Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Định lượng gama ala niệu để đánh giá độ nhiễm chì ở một số học sinh tại một làng nghề tái chế kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 39 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
LÊ THỊ BÍCH HổNG
ĐỊNH LƯỢNG ô - ALA NIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHIỄM c h ì
ở MỘT SỐ HỌC SINH TẠI MỘT LÀNG
NGHỀ TÁI CHÊ KIM LOẠI
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 57, 2002 - 2007)
Người hướng dẫn
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện
PGS. TSKH Lê Thành Phước
Tiến sĩ Đặng Minh Ngọc
Bộ môn Hoá vô cơ
Viện Y Học Lao Động và Vệ sinh môi trưòmg
10/2006 - 5/2007
Hà Nội, 5 - 2007
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng của mình, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới;
PGS.TSKH. Lê Thành Phước
TS. Đặng Minh Ngọc
người thầy,người cô đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Vô cơ, các cán bộ
Viện Y Học Lao Động và Vệ sinh môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin được dành tất cả những lời yêu thương tới bố mẹ và những người thân,
người bạn của tôi vì tất cả sự quan tâm, chia sẻ đã dành cho tôi.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Lê Thị Bích Hồng
MUC LUC


Trang
ĐẶT VÂN ĐỂ 1
PHẦN 1 - TỔNG QUAN 3
1.1. Chì và tính chất của chì 3
1.2. Chì trong môi trường 3
1.2.1. Nguồn gốc 3
1.2.2. Những nghề nghiệp có nguy cơ tiếp xúc với chì 4
1.3. Chì trong cơ thể 5
1.3.1. Sự phơi nhiễm chì từ môi trường 5
1.3.2. Dược động học của chì 7
1.3.2.1. Hấp thu 8
1 .3.2.2. Phân bố và tích lũy 8
1.3.2.3. Thải trừ 9
1.4. Cơ chê gây độc và tác hại của chì 9
1.4.1. Trên hệ tạo máu 11
1.4.2. Trên hệ tim mạch 12
1.4.3. Trên hệ thần kinh 13
1.4.4. Trên thận và các cơ quan khác 13
1.5. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán thâm nhiễm chì, nhiễm 13
độc chì
1.6. Thuốc điều trị 16
PHẦN 2 - THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ 18
2.1. Đối tưọtig nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp đánh giá kết quả 20
2.3. Phương pháp thực nghiệm 20
2.4. Hóa chất, trang thiết bị 22
2.4.1. Hóa chất 22
2.4.2. Dụng cụ, trang thiết bị 23
2.5. Cách tiến hành 23
2.5.1. Chuẩn bị nhựa và cột 23

2.5.2. Cách lấy mẫu 24
2.5.3. Bảo quản mẫu 24
2.5.4. Xây dựng đường chuẩn 24
2.5.5. Tiến hành định lượng 26
2.6. Kết quả khảo sát một sô mẫu nước tiểu 27
2.7. Nhận xét, bàn luận 29
KẾT LUẬN 32
TÀI LIÊU THAM KHẢO
ĐẶT VÂN ĐỂ
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nói chung,
khu vực nông thôn nói riêng, các làng nghề có tác dụng rất lớn đối với sự chuyển
biến cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đa số các cơ
sở sản xuất trong làng nghề là quy mô hộ gia đình. Nhìn chung các làng nghề Việt
Nam đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hoá phong phú, góp phần giải quyết
việc làm và tạo thu nhập cho người dân. Tuy nhiên do việc phát triển các làng nghề
ở nước ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu
đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp vì vậy, ở nhiều làng nghề vấn đề ô
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển và hoàn
chỉnh các chức năng của cơ thể.
Theo các tác giả nước ngoài trong các chất ô nhiễm môi trường thì chì là một
trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể con
người. Từ sản xuất và tiêu dùng, chì được thải ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước,
không khí. Từ môi sinh, chì xâm nhập vào cơ thể gây tác hại lên hệ thống tạo máu,
thần kinh, nội tiết, tim mạch, tiêu hoá, sinh sản, xương khớp. So với người lớn lượng
chì được hấp thu ở trẻ em cao gấp 4 - 5 lần và các số liệu dịch tễ hiện đại đã chứng
minh rằng chì vô cơ có ảnh hưởng bất lợi lên sức khoẻ của trẻ em như ảnh hưởng
đến phát triển thể lực, sinh lý, giảm cường độ tổng hợp Hem gây thiếu máu, ức chế
và gây rối quá trình truyền tin ở Synap do đó ảnh hưcmg lâu dài tới sự phát triển
mạng lưới thần kinh ở trẻ nhỏ làm suy giảm trí nhớ ở các độ tuổi

