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009) nhu cầu Oxy cho hô
hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát triển của tôm, nhiệt độ,

8

độ mặn… Đối với tôm con, oxy tối thiểu phải trên 2,1 ppm ở nhiệt độ 23
0
C, trên
2,9 ppm ở 28
0
C và 4,7 ppm ở 33
0
C. Tôm lớn cần nhiều Oxy hơn tôm nhỏ.
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước
Ở nước ta trước năm 1975, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tôm càng xanh
nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ tổng kết các tài liệu trên thế giới và một số
kinh nghiệm của nông dân nhằm phục vụ cho việc khai thác.
Sau năm 1975, nghề nuôi tôm càng xanh bắt đầu phát triển mô hình nuôi
trong cả nước và đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng sản lượng tôm

nuôi trong năm đầu đạt 1.000 tấn, đến năm 1985 đã tăng lên 15.000 tấn (Aquatic
Farm, 1989).
Hiện nay, nghề nuôi tôm càng xanh phát triển rộng ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long với diện tích nuôi đạt gần 5.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng
Tháp, An Giang,Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu và Tiền Giang với nhiều
hình thức nuôi: nuôi trong ao, nuôi đăng quầng, nuôi trong mương vườn và đặc biệt
là việc tận dụng diện tích ruộng lúa để nuôi tôm - lúa kết hợp. Diện tích nuôi tôm
càng xanh tăng nhanh nhờ chủ động được nguồn con giống với kỹ thuật sinh sản
nhân tạo đang được phổ cập, nông dân làm chủ kỹ thuật nuôi bảo đảm thành công,
đầu ra con tôm càng xanh hấp dẫn cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với
trồng lúa năng suất cao kiểu độc canh 2-3 vụ/năm. Theo Trần Thanh Hiền và ctv
(1998), năng suất đạt được từ mô hình tôm - lúa không cao (100-300 kg/ha/vụ) so
với mô hình nuôi trong ao (500-1.200 kg/ha/vụ) và nuôi đăng quầng (1.200-5.000
kg/ha/vụ) nhưng nó mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển canh tác tôm -
lúa. Hiện nay, diện tích mô hình này khoảng 160.000 ha, dự kiến năm 2015 đạt
180.000 ha. Đến năm 2020, nếu diện tích tôm - lúa đạt 200.000 ha, chúng ta sẽ có
thêm khoảng 800.000 tấn lúa (Thủy sản Việt Nam).
2.2.2 Một số nghiên cứu về mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long
a) Nuôi tôm càng xanh trong ao đất
Theo Dương Nhựt Long và ctv., (2006) với mô hình nuôi tôm công nghiệp trong ao
đất ở huyện Mỏ Cày với mật độ 40 con/m
2
đạt tỉ lệ sống 29,3%, năng suất 3,53
tấn/ha. Trong khi đó ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre với cùng mật độ nuôi này cho
tỉ lệ sống thấp hơn 16,9% đạt năng suất đạt 1,5 tấn/ha.
Mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất ở huyện Hồng Dân tỉnh Bạc
Liêu với mật độ thả nuôi 30 con/m
2

trên

tổng diện tích 3.000 m
2
. Sau 6 tháng nuôi,

9

tôm khối lượng trung bình là 39,0 g/con đạt lợi nhuận 40,6 triệu đồng/ao (Danh
Sầm Bách, 2013).
Nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất và ao đất ở huyện Vĩnh Lợi và
Gia Rai tỉnh Bạc Liêu với mật độ nuôi 40 PL/m
2
. Sử dụng kết hợp giữa thức ăn
viên công nghiệp và thức ăn tươi sống với tỉ lệ 3:7. Sau 3,5 tháng nuôi, tôm đạt
khối lượng 27,9-35,2 g/con (Trịnh Văn Chiết, 2009).
b) Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa
Nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa với mật độ 10 PL/m
2
. Sau 2
năm, năng suất tôm dao động 467-818 kg/ha, lợi nhuận đạt từ 12,1-32,2 triệu
đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv., 2011).
Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện Thoại Sơn tỉnh An
Giang với mật độ thả 5-7 con/m
2
(kích cỡ tôm giống PL
15
). Tiến hành ương tôm PL
trong vòng 1,5 tháng rồi đem thả vào ruộng, sau 6 tháng nuôi tôm đạt tỷ lệ sống
37-57%, kích cỡ tôm thu hoạch 15,7-17,4 cm, năng suất đạt 1.017-1.253 kg/ha/vụ,

