Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng, lách, hạch lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy tạng trên vịt, tuyến fabricius trên gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.43 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




PHẠM THÀNH KHẢI


THỰC HIỆN TIÊU BẢN MÔ ĐỘNG VẬT:
TUYẾN GIÁP TRẠNG, LÁCH, HẠCH LÂM BA RUỘT,
TUYẾN THƯỢNG THẬN VÀ BUỒNG TRỨNG TRÊN
THỎ, TỤY TẠNG TRÊN VỊT, TUYẾN FABRICIUS
TRÊN GÀ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y




Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


NGÀNH THÚ Y

Tên đề tài:
THỰC HIỆN TIÊU BẢN MÔ ĐỘNG VẬT:
TUYẾN GIÁP TRẠNG, LÁCH, HẠCH LÂM BA RUỘT,
TUYẾN THƯỢNG THẬN VÀ BUỒNG TRỨNG TRÊN
THỎ, TỤY TẠNG TRÊN VỊT, TUYẾN FABRICIUS
TRÊN GÀ


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
ThS. LÊ HOÀNG SĨ PHẠM THÀNH KHẢI
MSSV: 3092617
Lớp: Thú Y K35


Cần Thơ, 2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng, lách, hạch
lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy tạng trên
vịt, tuyến Fabricius trên gà”.
Do sinh viên Phạm Thành Khải lớp Thú Y Khóa 35 thực hiện tại phòng
thí nghiệm mô học thuộc bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 11
năm 2013.


Cần Thơ, ngày tháng năm Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt Bộ môn Cán bộ hướng dẫn




Lê Hoàng Sĩ

Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD











ii
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Hoàng Sĩ và
thầy Trần Hiền Nhơn. Nhờ sự quan tâm, động viên, giúp đỡ và sự tân tình chỉ
dẫn của hai thầy đã giúp tôi thực hiện tốt đề tài này.
Xin cảm ơn cha mẹ, gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi học tập.
Xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô của trường Đại Học Cần Thơ nói chung

và tất cả quý thầy cô thuộc bộ môn Thú y nói riêng. Những người thầy, người
cô đã truyền dạy cho tôi các kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian
theo học tại trường.
Xin kính chúc tất cả dồi dào sức khỏe, thành đạt và gặp nhiều may mắn
trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!






















iii
MỤC LỤC

Trang duyệt i
Lời cảm tạ ii
Mục lục iii
Danh mục hình v
Tóm luợc vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1. Một số khái niệm về mô học 2
2.1.1. Mô học 2
2.1.2. Tế bào 2
2.1.3. Mô 2
2.1.3.1. Biểu mô 2
2.1.3.2. Tổ chức liên kết 4
2.1.3.3. Tổ chức cơ 4
2.1.3.4. Tổ chức thần kinh 4
2.2. Cấu tạo vi thể của một số tuyến 4
2.2.1. Tuyến giáp trạng 4
2.2.2. Hạch lâm ba 5
2.2.3. Lách 6
2.3.3.1. Vị trí và chức năng của lách 6
2.2.3.2. Cấu tạo 6
2.2.4. Tuyến thượng thận 7
2.2.4.1. Vỏ thượng thận 8
2.2.4.2. Tủy thượng thận 8
2.2.5. Tụy tạng 8
2.2.5.1. Cấu tạo 8
2.2.5.2. Phần ngoại tiết 8
2.2.5.3. Phần nội tiết 9
2.2.6. Tuyến Fabricius 10
2.2.7. Buồng trứng (noãn sào) 11

2.3. Nguyên tắc của phuơng pháp thực hiện tiêu bản hiển vi 13
2.3.1 Lấy mẫu 13
2.3.2 Cố định 13
2.3.3 Khử nước 15
2.3.4 Tẩm dung môi trung gian của paraffin 15
2.3.5 Tẩm paraffin 15
2.3.6 Đúc khuôn 15
2.3.7 Cắt lát mỏng 16
2.3.8 Tải tiêu bản lên lame. 16
2.3.9 Nhuộm kép Hematoxyline-Eosin Y 16
2.3.10 Dán lamelle: 17
Chương 3:PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 18
3.1. Phương tiện 18
3.1.1. Địa điểm thực hiện 18
3.1.2. Dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất 18
iv
3.2. Phương pháp tiến hành 18
3.2.1. Lấy mẫu 18
3.2.2. Cố định mẫu 18
3.2.3. Lấy mẫu nhỏ 18
3.2.4. Rửa mẫu 19
3.2.5. Khử nước 19
3.2.6. Tẩm dung môi trung gian 19
3.2.7. Tẩm paraffin 20
3.2.7. Đúc khuôn. 20
3.2.8.1. Chuẩn bị 20
3.2.8.2. Tiến hành 20
3.2.9 Cắt mẫu 20
3.2.9.1. Chuẩn bị 20
3.2.9.2. Tiến hành 21

3.2.10. Tải – hấp mẫu 21
3.2.10.1. Chuẩn bị 21
3.2.10.2. Tiến hành 21
3.2.11. Nhuộm mẫu 22
3.2.11.1. Chuẩn bị lọ hóa chất và lọ nhuộm 22
3.2.11.2. Sơ đồ tiến hành 22
3.2.12. Dán lamelle – Dán nhãn 23
3.2.12.1. Cố định mẫu bằng keo Canada balsam 23
3.2.12.2. Dán nhãn 23
3.2.13 Đánh giá chất lượng tiêu bản 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Tuyến giáp trạng 25
4.2. Lách 26
4.3. Tuyến thuợng thận 27
4.4. Tuỵ tạng 29
4.5. Hạch lâm ba 30
4.6. Buồng trứng 32
4.7 Tuyến Fabricius 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
Tài liệu tham khảo 38
Phụ chương 39