Việc xác định hàm lượng chì trong cơ thể là rất cần thiết giúp cho cán bộ y tế
phát hiện sổm nguy cơ độc hại để có biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời, bảo vệ
sức khoẻ người lao động, đề xuất những giải pháp cải thiện điều kiện lao động và
môi trường.
Phưcmg pháp định lượng acid ô - aminolevulinic (ô - ALA) niệu là một nghiệm
pháp được tiến hành song song với việc xác định chì niệu. Xác định hàm lượng ỏ -
ALA niệu là một test nhạy, đặc hiệu trong việc phát hiện tổn thương sinh học do chì.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Định lượng ô - ALA niệu để đánh giá độ nhiễm chì ở một sô học sinh tại
một làng nghề tái chê kim loại “
với hai mục tiêu sau:
1. Hiểu và thực hành được phương pháp định lượng ỏ - ALA trong nước tiểu.
2. Áp dụng phương pháp trên tiến hành định lượng ô - ALA trong nước tiểu của
một số học sinh tại một làng nghề tái chế kim loại nhằm khảo sát mức độ
nhiễm chì.
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. Chì và tính chất của chì: [6], [12], [20]
Ký hiệu hoá học của chì: Pb
Tên quốc tế : Plumbum
Số thứ tự trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: 82
Nguyên tử lượng ; 207,21
Cấu hình electron lớp ngoài cùng : 6 s'6 p'
Nhiệt độ nóng chảy : 3 27 ° c
Nhiệt độ sôi : 175l''C
Phần trăm trong vỏ trái đất: 1.10'^
ở nhiệt độ 550 - 600°c chì đã bay hơi. Khi tiếp xúc với không khí, hơi chì biến
thành chì oxyd rất độc. Trong không khí chì kim loại bị oxy hóa tạo ra lớp màng
oxyd bảo vệ. Bản thân nước không tác dụng với chì nhưng khi có mặt trong không
khí thì chì bị nước phân huỷ dần tạo ra lớp hydroxyd:
2Pb + O2 + 2 H2O = 2 P b (0H )2

Khi tiếp xúc với nước cứng chì bị bao phủ một màng muối không tan bảo vệ
(chủ yếu là chì Sulfat và chì carbonat base), ngăn cản sự tác dụng tiếp tục của nước
tạo ra hydroxyd. Các acid hydrocloric và sulfuric loãng hầu như không tác dụng với
chì. Chì clorid và chì Sulfat có độ tan nhỏ. Trong acid sulfuric đặc nóng, chì tan
nhanh do tạo thành muối acid tan Pb(HS0 4 )2.
Chì dễ tan trong acid nitric loãng, khó tan trong acid nitric đặc. Chì tan rất dễ
trong acid acetic chứa oxy hòa tan. Chì cũng tan trong kiềm, mặc dù với tốc độ nhỏ.
Sự hoà tan xảy ra mạnh hofn trong dung dịch kiềm loãng, nóng. Các mức oxy hóa +2
và +4 là đặc trưng đối với chì. Các hợp chất với mức oxy hoá của chì +2 nhiều và
bền hơn.
1.2.Chì trong môi trường
U .LNguồn gốc:
> Trong thạch quyển (lớp rắn vỏ trái đất sâu đến 16 km) chì có hàm
lượng 0,0016% khối lượng hoặc 1,6x10 '^%. Như vậy, chì có nguồn gốc tự nhiên gây
ô nhiễm môi trường không đáng kể, nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạt động của con
người.
> Do có những đặc tính tiện ích mà chì và các hợp chất của nó được
dùng nhiều trong ngành công nghiệp khác nhau. Trong các kim loại màu, chì có số
lượng khai thác chỉ kém nhôm, đồng và kẽm. Theo Unesco, riêng ở Mỹ hàng năm
tung vào khí quyển 190.000 tấn chì dạng phân tử. Theo đó, chì có thể thấm sâu
xuống lòng đất, làm cho nguồn đất và khả năng sinh lợi của đất như năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi, sinh vật thuỷ sinh bị suy giảm và huỷ diệt, nguồn nước và
không khí bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy
thoái môi trường và tác động trực tiếp tới sức khoẻ con người.
1.2.2. Những nghề nghiệp có nguy cơ cao tiếp xúc với chì [4] [12]
> Nghề khai thác, chế biến quặng chì và phế liệu có chì
> Chế biến xăng dầu có phụ gia chì hữu cơ (chì tetramethyi, chì tetraethyl)
> Nghề thu hồi chì cũ, chì phế liệu
> Nghề luyện, tinh chế, đúc chì và các hợp kim chì
> Hàn, mạ có dùng các hợp kim chì

