Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết phục sinh của lev nicôlaiêvits tônxtôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.51 KB, 85 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN




NGUYỄN VĂN HIẾU
MSSV: 6106393




ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT
PHỤC SINH CỦA LEV NICÔLAIÊVITS
TÔNXTÔI



Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn




Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN THỊNH










Cần Thơ, năm 2013

1

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CHUNG
1.1 . Khái quát tình hình xã hội và văn học Nga thế kỉ XIX
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác L. Tônxtôi
1.3. Tóm tắt tiểu thuyết Phục Sinh.
1.4. Một số vấn đề lý luận chung.
CHƯƠNG 2
PHỤC SINH – TÒA ÁN ĐỐI VỚI CẢ CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH, PHƠI BÀY
NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC THIẾT CỦA THỜI ĐẠI
2.1. Phục Sinh - Bản cáo trạng tố cáo chính quyền chuyên chế Nga hoàng trên mọi

lĩnh vực.
2.2. Bức tranh bi thảm về số phận của hàng triệu người vô tội, đói khổ quằn quại trong
kiếp nô lệ cùng đường.
2.3. Hình tượng những người cách mạng dân túy và chủ trương cách mạng hòa bình
được đặt ra trong tác phẩm.
2.4. Ý nghĩa của bức tranh toàn cảnh xã hội Nga những năm 90 của thế kỉ XIX.
CHƯƠNG 3
PHỤC SINH – GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC THIẾT CỦA THỜI
ĐẠI VÀ ƯỚC VỌNG VỀ MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP.
3.1. Bước đường “sống lại” của Nekhliudov – Ý thức sâu sắc về giai cấp và khát vọng
về một chế độ mới.
3.2. Bước đường “sống lại” của Maxlova - Ước vọng cao cả của L.Tônxtôi về một
mùa xuân hồi sinh của toàn thể loài người.

2

3.3. Ý nghĩa của sự “sống lại” trong Phục Sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CBHD
MỤC LỤC





























3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Nga là một trong những nền văn học lớn và đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ trong lịch sử phát triển văn học nhân loại. Với nhiều tên tuổi lớn như:
Lermontov, Sekhop, Maxim Gorki, Dostoyevsky… Những sáng tác của họ đã góp
phần đưa văn học Nga đứng vững, ngời sáng và có những ảnh hưởng sâu rộng đến nền
văn học thế giới. Nhắc tới văn học Nga chúng ta không thể không nhắc tới đại thi hào
L. Tônxtôi bởi “Hơn một trăm năm trôi qua kể từ khi cuốn tiểu thuyết anh hùng ca
Chiến tranh và hòa bình (1869) ra đời cho đến lúc nhà văn giả từ cuộc sống (1910),

Lev Tônxtôi vẫn là một vấn đề thời sợ nóng hổi trên diễn đàn văn học nghệ thuật” [2;
tr 428]
Chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Phục Sinh của ông
làm đề tài luận văn của mình cũng bởi một số lí do sau:
Thứ nhất: “Tônxtôi là một con người phức tạp nhất trong số các danh nhân chủ
yếu nhất của thế kỉ XIX”. [2; tr 428]. Maxim Gorki cho rằng Tônxtôi đã nói lên một
khối lượng về cuộc sống bằng khối lượng mà toàn bộ nền văn học Nga còn lại đã nói
lên. Như vậy tìm hiểu về Tônxtôi cũng như các sáng tác của ông là tìm hiểu về một
huyền thoại có một không hai đã có công lớn nhất trong tiến trình hình thành nên nền
văn học Nga đồ sộ và vĩ đại. Tônxtôi là “nhà sáng lập nên phương pháp hiện thực xã
hội chủ nghĩa. Tônxtôi là bậc thầy của những nhà văn xô viết bắt đầu sự nghiệp của
họ sau cách mạng tháng mười”.[9; tr 43].
Thứ hai: Tiểu thuyết Phục Sinh là tác phẩm vĩ đại nhất trong sáng tác cuối đời
của tôixtoi lúc ông đã chuyển hẳn sang lập trường nông dân gia trưởng. Phục sinh là
tác phẩm tổng kết bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Tônxtôi, tổng kết
con đường tìm tòi lí tưởng gian khổ của nhiều ưu tú của Tônxtôi từ Nicolenca
Iectenaep qua Pie Bêdukhop đến Kôn Tan Tu Lêvin. [4; tr 305].
Thứ ba: Cuộc gặp gở với các tác phẩm của Tônxtôi đầu thế kỉ XX đã để lại dấu
ấn sâu sắc trong bộ phận trí thức Việt Nam. Tác phẩm đầu tiên của L.Tônxtôi được
dịch ra tiếng việt phải kể đến tiểu thuyết Phục Sinh đăng tải trên báo Tiếng Dân từ số 9
đến số 83, của cụ Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1927 – 1928. Như vậy tác phẩm đã
được độc giả Việt Nam đón nhận từ rất sớm và dành những tình cảm sâu sắc. Bên cạnh
đó tác phẩm còn ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của văn sĩ thời bấy giờ: “Giới trí

4

thức buổi ấy tiếp xúc với Phục Sinh đã rung động sâu sắc bởi những “luồng ánh sáng
đặc biệt” toát ra từ nội dung nhân đạo của tác phẩm”. [9; tr 87]
Thứ tư: Tônxtôi là đỉnh cao hùng vĩ của văn học Nga và văn học thế giới. Tài
năng của ông đã thể hiện ở nhiều thể loại khác nhau như chính luận, kịch, truyện ngắn,

tiểu thuyết,… nhưng có lẽ tiểu thuyết là thể loại đem lại vinh quang lớn nhất cho nhà
văn. Có thể nói tiểu thuyết Phục Sinh đã đưa Tônxtôi đến đỉnh cao nghệ thuật mà thời
bấy giờ cũng như mãi về sao khó có một nhà văn nào đạt đến: “Tác phẩm này đánh
dấu mức độ chủ nghĩa hiện thực già dặn nhất, chín chắn nhất của văn sĩ – một thứ chủ
nghĩa hiện thực mà các nhà nghiên cứu văn học thường gọi là chủ nghĩa hiện thực
“chặt chẽ” hoặc “nghiêm khắc”[11; tr 170].
Thông qua việc chọn đề tài, bằng niềm đam mê yêu thích tác phẩm chúng tôi hi
vọng có thể đem lại sự mới lạ trong việc chọn đề tài, đưa ra những cảm nhận của mình
về một kiệt tác như tác phẩm Phục sinh. Hơn thế nữa hi vọng có thể đóng góp một
phần công sức vào công việc nghiên cứu tác phẩm, đi sâu vào nội dung của tác phẩm
để thấy rõ bức tranh hiện thực nước Nga thế kỉ XIX qua ngòi bút sắc bén của Tônxtôi,
đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, làm hành trang cho
việc học tập và làm việc sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tônxtôi là một trong những văn hào vĩ đại nhất của thế giới. “Tên tuổi và di sản
của Tônxtôi là một niềm tự hào chân chính của nhân dân Nga, của nhân dân Xô-Viết
và của nền văn hóa chung của nhân loại” [11; tr 183]. Tônxtôi là bậc thầy của văn học
phê phán hiện thực chủ nghĩa ở Nga vào nửa sau thế kỉ XIX. Lênin gọi “Tônxtôi là
tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”, “là một tấm gương thực sự, phản chiếu
những điều kiện mâu thuẫn trong đó đã diễn ra sự hoạt động lịch sử của giai cấp nông
dân trong cuộc cách mạng của chúng ta” [11; tr 6]. Từ lâu, Tônxtôi đã là một đề tài
lớn đối với giới nghiên cứu văn học Nga – Xô viết trên toàn thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Việc nghiên cứu văn học Nga, nghiên cứu Tôn-xtôi ở Việt Nam chỉ thật sự
được đặt ra từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi nền văn học
này được giới thiệu rộng rãi qua các bản dịch và được đưa vào chương trình giảng dạy
trong nhà trường từ phổ thông đến đại học. Ðóng vai trò nổi bật giúp bạn đọc Việt
Nam tìm hiểu văn học Nga, tìm hiểu Lev Tônxtôi một cách có hệ thống, trước hết phải