v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tuyến giáp trạng 4
Hình 2. Tiêu bản vi thể của lách 7
Hình 3. Tiêu bản vi thể của tuyến thượng thận. 7
Hình 4. tiêu bản vi thể của tụy tạng 10
Hình 5: tiêu bản vi thể tuyến Fabricius 10
Hình 6. Máy cắt vi mẫu 21
Hình 7. Sơ đồ quy trình nhuộm mẫu 22
Hình 8. Tiêu bản vi thể của tuyến giáp trạng cắt ngang (X40) 25
Hình 9. Tiêu bản mao mạch quanh nang tuyến của tuyến giáp trạng (X40) 25
Hình 10. Tiêu bản vi thể của lách cắt ngang (X4) 26
Hình 11. Tiêu bản vi thể của lách cắt ngan (X10) 26
Hình 12. Tiêu bản tuyến thượng thận cắt ngang (X10) 27
Hình 13. Tiêu bản vi thể vùng cung của tuyến thượng thận cắt ngang (X40) 27
Hình 14. Tiêu bản vi thể vùng dậu của tuyến thượng thận cắt ngang (X40) 27
Hình 15. Tiêu bản vi thể vùng lưới của tuyến thượng thận cắt ngang (X40) 28
Hình 16. Tiêu bản vi thể của tủy thượng thận cắt ngang (X10) 28
Hình 17. Tiêu bản vi thể tụy tạng cắt ngang (X40) 29
Hình 18. Tiêu bản vi thể ống dẫn lớn của tụy tạng cắt ngang (X40) 29
Hình 19. Tiêu bản vi thể động mạch và tĩnh mạch của tụy tạng (X40) 29
Hình 20. Tiêu bản vi thể của tụy tạng cắt ngang (X40) 30
Hình 21. Tiêu bản vi thể của hạch lâm ba cắt ngang (X10) 30
Hình 22. Tiêu bản vi thể của hạt lâm ba của hạch lâm ba (X40) 31
Hình 23. Tiêu thể vi thể miền tủy của hạch lâm ba (X40) 31
Hình 24. Tiêu bản vi thể của buồng trứng cắt dọc (X4) 32
Hình 25. Tiêu bản vi thể nang noãn sơ cấp đang phát triển (X40) 32
Hình 26. Tiêu bản nang noãn chín của buồng trứng cắt dọc (X4) 32
Hình 27. Tiêu bản vi thể lớp vỏ nang trứng chín (X10) 33
Hình 28. Tiêu bản vi thể của tuyến Fabricius (X4) 33
Hình 29. Tiêu bản vi thể của tuyến Fabricius (X40) 33

Hình 30. Làm tan paraffin trên bếp điện và lọc paraffin trong thùng carton. 35

vi
TÓM LƯỢC

Với đề tài “Thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng, lách,
hạch lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy tạng
trên vịt, tuyến Fabricius trên gà” tạo ra tiêu bản vi thể. Những tiêu bản này
có thể quan sát được ở mức cấu tạo tế bào. Trong thời gian từ tháng 09 đến
tháng 11 năm 2013, tại phòng thí nghiệm mô học thuộc bộ môn Thú Y - Khoa
Nông nghiệp & SHƯD - Đại học Cần Thơ cùng các trang thiết bị và các hóa
chất cần thiết, tôi đã thực hiện được 450 lame tiêu bản trong đó chọn ra 323
lame tiêu bản hoàn chỉnh. Trong đó tiêu bản mô: tuyến giáp trạng là 46 tiêu
bản, tuyến thượng thận là 37 tiêu bản, lách là 49 tiêu bản, hạch lâm ba ruột là
43 tiêu bản, tụy tạng là 33 tiêu bản, buồng trứng là 63 tiêu bản, tuyến
Fabricius là 52 tiêu bản. Qua đó rút ra được những bài học về kinh nghiệm
trong việc thực hiện tiêu bản vi thể và một số đặc điểm riêng trên từng mẫu so
với quy trình chung. Như khi tẩm paraffin nên chon là paraffin non, lọc và tẩm
paraffin trong thùng carton.



















1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ thể người và động vật là một thể thống nhất, toàn vẹn và hoàn chỉnh.
Bất kỳ cấu tạo nào cũng đảm nhận chức năng nhất định, ngược lại bất kỳ chức
năng nào cũng do một hoặc một số cấu tạo thực hiện, để phù hợp với điều kiện
sống.
Trong thực tiễn thú y, để tìm hiểu rõ về mức độ gây thiệt hại, các tổn
thương khi mắc bệnh, cơ chế sinh bệnh,… của một loại bệnh nào đó trên cơ
thể vật nuôi thì việc khảo sát ở mức độ tế bào là không thể bỏ qua. Nhưng ta
muốn khảo sát được mức độ tế bào của mô bệnh, thì trước hết ta phải khảo sát
ở mức độ tế bào của mô bình thường.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự phân công của bộ môn Thú Y,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng,
lách, hạch lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy
tạng trên vịt, tuyến Fabricius trên gà”.
Mục tiêu của đề tài:
Đọc và mô tả về mặc tổ chức học các tiêu bản đã thực hiện bao gồm:
tuyến giáp trạng, hạch lâm ba, lách, buồng trứng, tụy tạng, tuyến Fabricius.
Thực hiện những tiêu bản mô để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy và học tập.

2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔ HỌC
2.1.1. Mô học
Là khoa học về cấu tạo hiển vi và siêu hiển vi của tất cả các cơ quan, bộ
máy trong cơ thể động vật.
2.1.2. Tế bào
Là đơn vị cơ bản về phương diện cấu tạo và hoạt động của cơ thể sinh
vật. Tế bào có hình thái, số lượng, kích thước thay đổi tùy theo loài gia súc.
2.1.3. Mô
Là sự hợp thành do những tế bào có cấu tạo hình thái và chức năng giống
nhau. Có 4 nhóm tổ chức cơ bản trong cơ thể động vật:
- Biểu mô
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô thần kinh
2.1.3.1. Biểu mô
Là nhóm tế bào bao phủ mặt ngoài cơ thể hay lót bên trong những ống,
xoang của cơ thể sinh vật. Biểu mô phân hóa cao độ tạo thành tuyến.
Cấu tạo chung của biểu mô
- Biểu mô gồm một hay nhiều lớp tế bào xếp khít vào nhau.
- Dưới lớp biểu mô là lớp màng đáy.
- Dưới lớp màng đáy là tổ chức liên kết mềm.
- Biểu mô hiện diện ở hai mặt khô và ướt của cơ thể.
Nhiệm vụ:
- Biểu mô bảo vệ cơ thể hay bộ máy không bị tác động của ngoại cảnh
làm tổn thương, khi bị tổn thương chúng có thể phát triển, hàn gắn lại được.
- Biểu mô phủ của một số cơ quan có khả năng hấp thụ một số chất,