lợi nhuận thu được từ 20-30 triệu đồng/ha/vụ (Trần Tấn Huy, 2001).
Cũng với mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện Tam Nông
tỉnh Đồng Tháp. Tôm được thả nuôi với các mật độ khác nhau 9, 12 và 15 con/m
2
.
Trần Văn Hận (2010) đã thực hiện thành công đề tài luận văn của mình với nãng
suất tôm đạt được dao động từ 2.056-2.906 kg/ha, lợi nhuận đạt 49,2-87,1 triệu
đồng/ha.
Năm 2006 và 2007 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với sở
Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp thực hiện đề tài nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa với 3 mật độ khác nhau 6, 9 và 12 con/m
2
tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp. Kết quả cho thấy ở mật độ nuôi 12 con/m
2
thì thích hợp cho vùng ngập lũ
sâu tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, với năng suất đạt 2.043 kg/ha, hiệu quả
kinh tế: lợi nhuận 83,6 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 87% (Dương Nhựt Long
và ctv., 2009).
c) Nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa
Thực nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh trên nền đất lúa vào mùa khô ở
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với kích cỡ tôm giống 0,1 g/con, sau 6 tháng
nuôi trọng lượng tôm đạt trung bình 49,8 g/con, tỉ lệ sống 28% với năng suất 1.340
kg/ha mang lại cho hộ nuôi nguồn lợi nhuận 43,8 triệu đồng/ha (Huỳnh Tấn Phát,
2009).
Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa tai huyện Hồng
dân tỉnh Bạc Liêu với mật độ thả nuôi từ 0,5-0,95 con/m
2
, tỉ lệ sống đạt 11,9-
19,2% cho năng suất 87,7-195 kg/ha (Sơn Hồng Hoa, 2013).


10

Trong mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở
xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn). Mô hình được tiến hành tại 6 hộ dân theo hai
hình thức nuôi tôm truyền thống có cải tiến 1 vụ lúa (3 tháng) +1 vụ tôm (6 tháng),
mật độ thả 15 con/m
2
và mô hình mới 1 vụ lúa (3 tháng) +1 vụ tôm toàn đực (3
tháng), mật độ thả 4 con/m
2
. Kết quả cho thấy, tôm nuôi tăng trưởng dao động từ
50,5-73,8 g/con, trọng lượng tôm nhỏ nhất 20 g/con, trọng lượng tôm lớn nhất 142
g/con; tỷ lệ tôm sống dao động từ 30-36%, năng suất đạt từ 1,34-1,6 tấn/ha/vụ,
vượt từ 30 - 60% so với dự kiến ban đầu. Người nuôi thu lợi nhuận từ 79,2-135,7
triệu đồng/ha/vụ tùy mô hình (www.agroviet.gov.vn).
Kết quả của mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng
lúa với mật độ 2 con/m
2
, diện tích thực nghiệm 100 m
2
. Tỉ lệ sống đạt 62%, năng
suất tôm thu hoạch 412 kg/ha. Lợi nhuận thu được là 9,25 triệu đồng/ha, hiệu suất
sử dụng đồng vốn 1,58% (Lam Mỹ Lan và ctv., 2008).
Kết quả điều tra thực tế về mô hình nuôi tôm càng xanh ở huyện Tam Bình
tỉnh Vĩnh Long năm 2002 cho thấy trong tổng số 30 hộ nuôi tôm, đã có đến 57% số
hộ có lời, số hộ còn lại phải chịu thua lỗ. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của
các bước chuẩn bị công trình nuôi, Việc cho ăn và quản lí môi trường nuôi còn
nhiều hạn chế, chi phí con giống cao (chiếm 67% tổng vốn đầu tư), tỉ lệ sống thấp,
tôm đạt kích cỡ thương phẩm nhỏ nên năng suất tôm khi thu hoạch thấp (Lê Quốc

Việt, 2005).