5


kể đến các giáo trình đại học. Nghiên cứu Lev Tônxtôi như là tác giả cổ điển Nga chỉ
thật sự được đặt ra trong công trình nhiều tập của Hoàng Xuân Nhị: Lịch sử văn học
Nga. Sự ra đời của bộ sách là mốc quan trọng có giá trị mở đầu cho việc nghiên cứu
văn học Nga ở Việt Nam. Tiếp đó là bộ giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX và
bộ Lịch sử văn học Nga gồm ba cuốn Qua các bộ giáo trình này, người đọc thấy rõ
hơn, cụ thể hơn tư tưởng nghệ thuật của Lép Tônxtôi: “Tôi yêu thích tư tưởng nhân
dân”, “lịch sử, sinh hoạt gia đình luôn gắn bó với tư tưởng nhân dân”, “Tôi cố gắng
viết lịch sử dân tộc” [18] trong hình thức nghệ thuật tiểu thuyết chưa từng có ở châu
Âu và ở nước Nga.
Sau năm 1975, giới nghiên cứu tiếp tục khám phá, tiếp cận một cách bản chất
hơn với sáng tác của Tônxtôi. Năm 1978, kỷ niệm 150 năm Ngày sinh L.Tônxtôi
(1828 - 1978) được coi là một sự kiện văn hóa trong đời sống tinh thần xã hội Việt
Nam. Tiếp đó, việc nghiên cứu Tônxtôi được tiến hành trên quy mô ngày càng phong
phú, đa dạng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Năm 1986, sau nhiều năm nghiên cứu, giảng
dạy, Nguyễn Trường Lịch cho ra mắt chuyên luận L.Tônxtôi. Chuyên luận phản ánh
cái nhìn bao quát về nhà văn Nga, từ tiểu sử, sự nghiệp sáng tác đến tầm ảnh hưởng
thế giới lớn lao của Tônxtôi trong thế kỷ XX.
Những năm gần đây, giới nghiên cứu văn học Việt Nam tiếp thu các thành tựu
của khoa nghiên cứu văn học Nga, ngày càng có thêm những đóng góp quan trọng
trong xác định phong cách tác giả, thể nghiệm và ứng dụng các phương pháp nghiên
cứu mới, nhất là thi pháp học hiện đại. Hướng tiếp cận đó thể hiện trong các chuyên
luận Thi pháp tiểu thuyết L.Tôn-xtôi (Ðọc Chiến tranh và hòa bình) của Nguyễn Hải
Hà, Tiểu thuyết L.Tônxtôi của Nguyễn Trường Lịch. Các công trình này đề cập những
vấn đề cơ bản của lý luận văn học và thi pháp học như: thể loại, tư duy tiểu thuyết và
tư duy sử thi, kết cấu, cốt truyện, tính chân thật và sự thật trong văn học, quan hệ giữa
nguyên mẫu và nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, biện chứng của tâm hồn,
độc thoại nội tâm, so sánh văn học
Quyển Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX đã khẳng định vị trí đặc biệt lớn lao của
đại thi hào Tônxtôi cũng như vị trí của tiểu thuyết Phục Sinh trong toàn bộ sự nghiệp

sáng tác của ông. “Tác phẩm vĩ đại nhất của Tônxtôi trong những năm 90 là tiểu
thuyết Phục Sinh (1889-1899). Đây là bản án đanh thép tố cáo chế độ nông nô chuyên
chế và giáo hội Nga là những kẻ đẩy quần chúng vào cảnh khốn cùng. Tác phẩm này

6

là duyên cớ cuối cùng để giáo hộ khai trừ Tônxtôi vào năm 1901. Hằng năm, vào ngày
chủ nhật, các nhà thờ Nga nguyền rủa bá tước Tônxtôi “tên dị giáo và phản Chúa”.
[4; tr 262]
Cuốn Lịch Sử văn học Nga thế kỉ XIX chương XVII viết về Tônxtôi của Hoàng
Xuân Nhị đã đặc biệt nhấn mạnh: “Nội dung của quyển tiểu thuyết – Đấy là một quyển
tiểu thuyết thời sự, với một hệ thống chủ đề chính trị và xã hội rộng lớn. Sức phản
kháng, tố cáo của nó rất mãnh liệt” [11; tr 155]. Để chứng minh điều đó tác giả đã
giới thiệu sơ lược về hình tượng của Nekhliudov và Maxlova để thông qua đó là tiếng
nói phản kháng chế độ nhà từ, giáo hội cũng như đòi hỏi cuộc sống tự do, ấm no hạnh
phúc cho nhân dân. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những nhận định khái quát chưa đi sâu
vào từng vấn đề cũng như chưa trình bày một cách có hệ thống.
Trong Quyển Lịch sử văn học Nga đã trình bày một cách khái quát về nội dung
của tác phẩm Phục Sinh. Toàn bộ nội dung thiên tiểu thuyết được tác giả tóm gọn theo
mạch diễn biến từ quá khứ lúc Maxlova ra đời đến lúc bị đày, không theo mạch kể
trong tiểu thuyết. Tác giả đã phân tích tác phẩm theo ba chủ đề chính đó là tố cáo
chính quyền Nga trên mọi lĩnh vực, bức tranh bi thảm của hàng triệu người vô tội đói
khổ cùng đường tìm cách trổi dậy và chủ đề thứ ba là “sống lại”. Và tác giả đã khẳng
định Phục sinh là tác phẩm đã dựng nên một bảo tàng tội ác đồ sộ của bọn thống trị
vừa phong phú, vừa sinh động và hoàn chỉnh.
Và còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về Tônxtôi cũng như tiểu
thuyết Phục Sinh, song đề tài đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Phục sinh là đề tài
còn khá mới mẻ. Có chăng chỉ là những đánh giá khái quát khi nghiên cứu về sự
nghiệp văn chương hay những phân tích khái quát về tác phẩm cũng như tư tưởng của
tác giả trong tác phẩm Trong tập luận văn này, chúng tôi bằng kiến thức đã học và

niềm đam mê yêu thích sẽ cố gắng phân tích và cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung của
tác phẩm. Mặt khác kết quả từ việc nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên
cứu tiểu thuyết vĩ đại Phục sinh nói riêng và rút ra những kiến thức bổ ích cho việc
nghiên cứu học tập nói riêng của bản thân chúng tôi.
3. Mục đích, yêu cầu
Luận văn với đề tài “Đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Phục Sinh của
L.Tônxtôi” nên trong tập luận văn này chúng tôi tìm hiểu khái quát về văn học Nga thế
kỉ XIX, về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tônxtôi để làm nổi bật vị trí quan trọng

7

của tiểu thuyết Phục sinh trong sự nghiệp văn chương của ông. Phục Sinh là một trong
ba quyển tiểu thuyết vĩ đại nhất trong sáng tác của thi hào Tônxtôi cũng như trong nền
văn học thế giới, từ lâu tác phẩm luôn là đề tài nóng hổi cho giới nghiên cứu và phê
bình văn học bởi chất nhân đạo của nó.
Chúng tôi tập trung tìm hiểu những vấn đề lớn mà tác giả đã đặt ra trong tác
phẩm như tố cáo chính quyền Nga hoàng thối nát trên các lĩnh vực làm cho nhân dân
rơi vào cảnh khốn cùng, đứng trước tình hình đó thì điều cấp bách đặt ra là phải thay
đổi, đứng lên đấu tranh vì một xã hội mới. Bên cạnh đó chúng tôi nghiên cứu bước
đường hồi sinh của hai nhân vật chính là Maxlova và Nekhliudov, nhằm thấy được
niềm ao ước cũng như giải pháp mà Tônxtôi đặt ra để xây dựng một xã hội Nga không
còn áp bức, nghèo khó mà chế độ hiện hành đã gây nên. Hơn thế nữa chúng tôi muốn
một lần nữa khẳng định lại một lần nữa giá trị hiện thực cũng như giá trị tư tưởng
trong tác phẩm.
Người viết cần có những tìm tòi, nghiên cứu và phát hiện ra những đặc điểm
chung trong nội dung hầu hết các tác phẩm của Tônxtôi cũng như những đặc điểm
khác nổi bật trong tác phẩm Phục sinh. Qua tập luận văn này, chúng tôi muốn một lần
nữa khẳng định những đóng góp to lớn của Tônxtôi cho nền văn học nhân loại cũng
như giá trị đặc biệt quan trọng của tác phẩm trong nền văn học hiện thực Nga cuối thế
kỉ XIX và mãi về sau.

