Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ảnh hưởng của dầu thực vật lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vanamei) trong điều kiện nuôi trong bể ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.83 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







LÊ TRƢỜNG GIANG







ẢNH HƢỞNG CỦA DẦU THỰC VẬT LÊN TĂNG TRƢỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vanamei) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRONG BỂ
NGOÀI TRỜI






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
















2013




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







LÊ TRƢỜNG GIANG







ẢNH HƢỞNG CỦA DẦU THỰC VẬT LÊN TĂNG TRƢỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vanamei) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRONG BỂ
NGOÀI TRỜI




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
HUỲNH TRƢỜNG GIANG








2013


i
LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa
Thủy sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng
cao trình độ trong những năm qua.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Huỳnh Trƣờng Giang đã hƣớng dẫn,
động viên, giúp đỡ và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu trong suốt thời gian thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quí báu cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Trần Trung Giang, chị Phan Thị Cẩm Tú và đặc
biệt là bạn Nguyễn Thành Quí đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Cuối cùng tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sấu sắc đến gia đình và bạn bè đã động
viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt quá trình học
tập và công tác
Xin chân thành cảm ơn.

Lê Trƣờng Giang













ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
DANH SÁCH HÌNH v
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu đề tài 1
1.3. Nội dung đề tài 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Sơ lƣợc về tôm thẻ chân trắng 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố 3
2.1.2. Phân loại 3
2.2 Đặc điểm về môi trƣờng sống 4
2.3 Đặc điểm dinh dƣỡng 4
2.3.1 Tính ăn của tôm chân trắng 4
2.3.2 Nhu cầu dinh dƣỡng 4
2.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 7
2.4.1.Thế giới 7
2.4.2. Việt Nam 7
2.4.3. Đồng bằng sông Cửu Long 8
2.5. Điều kiện môi trƣờng cho tôm thẻ chân trắng 9
2.5.1. Nhiệt độ 9
2.5.2. pH 9
2.5.3. DO (Oxy hòa tan) 9
2.5.4. NO
2

-

9
2.5.5. TAN 10
2.5.6. Độ kiềm tổng cộng 10
2.5.7 Độ mặn 10
2.6 Các nghiên cứu liên quan đến dầu thực vật 11
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài 13
3.2. Vật liệu nghiên cứu 13
3.2.1. Dụng cụ 13

iii
3.2.2. Hóa chất sử dụng 13
3.2.3. Nguồn nƣớc thí nghiệm 13
3.2.4. Nguồn tôm thí nghiệm 13
3.2.5. Thức ăn thí nghiệm 14
3.3. Bố trí thí nghiệm 14
3.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 15
3.3.2. Quản lý và chăm sóc 15
3.3.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích môi trƣờng nƣớc 16
3.3.4. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu tăng trƣởng 16
3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tôm 17
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 18
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Chất lƣợng nƣớc 19
4.1.1. Nhiệt độ 19
4.1.2. pH 19
4.1.3. Độ mặn 20
4.1.4. Oxy hòa tan (DO) 21
4.1.5. Độ kiềm tổng cộng 22
4.1.6. NO

2
-
23
4.1.7. TAN 24
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). 25
4.2 Tăng trƣởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng 25
4.2.1 Tăng trƣởng về chiều dài 25
4.2.2 Tăng trọng của tôm nuôi 26
4.2.3. Tỷ lệ sống (%) 27
4.2.4. Năng suất (g/m
3
) 28
4.3. Thành phần sinh hóa của thịt tôm 28
4.3.1 Ẩm độ 28
4.3.2 Protein 28
4.3.3 Hàm lƣợng tro 29
4.3.4. Tỷ lệ thịt, vỏ 29

iv
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
5.1. Kết luận 31
5.2. Đề xuất 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
pHỤ LỤC 36


v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1:Hình thái bên ngoài tôm chân trắng 4

Hình 2: Hệ thống thí nghiệm 15
Hình 3. Biến động nhiệt độ trong các nghiệm thức thí nghiệm 19
Hình 4: Biến động pH giữa các nghiệm thức 20
Hình 5: Biến động giá trị độ mặn ở các nghiệm thức 20
Hình 6: Biến động DO ở các nghiệm thức 21
Hình 7: Biến động của độ kiềm ở các nghiệm thức 22
Hình 8: Biến động của giá trị NO
2
-
ở các nghiệm thức 23
Hình 9: Biến động của TAN ở các nghiệm thức 24


vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn 14
Bảng 2: Phƣơng pháp thu và phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng 16
Bảng 3: Biến động các yếu tố thủy lý trong quá trình thí nghiệm 21
Bảng 4. Biến động của độ kiềm và DO trong quá trình thí nghiệm 23
Bảng 5: Biến động của TAN và NO
2
-
trong quá trình thí nghiệm 25
Bảng 6: Các chỉ tiêu tăng trƣởng về chiều dài của tôm sau 60 ngày nuôi 26
Bảng 7: Bảng thể hiện các chỉ tiêu tăng trƣởng của tôm nuôi 27
Bảng 8. Năng suất, tỷ lệ sống và FCR của tôm chân trắng sau 60 ngày nuôi 28
Bảng 9: Thành phần hóa học của thịt tôm. 29
Bảng 10: Tỷ lệ thịt, vỏ của tôm nuôi. 30



vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
PL: Postlarvae
Kg: Kilogam
L: Lít
mg: Miligam

g: Microgam
g: Gram
TA: Thức ăn
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn
SPF: Specific Pathogen Free