11

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng được nghiên cứu là tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
3.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 11/2013 tại 2 ruộng ở huyện
Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.
3.3 Vật liệu trong quá trình thực nghiệm
Những vật liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài là:
 Rễ cây thuốc cá sử dụng trong quá trình cải tạo ao
 Vôi (CaO, CaCO
3
) bón khi cải tạo ao và ổn định pH

 Formol thương mại dùng để sát trùng đáy ao
 Tôm giống: tôm càng xanh loại Postlarve 12 (PL
12
)
 Ruộng nuôi mỗi ruộng với diện tích 5.000 m
2

 Ao ương: 500 m
2

 Thức ăn: thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cá tạp), thức ăn công nghiệp
 Sàng cho tôm ăn
 Dụng cụ xác định các chỉ tiêu thủy lý - hóa: nhiệt kế, đĩa secchi, bộ Test Sera
 Dụng cụ thu mẫu và thu hoạch tôm: chài, lưới kéo
 Cân điện tử
3.4 Phương pháp thực nghiệm
3.4.1 Hiện trạng nuôi thủy sản
Tiến hành điều tra thực tế bằng các mẫu câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị trước
(được trình bày cụ thể ở phụ lục A1). Biểu mẫu được viết với nội dung là những
câu hỏi có liên quan đến thông tin về cá nhân người nuôi, các vấn đề về kỹ thuật và
hiệu quả kinh tế đạt được từ mô hình. Từ đó rút ra những nhận xét và kết luận quan
trọng phục vụ cho quá trình thực nghiệm nuôi.
Thông tin thứ cấp
Nguồn tài liệu về thông tin thứ cấp được thu thập từ những báo cáo tổng kết
cuối năm của ban ngành có liên quan đến vùng nuôi và đối tượng đang tiến hành

12

thực nghiệm của Phòng Nông Nghiệp huyện Vũng Liêm. Ngoài ra, tiến hành tham
khảo những tài liệu nghiên cứu mới đây về tình hình nuôi thủy sản vùng Đồng

Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng (các thông số về diện
tích, sản lượng và các mô hình nuôi thủy sản của tỉnh).
Thông tin sơ cấp
Điều tra 30 hộ nuôi thủy sản tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Phương
pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ thông qua mẫu câu hỏi đã
sọan sẵn. Các thông tin quan trọng sẽ ghi nhận bao gồm:
 Thông tin chung về nông hộ: lao động, trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật.
 Mô hình nuôi, diện tích, cách thiết kế ao nuôi, kinh nghiệm nuôi.
 Mùa vụ và thời gian nuôi.
 Mật độ thả nuôi, nguồn con giống, kích cỡ giống, thức ăn.
 Các khâu chăm sóc, quản lý như: chế độ thay nước, cho ăn, khẩu phần ăn,…
 Kích cỡ thu hoạch, tỷ lệ sống, năng suất.
 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: chi phí, thu nhập, lợi nhuận.
 Thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi.
 Đề xuất và mong muốn của người nuôi trong thời gian tới.
3.4.2 Thực nghiệm nuôi
Tiến hành nuôi với 2 ruộng, mỗi ruộng có diện tích 5.000 m
2
, có hệ thống
mương bao xung quanh với diện tích 500 m
2
.
Mương bao rộng 2 m sâu 1,2-1,5 m tùy thuộc vào lượng nước cung cấp trong
quá trình nuôi.
3.4.2.1 Chuẩn bị mương bao để ương tôm giống
Xây dựng mương bao với diện tích 500 m
2
xung quanh ruộng nuôi, được
ngăn cách bằng bờ đất để dễ quản lý và chăm sóc. Thả tôm ương nuôi trong mương
2 tháng để tôm thích nghi và tăng trưởng tốt với điều kiện môi trường mới.