4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn với đề tài “Đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Phục sinh của
L.Tônxtôi” nên phạm vi tìm hiểu là những nội dung chủ yếu mà tác phẩm đã nêu lên
và triển khai trong tác phẩm. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh cách mà nhà văn đã đặt
vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề ấy nhằm thấy được tiếng nói phản kháng
của nhà văn đối với chế độ hiện hành, thông qua đó là phương hướng giải quyết mang
tính chất tạm thời của nhà văn. Chúng tôi tìm hiểu tác phẩm này theo bản dịch của Vũ
Đình Phòng và Phùng Uông – Nhà xuất bản Lao Động Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây. Những phần nằm ngoài phạm vi nghiên cứu chỉ đưa vào so sánh đối chiếu
để vấn đề rộng hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu một cách có hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu của đề
tài nghiên cứu việc đầu tiên chúng tôi làm là sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề

8

tài. Tiếp theo là sử dụng lần lượt các phương pháp nghiên cứu khác để xử lí tài liệu và
tiến hành nghiên cứu. Đó là phương pháp tổng hợp tư liệu để hệ thống hóa lại các tư
liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu cũng như tổng hợp lại các vấn đề, sắp xếp các tư
liệu một cách hợp lí. Các thao tác đọc tác phẩm, nghiên cứu những vấn đề lí luận có
liên quan làm cơ sở nghiên cứu lập đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, lập bản thảo
được chúng thực hiện sau đó.
Phương pháp lịch sử cũng được chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu đề tài. Chúng
tôi đặt tác phẩm vào thời đại mà nó ra đời để thấy rõ những nội dung mới mà tác phẩm
đã đề cập đến, thấy rõ giá trị, ý nghĩa và ảnh hưởng của nó trong thời đại ấy cũng như
về sau này. Thao tác so sánh, đối chiếu và phân tích được vận dụng khá nhiều nhằm
giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề. Thao tác miêu tả, hệ thống được sử dụng để có thể hệ
thống và triển khai những nhận xét dễ dàng hơn. Thao tác chứng minh, bình luận cũng
được chúng tôi sử dụng để lí giải và đưa ra những đánh giá của mình về đề tài nghiên
cứu. Và cuối cùng là các thao tác diễn dịch quy nạp để trình bày kết quả thu được

thông qua quá trình nghiên cứu.


















9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 . Khái quát tình hình xã hội và văn học Nga thế kỉ XIX
Văn học hiện đại Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú
và tiên tiến của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của lịch sử phát
triển nghệ thuật thế giới. Nó ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh lâu dài gay
gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động.

Được phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân nuôi dưỡng, văn học Nga đã phát
triển hết sức nhanh chóng và đạt được những thành tựu lớn lao - đặc biệt là vào nửa
sau thế kỷ XIX - khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phương Tây phải gọi nó là “một
phép lạ”. Nhận xét về sự phát triển nhanh chóng này của văn học thế kỷ XIX,
M.Goóc-ki viết: “Trong lịch sử phát triển của văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi
của chúng ta là một hiện tượng kì diệu. Tôi sẽ không quá đáng khi nói rằng không một
nền văn học phương Tây nào lại vươn lên cuộc sống với một sức mạnh và tốc độ
nhanh chóng và trong ánh sáng hào quang thiên tài chói lọi như vậy. Tầm quan trọng
của văn học Nga đã được sự công nhận của một thế giới nhạc nhiên trước sức mạnh
và vẻ đẹp của nó”. [4; tr 5]
Nước Nga vào nửa đầu thế kỉ XIX vẫn là một nước phong kiến dựa trên nền
tảng của chế độ nông nô chuyên chế. Tuy nhiên chế độ phong kiến đã có nguy cơ tan
rã trước sức tấn công của cuộc cách mạng tư sản. Sự mâu thuẫn giữa tầng lớp thượng
lưu quý tộc với dân nghèo ngày càng nhức nhối trong xã hội. Năm 1812 cuộc chiến
tranh vệ quốc vĩ đại chống lại đội quân Napoleong thắng lợi đã củng cố tinh thần đấu
tranh của nhân dân tiến tới cuộc khởi nghĩa vì tự do dân chủ tháng Chạp 1825. Tuy
nhiên cuộc khởi nghĩa đã thất bại và trở thành nỗi buồn chung của cả dân tộc. Phong
trào chống chế độ nông nô tạm thời lắng xuống rồi lại bùng lên vào những năm 50 khi
Nga thất bại trong cuộc chiến chống Thổ Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh – Pháp (1852
– 1856).
Trong hoàn cảnh đó văn học Nga luôn kề vai sát cánh với cuộc đấu tranh chung
của dân tộc, thể hiện những khát vọng đổi thay cũng như trăn trở về mâu thuẫn giữa

10

tầng lớp quý tộc và dân nghèo. Trong 15 năm đầu thế kỉ ở Nga tồn tại song song hai
khuynh hướng là chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm. Và kết quả của cuộc đấu
tranh đó là chủ nghĩa tình cảm đã thắng thế nhưng nó cũng chẳng tồn tại được lâu do
hoàn cảnh xã hội thay đổi và chủ nghĩa lãng mạn dần được định hình.
Những năm 1815 – 1825 đã xuất hiện những cuộc tranh luận chung về vấn đề

tính văn học, vấn đề thơ balat của Catenin, vấn đề trường ca của Puskin và nhiều vấn
đề khác. Sự xuất hiện của trường ca Ruxlan và Liumila và những bản trường ca
phương Nam của Puskin đã cho thấy sự thắng thế trước chủ nghĩa lãng mạn của chủ
nghĩa hiện thực và có thể nói Puskin là người đã đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực
ở Nga. Năm 1825 có một số tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực tiêu
biểu là tiểu thuyết bằng thơ Epghenhi Ogheghi.
Cùng với Puskin, Gôgôn, Lecmontop và Bêlinxki đã đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa
hiện thực về phương diện lí luận, phê bình và sáng tác. Thành tựu văn xuôi của Gôgôn
rất có ý nghĩa, ông đã tập hợp những người xung quanh mình là những nhà văn trẻ như
Ghecxen, Dôxtoiepxki, tuôcghenhep, Gônsandrop tạo nên trường phái Gôgôn với
những tác phẩm như: Những người cùng khổ (1846), Bút kí người đi săn (1847), Ai có
tội (1846- 1847) đã khẳng định sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực.
Đến nửa sau thế kỉ XIX là thời kì chủ nghĩa hiện thực phát triển rực rỡ với
nhiều tên tuổi vĩ đại như Sécnưsepxki, Tuôcghênhep, Đôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhốp.
Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị trị diễn ra trong suốt thế kỉ
XIX đã tạo nên cơn khủng hoảng gay gắt trầm trọng chỉ cần cơ hội là bùng nổ dữ dội.
Ngay lúc này vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân trở thành vấn đề trung tâm của
thời đại và nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tư tưởng xã hội và văn học nghệ
thuật. cuộc cải cách nông nô 1861 đã mở ra thời đại mới trong lịch sử Nga. Sản sinh ra
hai trào lưu tư tưởng lớn: một bên là phái tự do chủ nghĩa vào những năm 1860 –
1870, họ muốn thoát khỏi bế tắc khủng hoảng nhưng không muốn hủy bỏ chế độ nông
nô mà chỉ nhượng bộ. Họ sợ cách mạng vì đa số họ là nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư
sản. Đại biểu cho trào lưu này là Tuôcghênhep, Tônxtôi, Ôxtropxki, Gônsarop, …
Trào lưu thứ hai chủ trương dùng bạo lực tiêu diệt chế độ nông nô. Họ là những người
thuộc tầng lớp thanh niên, trí thức bình dân. Tiêu biểu là Bêlinxki, Secnưsepxki,
Xêdrin…