như: biểu mô ruột, biểu mô bàng quang,…
- Biểu mô phủ các tuyến tiết ra một số chất giúp cho quá trình sinh
trưởng, phát dục và trao đổi chất của cơ thể. Đó là biểu mô tuyến nội tiết và
ngoại tiết.
Phân loại biểu mô: dựa vào chức năng và cấu trúc người ta chia biểu
mô làm hai loại là biểu mô phủ và biểu mô tuyến.
3
Biểu mô phủ: là những lớp tế bào bọc mặt ngoài hay mặt thành, mặt tạng
của các xoang tự nhiên trong cơ thể, ví dụ: lá thành, lá tạng xoang phúc mạc,
thành các ống tiêu hoá, tiết niệu,…
Dựa vào số hàng tế bào kể từ màng đáy và hình dạng tế bào ở lớp trên
cùng mà người ta chia biểu mô phủ thành:
Biểu mô phủ đơn:
+ Biểu mô phủ đơn lát: gồm một lớp tế bào hình lát dẹt, nhân tròn nằm
giữa tế bào và nổi lên bề mặt biểu mô. Ví dụ: biểu mô lót trong xoang phúc
mạc, lót trong các mạch quản, màng nhỉ và phổi,…
+ Biểu mô phủ đơn hộp: là biểu mô mà các tế bào có dạng hình hộp,
nhân tròn, to nằm giữa tế bào. Biểu mô này phân bố chủ yếu ở các ống dẫn của
tuyến ngoại tiết, quai henle và ống góp trong thận.
+ Biếu mô phủ đơn trụ: là biểu mô mà các tế bào có hình trụ hay hình
ống. Nhân tế bào hình tròn hay hình thoi nằm giữa hoặc thiên về cực đáy tế
bào. Biểu mô này phân bố chủ yếu ở ống tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột già,
ngoài ra còn có ở tuyến Fabricius của gia cầm.
Biểu mô phủ kép: có nhiều lớp tế bào, tùy theo hình dạng chia làm:
+ Biểu mô phủ kép lát: có nhiều lớp tế bào dẹp xếp chồng chất lên
nhau, lớp tế bào trên cùng có hình lát dẹp, càng sâu hơn gồm những tế bào có
hình đa giác hay hình hộp. Nhân tế bào nằm giữa tế bào, đôi khi lớp trên cùng
hóa sừng. Thường gặp như: biểu bì, niêm mạc miệng, môi, thực quản và giác
mạc,…
+ Biểu mô phủ kép trụ: lớp trên cùng có hình trụ, nhân thiên về cực đáy

tế bào. Ở tầng sâu hơn tế bào có hình đa giác, hình hộp, hình thoi
+ Biểu mô phủ kép trụ giả: chỉ có một lớp tế bào nhưng có một số tế bào
không lên đến bề mặt biểu mô, nhân nằm ở đáy tế bào. Những tế bào còn lại
nhô lên trên bề mặt biểu mô, nhân nằm ở trên. Do vậy khi nhìn vào tiêu bản
giống như có hai hàng tế bào (xuất hiện ở ống khí quản,…).
+ Biểu mô phủ kép biến dị: có lớp tế bào trên cùng rất to, có thể dãn nở
được, tế bào bên dưới hình đa giác. Biểu mô này thường hiện diện ở nơi có sự
dãn nở (như bàng quang).
Biểu mô tuyến: là những tập đoàn tế bào chuyên hóa cao để thích nghi
với chức năng chế tiết và bài xuất. Biểu mô tuyến gồm:
- Tuyến đơn bào: chỉ có một tế bào tạo thành, mang cả 2 nhiệm vụ chế
tiết và bài xuất như: tế bào hình đày của ruột.
- Tuyến đa bào: do nhiều tế bào hợp lại tạo thành tuyến, có cấu trúc
phức tạp, to, nhỏ khác nhau. Căn cứ vào tuyến có hay không có ống dẫn, phân
biệt thành hai loại:
+ Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn chất tiết ra ngoài hay vào các xoang, ống
thông với bên ngoài. Tuyến ngoại tiết gồm: tuyến túi, tuyến ống, tuyến đơn,
tuyến tạp.
4
+ Tuyến nội tiết: chỉ có các tế bào chuyên làm nhiệm vụ chế tiết, không
có ống dẫn. Các chất tiết tạo thành được thẩm thấu qua màng tế bào rồi ngấm
qua các vi huyết quản vào máu. Các mao mạch tạo thành lưới chung quanh
tuyến. Tuyến nội tiết gồm: tuyến tản mác, tuyến túi, tuyến lưới (Nguyễn Xuân
Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).
2.1.3.2. Tổ chức liên kết
Có nhiệm vụ chính là chống đỡ, bảo vệ, dinh dưỡng, tu sửa, phục hồi và
có công năng vận chuyển vật chất cho cơ thể. Tác dụng chống đỡ thể hiện ở
chỗ nó liên kết các tế bào lại thành tổ chức, gắn tổ chức thành các bộ máy và
làm giá cho các bộ máy đó hoạt động. Tổ chức này đa dạng gồm: dạng lỏng,
dạng rắn, dạng mềm (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).

2.1.3.3. Tổ chức cơ
Bao gồm tất cả các cơ và chia ra làm 3 loại: cơ trơn, cơ vân, cơ tâm (cơ
tim).
2.1.3.4. Tổ chức thần kinh
Là loại mô cao cấp nhất có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của cơ
thể sinh vật. Mô thần kinh bao gồm 2 thành phần: thần kinh trung ương (não
bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại vi (dây thần kinh và hạch thần kinh).
2.2. CẤU TẠO VI THỂ CỦA MỘT SỐ TUYẾN
2.2.1. Tuyến giáp trạng









Hình 1: Tuyến giáp trạng
(
Tuyến giáp trạng là tuyến nội tiết, có nhiệm vụ tạo ra hormon thyrocin để
tăng cường chuyển hóa trong tế bào, duy trì trao đổi chất để cơ thể phát triển
và phát dục. Ngoài ra tuyến giáp trạng còn tiết kích thích tố calcitonin
(thyreocalcitonin) có nhiệm vụ giữ nồng độ Ca
++
trong máu.
Tuyến giáp gồm hai thùy, nằm hai bên thanh quản, được bao bọc bên
ngoài bởi màng vỏ có cấu tạo là tổ chức liên kết, màng vỏ phát vách vào bên
trong chia tuyến thành nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy gồm nhiều bao tuyến
nhỏ, bên trong có chứa chất keo.

Bao tuy
ến

Ch
ất keo

5
Chung quanh tuyến có hệ thống mao quản máu phong phú.
Cấu tạo tuyến giáp trạng
- Màng vỏ có cấu tạo là tổ chức liên kết, chứa nhiều sợi keo và sợi chun.
- Bao tuyến: có hình dạng tròn, hình trứng, hình ống hay hình tuyến.
Kích thước thay đổi từ 20- 200µm tùy theo loài, cá thể và tùy vùng.
- Tế bào của lớp biểu mô bao quanh tuyến có hình trụ, hình hộp hay đơn
lát.
Mỗi loại tế bào có chức năng sinh lý khác nhau ngay trên cùng túi tuyến.
Các loại tế bào:
+ Tế bào chính: chiếm tỉ lệ lớn. Nhân tế bào tròn, to, có ít chất nhiễm
sắc. Có một đến hai hạt nhân, trong bào tương có nhiều tiểu vật và lưới Golgi.
Cực đỉnh tế bào có nhiều giọt mỡ, khi bị kích thích giọt mỡ tăng lên.
+ Tế bào keo: có số lượng ít, kích thước nhỏ dài, nhân nhỏ, bào tương ái
toan, tiểu vật có ở hai cực của tế bào.
+ Tế bào C: là tế bào sáng màu. Có vị trí phía đáy của tuyến, kích thước
to hơn tế bào chính.
Ngoài ra ở kẻ bao tuyến còn có các đám tế bào sợi.
- Bên trong bao tuyến chứa đầy chất keo.
2.2.2. Hạch lâm ba
Có hình cầu hay đĩa nằm dọc theo đường đi của hạch huyết mạch, mạch
quản lâm ba đi vào phía chu vi và đi ra ở rốn hạch.
Cấu tạo
- Bao bên ngoài là tổ chức liên kết, phát vách vào bên trong.