Sên vét lớp bùn đáy trong mương bao, lắp hang cua, lỗ mọi để tránh rò rĩ
nước trong quá trình ương. Đăng lưới xung quanh bờ bao đề phòng địch hại. Tát
cạn mương, rãi vôi công nghiệp (CaCO
3
) với liều lượng từ 15-20 kg/100m
2
, phơi
đáy mương bao từ 5-7 ngày (tùy thuộc vào chất đất). Sau khi thấy đất đã nứt chân
chim thì tiến hành cấp nước (độ sâu mực nước 0,8-1,0 m) . Trong quá trình cấp
nước, sử dụng lưới lọc với kích cỡ mắc lưới khoảng 1 mm để ngăn chặn trứng của

13

cá tạp vào mương làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, dinh dưỡng và tỉ lệ
sống của tôm.

Hình 3.1 Màu nước trong hệ thống ao ương sau khi xử lý
3.4.2.2 Chuẩn bị hệ thống ruộng nuôi
Sau 2 tháng ương tôm tiến hành cải tạo ruộng nuôi, chuẩn bị đưa tôm ra
ruộng.
Dọn sạch rơm rạ, cây cỏ trong ruộng lúa vụ trước. Cho nước vào ngập ruộng
ngâm vài ngày rồi xả bỏ nước bẩn. Sau khi đã cải tạo ruộng, rãi vôi xung quanh bờ
bao với liều lượng như ao ương để diệt tạp và tạo hệ đệm làm cho giá trị pH nước
ổn định, thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Phơi mặt ruộng 1-2
ngày, cung cấp nước, mực nước dao động từ 0,2-0,3 m. Sau đó đào một khoảng bờ
nhỏ ngăn cách giữa ao ương và ruộng khoảng 0,5 m để tôm lên ruộng nuôi.
3.4.2.3 Nguồn con giống
Giống tôm càng xanh có chất lượng tốt được cung cấp từ trại sản xuất giống ở
Cần Thơ. Tôm giống là PL
12

và có chiều dài từ 0,8-1,0 cm/con, tôm khỏe, đồng cỡ,
trong trẻo, hoạt động nhanh nhẹn, phản ứng nhanh với tiếng động, bơi ngược nước
và bám xung quanh thành các thau - bể.
3.4.2.4 Mật độ thả nuôi
Thả ương 15.000 PL vào mương bao với mật độ 3 con/m
2
. Đặt bao tôm
giống trong nước từ 10-15 phút để nhiệt độ cân bằng trong và ngoài bao tránh hiện

14

tượng tôm bị sốc. Ra giữa mương tiến hành mở miệng bao để tôm ra ngoài dần.
Thả PL vào lúc sáng sớm.
3.4.2.5 Quản lý và chăm sóc
Thức ăn
Ở giai đoạn ương trong ao, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp với hàm lượng
đạm 40%. Cho tôm ăn 4 lần trong ngày vào lúc 6, 11, 17 và 21 giờ để cung cấp đủ
hàm lượng dinh dưỡng. Lượng thức ăn cung cấp thay đổi theo sự tăng trọng của
tôm. Cho tôm ăn trên sàng (1 sàng/ao) sau khoảng nửa giờ, quan sát sàn để kiểm
tra còn thức ăn hay không. Nếu thấy thức ăn đã hết thì lần cho ăn sau bổ sung thêm
và thấy còn dư thì giảm bớt lại.
Khi chuyển ra ruộng nuôi, cho tôm ăn chủ yếu là thức ăn tự nhiên (cá tạp, ốc
bươu vàng,…). Tôm ăn 2 buổi trong ngày: lần ăn vào 6 giờ có kết hợp thêm một
lượng thức ăn công ngiệp để tăng thêm mùi, kích thích sự bắt mồi của tôm và cho
ăn vào lúc 21 giờ với thành phần là thức ăn tự nhiên.
Trong thời gian nuôi, khi thấy nước ruộng không tốt, nhiệt độ, pH thay đổi
đột ngột, tôm đang trong quá trình lột xác thì giảm lượng thức ăn cung cấp cho
tôm.
Quản lý môi trường nuôi
Tôm càng xanh là loài rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường nước.

