Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến một số chỉ tiêu sinh sản và sinh trưởng của cá rô đồng (anabas testudineus) giai đoạn cá bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 50 trang )

TRNG ĐI HC CN TH
KHOA THY SN








NG CA KÍCH C CÁ B M N MT S
CH TIÊU SINH SNG CA
NG (Anabas testudineusN CÁ BT




CÁN B NG DN



LUT NGHII HC
NGÀNH NUÔI TRNG THY SN


2013

2

LI C
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu – Ban Chủ Nhiệm Khoa


Thủy sản, bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt – Trường Đại Học Cần Thơ
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ em được học tập, nghiên cứu hoàn
thành bài luận văn trong thời gian tại trường.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Dương Thúy Yên, người
đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề
tài cũng như hoàn thành bài báo cáo.
Xin cảm ơn tất cả các bạn cùng hỗ trợ nghiên cứu, các anh chị cao học K18,
và tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản (K36) cùng thầy chủ nhiệm đã giúp đỡ và
động viên em những lúc khó khăn trong khi làm bài báo cáo để em có thể hoàn
thành tốt bài làm của mình.
Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân tình, sự động viên, giúp đỡ của gia
đình, thầy cô, anh chị, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành tốt chương trình học cũng như bài luận văn này.
Tuy em đã cố gắng làm tốt bài báo cáo tốt nghiệp này nhưng không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, em mong rằng thầy cô và các bạn hãy đóng
góp ý kiến để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này tốt hơn nữa.
Em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.
Em xin chân thành biết ơn!
Tăng Văn Tính


3
TÓM TT
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến
một số chỉ tiêu sinh sản và sinh trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus)
giai đoạn cá bột. Cá bố mẹ thí nghiệm gồm 12 cặp (gia đình) có khối lượng cá
cái khác nhau dao động từ 20 – 226 g và 19 – 215 g đối với cá đực. Thí
nghiệm được thực hiện tại trại cá nước ngọt – Khoa Thủy sản – Trường Đại
học Cần Thơ.

Sau khi tiêm kích thích tố LH-RHa + DOM (100µg + 10mg) với các yếu tố
môi trường nằm trong khoảng thích hơp, thời gian hiệu ứng thuốc là 6 giờ 55
phút, thời gian cá đẻ 19 giờ 55 phút, tỷ lệ thụ tinh từ 69,3% – 98,7% và tỷ lệ
cá nở dao động 65,7 – 94,7%. Đường kính trứng sau khi trương nước từ 0,85 –
1,00 mm. Sức sinh sản thực tế của cá rô có sự dao động lớn, từ 165 – 1.849
trứng/ g cá cái. Tương quan giữa khối lượng cá bố mẹ với tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ
nở, sức sinh sản thực tế và đường kính trứng có mối tương quan nghịch và đều
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Thí nghiệm ương cá từ bột lên hương với 12 gia đình cá rô đồng (mỗi gia đình
với 3 lần lặp lại) mật độ ương là 120 con/xô. Sau 21 ngày ương nuôi cho kết
quả phân tích về chiều dài cá bột mới nở dao động trong khoảng 2,16 – 3,30
mm, chiều dài cá 1 ngày tuổi (2,84 – 3,13 mm) đến 21 ngày chiều dài cá (2,47
– 2,69 cm). Mối tương quan giữa kích cỡ cá bố mẹ với chiều dài, khối lượng
cá ở các thời điểm đo khác nhau nhìn chung có sự tương quan với nhau nhưng
chưa chặt chẽ. Tỷ lệ sống cao nhất ở gia đình 9 (82,2%), thấp nhất là gia đình
12 (40,0%). Tương quan giữa tỷ lệ sống với khối lượng cá cái không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ sống của cá con không thể hiện rõ sự ảnh
hưởng của kích cỡ cá bố mẹ. Tỷ lệ phân đàn của các gia đình cá rô đồng có hệ
số biến động dao động trong khoảng từ 20,3 – 43,7%. Như vậy trong thí
nghiệm này kích cỡ cá bố mẹ có ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài
nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng của cá con 21 ngày
tuổi.