- Động vật lớn vỏ bọc có cơ trơn. Các mạch quản phía dưới vỏ đi vào
trong, tiếp hợp nhau tạo thành xoang.
- Bên trong chia thành hai miền:
+ Miền vỏ có nhiều hạt lâm ba xếp thành hàng to, nhỏ. Tế bào sậm màu
giống tế bào lâm ba máu.
+ Miền tủy sáng hơn miền vỏ, có cấu tạo lỏng lẻo (còn gọi là trung tâm
sinh trưởng). Có các tế bào đang phân bào, bào tương hơi kiềm, còn gọi là tế
bào nguyên lâm ba, có cả tương bào.
Hạt lâm ba ở riêng lẻ (nang kín lâm ba ở thành ruột), hoặc thành màng
(màng payer), hoặc xếp chung quanh hạch lâm ba.
Phần lâm ba tụ tập thưa, ít, nằm xen kẽ với tổ chức lưới của hạch tạo
thành xoang lâm ba. Ở miền vỏ gọi là xoang miền vỏ và miền tủy gọi là xoang
miền tủy.
Xoang miền tủy có các cột tế bào thừng nang và những tế bào hạch lâm
ba (bào tương chiếm gần hết tế bào). Một đầu dính với hạt lâm ba, một đầu
6
chạy vào miền tủy, chia nhánh và tiếp hợp nhau. Trong xoang còn có những tế
bào nhân khổng lồ (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).
2.2.3. Lách
2.3.3.1. Vị trí và chức năng của lách
Lách là một cơ quan nằm ngay trên vòng cong lớn của dạ dày. Lách có
chức năng: lọc máu, là nơi tiêu hủy hồng cầu và các tế bào khác, là nơi kiểm
soát chất lượng của tế bào máu khi máu đi qua lách và là nơi tạo ra tế bào
lympho B và T.
2.2.3.2. Cấu tạo
Lách có cấu tạo gồm: vỏ bọc, mô chính và mạch quản.
Vỏ bọc: cấu tạo bởi các tổ chức liên kết có pha sợi cơ trơn và sợi chun.
Nhờ vậy lách khi bị máu vào nhiều làm căng phòng to có thể co bóp trở về thể
tích cũ. Mặt trong phân vách vào mô chính chia thành nhiều tiểu thùy không
rõ ràng, vách ngăn ngắn chứa mạch máu.

Mô chính:
Chia làm 2 loại chất: chất tủy trắng và chất tủy đỏ.
- Chất tủy trắng: gồm các hạt lâm ba tròn hay dài. Mỗi hạt có vài động
mạch nhỏ đi qua. Có trung tâm sinh trưởng màu sáng hơn. Các hạt lâm ba này
chỉ gồm bạch cầu, không có hồng cầu nên nhìn mắt thường khi mới cắt lách ra
thấy màu trắng, do đó gọi là tủy trắng.
- Chất tủy đỏ do tổ chức lưới tạo thành xoang, chứa nhiều hồng cầu và
các cột bạch cầu, giống thừng nang hạch lâm ba.
Ngoài ra còn có nhóm tủy bào, tế bào lưới, sợi lưới, sợi ái bạc giữ mối
liên hệ giữa lymphocyte và sản phẩm của nó.
Mạch quản
Theo các vách ngăn chia vào tiểu thùy, có lâm ba cầu bao bọc. Chổ
phồng to lên gọi là thể tận cùng (có thành dày, nhiều sợi cơ nhỏ) và tận cùng
như một ngòi bút lông gọi là động mạch chổi. Mao mạch từ các thể tận cùng
đi vào các mắt lưới tổ chức chung quanh mạch quản (Nguyễn Xuân Hoạt và
Phạm Đức Lộ, 1980).
7
Hình 2. Tiêu bản vi thể của lách
(
2.2.4. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là một tuyến phức hợp, hình thành do sự kết hợp của
hai tuyến khác nhau về nguồn gốc cũng như chức năng, gồm: vỏ thượng thận
và tuỷ thuợng thận. Ở thỏ tuyến thượng thận là một cơ quan đôi nằm phía
trước hai quả thận, có hình như hạt đậu.
Cấu tạo:
Hình 3. Tiêu bản vi thể của tuyến thượng thận.
(

- Bao ngoài tuyến là mô liên kết có chứa nhiều sợi cơ trơn xen lẫn sợi
keo.

8
- Nhu mô tuyến gồm hai phần: vỏ thượng thận chiếm phần ngoài của
tuyến, tủy thượng thận chiếm phần trong.
2.2.4.1. Vỏ thượng thận
Khá dày, có màu vàng, về phía trong hơi nâu khi xem bằng mắt thường.
Vỏ thượng thận gồm có ba vùng (vùng dưới lớp bao vỏ có hiện tượng phân
bào cảm nhiễm):
- Vùng ngoài cùng là vùng cầu (hay vùng cung), lớp này mỏng, tạo
thành bởi những tế bào hình trụ, ở gần lớp vỏ xơ có những đám tế bào này
chạy thành từng cột, lượn quanh thành hình vòng cung, bào tương ưa base vì
chứa nhiều hạt ARN, những tế bào này nằm ngay dưới lớp vỏ.
- Vùng kế tiếp là vùng dậu, gồm những cột tế bào đa diện lớn, bào tương
sáng (do chứa nhiều hạt chất vùi lipid) xếp thành dãy chạy song song nhau. Kẽ
cột là tổ chức liên kết và có các mao mạch nhỏ.
- Vùng kế tiếp là vùng lưới, những tế bào đa diện chạy không có hướng
nhất định. Nhân tế bào nhỏ và bắt màu đậm hơn các lớp ngoài. Bào tương có
chứa nhiều hạt sắc tố mỡ nhỏ (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).
2.2.4.2. Tủy thượng thận
Cấu tạo bởi những tế bào đa diện lớn, bào tương có những hạt tròn nhỏ
gọi là hạt sinh adrenalin (ngoài ra còn gọi tế bào này là tế bào chromaffin).
Những tế bào tủy thượng thận xếp thành những cột không theo một hình dạng
nào và tạo thành các kẽ. Bên trong kẽ có nhiều mao mạch. Ngoài ra, còn có
những tế bào thần kinh giao cảm riêng lẻ, hoặc tụ thành đám (Lâm Thị Thu
Hương, 2005).
2.2.5. Tụy tạng
Tụy tạng là một tuyến vừa nội tiết và vừa ngoại tiết. Nội tiết là tiết
insulin và glucagon vào máu để điều chỉnh nồng độ glucose trong máu. Ngoại
tiết là tiết dịch tụy vào ống tiêu hóa. Phần nội tiết của tụy được đảm nhận bởi
những tế bào được tập trung thành đám gọi là đảo Langerhans, đảo này nằm
xen kẻ với nang ngoại tiết của tụy. Kích thước và số lượng đảo trong tụy khác