Cần giữ mực nước ổn định 0,2-0,3 m so với mặt ruộng. Tháng đầu ương tôm hạn
chế thay nước nhằm tạo môi trường nước ổn định tránh tôm hao hụt. Sau tháng thứ
2 trở đi tiến hành thay nước 2 lần/tháng (chọn khi triều cường). Hạn chế việc sử
dụng thuốc trừ sâu, đến khi thật cần thiết phải sử dụng thì hạ nước từ từ để tôm
xuống mương bao, sau 3-4 ngày dâng nước tạo điều kiện cho tôm lên ruộng trở lại.
Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường: pH, Oxy và màu nước để điều chỉnh
thích hợp. Trong quá trình nuôi giăng thêm lưới để diệt cá tạp. Sau khi thu hoạch
lúa, tiến hành dâng nước ngập mặt ruộng khoảng 70 cm tạo điều kiện thuận lợi để
tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên.
3.4.2.6 Phòng bệnh
Tôm càng xanh là loài ít bệnh trong suốt vụ nuôi, nhưng để phòng ngừa dịch
bệnh cho tôm càng xanh: trước đợt thả giống cần kiểm tra chất lượng con giống,
nếu không có xuất hiện mầm bệnh mới tiến hành thả giống. Trong quá trình nuôi
theo dõi khả năng bắt mồi. Thường xuyên quan sát lượng thức ăn tôm ăn trong
ngày để điều chỉnh lại cho thích hợp. Không để cho thức ăn quá thừa hoặc quá
thiếu vì đây điều là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tôm càng
xanh. Thức ăn tươi sống cần đảm bảo vệ sinh trong khâu sơ chế, không sử dụng ốc

15

bươu vàng hay cá tạp đã bị thối. Thức ăn công nghiệp còn trong thời gian sử dụng,
không bị ẩm mốc,…Bổ sung thêm khoáng chất và vitamin C trong quá trình cho ăn
với thời gian thích hợp để tôm tăng trưởng nhanh hơn, sức đề kháng tốt hơn. Đặc
biệt là luôn duy trì chất lượng nguồn nước ổn định.
3.4.2.7 Thu hoạch
Sau 4 tháng nuôi sử dụng chài thu tỉa những con tôm cái mang trứng và tôm
xanh, càng sào để bán. Tôm đực, tôm nhỏ thả lại nuôi. Đến tháng thứ 6, hạ nước
ruộng xuống và tiến hành tát cạn mương bao để thu hoạch toàn bộ tôm còn lại
trong ruộng.
3.5 Phương pháp thu, phân tích và xử lý số liệu

3.5.1 Các chỉ tiêu thủy lý - hóa
Các yếu tố về môi trường được thu mẫu 1 tháng/lần. Thời gian thu mẫu bắt
đầu vào buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ.
 Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
 Độ trong đo bằng đĩa Secchi
 DO, pH, N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
được kiểm tra nhanh tại địa điểm thu bằng bộ Test
Sera và kết quả quan sát dựa theo bảng so màu.
3.5.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng
Thu tôm để kiểm tra 1tháng/lần bằng cách thu ngẫu nhiên 30 con/lần thu, thu
nhiều địa điểm trong ao. Tháng đầu sử dụng lưới kéo để thu mẫu tôm, những tháng
kế tiếp thì sử dụng chài. Dùng lưới kéo hoặc chày ít nhất ở 4 địa điểm trong mô
hình nuôi để lấy số liệu trung bình. Mẫu tôm thu về dùng để kiểm tra trọng lượng,
chiều dài, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất thu được từ mô hình nuôi.
Tốc độ tăng trưởng:
DWG (g/ ngày) = (W
c
- W
đ
)/t
Trong đó:
W
c
: khối lượng cuối (g)
W

đ
: khối lượng đầu (g)
t: thời gian nuôi (ngày)
Tỉ lệ sống :
Tỷ lệ sống (%) = (số cá thể cuối/ số cá thể ban đầu)*100

×