4
MC LC

Trang
LI CM T i
TÓM TT ii

MC LC iii
DANH SÁCH BNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MC T VIT TT vii
Phn I: GII THIU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
Phn II: TNG QUAN TÀI LIU 3
2.1 Đặc điểm hình thái 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái cá rô đồng 4
2.2 Đặc điểm sinh học 4
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.2.3 Đặc điểm sinh sản 5
2.3 Những nghiên cứu về ương cá rô đồng 5
2.4 Mối liên quan giữa tăng trưởng và sức sinh sản 6
2.5 Ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến các đặc điểm của thế hệ con 7
Phn III: VT LIU 9
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 9
3.2 Vật liệu nghiên cứu 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu 9

5
3.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến các chỉ tiêu
sinh sản 9
3.3.2 Thí nghiệm ương cá từ bột lên hương 11
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán 12

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 14
Phn IV: KT QU VÀ THO LUN 15
4.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của các cặp cá rô bố mẹ (gia đình) 15
4.1.1 Thời gian hiệu ứng thuốc 15
4.1.2 Tỷ lệ cá đẻ 15
4.1.3 Thời gian cá nở 15
4.1.4 Tỷ lệ thụ tinh 16
4.1.5 Tỷ lệ nở 17
4.2 Sức sinh sản thực tế và đường kính trứng 19
4.3 Ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến sinh trưởng của cá con 21 ngày
tuổi 22
4.3.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ương cá 22
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô 23
4.3.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô 26
4.4 Sự tương quan giữa đường kính trứng với chiều dài cá bột và chiều
dài cá bố trí thí nghiệm 28
4.5 Tỷ lệ sống 29
4.2 Tỷ lệ phân đàn 31
Phn V: KT LU XUT 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Đề xuất 32
TÀI LIU THAM KHO 33



6
DANH SÁCH BNG
Bảng 3.1. Kích cỡ cá bố mẹ tham gia sinh sản 10
Bảng 3.2. Thức ăn cho cá theo từng giai đoạn 12
Bảng 4.1. Khối lượng cá cái, sức sinh sản thực tế và đường kính trứng của các

gia đình cá rô 19
Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình trong hệ thống ương 22
Bảng 4.3. Chiều dài cá bột mới nở, lúc 1 ngày và 21 ngày tuổi của cá gia đình
cá rô 24
Bảng 4.4. Khối lượng cá 21 ngày tuổi của các gia đình cá rô 26
Bảng 4.5. Tỷ lệ phân đàn của các gia đình cá rô 31
















7
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cá rô đồng 3
Hình 3.1. Hệ thống bố trí thí nghiệm ương cá rô 11
Hình 4.1. Tỷ lệ thụ tinh của các gia đình cá rô 16
Hình 4.2. Tương quan giữa khối lượng cá cái và cá đực với tỷ lệ thụ tinh 17
Hình 4.3. Tỷ lệ nở của các gia đình cá rô 17
Hình 4.4. Tương quan giữa khối lượng cá cái với tỷ lệ nở, khối lượng cá đực

với tỷ lệ nở 18
Hình 4.5. Sự tương quan giữa khối lượng cá cái với sức sinh sản thực tế 20
Hình 4.6. Tương quan giữa khối lượng cá cái và đường kính trứng 21
Hình 4.7. Tương quan giữa sức sinh sản thực tế với đường kính trứng 22
Hình 4.8. Sự biến động pH trong hệ thống ương 23
Hình 4.9. Tương quan chiều dài cá 21 ngày tuổi với chiều dài con cái và con
đực bố mẹ 24
Hình 4.10. Tương quan giữa chiều dài cá con 21 ngày tuổi với khối lượng cá
cái và khối lượng cá đực bố mẹ 25
Hình 4.11. Tương quan khối lượng cá 21 ngày tuổi với chiều dài con cái và con
đực bố mẹ 26
Hình 4.12. Tương quan khối lượng cá 21 ngày với khối lượng cá cái và con
đực bố mẹ 27
Hình 4.13. Tương quan giữa đường kính trứng với chiều dài cá mới nở và
chiều dài cá bố trí thí nghiệm 28
Hình 4.14. Tỷ lệ sống của các gia đình cá rô 29
Hình 4.15. Tương quan về khối lượng cá cái và tỷ lệ sống của các gia đình cá
rô 30

8
DANH MC T VIT TT
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
LG: Tăng chiều dài của cá
TLDH: Tỷ lệ dị hình
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TLS: Tỷ lệ sống
WG: Tăng khối lượng của cá
LH-RHa: Luteinizing Hormone – Releasing Hormone analogue
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
DOM: Domperidone
