nhau tùy loài gia súc, gia cầm. Mỗi tuyến tụy có khoảng một triệu đảo
Langerhans (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.2.5.1. Cấu tạo
Tuyến được bao bọc bên ngoài bởi màng tổ chức liên kết mềm. Màng
phân vách vào trong nhu mô, chia mô thành nhiều tiểu thùy. Bên trong tiểu
thùy chứa tuyến và đảo tụy.
2.2.5.2. Phần ngoại tiết
Phần ngoại tiết gồm ống dẫn và túi tuyến.
Ống dẫn: là một tuyến túi phức tạp, thành ống dẫn có 3 lớp là lớp niêm
mạc, lớp cơ và lớp tương mạc. Lớp niêm mạc gồm biểu mô phủ đơn trụ, lớp
cơ gồm những sợi vòng và tương mạc là tổ chức liên kết bao bọc.
9
Ống dẫn bao gồm ống Boll, ống dẫn nhỏ và ống dẫn lớn. Ống Boll nhỏ
nối với túi tuyến, được cấu tạo bởi biểu mô đơn trụ hay đơn lát. Tiếp theo là
ống dẫn nhỏ nó góp phần vào chế tiết ra dịch tụy. Ống dẫn lớn gồm 1-2 ống,
có cấu tạo bởi biểu mô đơn trụ, xen kẽ có tế bào hình đài. Các ống dẫn lớn này
thường có 1-2 lớp cơ bao bọc để khống chế dịch tụy tiết vào ruột.
Túi tuyến: gồm nhiều túi tuyến họp thành tiểu thùy. Túi tuyến to nhỏ
khác nhau, có hình tròn hay hình cầu, các tế bào chính hình tháp, hình cầu lót
xung quanh túi tuyến. Giữa túi tuyến đôi khi thấy tế bào giữa túi tuyến, đây là
tế bào của ống Boll đi sâu vào mà thành, nó không có hoạt động chế tiết.
2.2.5.3. Phần nội tiết
Đảo Langerhans cấu tạo bởi những tế bào xếp thành lưới, xen kẻ có các
mao mạch. Trong đây tế bào có bốn loại:
- Tế bào A (α): lớn nhất nằm ở rìa đảo, chiếm khoảng 20% tổng số tế
bào của đảo. Tế bào có nhân lớn, ít chất nhiễm sắc, bào tương chứa hạt α có
đặc tính không tan trong cồn. Tế bào này tiết glucagon, có tác dụng thủy phân
glycogen ở gan để làm tăng đường huyết.
- Tế bào B (β): nhỏ hơn tế bào A, chiếm khoảng 75% tổng số tế bào
trong đảo, thường nằm ở trung tâm đảo. Tế bào có hình khối hoặc đa diện,

nhân tế bào nhỏ, có đặc tính không tan trong cồn. Tế bào B giữ vai trò chế tiết
insulin, tham gia chuyển hóa glucid để điều hòa đường huyết. Nó có tác dụng
làm giảm đường huyết trong máu bằng cách hoạt hóa enzyme tổng hợp
glycogen, do đó chuyển dạng glucose trong máu thành glycogen, tăng tính
thắm màng đối với glucose, nó cũng ức chế sự phân giải lipid và làm tăng tổng
hợp protein.
- Tế bào D (δ): chiếm khoảng 5- 10% tổng số tế bào, thường nằm ở rìa
đảo (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).
10

Hình 4. tiêu bản vi thể của tụy tạng
2.2.6. Tuyến Fabricius
Là một cơ quan nhỏ nằm ở trên ổ nhốp và dưới xương sống. Tuyến
Fabricius có lớp niêm mạc tạo thành các nếp gấp cao, quay đầu lại với nhau
bao phủ lấy tuyến. Niêm mạc, lớp cơ của tuyến Fabricius nối tiếp với các
thành phần của đường tiêu hóa. Biểu mô thuộc loại đơn trụ nhưng không có
tiết nhày, dưới biểu mô có nhiều hạt lâm ba (ở gà có 40 – 50 hạt trong một
tuyến Fabricius) tập trung thành hai vùng: vỏ và tủy, được ngăn cách nhau
bằng màng đáy. Ở vùng vỏ, nốt bạch huyết chứa nhiều tế bào lưới, các lympho
trưởng thành và một số tương bào. Trong khi ở vùng tủy, ngoài tế bào lưới còn
có đại thực bào, và các tế bào lympho non đang phân chia.
Hình 5: tiêu bản vi thể tuyến Fabricius
(
1: Xoang tuyến 2: Biểu mô phủ
3: Túi tuyến 4: Lớp cơ
11
Tuyến Fabricius xuất hiện khá sớm ở gia cầm (khoảng ngày thứ năm sau
khi ấp trứng), rồi phát triển mạnh ở gia cầm non, khi bắt đầu trưởng thành
(tháng thứ tư) thì tuyến teo đi, hầu như mất hẳn sau một năm. Tuyến Fabricius
cũng kích thích sự hình thành kháng thể khi có sự kích thích của protid lạ, vi

khuẩn (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.2.7. Buồng trứng (noãn sào)
Ở thú cái buồng trứng có hai nhiệm vụ:
- Sản xuất ra những tế bào sinh dục cái gọi là noãn bào.
- Tạo ra kích thích tố sinh dục.
Cấu tạo:
- Buồng trứng được bao bọc bởi một lớp biểu mô phủ gọi là biểu mô
mầm. Biểu mô này liên tục với biểu mô của ống dẫn trứng và biểu mô của
phúc mạc.
- Dưới biểu mô mầm là màng trắng, đó là mô liên kết dày có nhiều sợi
hóa keo, sợi đàn hồi, có nhiều mạch máu.
- Nhu mô của buồng trứng là một sườn liên kết gồm có hai miền: miền
vỏ và tủy:
Miền vỏ: sườn liên kết có ít tế bào sợi hình thoi, những bó sợi keo mảnh,
các nang noãn ở những giai đoạn khác nhau, những tế bào sinh sợi ở đây có
khả năng biệt hóa thành đại thực bào di dộng hay các tế bào nang.
Nang noãn nguyên thủy
Thú càng non càng có nhiều loại nang noãn này, nhưng phần lớn sẽ
không phát triển và bị tiêu hủy đi. Những nang noãn này tụ thành đám như ở
chó, mèo hay ở rải rác khắp nơi như ở thú nhai lại.
Mỗi nang noãn là một khối hình cầu nhỏ tạo bởi một tế bào có kích thước
lớn gọi là noãn bào. Bên ngoài tế bào noãn có một lớp tế bào dẹp bao bọc gọi
là tế bào nang. Ngoài cùng là màng đáy mỏng.
Noãn là một tế bào có hình cầu, bào tương nhiều, nhân chứa hạt nhân to
và rãi rác nhiều nhiễm sắc.
Tế bào nang: những tế bào có nguồn gốc từ tế bào sợi của mô liên kết. Tế
bào này có nhiệm vụ cung cấp cho noãn bào những chất cần thiết để phát triển,
nó cũng tiết ra dịch nang của bao noãn.
Nang noãn sơ cấp
Nang noãn này có kích thước to nhỏ khác nhau tùy giai đoạn phát triển.