> Nghề chế tạo, xén, cắt, đánh bóng các sản phẩm chì và hợp kim chì
> Đúc chữ, sắp chữ in bằng hợp kim chì
> Chế tạo, sửa chữa, tái sinh ắc quy chì
> Điều chế, sử dụng các oxyd chì và muối chì (PbO, PbO, Pb3 0 4 , PbS0 4 )
> Pha chế, sử dụng sơn, véc ni, mực in có chì
> Chế tạo và sử dụng các loại men tráng có chì, thuỷ tinh pha chì
> Tráng men, in hoa đồ gốm dùng các hợp chất có chì
> Cư dân sống ở khu vực bị ô nhiễm
> Các ngành kỹ thuật điện, quân sự, phóng xạ sử dụng kim loại chì
Một đặc tính quan trọng của chì là “không trong suốt” đối với tất cả các dạng tia
phóng xạ và tia X, do đó nó được dùng để bảo vệ con người làm việc trong các
ngành kỹ thuật phóng xạ, nguyên tử và hạt nhân.
1.3. Chì trong cơ thể;
1.3.1.Sự phơi nhiễm chì từ môi trường:
Theo các tác giả nước ngoài trong các chất ô nhiễm môi trường thì chì là
một trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm với cơ thể con
người.
Chì là một chất gây độc thường do tích luỹ ở trẻ nhỏ, các trẻ lên tới 6 tuổi.
Các bào thai và phụ nữ có thai dễ bị mắc các ảnh hưởng có hại tới sức khỏe. Các ảnh
hưởng của nó với hệ thống thần kinh trung ương đặc biệt nghiêm trọng.
Từ môi sinh, chì có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng rất nhiều con
đường khác nhau, trong đó có 5 con đường chính là;
> Chì chứa trong bụi từ không khí hoặc qua tay và các vật có dính chì
> Đất
> Chì từ không khí
> Nước ăn uống
> Thức ăn, đặc biệt là hoa quả và đồ hộp
Về mặt sinh thái, sự lây bẩn các phương tiện và sản phẩm này được quy định
bởi sự thay đổi thành phần vật chất của môi trường bên ngoài liên quan đến các chất
thải chì do các phương tiện di động (giao thông), các nguồn bất động (xí nghiệp

công nghiệp khai thác khoáng, luyện kim, thuỷ tinh và công nghiệp chế biến scm),
sử dụng chì và các hợp chất của chì trong thành phần màu, đường ống dẫn nước, lớp
phủ trong đồ hộp
Do chì có đặc tính là khó bị phân hủy, ít bị rửa trôi nên chì là chất có khả năng
lắng đọng đàu đó trong môi trưcíng sống, tích luỹ theo thời gian, tiềm ẩn khả năng
trở lại thường xuyên vào cơ thể người.
Hình 1 đã cho ta thấy toàn cảnh các con đường xâm nhập của chì từ ngoại
cảnh vào cơ thể con người
Hình 1: Sơ đồ các véc tơ xâm nhập của chì vào cơ thể
Các hoạt động trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông là những yếu tố
nguy cơ gây ô nhiễm chì trong cuộc sống. Đời sống con người luôn luôn gắn liền
với môi trường thông qua không khí, đất, nước, thực phẩm. Vì vậy, môi trường bị ô
nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.3.2.Dược động học của chì:
Sự hấp thu, phân bố, tích lũy và thải trừ của chì trong cơ thể được thể hiện khái
Hấp thu
Hình 2: Sơ đồ tích luỹ và thải trừ của chì trong cơ thể
Hấp thu Hấp thu
Hình 3: Sơ đồ tổng quát về đưòỉng xâm nhập, phân bố, tích luỹ, thải trừ của chì trong
cơ thể.

Ị“
1.3.2.1.Hấp thu: [7][12][21]
> Đường hô hấp: chì trong không khí ở dạng hơi, bụi cho nên sự xâm
nhập của chì qua đường hô hấp xảy ra dễ dàng. Khả năng xâm nhập của chì phụ
thuộc vào sự khuếch tán của nó qua niêm mạc hô hấp. Tại phổi, chì được hấp thu
toàn bộ qua các màng phế nang để đi trực tiếp vào máu, do đó hấp thu chì qua
đường hô hấp là nguy hiểm nhất.
> Đường tiêu hoá: Lượng chì qua đưcmg tiêu hoá thường thấp, khoảng
10% bị hấp thu, còn 90% được thải ra ngoài. Mức độ hấp thu và độc tính của chì