11

Bên cạnh sự phát triển của đội ngũ nhà văn, đề tài, chủ đề của hiện thực Nga

những thập niên cuối thế kỉ XIX cũng đa dạng và phát triển vượt bậc. Những vấn đề
quyết liệt, gay gắt về hiện thực nóng hổi của đất nước được đặt ra đòi hỏi nhà văn phải
phải ánh thật chân thực và mạnh mẽ trong các tác phẩm của mình. Các nhà văn nhận
thức được rằng “cái đẹp là cuộc sống”, mỗi tác phẩm của mình phải là “một cuốn sách
giáo khoa về cuộc sống”. Văn học giai đoạn này còn đạt được những thành tựu về việc
thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật, đi sâu vào tâm lí nhằm tìm hiểu tính
cách của con người thời đại. Thành tựu quan trọng nhất khẳng định sự toàn thắng của
chủ nghĩa hiện thực là khẳng định được vị trí của con người nhỏ bé trong xã hội, thấy
được vẻ đẹp tâm hồn của họ đồng thời bóc trần mặt nạ xấu xa của xã hội và tố cáo
mạnh mẽ thế lực đồng tiền chà đạp lên luân thường đạo đức.
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác L. Tônxtôi
Lep Nicôlaiêvits Tônxtôi sinh ngày 28-8-1828 trong một gia đình quý tộc lâu
đời. Tổ ấm quý tộc của ông là trại ấp Ixanaia Poliana cách hai trăm cây số, phía nam
Maxcova, gần kề thành phố Tula. Cha là bá tước Nicolai Ilitso Tônxtôi, đã từng tham
gia cuộc chiến tranh ái quốc 1822 được giải ngũ với chức thiếu tá. Mẹ của Tônxtôi là
Maria Nicolaiepna Vôncoxca một nữ hầu tước không mấy trẻ tuổi nhưng giàu có và có
tài năng, bà biết đến bốn ngoại ngữ và có nhiều thị hiếu tốt đẹp về nghệ thuật. Đời
sống ở trại ấp của Tônxtôi trôi trải êm đềm, trang nghiêm, theo truyền thống quý tộc
lâu đời. L. Tônxtôi là con trai thứ tư, con trai út trong gia đình. Lên một tuổi mẹ mất,
việc chăm nom dạy dỗ các trẻ nhỏ trong đó có Tônxtôi được chuyển vào tay T. A.
Ecgonxcaia một người bà con trong họ hàng Tônxtôi, một phụ nữ với tính tình hiền từ,
giàu tình cảm, một nhà giáo dục tuyệt diệu. Chính bà đã dạy cho Tônxtôi “lạc thú tinh
thần của tình yêu”, truyền lại cho ông tình yêu đối với mọi người. Chính vì thế
Tônxtôi luôn tưởng nhớ đến con người thân yêu này với một tấm lòng đầy yêu mến và
biết ơn.
Sự giáo dục trong thời thơ ấu mà Tônxtôi đã được hấp thụ là điển hình cho kiểu
giáo dục của những gia đình quý tộc giàu có với người bạn đường thiết yếu là các gia
sư ngoại quốc. Với trí nhớ phi thường và sự ham mê tìm tòi hiểu biết ông say mê đọc
sách báo ngấu nghiến hàng pho thần thoại cổ tích, ghi nhất và đọc một cách thoải mái
những bài thơ dài hàng trăm câu thơ của Puskin. Ông có thể đọc suốt ngày đọc hết

cuốn này sang cuốn khác các tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới

12

hàng vạn cuốn. L.Tônxtôi đã được nuôi dưỡng trong cái nôi văn chương này, cùng với
tài năng thiên bẩm và với một nhân cách lớn - để rồi ông trở thành một đại văn hào của
nước Nga và thế giới. Tuy nhiên trong hoàn cảnh ông lớn lên và giáo dục thì có một
khía cạnh đặc biệt đã ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức và tính tình của văn hào sau
này đó chính là sự tiếp xúc mật thiết của ông với thiên nhiên và với nhân dân Nga giản
dị.
Năm 1837 cha Tônxtôi qua đời khi ông mới 9 tuổi. Tônxtôi cùng anh em mình
lớn lên nhờ sự nuôi dạy và chăm sóc của bà bá tước Ôxten Xaken là cô ruột của ông.
Năm 1844, Tônxtôi vào học trường đại học Kazan. Ban đầu học ở khoa triết, hệ
ngữ văn phương Đông, được ít lâu, chuyển sang khoa luật. Đang ở độ trưởng thành,
cậu sinh viên quý tộc mải mê chạy theo đủ mốt chơi bời cùng bè bạn hưởng thụ lạc thú
mong sao cho xứng đáng một công tử hào hoa. Tuy nhiên chẳng bao lâu ông chán
ngán cuộc sống phóng đãng ấy và cảm thấy vô cùng hối hận về lỗi lầm vướng vào.
Ông ngán ngẫm cái xã hội thượng lưu trống rỗng và chua xót khung cảnh trì trệ bảo
thủ của trường đại học. Tônxtôi bắt đầu chú ý đến những vấn đề lịch sử và hướng về
nông thôn và khát khao làm cái gì đó có ích cho xã hội. Tuy vậy thời gian ở trường đại
học do tiếp xúc nhiều với lớp sinh viên dân chủ cách mạng nên tư tưởng đạo đức và
nhận thức xã hội của Tônxtôi đã chuyển biến tích cực hơn. Ông tìm thấy phong cách
sống giản dị, lành mạnh và niềm đam mê học tập nghiên cứu ở họ.
Năm 1847, Tônxtôi bỏ học trở về trại ấp, lập ra chương trình học trong hai năm
và tiến hành công việc cải cách đời sống nông nô trong trại ấp.
Năm 1851, Tônxtôi theo anh trai đến Kapca, được bổ nhiệm tạm thời vào quân
đội và đến đóng quân tại làng Xtara Glacoopxcaia cái làng nhỏ của người Kadắc nằm
bên bờ sông Tê rêch. Những ngày tháng ở Kapca nhà văn đã bắt đầu sáng tác tác phẩm
nổi tiếng đầu tiên của mình Thời thơ ấu, gửi đăng tạp chí Người đồng thời vào tháng 9
– 1852. Thời thơ ấu cùng với Thời thiếu niên (1854) và Thời thanh niên (1857) hợp

thành tiểu thuyết bộ ba mang tính tự thuật về những giai đoạn phát triển tinh thần đạo
đứa của một cậu bé lớn lên thành thanh niên trong môi trường quý tộc.
Từ năm 1852, ông tham gia quân đội và phục vụ trong binh chủng pháo binh.
Truyện ngắn Đột kích (1853) viết về cuộc sống chiến đấu của những người lính Nga ở
Kapcaz ra đời trong thời gian này. Năm 1854, đơn vị của Tônxtôi được điều tới
Sevastopol khi thành phố này vừa bị quân Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kì phong tỏa. Truyện

13

ngắn Sevastopol tháng chạp (1854), Sevastopol tháng năm (1855) và Sevastopol tháng
tám (1855) ra đời thể hiện nhận thức của Tônxtôi về cuộc chiến Cryme này.
Cuối năm 1855, Tônxtôi rời Sevastopol về Peterburg, rồi về trại ấp Ixanaia
Poliana của mình. Cuối những năm 1855, Tônxtôi viết Buổi sáng của một địa chủ
Anbert (1858), Hạnh phúc gia đình (1859), Ba cái chết (1859),… và cho đến đầu năm
1860 ông hoàn thành truyện Những người Côdắc.
Năm 1857, Tônxtôi lần đầu tiên ra nước ngoài, đến Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Italia,
Đức. Lần đầu tiên tiếp xúc với ngoại quốc, nền văn hóa Tây Âu đương thời đã để lại ở
văn sĩ một ấn tượng hết sức tiêu cực. Tônxtôi quay về trại ấp của mình cũng trong năm
1857 và bắt đầu chú ý đến sự nghiệp giáo dục nhân dân. Ông mở trường học không chỉ
cho trẻ em nông dân trong trại ấp mà còn cho các vùng lân cận, ông còn cho xuất bản
tạp chí Giáo dục Ixanaia Poliana.
Giữa năm 1860 ông đi nước ngoài lần thứ hai. Năm 1862, Tônxtôi cưới vợ là
Sofia Andreyevna Ber – một tiểu thư mười tám tuổi của gia đình một bác sĩ nổi tiếng ở
Moskva. Cuộc sống gia đình hạnh phúc, điều kiện làm việc thuận lợi ông lao vào hoạt
động văn học và thành công rực rỡ. Từ năm 1963 Tônxtôi bắt đầu viết tiểu thuyết
Chiến tranh và hòa bình, cho in những chương đầu vào năm 1865 và đến 1869 viết
xong và cho xuất bản trọn bộ tác phẩm kiệt xuất nhất ấy.
Năm 1871, Tônxtôi sống ở đồng cỏ Xamara, năm 1873 ông tham gia cứu đói tại
đây. Từ năm 1873 – 1877 Tônxtôi đã viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Anna Karênina.
Trong những năm 80, hoạt động văn học của ông tập trung cho việc phê phán xã hội tư

sản quý tộc đồng thời tuyên truyền cho học thuyết của mình. Với các tác phẩm nổi bật
như Sám hối (1870 – 1882), Đâu là đức tin của tôi (1884). Cái chết của Ivan Ilich
(1886) Vở kịch Quyền lực bóng tối (1886) và Thành quả giáo dục (1890).
Năm 1892, Tônxtôi tuyên bố từ bỏ bản quyền văn học những tác phẩm do ông
viết sau năm 1882. Tích cực tham gia cứu đói ở Riadan, Tula, Oren trong những năm
1891 – 1893. Tác phẩm vĩ đại thứ ba của ông đã ra đời trong những năm 90 (thế kỉ
XIX) là tiểu thuyết Phục Sinh (1889 – 1899). Tác phẩm ra đời đã gây nên phản ứng
dữ dội từ phía Giáo hội và đã khai trừ ông vào năm 1901.
Ngòi bút của Tônxtôi càng về già càng sung sức dù sức khỏe không được tốt
nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác không mệt mỏi. Năm 1898 ông viết truyện Chaxecghi,