Các quá trình tổng hợp trong tế bào tiến hành rất tích cực. Giữa noãn bào và
các tế bào nang xuất hiện một lớp màng trong suốt gọi là màng trong suốt.
Ở giai đoạn này, các tế bào nang đã phát triển thành các tế bào khối đơn
hoặc đa diện. Tế bào nang sinh sản tạo nên một lớp tế bào nang hay nhiều lớp
tế bào nang. Đôi khi người ta gọi nang noãn sơ cấp nhiều lớp tế bào là nang
noãn đặc. Ngoài tế bào nang là màng đáy.
12
Nang noãn thứ cấp
Khi nang noãn tăng trưởng lớn lên (chủ yếu do gia tăng số lượng và kích
thước tế bào nang), có sự tích tụ chất dịch giữa các tế bào nang. Khi dịch nang
này càng nhiều thì nang được gọi là nang noãn thứ cấp hay nang noãn có hốc.
Nang trưởng thành
Những nang noãn này ngày càng tăng kích thước, lớp tế bào nang phát
triển mạnh tạo thành màng hạt. Trong lớp hạt đó bắt đầu xuất hiện các khe
chứa dịch nang. Chất dịch càng nhiều thì các khe sẽ nở to và cuối cùng thành
một hốc lớn duy nhất gọi là hốc nang được bao quanh bởi một lớp hạt. Lớp tế
bào nang áp sát tế bào trứng biến tế bào từ đơn hộp sang đơn trụ, xếp thành
hình phóng xạ, có vai trò dinh dưỡng cho noãn bào. Vùng có tế bào noãn,
màng trong suốt, màng phóng xạ và một số tế bào hạt họp thành đĩa trứng.
Bao quanh màng hạt lúc này là tổ chức liên kết có chứa nhiều mao mạch gọi là
màng bao noãn.
Nang noãn chín
Những nang noãn có kích thước lớn nhô hẳn lên bề mặt buồng trứng. Bên
trong noãn bào đã phát triển rất lớn, có khả năng thụ tinh. Bình thường trong
chu kỳ sinh dục chỉ một hay hai nang noãn chín lồi lên mặt buồng trứng. Kích
thước các nang noãn chín ở các loài khác nhau.
Ở giai đoạn này màng bao noãn đã hình thành hai lớp rõ rệt.
- Vỏ ngoài: gồm những tế bào sợi hình thoi dài và những sợi liên kết.
- Vỏ trong: những tế bào đa diện lớn gọi là tế bào kẽ, bao quanh là một
lưới mao mạch rất phong phú. Tế bào này tiết ra estrogen rồi khuếch tán vào

dịch nang. Chung quanh tế bào noãn, màng thấu quang cũng đã dày lên và
màng phóng xạ thấy rõ rệt.
Hoàng thể
Sau khi trứng thoát nang, tế bào nang và tế bào lớp vỏ trong của nang
trứng vỡ còn lại biến đổi tạo thành hoàng thể, có cấu tạo kiểu lưới. Những tế
bào nang biệt hoá và lớn lên, chiếm 80% khối lượng hoàng thể, được gọi là tế
bào hoàng thể hạt, những tế bào này tiết progesterone. Những tế bào có nguồn
gốc từ lớp vỏ có kích thước nhỏ hơn, sẫm màu hơn và nằm ở ngoại vi hoàng
thể, chúng có nhiệm vụ tiết estrogen. Hoàng thể hình thành và tồn tại trong
một chu kỳ lên giống, rồi sau đó thoái hoá. Nếu sự thụ tinh xảy ra thì hoàng
thể tồn tại.
Miền tủy: nằm ở trung tâm buồng trứng, là mô liên kết thưa có ít sợi lưới,
trong đó có nhiều mạch máu chạy xoắn, mạch bạch huyết, dây thần kinh,
những sợi cơ trơn. Ngoài ra, ở vùng rốn buồng trứng có những dấu tích phôi
thai dưới dạng những dây tế bào hay một vài nang nước nhỏ. Vách của nang là
biểu mô đơn hộp. Cấu tạo này gọi là lưới buồng trứng (Lâm Thị Thu Hương,
2005).
13
2.3. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIÊU BẢN
HIỂN VI
Muốn nghiên cứu về cấu trúc của tế bào và mô thì kính hiển vi là một
phương tiện không thể thiếu. Muốn sử dụng được kính hiển vi thì ta phải có
những tiêu bản (thiết đồ hoặc phiến đồ) có độ dày thích hợp cho phép quan sát
dưới kính hiển vi.
Có nhiều phương pháp làm tiêu bản để nghiên cứu bao gồm: phương
pháp xét nghiệm tươi; phương pháp làm tiêu bản cố định và nhuộm màu;…
Trong các phương pháp trên, phương pháp làm tiêu bản hiển vi cố định
và nhuộm màu là phương pháp phổ biến dùng trong xét nghiệm mẫu bệnh so
với mẫu đối chứng.
Phương pháp làm tiêu bản cố định và nhuộm màu:

+ Thực hiện tiêu bản hiển vi cố định bằng phương pháp tiêu bản cắt lát
và nhuộm kép bằng Hematoxylin và Eosin Y. Phương pháp này nhằm tạo
được những mảnh cắt mỏng, trong suốt của mô và cơ quan, cho phép quan sát
được dưới kính hiển vi. Thêm vào đó tiêu bản sẽ được nhuộm bằng các thuốc
nhuộm đặc hiệu, các phần của tiêu bản có màu khác nhau giúp cho việc quan
sát dễ dàng.
+ Tiêu bản hiển vi cố định thực hiện theo phương pháp này phải qua
nhiều giai đoạn. Phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn mới đảm bảo thu được
tiêu bản có chất lượng, nếu một giai đoạn nào đó thực hiện không tốt thì tiêu
bản thu được sẽ không đạt chất lượng. Tóm lược quy trình như sau:
2.3.1 . Lấy mẫu
Trong phương pháp này, lấy mẫu là bước đầu tiên có mục đích là lấy tế
bào, mô, cơ quan ở cơ thể sống hay đã chết. Bước lấy mẫu này có ý nghĩa rất
to lớn. Vì vậy, khi thực hiện phải hết sức tuân thủ một số quy tắc sau:
- Mẫu được lấy phải tươi.
- Động tác lấy mẫu phải nhẹ nhàng, tránh gây những biến đổi do tác
nhân cơ học.
- Không dùng kẹp phẩu tích kẹp vào vùng cần nghiên cứu, không bóp
mạnh và không rửa mẫu.
- Khi cắt phải dùng dao sắc và cắt theo một hướng (đối với những mẫu
lớn).
- Khi cắt xong phải cố định ngay để tránh hiện tượng hoại tử sau khi
chết của tế bào (Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
2.3.2 . Cố định
- Mẫu sau khi lấy phải cố định ngay để tránh tình trạng bị thoái hóa, hoại
tử hay biến dạng do một số phản ứng sinh hóa của những enzyme nội bào hay
điều kiện bên ngoài tự nhiên tác động như vi sinh vật. Có nhiều cách cố định
mẫu: tác nhân vật lý (sức nóng, làm khô, đóng băng,…), tác nhân hóa học
14
(formol, acid acetic, rượu,…).

- Cố định là thủ thuật làm chết tế bào nhưng vẫn giữ chúng trong tình
trạng giống như khi chúng còn sống. Việc cố định đạt được kết quả tốt khi tế
bào giữ nguyên được hình dáng, giữ được những thành phần cấu tạo như khi
còn sống, đồng thời không làm xuất hiện những chi tiết mới. (Vũ Công Hòe,
1975).
- Dung dịch cố định có tác dụng ngăn cản sự hoại tử sau khi tế bào đã
chết. Dung dịch cố định tốt là dung dịch có tác dụng nhanh mà ít gây sự thay
đổi cấu trúc. Mô được gọi là cố định tốt khi tế bào cấu tạo nên mô đó vẫn giữ
nguyên hình dáng, đồng thời vẫn giữ được mối liên quan tương hỗ trong tế
bào và trong mô giống như khi còn sống. Mọi sự thay đổi về kích thước và
cấu trúc không vượt quá 0,2 mm (Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
- Một số loại thuốc cố định thường gặp:
+ Thuốc cố định khoáng chất: acid osmic, acid chromic (CrO
3
) và các
thuốc cố định muối khoáng.
+ Thuốc cố định hữu cơ: bao gồm các acid hữu cơ như acid acetic, acid
piric và các chất khử oxy như: methylic, ethylic, formaldehyde.
+ Các dung dịch cố định hỗn hợp: dung dịch Bouin, dung dịch Duboscq-
Brasil, dung dịch Carnoy, dung dịch Branca
- Việc chọn thuốc cố định và phương pháp cố định phụ thuộc vào bản
chất mô cần cố định, mục đích cần nghiên cứu, tính chất thuốc cố định.
- Thời gian cố định phụ thuộc vào từng loại mô và từng loại thuốc cố
định, trên nguyên tắc kéo dài thời gian cố định tốt hơn là rút ngắn (trừ một số
thuốc cố định làm giòn mô). Trong đó formol là thông dụng nhất do formol có
những đặc tính:
+ Vận tốc xuyên thấm và cố định mẫu nhanh.
+ Không làm co mẫu, không làm mẫu cứng lại.
+ Bảo quản tốt cấu trúc tế bào.
+ Làm tăng sự kiềm tính của cấu trúc khi nhuộm.

- Việc rửa mô sau khi cố định có tầm quan trọng lớn. Trên nguyên tắc
sau khi cố định phải làm cho mô mất chất cố định càng sớm càng tốt, vì những
chất cố định có ảnh hưởng đến việc nhuộm và bảo tồn tiêu bản. Các chất cố
định khác nhau có cách rửa mô khác nhau. Có thể rửa ngang với thời gian cố
định nếu rửa bằng nước. Các dung dịch cố định có chrome rửa với dung dịch
cồn Iod (Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
Nguyên tắc cố định mẫu:
- Mẫu phải được cố định ngay sau khi lấy.
- Không được làm dập, nát mẫu.
- Mẫu không được cắt quá dày.
15
- Dung dịch dùng để cố định phải đạt đúng nồng độ, thể tích dung dịch
cố định gấp 30 - 60 lần thể tích mẫu.
- Thời gian cố định thích hợp 48-72 giờ.
Không cố định mẫu quá lâu, vì cố định quá lâu mẫu sẽ bị cứng, giòn khi
cắt và khi nhuộm tính bắt màu giảm, hình dạng tế bào bị nhăn nhúm. Nếu cố
định mẫu trong thời gian ngắn quá đến khi cắt sẽ dễ làm vỡ khối mẫu.
2.3.3 . Khử nước
- Chúng ta phải khử nước vì paraffin không tan trong nước. Vì vậy
paraffin không thể ngấm vào khối mẫu còn nước (Vũ Công Hè, 1975).
- Mục đích của việc khử nước là rút hết nước trong mẫu ra mà không
làm mô hoặc tế bào bị thay đổi về cấu tạo và vị trí. Mẫu sau khi cố định, rửa
nước kĩ rồi chuyển sang ngâm trong lọ cồn 70
0
, tiếp tục ngâm trong các lọ cồn
có nồng độ cao dần đến cồn nguyên chất. Thời gian khử nước tùy theo độ dày
của mẫu.
- Dung dịch cồn để khử nước là ethylic, methylic, butylic và cateton.
- Muốn biết một mẫu đã khử hết nước chưa, người ta cho xylen vào lọ
đựng mẫu đã rút cồn. Nếu xylen vẫn trong, điều này chứng tỏ sự khử nước tốt,