9
PHN I
GII THIU
1.1 t vn 
Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài đang có tiềm năng phát triển mang lại
hiệu quả kinh tế cao, là loại thịt ngon, không có xương dâm như các loài thuộc
họ cá chép, có giá trị thương phẩm cao. Cá rô đồng là loài sống rất khỏe, có
thể chịu đựng được điều kiện môi trường khó khăn, do chúng có cơ quan hô
hấp trên mang, thở khí trời (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được
nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gần đây
đang phát triển ở vùng Đông Nam Bộ. Diện tích nuôi cá rô đồng ở ĐBSCL
tăng nhanh từ 31 ha năm 2004 lên 306 ha năm 2009. Đến năm 2010 diện tích
thả nuôi cá rô đồng tăng lên 393,76 ha. Tháng 2 năm 2011 diên tích nuôi cá là
220,25 ha tập trung chủ yếu ở Long Mỹ (79,51 ha), Vị Thủy (69,08 ha) và

Phụng Hiệp (35,48 ha) các huyện còn lại 36,18 ha (Trần Kiều Lan Phương,
2011). Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm ngày càng được phát triển do
chủ động được nguồn giống, thức ăn, nước cấp, đặc biệt là người dân đã biết
áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc ương nuôi cá.
Ngày nay, thành công của việc nuôi cá rô thương phẩm ở nhiều địa phương
khác nhau đã thúc đẩy nghề nuôi cá rô đồng phát triển nhưng việc ương cá thì
chưa thành công cao, tỷ lệ sống của cá trong giai đoạn cá bột là tương đối
thấp. Theo Quách Quốc Dương (2012), sau 2 tháng ương cá rô từ bột lên
hương ương trong ao đất cho tỷ lệ sống là 1,78% - 5,28% . Nguyên nhân dẫn
đến việc ương cá không thành công cao là do ở giai đoạn cá bột kích cỡ cá
nhỏ, chất lượng cá bột không tốt, đặc biệt là tính ăn nhau trong những ngày
đầu ở giai đoạn ương,… Cá bố mẹ cũng có thể là một trong những nguyên
nhân làm cho tỷ lệ sống của cá con chưa cao. Kích cỡ cá bố mẹ ảnh hưởng
nhiều đến những đặc điểm tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá con trong giai đoạn
đầu của chu kỳ sống thông qua ảnh hưởng đến kích thước noãn hoàng, thời
gian tiêu hao noãn hoàng, kích cỡ cá bột,… (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2011).
Nhằm tìm hiểu về vấn đề này trên đối tượng cá rô, đề tài 
  rô
Anabas testudineus được thực hiện.



10
1.2 Mc tiêu nghiên cu
Đề tài nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của kích cỡ cá bố mẹ đến sự sinh sản và sinh
trưởng của đàn con cá rô đồng trong giai đoạn cá bột lên hương. Từ đó, cung
cấp thông tin phục vụ sản xuất giống, ương nuôi và chọn giống cá rô.
1.3 Ni dung nghiên cu
- Mối liên quan giữa kích cỡ cá bố mẹ và một số chỉ tiêu sinh sản.
- Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô của các gia đình cá có khối lượng khác

nhau, từ giai đoạn cá bột đến 21 ngày tuổi.

11
PHN II
TNG QUAN TÀI LIU
2.1 V trí phân loi, phân b m hình thái
2.1.1 V trí phân loi
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có hệ
thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus Bloch, 1972
Tên tiếng Anh: Climbing perch
Tên địa phương: Cá rô đồng

ng
2.1.2 Phân b
Cá rô đồng là loài cá phân bố rộng trong thủy vực nước ngọt ở vùng nhiệt đới
của Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và các
quần đảo giữa Ấn Độ và Châu Úc (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).

12
Ở nước ta cá phân bố rộng nhưng chủ yếu ở ĐBSCL, tập trung ở rừng U Minh
Hạ tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, hoặc vùng Tứ Giác Long
Xuyên, ngoài tự nhiên cá rô thường gặp ở ao hồ, ruộng lúa, mương, sông
rạch,… (Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.3 m hình thái ng