phụ thuộc vào độ acid của dịch vị, tác dụng của dịch mật, chu kỳ gan ruột, muối
mật. Ngoài ra sự hấp thu chì ở đường tiêu hoá bị ảnh hưỏng bởi chế độ ăn. Nếu nuốt
phải chì lúc no thì khoảng 6% tổng lượng chì được hấp thu, khi đói khoảng 60 -
80%. Bình thưcmg người lớn khoảng 10% chì được hấp thu qua đường tiêu hoá,
nhưng trẻ em là khoảng 40 - 45%. Tỉ lệ hấp thu còn phụ thuộc vào nồng độ các ion
khác trong ruột, đặc biệt là sắt và calci.
> Đường qua da: chỉ một lượng nhỏ chì được hấp thu qua da vào máu. ở
những vùng da bị tổn thương chì được hấp thu nhiều hơn.
1.3.2.2,Phân bố và tích luỹ: [7][12][22]
Trong cơ thể, chì được phân bố ở ba khu vực chính: xương, mô mềm và máu.
Chì được hấp thu, vận chuyển trong máu đến các cơ quan. Khoảng 95% chì
máu chứa trong hồng cầu. Chì vào hồng cầu kết hợp với 4 loại protein khác nhau.
Khả năng chì gắn nhiều nhất là enzym ô- aminolevulinic dehydratase (35-85%).
Một phần chì trong huyết tương tồn tại dưới dạng Albumin-Pb để vận chuyển
và phân bố đến các cơ quan như gan, lách, thận, não, tinh hoàn (các mô mềm) và
đặc biệt là đến xưofng (mô cứng).
Theo nhiều tác giả, có 90 - 95% lượng chì vào cơ thể sẽ được tích luỹ trong
xương gây độc. Chì được gắn vào xưofng dưới dạng Triphosphat-Pb không tan. Dạng
chì nằm yên này có thể hoà tan vào máu dưới dạng chì (II) Hydrophosphat dễ tan
(PbHP0 4 ) khi cơ thể có những biến đổi bất thường (ví dụ; tăng độ acid máu),
phosphat basic vượt quá khả năng đào thải của cơ thể và gây nhiễm độc.
Như vậy chì tích luỹ trong cơ thể gồm phần ở mô mềm có thể gây độc trực tiếp,
và phần ở trong xưoỉng - có thể coi như kho cất giữ nhưng lại có thể giải phóng chì
vào máu gây nhiễm độc.
L3.2.3. Thải trừ: [2][I2][22]
Sau khi vào cơ thể qua đường tiêu hoá, một phần nhỏ chì được hấp thu vào
máu, phần lớn còn lại được đào thải ra ngoài theo phân.
Chì được đào thải chủ yếu qua đường niệu, khoảng 75 - 80% lượng chì hấp thu
vào máu sẽ được đào thải theo đường này. Chì trong máu tăng sẽ làm tăng chì niệu
(nếu như thận hoạt động bình thường).

Ngoài ra chì còn được đào thải qua tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi. Tóc được coi
là một trong những con đường đào thải tự nhiên của chì.
Các con đường đào thải chì có tác dụng tránh độc hại do chì gây ra cho cơ thể.
Trường hợp tăng hấp thu, tích luỹ, các mô sẽ bị chì tác động dần dần và những rối
loạn đầu tiên sẽ xuất hiện.
1.4. Cơ chế gây độc và tác hại của chì; [7][8][21]
> Chì tác động lên quá trình tổng hợp Hem:
Chì tấn công toàn diện vào kho Hem của cơ thể làm suy giảm sinh tổng hợp
của nó dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể được thể hiện ở sơ đồ dưới
đây:
Làm giảm kho
hem của cơ thể
ảnh hưcmg tới sự
tạo hồng cầu
ảnh hưòng tới
thần kinh
Thiếu máu
Sự kịch Loạn chức
Giảm tổng
làm giảm phát nãng tim
hợp
>
vận chuyển
—►
thiếu
—►
mạch và
hemoglobin
oxy tới mọi
oxy của

hiệu ứng
tổ chức stress
thiếu oxy
Giảm lượng
Hemoprotein
Giảm
hụt
nãng
lượng
tế bào
Tác hại tới neron sợi trục,
các tế bào Schwaw
Sai lệch sự tạo myelin và dẫn
truyền thần kinh
Sai lệch sự phát triển của hệ
than kinh
ảnh hưcmg hoạt
động nội tiết thận
Giảm 1,25
(OH),
Vitamin D
Rối loạn
vai trò
điều hoà
miễn dịch
của calci
4
Phá vỡ cân
bằng nội
môi các

khoáng
—►
Rối
loạn
sự
phát
triển
xương
/
Rối loạn vai
trò tín hiệu
thứ hai của
calci
ị Rối loạn
chuyển
hoá calci
\’
Rối loạn
\
Rối loạn
răng
vai trò
\
calci trong
kiểm soát
chuyển hoá
phát triển
nucleotid
khối u
ảnh hưởng

tới gan
Hỏng sự giải
độc của gan
đối với các
chất dị sinh
Hỏng quá
trình chuyển
hoá các chất
nội sinh chủ
vận
Làm hỏng quá trình giải độc
độc tố của môi trường
Làm hỏng quá trình giải độc thuốc
Thay đổi
chuyển hoá
trvtoohan
Làm tăng
trytophan
serotenin
trong não
Làm hỏng quá trình phân
huỷ hydroxyl hoá cortisol
Làm giảm
chức năng
dẫn truyền
thần kinh
của
Indolami
Hình 4: Sơ đồ những hậu quả do làm suy giảm kho Hem bởi tác động của chi
Pb là một kim loại có ái lực với nhóm thiol (-SH), là nhóm hoạt động của nhiều

enzym, nên nó phong bế và làm mất hoạt tính của các enzym này theo cơ chế tạo
phức:
E - SH +