nếu xylen hơi có vẫn đục (màu trắng sữa) thì phải khử nước lại bằng cồn tuyệt
đối (Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
2.3.4 . Tẩm dung môi trung gian của paraffin
Mục đích là dùng một dung môi của paraffin để đẩy cồn trong mô sau khi
rút hết nước ra (vì paraffin cũng không tan trong cồn). Dung dịch được sử
dụng phải vừa hòa tan trong cồn vừa hòa tan được paraffin. Nên chuyển mẫu
dần qua 2 - 3 lọ, thời gian ngâm mẫu thay đổi tùy theo loại mô và khối lượng
mẫu.
Các dung môi thường dùng là benzene, toluene, xylen, chloroform.
2.3.5 . Tẩm paraffin
Trước hết cần chọn loại paraffin tốt và thích hợp. Paraffin chỉ có thể
ngắm vào mẫu và loại xylen ra khi nó ở trạng thái lỏng. Người ta khử dung
môi trung gian bằng cách chuyển mẫu lần lượt vào những lọ có paraffin tinh
khiết.
Thời gian tẩm lâu hay mau là tùy kích thước và tính chất của mẫu: nếu
mẫu nhỏ và lỏng lẻo thì tẩm 2-3 giờ, nếu to và cứng thì tẩm từ 24-36 giờ.
Mục đích của việc tẩm paraffin là làm cho mẫu và paraffin liên kết với
nhau thành một khối thống nhất. Nhờ vậy có thể cắt mẫu thành những lát
mỏng theo mục đích nghiên cứu (Vũ Công Hòe, 1975).
2.3.6 . Đúc khuôn
Người ta đổ vào khuôn (khuôn bằng kim loại) chất paraffin lỏng đã lọc
từ trước (paraffin tinh khiết). Nhúng ngay mẫu vào paraffin đang lỏng này.
Dùng kẹp đã được làm nóng để định hướng mẫu theo ý muốn. Sau vài phút
16
paraffin sẽ đông đặc lại và giữ mẫu ở nguyên vị trí. Khi lớp vỏ ngoài paraffin
đã đủ cứng, làm ướt cả khuôn vào trong bát đựng đầy nước lạnh và chú ý
đừng làm rạn, vỡ màng mỏng paraffin bên trên. Khoảng 20 - 30 phút sau
paraffin sẽ cứng lại và thuần nhất toàn bộ. Tránh làm lạnh ngay khi paraffin
còn lỏng. Không được cắt mảnh ngay mà phải đợi đến 24 giờ sau (Vũ Công
Hòe, 1975).

2.3.7 . Cắt lát mỏng
Mục đích là cắt mẫu thành những lát thật mỏng để có thể quan sát dưới
kính hiển vi. Qui trình cắt khối paraffin gồm các bước sau:
Cắt khối mẫu sao cho chỉ còn lại khoảng 2-3 mm paraffin quanh mẫu.
Gọt khối mẫu sao cho 2 cạnh trên và dưới song song nhau.
Gắn khối mẫu đã gọt vào khối gỗ bằng cách làm nóng khối gỗ mang
khối mẫu và đồng thời làm nóng phần đáy khối mẫu, gắn mặt đáy của khối
mẫu vào khối gỗ, chỉnh cho khối mẫu song song với khối gỗ.
Đặt lưỡi dao vào máy khóa thật chặt, chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao
khoảng 15-20
0
so với mặt của khối paraffin.
Cắt mẫu: việc cắt có thể bắt đầu ở độ dày từ 10-12 µm. Sau khi dãy mẫu
đã ổn định thì chỉnh lại độ dày khoảng 6-7 µm. Nếu việc tẩm paraffin tốt, lưỡi
dao sắc và nhiệt độ phòng cắt thích hợp các lát cắt sẽ dính vào nhau thành dãy
băng.
Tốc độ của tay quay vừa phải, không quá nhanh cũng không quá chậm
nhưng phải dứt khoát (Vũ Công Hòe, 1975).
2.3.8 . Tải tiêu bản lên lame.
Để tải tiêu bản lên lame có thể dùng nhiều loại dung dịch: nước cất, dung
dịch lòng trắng trứng pha với glycerin theo tỉ lệ 1:1. Trước khi dán tiêu bản
lên lame phải làm tiêu bản giãn ra bằng cách đặt dãy băng lên chậu nước nóng
ấm (40
0
C). Sau đó, đưa lame xuống phía dưới để vớt tiêu bản được chọn lên
và mang đi hấp ở 60
0
C trong 30 phút (Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
2.3.9 . Nhuộm kép Hematoxyline-Eosin Y
Ở tế bào sống, các thành phần cấu tạo tế bào và mô có chỉ số chiết quang

gần giống nhau nên khó phân biệt dưới kính hiển vi quang học. Vì vậy việc
nhuộm màu làm cho các thành phần này bắt màu khác nhau, tạo được sự
tương phản giúp ta dễ quan sát.
Về phương diện mô học người ta chia thuốc nhuộm ra thành hai nhóm:
thuốc nhuộm tự nhiên và thuốc nhuộm nhân tạo.
- Thuốc nhuộm tự nhiên là những loại được chiết xuất từ động vật hoặc
thực vật như Carmine hay Hematoxyline.
- Thuốc nhuộm nhân tạo được chia làm ba nhóm: Các chất base, các
chất acid, các chất màu trung tính.
Có nhiều phương pháp nhuộm màu:
17
- Sự nhuộm màu tăng, giảm dần: nhuộm màu tăng dần được tiến hành
bằng cách ngâm tiêu bản trong dung dịch nhuộm màu cho đến lúc tiêu bản bắt
màu vừa đủ. Nhuộm màu giảm dần là nhuộm cho đến khi tế bào hoặc mô bắt
màu thật thẩm rồi sau đó tẩy màu ở tiêu bản cho đến khi màu vừa ý.
- Sự nhuộm màu nối tiếp, đồng thời:
+ Nhuộm màu nối tiếp là phương pháp nhuộm tiêu bản bằng cách chuyển
tiêu bản qua các dung dịch thuốc nhuộm theo một trình tự.
+ Nhuộm màu đồng thời được thực hiện bằng cách pha tất cả các thuốc
cần nhuộm thành một dung dịch và nhuộm màu một lần (chú ý: các thuốc sử
dụng phải phù hợp với nhau, không chống nhau, những thuốc tham gia vào
dung dịch phải có tác dụng với bào tương và vào nhân cùng một thời gian).
- Nhuộm màu trực tiếp, gián tiếp:
+ Nhuộm màu trực tiếp là phương pháp nhuộm được tiến hành khi thuốc
nhuộm có khả năng trực tiếp nhuộm vào tế bào và mô, không cần phải qua
khâu làm ăn màu.
+ Nhuộm màu gián tiếp được tiến hành bằng cách trước khi nhuộm phải
ngâm tiêu bản vào dung dịch làm ăn màu, sau đó ngâm vào dung dịch thuốc
nhuộm.
- Nhuộm màu khác: một số thuốc nhuộm khi bắt vào tế bào và mô có

màu khác với màu của dung dịch thuốc nhuộm. Thí dụ: Toluidin có màu xanh
lơ, khi nhuộm chất này sẽ cho màu đỏ còn các cấu trúc khác có màu xanh lơ
(Phạm Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).
2.3.10 . Dán lamelle:
Trước khi dán cần phải khử nước và khử cồn thật kĩ. Khi dán lamelle cần
thực hiện nhanh để tránh sự xâm nhập của hơi nước trong không khí vào mô.
Đánh số hiệu ghi rõ thông tin về tiêu bản hiển vi vừa hoàn thành (Phạm
Phan Địch và Trịnh Bình, 2002).









×