1
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất giống tôm chân trắng ngày
càng phát triển rộng. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tôm chân trắng đƣợc
nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2002 với diện tích 1.710 ha, sản lƣợng
10.000 tấn và diện tích nuôi năm 2010 là 25.000 ha, sản lƣợng 135.000 tấn, đem
lại 414,6 triệu USD giá trị xuất khẩu. Theo dự báo của Tổng cục Thủy sản, sản
lƣợng nuôi tôm thẻ chân trắng 2012 của cả nƣớc ƣớt đạt trên 200.000 tấn. Diện
tích tăng đến 25.843 ha, bằng 135% so với năm trƣớc, nhất là ở miền Bắc và

miền Trung. Hiện nay, trong nuôi tôm chân trắng, công nghệ nuôi bán thâm canh
và thâm canh đang dần thay thế cho mô hình nuôi quảng canh cải tiến, bên cạnh
đó những vùng nuôi tập trung phát phát triển rộng đã tạo nguồn nguyên liệu lớn
cho xuất khẩu. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trên tôm sú diễn biến hết sức
phức tạp và gây ra nhiều thiệt hại cho ngƣời dân. Mặc khác, chính phủ khuyến
khích chuyển đổi đối tƣợng nuôi kém hiệu quả sang các đối tƣợng nuôi khác để
đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn, với đặc điểm lớn nhanh, thịt thơm ngon, ít
nhiễm bệnh trong quá trình nuôi có thể nuôi 3 vụ trong một năm thì tôm chân
trắng đang là đối tƣợng đƣợc nuôi đƣợc nhiều ngƣời chú trọng phát triển. Do đó,
việc nghiên cứu thử nghiệm các loại thức ăn với hàm lƣợng dinh dƣỡng khác
nhau để tìm ra công thức thức ăn phù hợp cho sự phát triển của tôm chân trắng
(L.vannamei) là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng
trƣởng và tỷ lệ sống để đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu
trong việc thay thế nguồn đạm động vật bằng nguồn đạm thực vật (bột đậu nành,
bột rong bún và bột rong mền,…) nhằm giảm chi phí cho thức ăn (Đinh Thị Kim
Nhung, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu trong việc thay thế lipid có nguồn gốc
từ động vật bằng lipid có nguồn gốc từ thực vật vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
Dầu thực vật special oil đƣợc cho là có khả năng cải thiện tăng trƣởng, tỷ lệ sống
và hiệu quả sử dụng thức ăn do đó việc nghiên cứu thay thế lipid từ động vật
bằng lipid từ thực vật là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Từ thực tiển nói trên, để nâng cao hiệu quả và gia tăng năng suất thƣơng
phẩm lẫn về chất lƣợng tôm nuôi. Đề tài: “Ảnh hưởng của dầu thực vật lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei) trong điều
kiện nuôi trong bể ngoài trười ” đƣợc thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm mục đích xác định sự tăng trƣởng, tỷ lệ sống
của tôm chân trắng khi bổ sung dầu thực vật special oil vào thức ăn, từ đó
khuyến khích ngƣời nuôi bổ sung dầu thực vật special oil vào thức ăn với hàm
lƣợng thích hợp nhằm đạt đƣợc năng suất cao trong nuôi thƣơng phẩm.


2
1.3. Nội dung đề tài
Đánh giá ảnh hƣởng của dầu thực vật special oil lên sự tăng trƣởng và tỷ
lệ sống của tôm thẻ chân trắng, đồng thời đánh giá các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc
trong hệ thống thí nghiệm và chất lƣợng thịt tôm nuôi khi cho ăn thức ăn có bổ
sung thêm dầu thực vật special oil.













3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lƣợc về tôm thẻ chân trắng
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone 1931) là tôm nhiệt đới
loài bản địa ở vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dƣơng từ Sonora ở Mexico
đến miền Nam Peru, nhiều nhất ở gần biển Ecudor. Hiện nay tôm chân trắng
đƣợc nuôi ở hầu hết các khu vực trong đó có cả Việt Nam (Bộ Thủy sản, 2004).
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm bạc, bình
thƣờng có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng.
Chủy là phần kéo dài tiếp với bụng. Dƣới chủy có 2-4 răng, đôi khi có tới 5-6

răng ở phía bụng. Vỏ đầu ngực có những gai gan và gai râu rất rõ, không có gai
mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đƣờng gờ sau chủy khá dài đôi khi từ
mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chủy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thƣợng vị.
Hiện nay, tôm chân trắng đƣợc nuôi và sản xuất giống ở các nƣớc bao
gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela,
Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, PC Đài Loan,
Thái Bình Dƣơng, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ,
Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa
Đô-mi-ni-ca và Bahamas (FAO, 2006)
2.1.2. Phân loại
Phân loại theo tôm Thẻ chân trắng có khóa phân loại sau:
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Ngành: Crustacea
Lớp: Malacostrca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Denbrobranchiata
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei, Boone, 1931
Tên tiếng Anh: White leg Shrimp
Tên FAO: Camaron patiblanco
Tên tiếng Việt: Tôm chân trắng, Tôm bạc Thái Bình Dƣơng, tôm thẻ chân trắng
(Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lƣ, 2003).

4

Hình 1:Hình thái bên ngoài tôm chân trắng
2.2 Đặc điểm về môi trƣờng sống
Trong tự nhiên, tôm trƣởng thành, giao vĩ, sinh sản trong vùng nƣớc có độ

sâu 70 m với nhiệt độ thích hợp 25-32
o
C, tuy nhiên chúng có thể sống đƣợc ở
nhiệt độ 12-28
o
C có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5-50‰ thích hợp ở độ mặn
nƣớc biển từ 28-34‰, pH từ 7,7-8,3. Trứng nở ra ấu trùng ở khu vực nƣớc sâu
này. Đến giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở nề đáy của
vùng cửa sông. Sau vài tháng tôm con trƣởng thành, chúng lại bơi ngƣợc ra biển
và tiếp diễn chu kỳ giao vĩ và sinh sản. Tôm chân trắng có thể sống ở độ mặn
0,5-45‰ thậm chí tôm còn có khả năng chịu đứng độ mặn thấp hơn 0,5‰ (Menz
và Blake,1980). Tôm chân trắng có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong
môi trƣờng nƣớc biển và nƣớc lợ (Đỗ Thị Thanh Hƣơng và ctv, 2008)
2.3 Đặc điểm dinh dƣỡng
2.3.1 Tính ăn của tôm chân trắng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật. Giống nhƣ các loài tôm
he khác, thức ăn của chúng cũng cần các thành phần protid, lipid, glucid, vitamin
và khoáng…Thiếu hay không cân đối sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của tôm. Khả
năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn
bình thƣờng, lƣợng cho ăn chỉ cần bằng 5% trọng lƣợng tôm. Ngoài tự nhiên tôm
tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào chu kỳ nƣớc cƣờng lúc thủy triều lên. Tính ăn
của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột
xác do thiếu thức ăn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lƣ, 2003).
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài có nhu cầu đạm không cao bằng tôm sú cần 40%
protein, tôm he Nhật Bản cần 60% protein, Trong khi đó hàm lƣợng đạm 35%
protein đƣợc xem là thích hợp cho tôm thẻ chân trắng (Vũ Thế Trụ, 2003).
Ngoài ra, hệ số tiêu tốn thức ăn của tôm chân trắng chỉ khoảng 1,2-1,4 là con số
lý tƣởng để phát triển tôm chân trắng (FAO, 2004).