14

Vở kịch Cái thây sống (1900). Tônxtôi cho xuất bản truyện Khatdogi Murat (1896 –
1904), Sau lễ hội (1903),
Những năm cuối đời Tônxtôi sống tại trại ấp của mình, tên tuổi ông càng ngày
lan rộng trên khắp thế giới. Tônxtôi trở thành trung tâm tinh thần của nước Nga. Từ
lâu Tônxtôi đã muốn bỏ nhà ra đi bởi ông thấy đau lòng trước hiện thực xã hội, ông
thấy rằng dù sao mình vẫn là một địa chủ và có khoảng cách với nhân dân. Vinh quang
cũng khiến Tônxtôi đau lòng. Hơn thế nữa hoài bão về một xã hội tự do bác ái, bình
đẳng đã vấp phải xã hội tư sản quý tộc bất công nên ông rơi vào tình trạng khủng
hoảng tư tưởng. Sự bất hòa giữa ông và vợ làm bi kịch ấy trầm trọng hơn .
Cuối cùng vào lúc 5h sáng ngày 28/10/1910 ông cùng người bác sĩ thân tính bỏ
nhà ra đi để tìm lại chính mình. Tônxtôi lên thuyền đi về hướng nam, về hướng sông
Đông dọc đường đi vì tuổi cao sức yếu nhà văn bị cảm và qua đời tại nhà ga Axtapovo
vào ngày 1/11/1910. Theo nguyện vọng, Tônxtôi được mai táng ở trại ấp Axanaia
Poliana, ngôi mộ chỉ là một mô đất vuông dưới bóng râm của những vòm cây lớn, trên
mộ không có thánh giá. Nhà văn vĩ đại đã yên nghỉ giữa thiên nhiên Nga mà ông yêu
thương tha thiết.
1.3. Tóm tắt tiểu thuyết Phục Sinh

Tác phẩm viết về cuộc đời của một người con gái xinh xắn lạ thường, có đôi
mắt hiêng hiếng, đen láy tràn đầy sức sống và duyên dáng Katiusa Maxlova, từ lâu cô
vẫn sống hồn nhiên vẫn hằng ao ước bao mộng đẹp nhưng lớn lên cô càng nhận ra số
phận nghiệt ngã của mình. Vốn là đứa con hoang của một người đàn bà đi ở chăn bò
cho gia đình quý tộc. Mẹ cô dan díu với một anh chàng Digan và đẻ rớt cô trong
chuồng bò. Nhân đi tạt qua, hai bà chủ nhìn thấy cô kháu khỉnh bèn đem cô về nuôi.
Cô lớn lên trong cảnh nửa hầu phòng, nửa con nuôi nên nếm trải đủ mọi đắng cay tủi
nhục.
Cứ tưởng lớn lên thì nỗi bất hạnh ấy có thể tắt đi nhưng nào ngờ sau khi gặp gỡ
và ân ái với chàng công tước Nekhliudov nàng càng nhận rõ hơn sự cách biệt giữa hai
thế giới quý tộc và nông nô và nàng biết rằng có lẽ đứa bé trong bụng nàng cũng sẽ
nhận ra hai số phận trái ngược giữa cha mẹ nó. Một đêm thu tăm tối mưa gió Maxlova
bụng mang dạ chửa âm thầm lặng lẽ bỏ nhà ra đi, nàng đến sân ga hi vọng gặp được
người yêu khi biết chàng sẽ đi qua làng vào lúc hai giờ sáng. Đến sân ga nàng thấy

15

chàng trên toa xe hạng nhất, đèn sáng rực rỡ, ngồi trên nệm nhung cười đùa uống rượu
còn mình thì đứng trong đêm lạnh lẽo âm thầm khóc.
Nàng thất vọng não nề và có ý định đợi đoàn xe sau đến nàng sẽ lao xuống
bánh xe tự tử nhưng lúc ấy con nàng trong bụng cựa quậy và sau đó bao nhiêu uất hận
và ý định tự tử không còn nữa. Cũng từ cái đêm ấy nàng không còn tin vào điều thiện
nữa. Sau khi sinh con xong vì không chốn nương thân và cũng không biết làm gì sống
nàng đem con gửi vào nhà dục anh, rồi đứa con chết nàng nhắm mắt đưa chân vào nhà
chứa bán mình nuôi thân. Cuộc sống đằng đẳng bảy năm trời trong nhà chứa đã dẫn
nàng đến tội giết người mà thực chất nàng không giết để cuối cùng đứng trước vành
móng ngựa. Mỉa mai thay người đã xô đẩy cuộc đời nàng đến với địa ngục trần gian
nay lại hiên ngang ngồi ghế bồi thẩm cầm cán cân đạo đức mà phán xét.
Bao năm sống trong cảnh xa hoa phú quý khiến cho phần quỷ dữ trong
Nekhliudov lấn ác phần người trong chàng và giờ đây lương tâm chàng bỗng bừng

tỉnh khi thấy mọi tội lỗi mà chàng đã gây ra cho Maxlova. Chàng cảm thấy mọi thứ
đều “đáng ghê tởm và hổ thẹn”. Chàng đến nhà tù để tìm cách xin ân xá cho Maxlova,
sao cho nàng được phục hồi nhân phẩm và chính chàng cũng phải tự tu thiện để cảm
thấy bớt hổ thẹn với lương tâm. Chàng đi đến một quyết định vô cùng táo bạo đó là
phân phát hết ruộng đất cho nông dân và sẽ cùng đi đày với Maxlova ở Xibia.
Tác phẩm đã miêu tả rất chi tiết con đường Phục sinh của Nekhliudov, chàng đã
có lúc cảm thấy hối hận và đắn đo về con đường đã chọn khi việc ân xá không thành
nhưng rồi trên con đường ấy chàng đã thấy tất cả thảm cảnh mà dân chúng phải chịu,
dân chúng đang chết dần chết mòn còn địa chủ thì hả hê trong phú quý ra sức cướp đất
đai về tay mình. Chàng ra sức giúp cho những người tù bị oan tuy chỉ giúp được một
số ít nhưng chàng thấy rất vui và càng nhận rõ bản chất của bộ máy chính quyền xấu
xa bạc nhược. Trong thời gian đi đày, tiếp xúc với những người tù chính trị Maxlova
đã tỉnh ngộ và phục sinh về mặt tinh thần vốn bị chà đạp của mình. Nàng yêu thiết tha
cuộc sống mới, tuy có đôi chút chạnh lòng vì đoạn tuyệt tình cảm với Niukhliudop và
chung sống với Ximonxơn – người chiến sĩ cách mạng nhưng nàng rất vui vì được
sống theo ý mình. Tác phẩm với kết thúc mở không ai biết cuộc sống của Nekhliudov
rồi sẽ ra sao vì điều đó “chỉ có tương lai mới chứng thực được” [14; tr 631]
1.4. Một số vấn đề lý luận chung

16

Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, mỗi tác phẩm văn học đều bao gồm
phần nội dung và hình thức. Trong phần này, vì đề tài nghiên cứu về “đặc điểm nội
dung” nên chúng tôi chỉ tìm hiểu về những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung của
tác phẩm văn học.
Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực.
Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản
ánh. Đó vừa là cuộc sống đã được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc – đánh giá đối với
cuộc sống đó. Nói cách khác, nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa
khách quan và chủ quan, trong đó có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách

quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc huyết mạch, lí tưởng của tác giả. “Nội dung
đích thực của tác phẩm văn học là cuộc sống được lí giải, đánh giá, ước mơ, là nhận
thức và lí tưởng, nỗi niềm đã hóa thành máu thịt chứ không phải khái niệm về hiện
thực hoặc khái niệm về lí tưởng và tình cảm”. [10; tr 21]
Theo Gs. Trần Đình Sử, nội dung của tác phẩm gồm hai phương diện khách
quan và chủ quan. Trong đó đề tài, chủ đề là hai khái niệm chủ yếu thể hiện phương
diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. Phương diện chủ quan của nội dung
tác phẩm chính là tư tưởng và “tư tưởng đó không rời khỏi đề tài và chủ đề, nhưng
biểu hiện tập trung ở ba phương diện lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng và tình điệu
thẩm mĩ” [10; tr 44]
Theo Đoàn Đức Phương: “đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm,
nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong
tác phẩm” [6; tr 116]. Theo GS.Trần Đình Sử thì khái niệm đề tài được hiểu đó là “đối
tượng đã được nhận thức, kết hợp sự lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về
phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [10; tr 36]. Đề
tài giúp người đọc định hướng được phạm vi xã hội – lịch sử của đời sống được phản
ánh trong tác phẩm. hơn thế nữa nó còn giúp người đọc xác định tính khuynh hướng
trong lập trường tư tưởng của nhà văn, thấy rõ những hệ tư tưởng nào đã chi phối
những trào lưu văn học khác nhau. Đề tài là cơ sở để nhà văn khát quát chủ đề và xây
dựng những hình tượng, những tính cách điển hình.
“Chủ đề là cái tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của nhà văn, do cuộc sống
gợi ra, nhưng còn ẩn náu trong kho tàng ấn tượng của nhà văn dưới dạng hình thức
chưa hình thành; nó đòi hỏi được thể hiện thành hình tượng, nó thức tỉnh nhà văn, kêu