► [E - s —►Pb]
k
H
I
SH ^ ^
Từ cơ chế gây độc cốt lõi nêu trên, người ta có thể nhận thấy các tác hại cụ thể
của chì trên các cơ quan và tổ chức.
1.4.1.Trên hệ tạo máu: [1][4]
Chì ức chế sinh tổng hợp Hemoglobin bằng cách ức chế hoạt tính của các
enzym: ô - ALA dehydratase, coproporphyrin decarboxylase, ferrochelatase nên ô -
ALA, coproporphyrin tăng nhiều trong máu và nước tiểu (Hình 5)
Chu trình Krebs
T
Succinyl Coenzym A + Glycine
ALA synthetase

Acid Ô - aminolevulinic (Ô - ALA)
ill
ALA dehydratase (ALAD)
Prophobilinogen
Pb
Uroporphyrinogen III
Coproporphyrinogen II
Decarboxylase
i l l
Protoporphyrinogen IX

Protoporphyrin IX
+ Fe^^
-(4
Ferrochelatase
Rối loạn máu
HEM
HEMOGLOBIN
Hình 5: Sơ đồ kìm hãm các men trong quá trình tổng hợp Hemoglobin của chì
Hậu quả là nhiễm độc chì gây ra thiếu máu, chất lượng máu rất kém, quá
trình sản xuất hổng cầu ở tuỷ xương theo thời gian trở nên sai lệch.
1.4.2.Trên hệ tìm mạch:
• Chì làm tăng Angiotensin II nên làm tăng huyết áp, làm phì đại tâm thất và
thành mach máu.
• Chì đã “bắt chước” calci trong việc hoạt hoá Calmodulin mà gây ra các tác
hại trên hệ tim mạch: tăng huyết áp, không giãn được mạch vành, co thắt
mạch, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim.
1.4.3.Trên hệ thần kinh:
Hệ thần kinh phát triển không bình thưòỉng, dẫn truyền thần kinh bị suy yếu
gây ra bệnh đần độn, chỉ số thông minh giảm
1.4.4.Trên thận và các cơ quan khác:
> Chì ảnh hưỏng đến khả năng giải phóng Renin của thận làm tăng
huyết áp và các bệnh tim. Chì làm thay đổi khả năng thấm của màng là nguyên nhân
tổn thương ống lượn gần, suy giảm chức năng thận
> Gan mất khả năng chuyển hoá và loại bỏ các chất độc ngoại sinh và
nội sinh, cơ thể bị ô nhiễm nội môi nên làm hỏng đường thận.
> ớ mắt: tổn thương trên mắt gặp tương đối sớm. Các chấm ở võng mạc
là dấu hiệu sớm của nhiễm độc chì gây tổn thương thần kinh võng mạc.
> ở cơ xương: chì gây yếu cơ chuột rút, đau khớp. Trong trường hợp
ngộ độc, chì thay thế calci trong xương, l,25(OH)2 - Vitamin D bị suy kiệt, chức
năng tín hiệu thứ 2 của calci bị rối loạn nên xưoỉng răng phát triển bất bình thường.

> ở vùng tận cùng của hệ mạch máu: da có màu xám (do co mạch),
niêm mạc có vành đen (do tích tụ PbS), não thiếu máu (sinh ra bệnh não chì).
1.5. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán thâm nhiễm chì, nhiễm
độc chì (13 xét nghiệm trình bày ở bảng 1) [4] [7]
Trong tất cả các tài liệu đã công bố về nhiễm độc chì, chưa thấy tài liệu nào đề
cập đủ 13 xét nghiệm này. Điều này có thể là do việc lấy đủ mẫu xét nghiệm trên
một bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, khối lượng xét nghiệm quá lớn, không kinh tế.
Nhưng đặc biệt quan trọng là do giá trị chẩn đoán của các xét nghiệm có nhiều mức
độ khác nhau, ý nghĩa cụ thể còn phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân. Một số
xét nghiệm không có tính đặc trưng, ví dụ: số lượng hồng cầu và hemoglobin giảm
trong nhiều bệnh về máu, Protoporphyrin máu và Pocphyrin niệu tăng trong nhiều
trường hợp nhiễm độc khác nhau chỉ khi biết rõ bệnh nhân là người tiếp xúc với
chì thì các xét nghiệm này mới cho những chỉ dẫn phụ có giá trị.
Các xét nghiêm chì trong máu, nước tiểu, tóc và xương có thể chỉ ra hiện tượng
nhiễm chì hay nhiễm độc chì, vì còn phụ thuộc vào khả năng đào thải của cơ thể. Ví
dụ: chì niệu, chì máu cao chưa hẳn đã nhiễm độc (có thể chỉ là nhiễm chì). Chì niệu
thấp vẫn có khả năng nhiễm độc nặng vì thận đã tổn thương nên khả năng thanh lọc kém
Hiện nay đa số tác giả đều cho xét nghiệm ô - ALA niệu và ỏ - ALA máu là
đặc hiệu cho nhiễm độc chì. Xét nghiệm ô - ALA trong nước tiểu thưòfng được tiến
hành trong bệnh viện song song với việc định lượng chì niệu, nó là một phương tiện
tốt để đánh giá tác động độc hại của chì. Sự bài tiết ô - ALA niệu biểu hiện một
cách đúng đắn lượng chì tồn trữ trong cơ thể đã gây độc.
Bảng 1: Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm độc chì
STT Nội dung xét
nghiệm
Gía trị bình
thường
Gía trị biểu hiện
nhiễm độc
ý nghĩa xét