5
- Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
Cũng giống nhƣ các loài tôm He khác, thức ăn của nó cũng cần các thành
phần nhƣ: protein, lipid, vitamin, muối khoáng,… Thiếu hay không cân đối đều
ảnh hƣởng tới sức khỏe và tốc độ tăng trƣởng của tôm nuôi.
- Protein
Protein là chất dinh dƣỡng rất cần thiết sự sinh trƣởng và duy trì sự sống
của sinh vật. Chất đạm là những chuổi amino acid dài, thông thƣờng 1 phân tử
protein chứa khoảng 20 amino acid.
Ngoài việc giúp tăng trƣởng, chất đạm còn cần thiết cho hoạt động của các
enzymes và hormones. Chất đạm đƣợc tôm sử dụng sẽ đƣợc phân hóa, tiêu hóa
và hấp thu trong các cơ quan tiêu hóa, các amino acid đƣợc phân tích rồi phối
hợp để tạo thành các cơ thể tôm. Nhu cầu về chất đạm thay đổi tùy theo giai đoạn
tăng trƣởng và tùy theo môi trƣờng. Trong thời kỳ ấu trùng, tôm cần nhiều chất
đạm hơn là giai đoạn trƣởng thành. Lƣợng chất đạm cho tôm 35-50% (Vũ Thế
Trụ, 2003).
- Lipid
Thành phần lipid có trong thức ăn khoảng 5-8%. Không nên quá 10% vì
sẽ làm giảm tốc độ sinh trƣởng và tăng tỉ lệ tử vong. Chất béo trong thức ăn tôm
vai trò quan trọng trong việc cung cấp các acid béo và năng lƣợng hơn chất
đƣờng, bột.
Sterol trong cơ thể tôm là cholesterol. Trong tôm, chất này không đƣợc
tổng hợp nên khi thiếu chất này trong thức ăn tôm sẽ chậm lớn và tỉ lệ chết cao.
Nhu cầu sterol 0,5% trong thức ăn. Phospholipid bao gồm phosphotidyl cholin,
phosphotidyl inositol cần khoảng 1-1,5% trong thức ăn. Nếu thiếu tôm cũng sẽ
chậm lớn và hệ số tiêu tốn thức ăn cao (Lê Văn An và Nguyễn Trung Nghĩa,
2002).
- Carbohydrat
Tôm có khả năng dùng carbohydrate để sản xuất năng lƣợng. So với chất
đạm thì carbohydrate rẻ hơn nhiều. Nếu chất carbohydrate dƣ trong cơ thể thì nó

tự phân giải thành chất béo và dự trữ trong khối gan tụy. Lƣợng carbohydrate
trong thức ăn chỉ cần khoảng 20-30% (Vũ Thế Trụ, 2003).
- Vitamin
Vitamin giữ vai trò đồng xúc tác trong việc biến dƣỡng để tôm tăng
trƣởng. Nếu thiếu vitamin tôm sẽ không lớn đƣợc, màu sắc và hình dạng sẽ
không bình thƣờng và có thể trở nên bệnh tật. Vitamin chính cho tôm là: A, D, E,
Q, K, B1, B6, B12…

6
Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cở, tốc độ sinh trƣởng, điều
kiện dinh dƣỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tôm, cho từng
giai đoạn vẫn chƣa đƣợc biết nhiều. Vì vậy, trong thức ăn lƣợng vitamin bổ sung
thƣờng nhiều hơn nhu cầu thực tế nhằm bù đắp lƣợng mất đi do hòa tan trong
nƣớc, do phân hủy trong quá trình sản xuất.
- Chất khoáng
Giống nhƣ các động vật thủy sản khác, tôm có thể hấp thụ và bài tiết chất
khoáng trực tiếp từ môi trƣờng nƣớc thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy,
nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lƣợng chất khoáng có trong
môi trƣờng tôm đang sống.
- Tính ăn của tôm từ postlarvae đến tôm giống
Trong vòng đời của tôm chân trắng tùy thuộc vào giai đoạn biến thái của
tôm mà sử dụng loại thức ăn khác nhau. Giai đoạn Nauplius: tôm dinh dƣỡng
bằng lƣợng noãn hoàng dự trữ, chƣa sử dụng thức ăn ngoài. Đến cuối giai đoạn
N6 hệ tiêu hóa có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng thức
ăn ngoài. Giai đoạn Zoea: ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là
thực vật nổi chủ yếu là tảo silic nhƣ: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp,
Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolenia,…Giai đoạn Mysis: ấu trùng bắt mồi chủ
động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi nhƣ luân trùng, ấu trùng N-Copepoda, N-
artemia, ấu trùng động vật thân mềm, … Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu
trùng Mysis vẫn có thể ăn tảo silic (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2003).