17

gọi anh ta hành động để tạo dựng hình thức cho nó.” [6; tr 122]. Dấu hiệu của chủ đề
thường hay được bộc lộ qua tên gọi của tác phẩm hoặc bộc lộ trực tiếp qua lời phát
biểu của tác giả. Chủ đề cũng có thể được thể hiện qua các biến cố hay cảnh ngộ khác
thường, dữ dội. Nhưng về cơ bản chủ đề thường được biểu hiện qua hệ thống hình

tượng, hệ thống nhân vật nhất là các nhân vật chính, hình tượng chính.
Tư tưởng tác phẩm là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể
hiện, là cách giải quyết vấn đề đã được đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng
nhất định vốn có ở lập trường quan điểm của tác giả. [6; tr 122] Đoàn Đức phương
trong quyển Lí Luận Văn Học đã khẳng định “trong tất cả các yếu tố tạo thành tác
phẩm, tư tưởng có vai trò quan trọng nhất vì nó có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ
tác phẩm. Bêlinxki đã viết “trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng
đâu phải là một khái niệm trừu tượng thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn
của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê” [6; tr 123].
Nhà văn Kôrôlen cô đã nói một cách ngắn ngọn hơn “Tư tưởng là linh hồn của tác
phẩm văn học” [6; tr 123]
















18

CHƯƠNG 2

PHỤC SINH – TÒA ÁN ĐỐI VỚI CẢ CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH,
PHƠI BÀY NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC THIẾT CỦA THỜI ĐẠI
2.1. Phục Sinh - Bản cáo trạng tố cáo chính quyền chuyên chế Nga hoàng
trên mọi lĩnh vực
Có thể nói Phục Sinh là tác phẩm đã dựng nên một bảo tàng đồ sộ của bọn
thống trị vừa phong phú vừa sinh động và hoàn chỉnh. Với giá trị tố cáo mạnh mẽ tác
phẩm đã đi sâu vào phân tích những tội ác không thể chấp nhận được do chế độ Nga
hoàng gây ra trên mọi lĩnh vực ở đất nước Nga. Từ lĩnh vực tòa án đi sâu vào lĩnh vực
nhà tù cảnh sát và bên cạnh đó là thế lực nhà thờ. Hai thế lực ấy một kìm hãm về mặt
tinh thần một mặt giam cầm con người ta về mặt thể xác một cách công khai như là
điều tất yếu mà con người phải gánh chịu. Qua đó Tônxtôi đã bóc trần thứ mặt nạ đang
che giấu bộ mặt thật của xã hội, vạch rõ âm mưu biến nước Nga thành một nhà tù
khổng lồ của chế độ hiện hành.
Lênin đã nhận thấy ở Tônxtôi “Sự chỉ trích thẳng tay đập vào chế độ bóc lột tư
bản chủ nghĩa, sự lột trần những hành vi bạo ngược của chính phủ, trò hề của tòa án
và hành chính nhà nước” [11; tr 28] đương thời. Sự chỉ trích ấy, thái độ ấy có tác động
rất lớn đến ngai vàng của chính phủ Nga hoàng Nicolai II. Chính trong những tác
phẩm cuối đời mà tiêu biểu là tiểu thuyết Phục Sinh những biểu hiện của một chế độ
mục nát cùng sản phẩm mà nó tạo ra đều được Tônxtôi tái hiện lại đầy đủ và sống
động nhất. Từ chính sách bạo ngược của chính phủ, đến bộ máy quan lại ở tòa án, nhà
thờ hay cả đến bọn lính gác, quản ngục đều được nhà văn nêu lên với những tính chất
xấu xa, trụy lạc. Tất cả những biểu hiện ấy lồng vào nhau tạo nên bộ mặt với đầy đủ
tính chất thật nhất của xã hội những năm tháng đen tối nửa sau thế kỉ XIX.
Về phía chính quyền Nga hoàng, bá tước Tônxtôi đã có công rất lớn khi họa ra
một loạt hình tượng về bọn quý tộc ở thủ đô và ở các tỉnh, văn sĩ nêu nổi bật đặc điểm
tổng quát của bọn chúng là thói hoàn toàn vô đạo đức. Tônxtôi cho chúng ta thấy rằng
toàn bộ hệ thống nhà nước Nga quý tộc và tư sản chỉ có tác dụng lôi kéo, vùi dập nhân
dân, làm trụy lạc hóa con người và xô đẩy dân chúng vô tội vào vực thẳm tàn tạ về mặt
đạo đức.


19

Tônxtôi thẳng thừng lên án cái chính phủ hiện tại đã đẩy biết bao nhiêu thân
phận phụ nữ như Maxlova vào con đường mãi dâm chuyên nghiệp. Bởi công việc mãi
dâm ấy được chính phủ bảo trợ hẳn hoi thì không việc gì khi người ta lại lao vào đó để
tìm con đường để tồn tại khi gặp bế tắc trong cuộc sống. Maxlova cũng vậy nàng đã
phải sống “một cuộc sống được chính phủ - một chính phủ hằng ngày chăm lo hạnh
phúc cho quốc dân – chẳng những cho phép mà còn bảo trợ, cuộc sống đọa đày của
hàng vạn phụ nữ, kết quả là cứ mười người thì chín người bị ác bệnh giày vò, cằn non
chết yểu” [14; tr 16].
Ngòi bút của Tônxtôi rất tôn trọng và thẳng thắng nêu lên sự thật. Liệt kê những
hạng người thường lui đến chốn sa đọa trụy lạc ấy, Tônxtôi không loại trừ thành phần
nào mà nêu lên hầu như tất cả mọi tầng lớp từ “trẻ mới choai choai đến già khọm đế,
người không vợ, người có vợ, dân buôn, dân thày, cả Acmeni, Do Thái, Tacta, sang có
hèn có, khỏe có, ốm có, người say, người tỉnh, người thô lỗ cục cằn, người hào hoa
phong nhã, lính có, dân có, công chức, sinh viên, học sinh thôi thì đủ hạng người, đủ
lứa tuổi, đủ loại tính nết trên đời” [14; tr 16-17]. Không chỉ không nghiêm cấm mà
chính quyền còn cấp giấy thông hành cho họ để họ có thể hành nghề một cách chính
đáng hơn và mỗi tuần họ phải đến sở nhà nước, sở cảnh sát để trình diện. Thực chất
việc trình diện ấy chỉ là cơ hội để chúng - những bọn công chức, thầy thuốc có cơ hội
đùa nghịch một cách trơ tráo. Tất cả đều cấu kết với nhau, cùng đồng lõa nhau trong
công cuộc sa đọa hóa xã hội một cách công khai. Rõ là xã hội Nga lúc bấy giờ đã sa
đọa và mục nát thế nào. Nguyên nhân ở đây cũng chính vì có một chính quyền thối nát
đứng sau chống lưng để cổ vũ và khuyến khích nhân dân vào chốn tha hóa như thế.
Tônxtôi còn cho chúng ta thấy bộ mặt giả dối của quan lại thượng lưu với cuộc
sống nhàn hạ, đầy đủ vật chất xa hoa khác xa với hàng vạn hàng triệu người đang sống
trong địa ngục trần thế tù túng và nghèo đói. Giữa lúc Maxlova đang mệt nhoài sau
chặng đường cuốc bộ mệt nhọc thì những người thuộc tầng lớp thượng lưu như
Nekhliudov lại đang hãy còn nằm trên chiếc giường lò xo, trải đệm lông tơ. Maxlova
phải chịu cảnh cái đói đang cào xé ruột gan thì Nekhliudov lại được cung phụng như

một ông hoàng với bữa điểm tâm sáng thơm tho ngào ngạt mùi cà phê và bách mì mới
giòn, bánh bít cốt, bích quy. Tất cả đồ dùng của chàng đều là loại thượng hạng nhất,
nhã nhặn bền và đắt tiền. Lặn lội với mớ suy nghĩ về những chuyện trong cuộc sống
chàng đến tòa án với lời tự nhủ sẽ làm tròn nghĩa vụ với xã hội và phải làm việc cho có