nghiệm
Tài liệu
tham
khảo
1
Số lượng hổng
cầu
4-5 tr/mm^ máu 3-3,2tr/mm^ máu
Gýa trị máu 14,24
2
Huyết cầu tố
Hb
13-14g/100ml
máu
< llg /1 0 0 ml máu
Gía trị hồng
cẩu
10,14
3
Hồng cầu lưới
3-20/1000 hồng
cầu
>40/1000hồng
cầu
Tuỷ xương
tăng hoạt
động tạo
nhiều hồng
cầu non
14

4
Hồng cầu hạt
kiềm
<1 0 / 1 0 0 bạch
cầu hay
2-5/1000
hồng cầu
10-30/100 bạch
cầu hay
1 0 / 1 0 0 0 0
hồng cầu
Rối loạn
tổng hợp
porphyrin
10,14
5
Copropocphyrin
niêu
0,10-0,30 mg/1
>lmg/l
10,14
6
Protopocphyrin
trong máu
<0,025mg/100ml
> Img/lOOml
14
7
ô - ALA niệu
<5mg/l

s lOmg/1
14
8
ỏ - ALAD máu
1 0 0 ± 2 0 đơn vị
< 20 ± 15đơn vị
Nhiễm độc
chì
14
9
Chì máu
<0,040mg/100ml >0,080mg/100ml
Nhiễm hoặc
nhiễm đôc
10,24
1 0 Chì niệu
^ 40 ^g/1
> 1 2 0 Ị^g/1
Nhiễm hoặc
dự kiến
nhiễm đôc
19
11
Chì tóc
^0,024mg/g
> 0,282 mg/g
Nhiễm hoặc
nhiễm đôc
14,24
1 2 Chì trong

xương
< 0 ,l0 0 mg/g tro
xương
> 0 ,2 0 0 mg/lg
tro xưofng
Nhiễm độc
chì
24
13 Kích thích thải
chì bằng EDTA
0,500-0,700
mg/24h
> lmg/24h
Tích luỹ
nhiều chì
trong cơ
thể,nhiễm
đôc
14,15
1.6. Thuốc điều trị: [6]
Do chì có khả năng kết hợp vối nhiều nhóm hoạt động của nhiều enzym và
chất sinh học thiết yếu trong cơ thể như: -SH,-OH,COO, -S-S-,-NH2,>NH, =c=0,
HP0 4 ^‘ nên làm mất hoạt tính sinh học của chúng, gây rối loạn nghiêm trọng các
chuyển hoá trong cơ thể.
Các thuốc giải độc là những thuốc có khả năng tạo phức với chì, ngăn cản chì
kết hợp với các phối tử sinh học trong cơ thể do cạnh tranh tạo phức.
Các thuốc thường dùng để thải chì là CaNa2EDTA/ Dimercaprol (British Anti-
Lewisite = BAL)/ D - penicilamin/ acid 2,3 - Dimercaptosuccinic (DMSA). Các
thuốc này có thể dùng riêng lẻ hay phối hợp. Người ta hay dùng phối hợp
Dimercaprol với CaNajEDTA trong nhiễm độc chì khi có biến chứng não.

- CaNa2EDTA có ái lực mạnh với chì. Chì sẽ được huy động ra từ trong xương
nhưng sau khi ngừng thuốc, chì lại đựợc tái phân bố từ máu và các mô mềm trở về
xương. Nếu tiêm tĩnh mạch lượng lớn CaNajEDTA trong thời gian ngắn có thể gây
giải phóng ra quá nhiều chì, vượt qúa khả năng đào thải của thận gây nguy hiểm cho
bệnh nhân.
- Dimercaprol có 2 nhóm thiol, có khả năng tạo phức với chì và đào thải chì ra
khỏi cơ thể. Thường phối hợp Dimercaprol với CaNajEDTA để điều trị nhiễm độc
chì, không phối hợp với các chế phẩm chứa sắt do tương tác với sắt tạo ra phức chất
độc. BAL được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân tổn
thương chức năng thận.
- D - penicilamin có khả năng tạo phức chelat với chì và thải ra theo đường
thận.
- Acid 2,3 - Dimercaptosuccinic (DMSA) dùng điều trị cho trẻ em với mức chì
huyết lófn hơn 45jig/dl.
Hiện nay các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chì xúc tác tạo ra gốc tự do gây độc
cho tế bào. Vì vậy người ta đang hướng vào phát hiện những chất chống oxy hóa
thiên nhiên vừa có tác dụng chống gốc tự do vừa có nhóm chức tạo phức chelat với
chì như: Taurin, N - acetylcystein (NAC). Ngoài ra, một số phối tử khác đang được
nghiên cứu tiếp và đưa vào sử dụng làm thuốc theo cơ chế tạo phức chelat như:
Ethambutol, Ethylendiimino Bibutyric (EDDB).
PHẦN 2: THỤ C NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ
2.1. Đối tượng nghiên cứu: [1I[15][17]
> Nước tiểu của một nhóm người nội thành Hà Nội
> Nước tiểu của một nhóm học sinh sống tại một làng nghề tái chế chì từ ắc
quy hỏng.
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tìm hiểu về môi trường và tình
hình sức khoẻ người dân làng nghề này và sau đây là những nét chính:
Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nghề chính vẫn
là làm ruộng, nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế
làng nghề, thôn này là một trong những làng nghề tái nấu chì từ các phế liệu phát