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cơ thể cá rô đồng có
hình dạng bầu dục, dẹp bên, đầu lớn, mõm ngắn, miệng hơi trên và rộng vừa,
răng chắc và sắc xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ
nhọn, hàm răng ở giữa to hơn hai bên. Mắt cá to, tròn nằm lệch về nửa trên
của đầu và gần chót mõm. Trên đầu có nhiều lổ cảm giác. Nắp mang của cá có
nhiều gai nhọn tạo thành hình răng cưa đây là yếu tố giúp cho cá rô có thể di
chuyển trên cạn một cách dể dàng, lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính
nhau và có phủ vẩy. Cơ quan hô hấp phụ của cá rô đồng là mê lộ nhờ có nó
mà cá rô sống tốt trong các điều kiện môi trường bất lợi thiếu oxy và pH thấp
đến 3,5 (Ngô Trọng Lư và Thái Bạch Hổ, 2002). Vi lưng của cá rô đồng rất
dài, phần gai cứng và dài hơn phần tia mềm. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng
cứng và nhọn. Mặt lưng và đầu cá rô đồng có màu xanh xám hoặc xanh nhạt,
phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, ở đuôi có xuất hiện chấm.
2.2 m sinh hc
2.2.1 ng
Tính ăn của cá rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật và dễ tính trong việc
lựa chọn thức ăn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá có thể
ăn cả các loài động vật thân mền, cá con và thực vật, kể cả cỏ, chúng có thể ăn
các chất hữu cơ và vô cơ trong nước. Đối với cá giống sau khoảng 3 ngày khi
hết noãn hoàng thì cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn ưa thích của cá ở giai
đoạn ban đầu là các loài phiêu sinh động vật có kích thước nhỏ như luân trùng,
trứng nước và cả ấu trùng tôm cá, chúng có thể ăn thực vật gồm lá rong bèo,
hạt củ vừng, hạt lúa, các mùn bã hữu cơ (Ngô Trong Lư và Thái Bạch Hổ,
2003). Khi trưởng thành thì cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau
thức ăn viên, thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp (Dương Nhựt Long,
2004).
2.2.2 ng
So với các loài cá bản địa khác cá rô đồng được xếp vào loài là có tốc độ tăng
trưởng tương đối chậm do cá có kích thước tương đối nhỏ, ở ĐBSCL khối
lượng thân trung bình của cá rô đồng dao động 50 – 120 g/con. Cá tự nhiên 1


13
năm tuổi đạt 50 – 80 g/con (đối với con cái), 50 – 60 g/con (đối với cá đực).
Trong điều kiện nhân tạo cá rô đồng có thể sống trong bể xi măng, ao mương
có diện tích nhỏ. Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn sau 6 tháng nuôi cá đạt
khối lượng từ 60 – 80 g/con. Cá rô lớn nhất có thể đạt 400 – 500 g/con
(Nguyễn Văn Nị, 2004). Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bạch Hổ (2002) cá rô
đồng đạt tuổi thọ trung bình là 5 – 6 năm. Cá đực thường nhỏ hơn cá cái cùng
lứa.
2.2.3 m sinh sn
Ngoài tự nhiên cá có tập tính tự bắt cặp sinh sản và cá sẽ sinh sản vào mùa
mưa. Cá rô đồng sẽ thành thục sau 5 - 7 tháng tuổi, trong tự nhiên mùa vụ sinh
sản của cá vào tháng 4 - 10, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6 - 7 (vào mùa
mưa). Trong điều kiện nuôi do cá được chủ động nuôi vỗ sớm nên thành thục
sớm hơn ngoài tự nhiên 1 - 3 tháng đồng thời cũng kết thúc mùa vụ sinh sản
muộn hơn tới tháng 10 - 11 (Phạm Văn Khánh và ctv., 2002). Cá rô đồng tham
gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao khoảng 30.000 - 40.000 trứng/kg
cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng. Thời gian tái thành thục
là 3 - 4 tuần phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và thức ăn. Theo Phạm Văn Khánh
và ctv., (2002) cá rô đồng có thể đẻ nhiều lần trong năm thường là 3 - 4
lần/năm. Theo Dương Nhựt Long (2004) trứng cá rô thành thục thường có
màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương
nước dao động từ 1,1 - 1,2 mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi.
2.3 Nhng nghiên cu v ng
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2006) thì không chỉ riêng cá rô mà tất cả những loài
cá con mới nở trong giai đoạn đầu thức ăn là những phiêu sinh động vật có
kích thước nhỏ. Sau khi hết noãn hoàng cá con bắt đầu ăn thức ăn ngoài và sau
2 - 3 tuần thì tính ăn đặc trưng của loài mới được thể hiện rõ. Từ đó có thể áp
dụng loại thức ăn phù hợp cho cá để giúp cho việc ương cá tốt hơn cải thiện
tình trạng cá ăn nhau làm cho tỷ lệ sống cao hơn.