20

lương tâm. Nhưng đó chỉ là những gì chàng suy nghĩ trong đầu về nghĩa vụ trước giờ
chàng phải làm, tâm thức chàng vẫn chưa hiểu rõ những gì chàng đang làm có giúp ích
những tù nhân hay không. Chàng hoàn toàn không biết và không nghĩ rằng những việc
làm của chàng đã và đang tiếp tay cho cái xấu, cái bất công tiếp tục tồn tại.
Tônxtôi còn lên án tất cả những con người quyền cao chức trọng khi chàng có
dịp tiếp xúc ở Pertecbua. Nếu vị linh mục đứng đầu hội thánh Nga là công cụ của thần
quyền thì viên tướng già nắm quyền kiểm soát tất cả các nhà giam ở Pertecbua là tay
sai xảo quyện của bạo lực, bạo quyền. Tônxtôi bóc trần sự gian ác của ông ta đến mức
người đọc chỉ thấy toàn máu me chết chóc. Bởi nghĩa vụ hay “nhiệm vụ của lão là
giam giữ những tù nhân chính trị, cả nam và nữ, mỗi người một xà lim, làm thế nào để
trong vòng mười năm trời, một nửa số tù nhân phải chết, một số hóa điên hoặc chết vì
bệnh lao, một số tự tử bằng cách tuyệt thực, hoặc lấy mảnh chai rạch mạch máu hoặc
thắt cổ hay tự thiêu” [14; tr 376]. Đối với y “tất cả mọi việc ở trên đời đều có thể thay
đổi chỉ trừ những mệnh lệnh của thượng cấp” [14; tr 376].
Và để biện minh cho nghĩa vụ thiêng liêng ấy của mình, lão ta kể lễ với
Nekhliudov đủ mọi mà lão đã đặc ân cho tù nhân “Trước kia, quả có phần khắc nghiệt
thật, nhưng bây giờ thì bọn chúng được đối đãi hết sức tử tế” [14; tr 380]. Rồi lão liệt
kê nào là những bữa ăn đầy đủ các món mà lão cho rằng nhiều khi những người Nga
bình thường còn không có mà ăn. Lão còn cho thấy mình không chỉ quan tâm đến vấn
đề vật chất sinh hoạt mà còn rất quan tâm đến vấn đề tri thức cho tù nhân khi ông cho
lập cả thư viện để họ có thể đọc sách, phát phấn bảng để họ có thể viết tiêu khiển. Với
những lợi ích như thế thì lời nhận định của Nekhliudov “Phải, ở nước Nga, trong thời
đại ngày nay, cái nội dung lớn nhất, thích hợp nhất với con người ngay thẳng là nhà

tù” là hoàn toàn xác đáng. Họ được ở không, được rảnh rỗi, được cấp thức ăn mỗi bữa
không thiếu thứ gì chỉ thiếu tự do và sẽ chết sớm. Hóa ra ở tù lại sướng hơn được tự
do. Thật đáng nực cười cho chế độ hiện thời.
Miêu tả những con người trong bộ máy chính quyền mục nát Tônxtôi quyết liệt
nêu lên những việc làm mang danh chính nghĩa nhưng thực chất là đốn mạt họ đối với
xã hội. Tônxtôi cho ta thấy con đường để bọn giới chức này đi đến địa vị như thế là rất
khó khăn, mờ ám và có khi đẫm máu. Tiêu biểu như hình tượng tên phó tổng đốc
Maxlenicop lấy được vợ giàu, bị vợ đùa giỡn như đùa thú nuôi trong nhà, khi thấy
quan trên để ý đến thì khúm núm, co dáng như con cún được chủ vuốt ve mà không

21

biết làm gì. Hay bá tước cựu bộ trưởng Ivan Mikhailovitr thì sống phè phỡn, suốt đời
lấy ăn ngon mặc đẹp làm lẽ sống, tuy không có tài cáng gì nhiều nhưng được cái khéo
ăn nói nịnh hót các quan lớn nên dần đần được thăng quan tiến chức.
Nguyên lão nghị viện Vol lịch thiệp một cách giả dối, tìm cách bòn rút của cải
của vợ và chị vợ và đã kiên quyết từ bỏ đứa con trai hư hỏng nhưng vẫn tự phụ là đã tổ
chức gia đình êm đẹp nhất thế giới. Y cho rằng trung thực không có nghĩa là hối lộ
ngầm. Y coi việc đàn áp những người yêu nước Ba Lan là trung quân ái quốc.
Nekhliudov đã thấy rõ hết những thói sống xa hoa của nhà Corsaghin, thói ghê sợ lao
động của bà dì cùng những buổi thuyết giáo vô bổ về sự chuộc lỗi của bọn người
thượng lưu. Cảnh tượng ấy trái ngược biết bao với cảnh sống đau khổ của nông dân và
tù nhân. Với bọn cai trị quyền hành bị thao túng như thế mà bao nhiêu bất công đã và
đang diễn ra hằng ngày
Việc xin ân xá cho Maxlova không được như mong muốn cũng thói quan liêu
của bộ máy tư pháp cũng như toàn bộ bộ máy cai trị dưới chế độ Nga hoàng ấy gây ra.
Và mặc dù Nekhliudov có đầy đủ tiền và các mối quan hệ song cũng khó có thể can
thiệp vào quá trình kháng án. Chàng đã phải chạy đến khắp nơi có thể nhờ vã được
nhưng cuối cùng kết quả đơn kháng án bị bác vì lí do kháng án không đầy đủ cuối
cùng Maxlova chỉ được giảm từ án đày khổ sai xuống án đày thường.

Về lĩnh lực tòa án, bằng giọng điệu mỉa mai châm biếm sắc sảo, Tônxtôi đã
dựng lên khung cảnh trong tòa án với những hình ảnh sống động nhất về từng vị quan
chức cấp cao sẽ là người cầm cân nẩy mực phán xét những vụ án lớn nhỏ và chuẩn bị
xử vụ đầu độc của Maxlova. Hình tượng mỗi người được khắc họa bằng những câu
chuyện bên lề cuộc sống khác nhau điều đó làm ta hiểu rõ hơn về bản chất của từng
người cũng như thái độ của họ với nghĩa vụ mình đã đang và sẽ làm. Đầu tiên là lão
chánh án, buổi sáng hôm ấy lão ta đến thật sớm bởi lão nóng lòng muốn khai mạc
phiên tòa sớm và về sớm trước sáu giờ chiều để đến gặp tình nhân của lão. Klara
Vaxiliepna, cô giáo gia tư người thụy sĩ có mái tóc hung mới cùng lão chắp mối tình
trăng gió mùa hè năm ngoái, đang hẹn chờ lão ở khách sạn. Mặc dù lão là người có
tuổi và đã có vợ nhưng lão vẫn sống theo cái thói ăn chơi phóng đãng. Còn viên thẩm
phán đeo kính gọng vàng bước vào tòa án với tâm trang đang vô cùng sợ hãi việc mụ
vợ có thể triệt bữa cơm chiều vì hai người vừa cải nhau. Viên chưởng lí buộc tội thì
cảm đêm qua hắn không ngủ vì bận tiệc chè liên miên, đánh bạc rồi đàn điếm đi chơi

22

gái trắng đêm tại đúng ngôi nhà mà Maxlova đã sống trước đây sáu tháng. Khi vào đến
tòa hắn chỉ muốn đọc lướt qua hồ sơ chưa hề xem của vụ án sắp xử.
Cuối cùng là lão thẩm phán thứ ba suốt đời đi chậm cũng đã đến lão bị đau dạ
dày lại vừa có tính lẫn thẩn. Sáng nay bước vào tòa đại hình, vẫn tự nhủ rằng nếu đi từ
phòng giấy đến ghế ngồi mà số bước chân chia chẵn cho ba thì lão sẽ khỏi bệnh đau dạ
dày, nếu không thì vô hiệu. Còn anh chàng mõ tòa vốn là người trung thực đã học đại
học nhưng làm ở đâu cũng bị đuổi vì tính hay rượu chè cờ bạc. Đó là những chân dung
sinh động tiêu biểu nhất cho bộ mặt của bậc quan lại chốn tòa án của chế độ phong
kiến mục nát. Một không gian nghệ thuật sinh động đầy chất biếm họa đủ lột tả những
gì bất mãn với chế độ tòa án hiện thời mà nhà văn đã quá quen thuộc. Đa số họ chỉ
muốn xử cho qua còn sự chân thật của kết quả vụ án thì họ không hề để ý đến thậm chí
nhiều vụ án trong đó mang quyền lợi của họ thì họ đổi trắng thành đen và xử án sao
cho phần lợi nhiều nhất về mình.