triển rất mạnh.
Làng Đông Mai (với khoảng 400 hộ dân), xưa có nghề đúc đổng truyền thống,
nhưng sau nghề này mai một dần do mất thị trường tiêu thụ. Từ hơn 10 năm nay,
hàng trăm hộ chuyển sang nấu chì, vì nghề này đem lại lợi nhuận lớn, nguyên liệu
lại rẻ và kỹ thuật đơn giản. Có 12 hộ sản xuất với khối lượng từ 3 - 4 mẻ trong một
tháng, trên 50 hộ gia đình vẫn duy trì sản xuất nhưng không liên tục, có thể 1 , 2
hoặc 3 tháng một lần. Sản lượng hàng năm là khoảng 90 tấn chì thành phẩm, hiệu
suất tái chế chì theo phương pháp thủ công chỉ đạt từ 2 0 % - 60%, vì vậy hàng năm
làng nghề sử dụng tới 150 - 450 tấn chì phế liệu. Nguồn phế liệu này chủ yếu lấy từ
bình ắc quy hỏng và sau đó được tái chế thu lấy chì bằng cách nấu chảy ở nhiệt độ
cao. Do nghề tự phát, nên mỗi hộ đều có một lò nấu ngay tại nhà, kề khu sinh hoạt,
lò nấu chì rất thô sơ, đơn giản nên gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh.
Khi phá bình ắc quy để nấu chì, những chất thải như nước acid, mạt chì, kẽm đã “tự
do” ngấm xuống đất, hoà vào nước. Hằng ngày, những lò nấu chì ở đây thải vào
không khí hàng tấn bụi chì. Trong làng, nồng nặc mùi tanh của nước acid thải, bình
ắc quy hỏng vứt lăn lóc. vỏ bình nhiều đến nỗi, người ta phải dùng để lát đường, lát
sân, xây tường và cả công trình phụ
Theo báo cáo của TS Lê Đức tại hội nghị trường ĐHKHTN năm 2000 về môi
trường cho thấy:
Hàm lượng chì trong nước tưới tiêu của huyện là 1,8 8 mg/1 vượt tiêu chuẩn cho
phép trên 30 lần, nước giếng khơi gia đình là 0,08 mg/l vượt 1,6 lần, nước mương
tưới là 0,07 mg/1 vượt 1,4 lần, nước ao sử dụng để tưới là 0,14 mg/1 vượt trên 2 lần.
Hàm lượng chì trong nước ao chịu nước thải ắcquy là 10,83 mg/1, cao gấp 200 lần
tiêu chuẩn cho phép, trong nước ao đãi và đổ thải ắcquy là 4,45 mg/1 cao gấp 80 lần,
trong nước ao chứa xỉ trong làng là 5,13 mg/1 cao hơn 100 lần.
Hàm lượng chì trong mẫu đất cũng vượt tiêu chuẩn từ 1,2 - 21,6 lần so với tiêu
chuẩn Áo là 100 ppm. Đất trồng lúa giữa đồng là 125,40 ppm, đất trồng lúa giữa
làng là 219,16 ppm, đất trồng lúa gần nơi nấu chì là 387,60 ppm.
Theo điều tra sơ bộ trên mẫu nước tiểu và mẫu máu của người dân thôn Đông
Mai vào năm 2001 và năm 2002, thì tất cả 31 mẫu nước tiểu điều tra đều vượt quá