- Giai đoạn Post larvae
Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi nhƣ Artemia,
Copepoda, ấu trùng giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm,… Cần chú ý giai đoạn
này tôm thích ăn mồi sống, nếu thiếu thức ăn thì tôm sẽ ăn thịt lẫn nhau (Nguyễn
Trọng Nho và ctv, 2003).
- Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Nguyễn Trọng Nho và ctv (2003), từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn
của loài (ăn tạp, thiên về động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác nhƣ
giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ. Trong sản xuất giống nhân
tạo ấu trùng tôm chân trắng còn đƣợc cho ăn bởi các loại thức ăn nhân tạo và
thức ăn tự chế biến nhƣ: lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt hàu, trùng,…
Tôm chân trắng sử dụng rất hiệu quả nguồn thức ăn tự nhiên của các ao nuôi
tôm, thậm chí trong điều kiện nuôi thâm canh. Do đó, khi nuôi tôm thẻ chân
trắng chi phí thức ăn thƣờng thấp hơn nhiều so với nuôi tôm sú, nhu cầu đạm của
tôm chân trắng cũng thấp hơn tôm sú (18-35% so với 36-42%). Đặc biệt là đối
tƣợng có thể sử dụng hệ thống biofloc. FCR 1,2-1,4

7
2.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.4.1.Thế giới
Trên phạm vi toàn cầu, tôm chân trắng chiếm tới 2/3 tổng sản lƣợng tôm
nuôi trên toàn thế giới. Ở châu Á, trong gian đoạn từ năm 2001-2006 sản lƣợng
tôm sú chỉ duy trì ở một sản lƣợng nhất định thì sản lƣợng tôm chân trắng nhảy
vọt kên 1,5-1,6 triệu tấn năm 2006 và đạt 1,8 triệu tấn năm 2009. Sau đƣợc
nhiều nƣớc Châu Mỹ nuôi nhân tạo và đạt hiệu quả cao thì tôm chân trắng đƣợc
di giống sang Hawwaii và từ đây tôm chân trắng dần dần đƣợc lan sang các nƣớc
Châu Á nhƣ Việt nam, Thái lan, Malaixia, Indonesia, Philippin,… Sản lƣợng
nuôi tôm chân trắng ở Thái lan năm 2008 đạt 533,000 tấn, trong đó sản lƣợng
tôm sú đạt 160,000 tấn và 373,000 tấn là tôm chân trắng. Trong 10 năm lại đây,
tốc độ tăng về sản lƣợng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới

3,2 triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình
rơi vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg (Nguyễn Trang , 2013). Năm 2004, tôm chân
trắng dẫn đầu về sản lƣợng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lƣợng tôm
nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lƣợng tôm
nuôi toàn cầu và là đối tƣợng nuôi chính ở 3 nƣớc châu Á (Thái Lan, Trung
Quốc, Inđônêxia). Ba nƣớc này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về
nuôi tôm (VASEP, 2013).
2.4.2. Việt Nam
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tôm chân trắng đƣợc nuôi thử nghiệm
ở Việt Nam từ năm 2002, tôm chân trắng đƣợc nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ
năm 2002 với diện tích 1.710 ha, sản lƣợng đạt 10.000 tấn đến năn 2010 thì diện
tích nuôi là 25.000 ha, sản lƣợng đạt đƣợc là 135.000 nghìn tấn, đem lại 414,6
triệu USD giá trị xuất khẩu. theo dự báo của Tổng cục thủy sản, sản lƣợng nuôi
tôm thẻ chân trắng năm 2012 của cả nƣớc đạt trên 200.000 tấn. diện tích tăng đến
25.843 ha, bằng 135% so với năm trƣớc, nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Hiện
nay, trong nuôi tôm chân trắng, công nghệ nuôi bán thân canh và thâm canh đang
dần thay thế cho mô hình nuôi quảng canh cải tiến.
Theo số liệu thống kê của ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long, trong tháng 11-2011, toàn vùng đã thu hoạch trên 5000 tấn tôm chân trắng,
nâng tổng sản lƣợng tôm chân trắng thu hoạch từ đầu năm đến nay đƣợc 51137
tấn, vƣợt kế hoạch 32% cao hơn sản lƣợng thu hoạch năm 2010 tới 57%. Một
trong những lợi thế của tôm chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả
đến khi thu hoạch chỉ mất 70-80 ngày. Do vậy có thể nuôi 3 vụ trong cùng một
năm. Điều này cho thấy đây là một đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp
phần làm tăng sản lƣợng, giá trị xuất khẩu (Thế Đạt, 2013)

8
Theo Thống kê của Bộ NN&PTNT, cuối năn 2012 cả nƣớc có 185 cơ sở
sản xuất giống tôm chân trắng, sản xuất đƣợc gần 30 tỷ con. Số trại sản xuất tôm
chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh

Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số
trại sản xuất giống tôm của cả nƣớc. Sản lƣợng giống tôm nƣớc lợ ở khu vực này
chiếm khoảng 70% tổng sản lƣợng giống tôm của cả nƣớc. Bên cạnh đó, các tỉnh
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phƣơng sản xuất giống tôm
chân trắng cung cấp lƣợng lớn tôm giống cho thị trƣờng.
Hiện tại tôm chân trắng đã đƣợc đƣa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi
tôm trên cả nƣớc và hiệu quả đã đƣợc khẳng định rõ. Tuy nhiên với việc nuôi
tràn lan nhƣ hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng, lây lan dịch bệnh gây thiệt
hại cho ngƣời nuôi là điều khó tránh khỏi. Do đó cần phải tổ chức quy hoạch lại
các vùng nuôi và đầu tƣ nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp
thiết.
Theo thống kê 5/2012, tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,34 tỉ USD, tăng 11,6%
so với cùng kỳ. Trong đó mặt hàng tôm vẫn có xu hƣớng tăng nhƣng mức tăng
thấp đạt 798 triệu USD tăng 4,9% so với cùng kỳ. Trong đó tôm chân trắng xuất
khẩu tăng mạnh 259,5 triệu USD tăng 42,8%, thì xuất khẩu tôm sú lại giảm mạnh
chỉ đạt 441 triệu USD giảm 9,4% (VASEP, 2012).
2.4.3. Đồng bằng sông Cửu Long
Tại Hội nghị Tổng kết tình hình hoạt động năm 2010, triển khai kế hoạch
năm 2011 của Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản đề ra kế hoạch cho năm 2011,
ĐBSCL đƣa hơn 639.000 ha diện tích vào nuôi tôm trong đó 25.300 ha là nuôi
tôm chân trắng do đó nhu cầu con giống cũng tăng lên. Tuy nhiên hàng năm các
tỉnh ĐBSCL chỉ cung cấp khoảng 45-50% nhu cầu con giống, số còn lại phải
nhập từ các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa,…(tạp chí Thủy sản Việt Nam, 2010)
Năm 2004 thì diện tích nuôi tôm biển đạt 600.000 ha (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phƣơng, 2004). Năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,1
tỷ USD tăng 21% so với năm 2010 xuất khẩu mặt hàng tôm sú chiếm 59,7% tôm
thẻ chân trắng chiếm 29,3% còn lại là các loại thủy sản khác (VASEP, 2011).
Xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL năm 2011 đạt 4 tỷ USD tăng 27% so với năm
2010. xuất khẩu tôm đạt 190 nghìn tấn, trị giá đạt 1,8 tỷ USD. Trong đó Cà Mau
có diện tích nuôi và sản lƣợng Nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nƣớc chủ yếu là

nuôi thủy sản nƣớc lợ. Xuất khẩu thủy sản của Cà Mau năm 2011 đạt 9,28 nghìn
tấn trị giá 910 triệu USD tăng 6,5% về giá trị so với năm 2010 (VASEP, 2012).