Dưới ngòi bút của Tônxtôi tòa án xét xử chẳng khác gì một trò hề, một trò vui
hay tán gẫu của những người vốn được xem là người làm chủ công lí. Viên lục sự đọc
bản cáo trạng một cách to và nhanh vô tình làm lẫn lộn cái vần l và r nên các tiếng dồn
lại thành một chuỗi âm thanh đơn điệu, khiến người nghe buồn ngủ. Lão chánh án thì
nói như đọc thuộc lòng. Viên phó biện lí thì giả vờ ghi ghi chép chép và thích lắm cái
việc hùng biện sáo rỗng của mình. Ai ai cũng tỏ vẻ chán ngán ra mặt khi phải tham dự
phiên tòa “Các thẩm phán hết tì khuỷu tay lên tay ghế bên này lại tì tay lên ghết bên
kia, khi thì tì lên mặt bàn, khi ngả người vào lưng ghế, họ nhắm mắt lại rồi lại mở mắt
ra, thì thầm với nhau. Một tên hiến binh đã mấy lần cố nén một tiếng ngáp dài”. [14;
tr 48].
Hơn thế nữa tên luật sư bào chữa cho bị cáo thì ngượng ngùng đọc bản bào
chữa cho Maxlova như đánh vần. Rồi các thẩm phán tranh nhau biểu quyết, kết quả
được kết luận một cách vội vã và người vô tội đã bị kết án oan uổng. Điều đó cho thấy
các cơ quan xét xử cấp trên cũng không khác gì ngoài các cơ quan cấp dưới, họ cũng
chỉ làm công việc máy móc duyệt y bán án mà cấp dưới đã phán quyết. Điều khác biệt
duy nhất là ở chỗ: “chiếc bàn trước mặt các nguyên lão nghị viên ngồi xét xử không
phủ dạ xanh lá mà phủ nhung đỏ” [14; tr 271].
Với bộ máy tòa án bạc nhược được tạo nên từ những con người mất hết tình
người ấy nên Maxlova vốn dĩ vô tội đã trở nên có tội và bị đày khổ sai bốn năm vì

23

những tên quan lại của tòa án ấy mỏi mệt tâm tư rối bời nên không một ai nghĩ đến
phải thêm vào câu trả lời điều này: “Có tội, những không có ý định giết người”[14; tr
115]. Giá như có thêm câu ấy thì tình cảnh đã khác, Maxlova đã được vô tội. Bởi theo
lời của lão chánh án thì trường hợp của Maxlova: “chỉ có một trong hai khả năng:
hoặc là gần như trắng án, tức là ngồi tù, nhưng có thể chỉ tính vào thời hạn bị giam
hay bị bắt thôi là đã mạn rồi; hoặc là tù khổ sai chứ không có nửa chừng” [14; tr
122].
Toàn khung cảnh trong tòa án xét xử được hiện lên với những sự lười biếng và

coi trọng hình thức của bọn quan lại. Ai cũng mong muốn xét xử cho thật nhanh chóng
nên những gì họ đã hỏi bị cáo hay biện luận cho vụ án đều rất sơ xài và chóng vánh đi
đến kết quả. Nhìn vẻ mặt mệt nhọc của viên chánh án hỏi cung bị cáo, cái vẻ thoải mái
sau khi đọc xong bản cáo trạng dài của tên lục sự chúng ta không thể nào không cảm
thấy chua xót trước sự thực dụng của họ. Họ chỉ biết làm việc gượng gạo vì tiền tài
danh vọng và lợi ích của mình. Thế là Maxlova phải chịu án phạt mà tội lỗi là ở những
người phán xét đã quên ghi thêm vài chữ vào bản phát quyết. Không chỉ vậy bốn năm
tù khổ sai giáng xuống một thân phận hèn mọn trong xã hội chỉ vì đơn giản nàng thiếu
tiền để đút lót hoặc mướn thầy cải cho mình. “Tôi không có tội gì cả, tôi không có tội -
Xử như thế là phạm tội với Chúa. Tôi không có tội. Tôi không định tâm giết người, tôi
không nghĩ đến giết người …”[14; tr 120]. Tiếng thét dữ dội trước vành móng ngựa ấy
của Maxlova như “tiếng đại bác hòa vào tiếng khóc nức nở của Maxlova vang truyền
khắp gian phòng tòa án, vang xa đến vô tận và đập vào khối óc, vò xé trái tim anh bổi
thẩm Nekhliudov cùng trái tim bao người”’ [14; tr 418]. Maxlova chỉ là một ví dụ điển
hình nhất cho sự thiếu công bằng đang ngày ngày vẫn diễn ra ở nơi lâu nay người ta
vẫn luôn coi là đặt công lí chính nghĩa lên hàng đầu.
Những tình tiết nhỏ nhưng có giá trị rất lớn và ngòi bút của Tônxtôi rất thường
tạo dựng nên những tình tiết ấy để đạt hiệu quả tố cáo mạnh mẽ hơn. Ví như trường
hợp một vụ án trộm cắp nhỏ nhặt nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc vạch trần
âm mưu tàn khốc của chính quyền đương thời. Vì một phút say khướt trong men rượu
hai tên thất nghiệp bẻ khóa vào nhà ăn trộm với ý định vơ được cái gì lấy cái ấy đã lấy
trộm tấm thảm chùi chân và bị bỏ tù vì tội ấy. Xét về nguyên do hắn đã đi ăn trộm thì
tất cả cũng chỉ vì hắn không có được việc làm để nuôi sống chính mình, xã hội không
tạo điều kiện cho hắn sống tốt, không ai thương hại cho hoàn cảnh của hắn nên hắn

24

mới vì một phút nông nổi mà làm liều. Và thay vì với tội tình không đáng có ấy hắn ta
nên được thả ra để làm lại cuộc đời hắn lại bị coi như một kẻ nguy hiểm cần phải trừ
khử cho xã hội. Bắt hắn bỏ tù, cho hắn sống cùng với những kẻ lầm lỗi đã suy nhược

trong tù, rồi tốn tiền công quỷ để đày hắn từ nơi này đến nơi khác cùng với những kẻ
hư hỏng nhất đời.
Tônxtôi vô cùng tỏ ra đau đớn và chua xót khi những điều vô lí, tàn bạo ấy sao
lại có thể hiên ngang mà tung hoành mà không ai thấy động lòng mà lên án nó sao?
“Khủng khiếp biết mấy khi nghĩ rằng có những kẻ chẳng có lý do gì hết, có thể làm
nhục, bắt bớ một người đồng loại của mình, khoác lên người họ một bộ quần áo tù và
giam cầm họ vào cái nơi rùng rợn này”.[14; tr 248]. Những điều lạ lùng và vô lí như
thế đã đang và hằng ngày diễn ra trên khắp nơi của đất nước Nga bởi một lẽ chính
quyền Nga hoàng đang thực hiện một âm mưu khủng khiếp nhằm biến nước Nga
thành một nhà tù khổng lồ để dễ dàng cai trị. Những ai đi ngược lại những kẻ có tiền
và có quyền chức lập tức sẽ bị tống giam, sống trong cảnh địa ngục trần gian chờ ngày
bị chém hoặc bị đày đi biệt xứ. Nekhliudov thấy được điều đó và chàng ngạc nhiên
rằng tại sao trước đây không ai thấy được điều đó. Chàng nghĩ rằng cái tàn nhẫn và vô
lí ở đây đã đạt đến mức tột cùng.
Tônxtôi còn lên án cả những bọn quan lại cấp dưới ở cái quận huyện bé nhỏ
nhưng cũng thủ đoạn và vô đạo đức chẳng khác gì cấp trên ở các thành phố hay thủ đô.
Người ta đã lầm khi nghĩ rằng những người ấy sẽ có những tư tưởng mới, tư tưởng tự
do bởi bọn biện lí, thẩm phán đều là những người mới. Đúng thật là họ rất tốt và rất tự
do nhưng sau một thời gian làm việc thì khác hẳn. “Họ chỉ còn là những viên chức
chăm chăm đợi đến ngày hai mươi mỗi tháng để lĩnh lương, họ tùy tiện muốn buộc tội,
xét xử, kết án ai, tùy ý thích của họ”[14; tr 335].
Bọn luật sư cũng vậy, điển hình là tên luật sư cải cho Cartinkin và Botscova đã
ăn của họ số tiền ba trăm rúp để được hắn cải cho trắng án và đổ mọi tội lỗi lên đầu
Maxlova. Là những người trí thức nhưng có lẽ những toan tính thiệt hơn, những cám
dỗ của đồng tiền đã khiến họ mất bản tính trung thực vốn có. Hơn thế nữa là những
người nắm quyền trong tay thì họ có thể dùng đủ mọi cách để đổi trắng thành đen và
chuyện một người vô tội mà không có tiền thì cũng trở nên tội danh chồng chất.
Những tiêu cực ấy còn được bộc lộ qua chuyện tòa án nào sẽ xử vụ án như thế nào.
Tên phó chưởng lí vì mục đích kiếm thêm món hời từ bị cáo mà đã không xét xử trên

×