tiêu chuẩn cho phép khoảng 5 lần, 10 mẫu máu thì có 9 mẫu là vượt quá giới hạn
theo tiêu chuẩn của Viện vệ sinh và An toàn lao động Mỹ (NIOSH) 60 [ẤgA, nghĩa là
phải đình chỉ làm nghề.
Theo thống kê năm 1996 - 1998, xã Chỉ Đạo có 279 ca sinh con bị sẩy thai
hoặc chết lưu, 8 trẻ bị ngớ ngẩn, 4 trưcmg hợp có đường viền chì burton và có 4 gia
đình có con bị liệt và mù bẩm sinh. Tỷ lệ mắc bệnh đối với người tham gia tái chế
chì là rất cao; bệnh thiếu máu là 70% tổng số dân, viêm thận 30%, cao huyết áp
20%, dạ dày 80%, ỉa chảy 1,99%, bệnh hô hấp 2,07%, bệnh đau mắt hột 7,76%.
Từ các số liệu trên cho thấy tình trạng sức khoẻ của người dân ở đây và các
vùng lân cận chịu tác động rất ỉớn do những hoạt động tái chế chì.
Những lợi ích kinh tế mang lại từ nghề tái chế chì đã thu hút người dân tham
gia ngày càng nhiều mà chưa hiểu biết đầy đủ về tác hại của nhiễm độc chì cũng
như sự ô nhiễm chì trong môi trường. Trẻ em là tương lai của đất nước thế nhưng
ngay từ nhỏ chúng đã phải tiếp xúc với môi trường đầy bụi chì, khả năng nhiễm độc
chì là rất lớn, điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển cả về sức khoẻ lẫn trí tuệ của
các em. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn học sinh có độ tuổi từ 13 tuổi đến 14
tuổi sống tại một làng nghề thuộc tỉnh Hưng Yên làm đối tượng nghiên cứu.
ở khu vực nội thành Hà Nội, chúng tôi chọn một nhóm người bình thường để
lấy mẫu.
2.2. Phương pháp đánh giá kết quả: [10]
> Để ước tính tỷ lệ nhiễm độc cho quần thể học sinh tại một làng nghề tái chế
kim loại, chúng tôi áp dụng luật phân phối nhị Ihức Newton, cụ thể theo công thức:
với khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ quan sát Po- ở đây;
Po là tỷ lệ người nhiễm chì ( hoặc nhiễm độc)
qo là tỷ lệ người không nhiễm chì (hoặc không nhiễm độc)
n là số người được điều tra, với điều kiện đây là một mẫu điều tra lớn, nghĩa là với
npo > 5 và nqo > 5
2.3. Phương pháp thực nghiệm: [1]
Dưới tác động của chì cùng với sự giảm hoạt tính của men ô - ALA
dehydratase là sự tăng ô - ALA niệu. Người ta đánh giá cao và ưa thích xét ngiệm

ô - ALA niệu vì nó đơn giản và rất đặc hiệu cho nhiễm độc chì.
Một số tác giả thấy sự tăng bài tiết ỏ - ALA qua nước tiểu xảy ra chậm hơn
so với sự tăng chì máu và giảm hoạt tính ô - ALA dehydratasse nhưng do sự tăng
của ô - ALA tương đối ổn định nên hầu hết các tác giả đều thống nhất là ô - ALA
niệu là một chỉ số sinh học đặc hiệu và chính xác nhất trong việc theo dõi nhiễm độc
chì.
Ngoài ra việc định lượng ỏ - ALA niệu còn một số thuận lợi như: nó là một
chất chuyển hoá, do vậy không lo bị nhiễm thêm từ môi trường ngoài như các xét
nghiệm về chì. Thêm vào đó việc lấy mẫu đơn giản, không phải loại sạch chì ở dụng
cụ lấy mẫu, mẫu bảo quản được lâu (2 tuần).
Tất cả những giá trị và ưu điểm trên đã tạo cho xét nghiệm này một vị trí rất
quan trọng trong việc theo dõi sinh học của nhiễm độc chì. Hiện nay xét nghiệm này
đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cả trong nước ta.
Để đạt được mục tiêu đề ra chúng tôi chọn phương pháp định luợng acid ô -
aminolevulinic niệu (ỏ - ALA) (phương pháp của Mauzerall và Granick) để đánh giá
được độ nhiễm chì của học sinh tại làng nghề.
> Mô tả phưoỉng pháp:
Acid ỏ - aminolevulinic: N H , - CH, — c o - CH , - C H , — COOH
Nguyên tác: [19]
Cho nước tiểu chảy qua hai cột nhựa: một cột chứa anionit mạnh và một cột
chứa cationit mạnh. Các chất gây trở ngại như porphobilinogen bị giữ lại ở
cột anionit và ure được rửa theo nước chảy ra ngoài. Acid ô - aminolevulinic
bị giữ lại ở cột cationit, sẽ được phản hấp thụ bằng dung dịch natri acetat IM,
sau đó phản ứng với acetyl aceton ở cách thuỷ sôi để cho một pyrol. Làm
phản ứng pyrol với para- dimethylaminobenzaldehyd (thuốc thử Ehrlich có
sửa đổi) sẽ được một hợp chất màu đỏ. Dùng phương pháp đo màu để định
lượng ỞX = 553 nm.
COOH
I
CH2

I
¿H2
I
CO
I
CH2
I
CH3
I
co
I
CH2
I
co
I
CH3
C - C H 3
CH3 - co - c
H O O C - CH2 - C H 2 - /
N
H
H ,0
H,N
ALA
Acetyl aceton
Acid pyrol 2-methyl-3-acetyl,4-propionic

×