9
2.5. Điều kiện môi trƣờng cho tôm thẻ chân trắng
2.5.1. Nhiệt độ
Trong ao nuôi nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình
sinh tổng hợp các hợp chất hữu cơ cho cơ thể, cũng nhƣ tác động lớn đến tốc độ
phân hủy cá hợp chất hữu cơ và quá trình trao đổi chất của tôm. Nhiệt độ chính
làm cho các thủy vực nóng lên chủ yếu là từ năng lƣợng ánh sáng mặt trời, ngoài
ra cũng từ quá trình oxy hóa các vật chất hữu cơ có trong thủy vực nhƣng phần
nhiệt này sinh ra không đáng kể không có khả năng làm cho thủy vực nóng lên
(Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006). Theo Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần
Ngọc Hải (2004) thì nhiệt độ tốt nhất cho tăng trƣởng của tôm nƣớc lợ giao động
trong khoảng 25-30
o
C.
2.5.2. pH
PH là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật nhƣ: sinh
trƣởng dinh dƣỡng, tỉ lệ sống và sinh sản. Chính vì vậy mà ngƣời nuôi cần hết
sức lƣu ý trong việc quản lý pH ao nuôi trong khoảng thích hợp nhằm tránh sự
bộc phát hai chất khí không có lợi trên. Theo Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út
(2006) thì khoảng pH thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6,5-9 thấp hơn hoặc cao hơn
ngƣỡng này đều không có lợi cho đời sống tôm, cá, pH < 4 thì hầu nhƣ không có
loài tôm, cá nào có thể tồn tại đƣợc và ngƣời ta gọi đây là điểm chất acid, pH >
11 đƣợc gọi là điểm chất kiềm.
2.5.3. DO (Oxy hòa tan)
Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc chịu sự chi phối bỡi nhiệt độ, nhiệt độ
càng cao thì hàm lƣợng oxy bão hòa càng giảm. Khi nhiệt độ nƣớc ở 10
o

C thì
hàm lƣợng oxy bão hòa là 11,3 ppm, khi nhiệt độ nƣớc tăng lên 25
o
C thì hàm
lƣợng oxy bão hòa giảm xuống 8,5 ppm. Hàm lƣợng oxy hào tan thích hợp cho
sự phát triển của tôm sú nằm trong khoảng 5-6 ppm (Boyd, 1998)
Theo Trƣơng Quốc Phú (2006) thì hàm lƣợng O
2
lý tƣởng cho tôm, cá
trong khoảng 5-6 ppm, riêng các loài cá sống trong bùn đáy hay các cơ quan hô
hấp phụ thì có khả năng chịu đƣợc hàm lƣợng O
2
hòa tan có trong môi trƣờng
thấp hơn.
2.5.4. NO
2

-

Trong ao nuôi, từ hai quá trình nitrite hóa và phản nitrate hóa thì sinh ra
nitrite, nó là một dạng độc chất đối với động vật thủy sản. Độ độc của nitrite
trong môi trƣờng nƣớc ngọt mạnh gấp 55 lần so với môi trƣờng nƣớc có độ mặn
16‰ (Preedalumpabutt et al., 1989). Theo Whetstone et al. (2002) thì độ mặn
càng cao thì tính độc của nitrite càng giảm. Ngoài ra, độ độc của nitrite còn phụ
thuộc và nhiều yếu tố nhƣ pH, nồng độ Cl
-
kích cở tôm nuôi và hàm lƣợng oxy

10
hòa tan nên để đƣa ra nồng độ gây chết cho tôm nuôi là không dễ. Trong ao nuôi

giới hạn của NO
2
-
< 0,23 ppm.
Khi hàm lƣợng NO
2
-
trong nƣớc cao nó sẽ kết hợp với hemoglobin trong
máu cá tạo thành methemoglobin khi máu cá chứa nhiều sẽ có màu nâu lúc này
khả năng kết hợp với O
2
của máu cá giảm đi rõ rệt và từ đó làm cho cá bị chết
ngạt. Theo Trƣơng Quốc Phú (2006) một số nhân tố sau đây sẽ ảnh hƣởng tới độ
độc của NO
2
-
nhƣ: hàm lƣợng Chloride, pH, kích cỡ cá, tình trạng dinh dƣỡng, sự
nhiễm bệnh hàm lƣợng O
2
hòa tan…vì thế mà khó có thể xác định đƣợc nồng độ
gây chết hay nồng độ an toàn của NO
2
-
trong nuôi trồng thủy sản. Hàm lƣợng
NO
2
-
thích hợp cho nuôi tôm nƣớc lợ < 4,5 ppm, giới hạn NO
2
-

cho các trại giống
nƣớc ngọt là 0,5 ppm.
2.5.5. TAN
Trong thủy vực NH
3
là yếu tố môi trƣờng quan trọng có ảnh hƣởng lớn
đến tỉ lệ sống, sinh trƣởng đối với các thủy sinh vật. NH
3
ở dạng hòa tan là chất
khí cực độc. Theo Trƣơng Quốc Phú (2006) thì NH
3
ở nồng độ 0,6-2 ppm sẽ gây
độc cho cá riêng đối với ao nuôi tôm NH
3
an toàn cho ao nuôi < 0,13 ppm.
Trái lại NH
4
+
là ion không độc, cần thiết cho đời sống thủy sinh vật làm
thức ăn tự nhiên, tuy nhiên các ion này tồn tại quá cao trong môi trƣờng nƣớc sẽ
không có lợi vì làm cho thực vật phù du phát triển quá mức gây bất lợi cho đời
sống tôm, cá (thiếu O
2
sáng sớm, pH dao động trong ngày lớn…). Hàm lƣợng
NH
4
+
thích hợp cho ao nuôi thủy sản từ 0,2-2 ppm (Trƣơng Quốc Phú, 2006).
2.5.6. Độ kiềm tổng cộng
Độ kiềm của nƣớc là số đo tổng của ion carbonate và picarbonate, chúng

có vai trò qua trọng trong nƣớc thông qua làm giảm sự biến động của pH
(Chanratchakool et al., 1995)
Theo Ong Mộc Quý và Trịnh Việt Anh (2010), độ kiềm từ 40 mg
CaCO
3
/L trở lên không ảnh hƣởng đến quá trình tăng trƣởng nhƣ chiều dài, khối
lƣợng, tốc độ tăng trƣởng hằng ngày và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng trong
môi trƣờng nƣớc có độ mặn 4‰. Tôm chân trắng sống tốt trong nƣớc có độ kiềm
từ 40-100 mg CaCO
3
/L (Ong Mộc Quý và Trịnh Việt Anh, 2010)
2.5.7 Độ mặn
Theo Chanratchakool (2003) tôm nuôi có nồng độ muối cao hơn 30‰ thƣờng bị
bệnh nhiều hơn đặc biệt là bênh đốm trắng và bệnh đầu vàng, tôm có thể nuôi ở
độ mặn thấp thì hai bênh này ít xảy ra nhƣng độ mặn không nhỏ hơn 7‰. Nếu
nông độ muối thấp hơn thì sẽ làm cho tôm dễ bị còi, mềm vỏ và tỷ lệ sống thấp,
khi tôm đạt trọng lƣợng từ 10-12 g thì có thể nuôi ở độ mặn thâp (3‰) mà ít làm
ảnh hƣởng tới tăng trƣởng.

11
2.6 Các nghiên cứu liên quan đến dầu thực vật
Việc mở rộng các cơ sở nuôi thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
lớn của ngƣời tiêu dùng đã dẫn đến xu hƣớng sử dụng các loại kháng sinh để
nâng cao tỷ lệ sống và tăng trƣởng của động vật thủy sản. Tuy nhiên, điều này bị
cấm trong quá trình sản xuất do tác dụng phụ của kháng sinh và vì an toàn thực
phẩm. Cũng có nhiều nghiên cứu về việc thay thế đạm và lipid có nguồn gốc từ
động vật bằng đạm và lipid có nguồn gốc từ thực vật. Một số nghiên cứu đã báo
cáo rằng khả năng sử dụng rong biển làm thức ăn cho các loài thủy sản nuôi tùy
thuộc vào từng loại, tập tính ăn của loài, giai đoạn phát triển và tùy thuộc vào
loại rong sử dụng trong thức ăn (FAO, 2003; Tawil, 2010). Thêm vào đó, việc sử

dụng rong biển làm thức ăn có ảnh hƣởng tới tăng trƣởng, hiệu quả sự dụng thức
ăn và thành phần sinh hóa của đối tƣợng nuôi (FAO, 2003; Yildirim et al., 2009;
Tawil, 2010).
Các nghiên cứu trƣớc đã tìm thấy bột rong biển hoặc chiết xuất từ rong
biển đƣợc bổ sung với tỷ lệ thấp trong thức ăn (thấp hơn 10%). Mức bổ sung tối
ƣu thay đổi tùy thuộc vào loài rong hay đối tƣợng sử dụng. Trong nhiều nghiên
cứu, việc bổ sung rong trong thức ăn đã cải thiện chất lƣợng viên thức ăn, khả
năng bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất và chất lƣợng sản phẩm cũng
đƣợc cải thiện. Hơn nữa, rong biển có chứa một số hợp chất có thể nâng cao sức
đề kháng của động vật chống lại bệnh hại do vi khuẩn và virus (Suarez et al.,
2009). Tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu sử dụng rong biển trong thức ăn cho
tôm cho thấy tốc độ tăng trƣởng của tôm tốt hơn so với đối chứng khi bổ sung
bột rong làm thức ăn. Tôm chân trắng L.vannamei (cỡ 0,45 g) cho ăn 2-4% bột
rong Macrocystis pyrifera trong khẩu phần, L.vannamei (cỡ 1,6 g) cho ăn 3,3%
bột Ulva và thức ăn cho tôm Farfantanpenaeus carliforniensis có thể cho ăn 4%
bột rong Sargasaum. Hơn nữa theo kết quả nghiên cứu của Penaflorida và Golez
(1996) cho thấy khi khẩu phần ăn chứa 5% rong sụn Kappaphycus alvarezii đạt
tăng trƣởng tốt nhất ở tôm sú penaeus monodon (200 mg) và tăng trƣởng thấp
nhất khi chứa 3% rong câu Gracilaria heterocclda trong khẩu phần ăn. Bên cạnh
đó theo nghiên cứu của Briggs et al. (1996) thấy rằng tốc độ tăng trƣởng đặc thù
của tôm penaeus monodon là rất cao khi khẩu phần ăn chứa đến 15% rong câu
Gracilaria, nhƣng ở mức bổ sung 30% thì tăng trọng của tôm sẽ thấp hơn.
Nguyên nhân là do hàm lƣợng tro cao, hàm lƣợng protein thấp, hoặc sự hiện diện
của chất xơ hòa tan cao trong thức ăn thử nghiệm với mức bổ sung rong biển cao.
Tốc độ tăng trƣởng của tôm chân trắng (450 mg) gia tăng đáng kể (53-68%) khi
khẩu phần ăn chứa 2-4% bột tảo Macrocystis pyrifera Mexican. Tuy nhiên khi sử
dụng bột tảo Macrocystis pyrifera Chile trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân
trắng (643 mg) ở mức 4-8% thì tăng trọng của tôm không đáng kể. Theo nghiên
cứu của Rivera et al. (2002), cho thấy khi sử dụng rong Macrocystis xoay
nhuyễn, hòa tan áo bên ngoài viên thức ăn cho tôm chân trắng, tôm sẽ tăng


12
trƣởng tốt nhất ở mức sử dụng 10% Macrocystis, và tăng trƣởng của tôm kém
hơn khi sử dụng ở mức 15% và 20%. Ngoài ra khi sử dụng 50% rong câu
Gracilaria trong khẩu phần ăn của tôm chân trắng thì tốc độ tăng trƣởng tƣơng
đối của tôm đạt đƣợc là 4,7% khác biệt không đáng kể so với sử dụng thức ăn
thƣơng mại (Soriano et al., 2007). Theo Silva et al. (2009) đánh giá khả năng sử
dụng hai loại rong Hypnea cervicornis và Cryptonemia cernulata trong khẩu
phần ăn của tôm thẻ chân trắng với các 39%, 26%, 13% và 0%. Kết quả cho thấy
hệ số chuyển hóa thức ăn ở nghiệm thức bổ sung rong biển ở mức cao 39% và
26% (1,79-1,82) tốt hơn mức 13% và 0% (2,04-2,08). Ngoài ra theo Lê Văn Lợi
(2013) đánh giá ảnh hƣởng của việc bổ sung tinh dầu thiết yếu vào khẩu phần ăn
của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống đến tốc độ tăng
trƣởng và tỷ lệ sống. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các mức tinh dầu 0%,
0,01%, 0,02%, 0,04% thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Kết quả cho thấy tốc độ
tăng trƣởng tuyệt đối cao nhất ở nghiệm thức 0,01% và 0,02% và đạt giá trị
0,15±0,02; 0,16±0,02 (g/ngày). Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối khá cao, trung bình
dao động từ 3,28-3,33 (%/ngày). Tỷ lệ sống đạt đƣợc khá cao dao động trong
khoảng từ 92-93,3%. Cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và 0,01% với tỷ lệ sống
đạt đƣợc là 93,3% thấp nhất ở nghiệm thức 0,04% với tỉ lệ sống đạt đƣợc là 92%.






13
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 7/2013 đến ngày 9/2013 ở khu nhà lƣới

ngoài trời Khoa Thủy Sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài là tôm chân trắng (L. vannamei, Boone 1931). Các chỉ tiêu về môi trƣờng
đƣợc phân tích tại phòng Phân tích chất lƣợng nƣớc Bộ môn Thủy sinh học ứng
dụng, Khoa Thủy sản, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Dụng cụ
Bể 4000L, 1000l, 500L, máy bơm chìm, máy thổi khí, thƣớt đo (cm), cân
điện tử, khúc xạ kế, hệ thống sục khí, ống nhựa PVC, chai nhựa 1L, chai nút mài
nâu 125ml, máy đo pH, nhiệt độ Hana, khay, thau nhựa, vợt và sổ ghi chép…, hệ
thống điện, ống PVC, keo nhựa, Máy so màu quang phổ UNICAM,….
3.2.2. Hóa chất sử dụng
Chlorine, Thuốc tím, EDTA, DPD, Na
2
S
2
O
3,
NaHCO
3,
Thuốc và hóa chất
khác,….
3.2.3. Nguồn nước thí nghiệm
Nguồn nƣớc ngọt đƣợc lấy từ nƣớc máy tại khoa thủy sản.
Nƣớc lợ thí nghiệm đƣợc pha từ nƣớc ngọt và nƣớc ót đến khi độ mặn đạt
15‰ thì tiến hành xử lý nƣớc. Nƣớc pha ở độ mặn 15‰ nƣớc chứa ở bể đƣợc xử
lý bằng chlorine nồng độ 30g/m
3
sục khí liên tục trong 7 ngày với mục đích oxy
hóa vật chất hữu cơ và diệt khuẩn. Sau đó, trung hòa lƣợng Chlorine dƣ bằng
Na

2
S
2
O
3
tiếp tục sục khí liên tục trong 24h. Cuối cùng, nƣớc đã xử lý đƣợc cho
vào bể thí nghiệm đã đƣợc bố trí sẵn.
3.2.4. Nguồn tôm thí nghiệm
5.000 tôm chân trắng (L.vannamei) giai đoạn post 15 đƣợc mua từ các trại
giống có uy tín tại thành phố Cần Thơ. Tôm đƣợc nuôi tại trại thực nghiệm Bộ
môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản Trƣờng Đại học Cần Thơ. Sau khi
chuyển về phòng thí nghiệm tôm đƣợc thuần hóa và đƣợc nuôi trong 3 bể nuôi
composite, mỗi bể có thể thích 2 m
3
ở độ mặn 15‰. Tôm nuôi đƣợc cho ăn bằng
thức ăn viên công nghiệp Grobest (Việt Nam) 40% CP, cho ăn 3 lần/ngày. Tôm
chân trắng thí nghiệm đƣợc nuôi đến khi có khối lƣợng khoảng 3-5 g/con và
chiều dài đạt 6-8 cm/con thì mới tiến hành thí nghiệm. Trƣớc khi thả tôm vào bể
thí nghiệm thì các yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, pH và độ nặm đƣợc xác định
để bảo đảm không ảnh hƣởng đến tôm. Sau đó, tôm đƣợc đƣa vào bể composite

14
500 lít đã đƣợc bố trí sẵn với mật độ 50 con/bể. Tôm đƣợc tiếp tục cho ăn 3 ngày
bằng thức ăn viên để bảo đảm tỷ lệ sống ban đầu ổn định 100% sau khi thả.
3.2.5. Thức ăn thí nghiệm
Bốn nghiệm thức thức ăn đƣợc chuẩn bị cho thí nghiệm. Dầu thực vật
special oil (Pharmaq Co. Ltd., Việt Nam) đƣợc thay thế hàm lƣợng dầu mực
trong khẩu phần ăn với tỷ lệ % lần lƣợt là 0; 0,1%; 0,2%; 0,4% (Bảng 1). Khẩu
phần không thay thế dầu thực vật đƣợc xem nhƣ là nghiệm thức đối chứng. Dầu
thực vật special oil đƣợc trộn điều với các nguyên liệu sau đó đem ép viên tại nhà

máy sản xuất thức ăn của Khoa Thủy sản Trƣờng Đại học Cần Thơ. Sau khi ép
viên, thức ăn đƣợc làm khô với nhiệt độ 60
o
C cho đến khi đạt độ ẩm theo yêu
cầu và phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (Bảng 1). Thức ăn
đƣợc bảo quản -20
o
C cho đến khi thực hiện thí nghiệm. Thành phần nguyên liệu
và thành phần hóa học của thức ăn đƣợc thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn

Nguyên liệu (g/Kg thức
ăn)
Đối chứng
Special oil
0,1%
0,2%
0,4%
Bột cá Kiên Giang
250
250
250
250
Bột đậu nành
275
275
275
275
Bột tôm
100

100
100
100
Bột mì
308
308
308
308
Dầu mực
26,9
25,9
24,9
22,9
Dầu thực vật special oil
0,00
1,00
2,00
4,00
Lecithin
10,0
10,0
10,0
10,0
Vitamin C40%
0,30
0,30
0,30
0,30
Vitamin mix
20,0

20,0
20,0
20,0
Chất kết dính
10,0
10,0
10,0
10,0
Thành phần hóa học của thức ăn (%)
Ẩm độ
8,0±0,3
6,8±0,1
8,0±0,0
8,0±0,9
Tro
10,2±0,1
10,3±0,2
10,4±0,1
10,4±0,1
Protein thô
43,7±0,2
44,8±0,3
45,2±0,7
45,4±0,2
Lipid
6,2±0,03
6,1±0,02
6,0±0,03
5,8±0,17
3.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi tôm chân trắng (L.vannamei) đƣợc bố ngoài trời có che
lƣới lan để hạn chế ánh sáng trực tiếp vào trong bể và thí nghiệm bố trí ngẫu
nhiên. Thí nghiệm đƣợc bố trí trong 12 bể gồm có 4 nghiệm thức mỗi nghiệm
thức lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm đƣợc bố trí trong nhà lƣới ngoài trời Khoa Thủy sản và chịu
tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên nhƣ nhiệt độ, mƣa, gió và độ mặn thay
đổi theo môi trƣờng. Thay nƣớc theo chu kỳ 1 lần/tuần, mỗi lần thay 30-40% thể
tích của bể


15

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần, cùng mật độ nuôi và thức ăn sử dụng có cùng hàm
lƣợng protein và khác mức lipid.
Nghiệm thức đối chứng: Không thay thế dầu thực vật special oil.
Nghiệm thức 0,1%: Thay thế dầu thực vật special oil với hàm lƣợng 0,1%
Nghiệm thức 0,2%: Thay thế dầu thực vật special oil với hàm lƣợng 0,2%
Nghiệm thức 0,4%: Thay thế dầu thực vật special oil với hàm lƣợng 0,4%

Hình 2: Hệ thống thí nghiệm
3.3.2. Quản lý và chăm sóc
Tôm đƣợc cho ăn theo nhu cầu và đƣợc thay đổi theo tình hình sử dụng
thức ăn của tôm hằng ngày, cho ăn 3 lần trên ngày vào lúc 8h, 15h, 21h. Sau 2h
khi cho ăn thì tiến hành kiểm tra lƣợng thức ăn thừa để điều chỉnh lƣợng thức ăn
cho những lần cho ăn sau này. Tôm chết sẽ đƣợc loại bỏ ngay để tránh hiện
tƣợng ăn lẫn nhau của tôm. Theo dõi hoạt động tôm và các biến động môi
trƣờng (thời tiết, chất lƣợng nƣớc ) để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho phù hợp.
Quản lý các chỉ tiêu môi trƣờng nhƣ : pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, độ kiềm, NO

2
-
,
TAN đƣợc theo dõi định kỳ 1 tuần/lần. Trong quá trình thí nghiệm, để tránh hiện
tƣợng tôm bị thiếu khoáng do nuôi trong bể, khoáng premix của công ty
(Vemedim Co.Ltd) cũng đƣợc sử dụng hàng tuần bằng cách pha loảng với nƣớc
thí nghiệm và tạt điều vào trong bể. Liều lƣợng khoáng tạt đƣợc thực hiện cùng
thời điểm, cùng liều lƣợng giữa các bể nuôi. Bổ sung khoáng premix với liều

16
lƣợng 1,5 (g/ m
3
) và nâng độ kiềm bằng NaHCO
3
với liều lƣợng 28 (g/m
3
) 1 lần/
tuần.
3.3.3. Phương pháp thu mẫu và phân tích môi trường nước
Các chỉ tiêu pH và nhiệt độ đƣợc thu và ghi nhận tại hiện trƣờng thu mẫu,
các chỉ tiêu còn lại nhƣ: Độ kiềm, DO, TAN, NO
2
-
đƣợc thu và đem về phòng
phân tích chất lƣợng nƣớc của Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng, Khoa Thủy sản,
Trƣờng Đại học Cần Thơ phân tích. DO đƣợc thu bằng chai nâu, cố định mẫu
bằng 1ml MnSO
4
và 1 ml KI-NaOH. Độ kiềm, TAN và NO
2

-
đƣợc thu trong
chai nhựa 1 lít trữ lạnh. Các phƣơng pháp phân tích mẫu đƣợc thể hiện trong
Bảng 2.
Bảng 2: Phƣơng pháp thu và phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng

Chỉ tiêu
Chu kì thu mẫu
Thời gian thu
mẫu
Phƣơng pháp
phân tích
Nhiệt độ (°C)
1 tuần/lần
7h30
Máy đo Hana
pH
1 tuần/lần
7h30
Máy đo Hana
DO (mg/L)
1 tuần/lần
7h30
PP Winkler
Độ kiềm
(mgCaCO3/L)
1 tuần/lần
7h30
Chuẩn độ acid
NO

2
-
(mg/L)
1 tuần/lần
7h30
So màu
Diazonium
TAN (mg/L)
1 tuần/lần
7h30
PP Indophenol
blue
3.3.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng
- Tăng trưởng chiều dài (cm) (Length Gain)
LG = L
c
- L
đ

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt dối về chiều dài (cm/ngày), (DLG)
L
c
- L
đ

DLG =
t
- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày), (Specific growth rate)
LnL
c

- LnL
đ

SGR =
t

×