Nghiên cứu về mật độ ương cá rô đồng trong ao và trên bể đã được một số tác
giả thực hiện. Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long (2001) đã ương cá rô
đồng trong bể xi măng ở 3 mật độ: 500 con/m
2
, 1.000 con/m
2
và 1.500 con/m
2

bằng thức ăn chế biến thay đổi theo giai đoạn phát triển của cá: 5 ngày đầu cho
ăn lòng đỏ trứng, 5 – 12 ngày cho ăn bột cá + bột đậu nành, từ ngày tuổi thứ
12 trở đi cho ăn bột cá + cám mịn. Khẩu phần ăn là 60 - 80% khối lượng
cá/ngày cho ăn 4 lần/ngày. Kết quả thu được là tốc độ tăng trưởng đặc biệt của
cá rô đồng không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 3 mức mật độ ương đến 30

14
ngày đầu sau khi thả. Tuy nhiên, sau 45 ngày ương thì có sự sai khác khác
giữa các mật độ. Mật độ ương 1.500 con/m
2
cho tốc độ tăng trưởng đặc biệt và
tỷ lệ sống thấp nhất, lần lượt là 2,28% và 6,9%, trong khi đó ở mật độ ương
1.000 con/m
2
cho kết quả tăng trưởng đặc biệt và tỷ lệ sống cao nhất, tương
ứng là 6,23% và 16,54%.
Nghiên cứu về mật độ ương trong điều kiện thực nghiệm của Nguyễn Thị Thu
Vân (2012) đã được tiến hành với 3 mật độ ương khác nhau: 800 con/m
2
,
1.000 con/m

2
và 1.200 con/m
2
với diện tích ao ương từ 500 - 1.000 m
2
và độ
sâu từ 1,2 - 1,5m. Cá rô ương được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với 36 -
40% đạm. Sau 45 ngày ương thì khối lượng cá rô trung bình dao động từ
3,082 - 3,842 g/con. Tỷ lệ sống đạt cao ở 2 mật độ 800 con/m
2
(17,47%) và
1.000 con/m
2
(16,43%), thấp nhất là ở mật độ 1.200 con/m
2
với tỷ lệ sống đạt
11,40%.
Cá bố mẹ có nguồn gốc khác nhau có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá. Nghiên cứu về vấn đề này, Quách Quốc Dương (2012) đã nghiên
cứu ương cá rô đồng giai đoạn bột lên hương trong ao đất với 4 nghiệm thức:
3 nghiệm thức cá rô đồng tự nhiên có nguồn gốc ở Cà Mau, Hậu Giang và
Đồng Tháp và 1 nghiệm thức cá rô đầu vuông. Sau 2 tháng ương với mật độ
ban đầu là 1.000 con/m
2
, cá đạt khối lượng từ 2,56 g/con đến 5 g/con, tỷ lệ
sống từ 1,78±5,28%. Trong đó nghiệm thức cá rô đầu vuông đạt khối lượng
lớn nhất 5±3,1g, kế đến là cá rô Đồng Tháp 5±1,37g, cá rô Cà Mau
2,56±0,95g và thấp nhất là rô Hậu Giang 2,53±1,84g. Tỷ lệ sống khác biệt có
ý nghĩa giữa các nghiệm thức, cao nhất là rô Cà Mau đạt 5,28±0,6%, và thấp
nhất là cá rô đầu vuông đạt 1,78±0,12%. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy

từng dòng cá có từng ưu điểm riêng về tăng trưởng và tỷ lệ sống.
2.4 Mi liên quan ging và sc sinh sn
Mối tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng được biểu diễn bằng một
phương trình
F = a W
b

Trong đó: W: khối lượng của cá
F: sức sinh sản
Trần Quốc Lộc (2012) đã nghiên cứu về sức sinh sản tuyệt đối và tương đối
của 3 dòng cá rô tự nhiên và dòng cá rô đầu vuông. Kết quả nhận được là đối
với các dòng cá rô tự nhiên thì cá rô Cà Mau có sức sinh sản tuyệt đối cao nhất
(21.334 trứng/con), thấp nhất là cá Hậu Giang (11.536 trứng/con). Tuy nhiên

15
khi so sánh với sức sinh sản của cá rô đầu vuông (54.211 trứng/con) thì các
dòng cá rô tự nhiên vẫn thấp hơn. Theo Phạm Văn Khánh (1999) cá rô có khối
lượng càng lớn thì sức sinh sản càng cao, ở ĐBSCL cá rô có khối lượng 43g
thì sức sinh sản tuyệt đối là 72.000 trứng/con, 48,5g là 92.300 trứng/con,
57,4g là 90.800 trứng/con, 66,5g là 120.700 trứng/con. Như vậy sức sinh sản
tuyệt đối của cá trong nghiên cứu của Trần Quốc Lộc (2012) là thấp hơn.
2.5 ng ca kích c cá b m m ca th h con
Kích cỡ và tuổi của cá đực và cá cái bố mẹ thường ảnh hưởng nhiều đến kích
cỡ ban đầu của thế hệ con sau đó giảm xuống bằng 0 ở độ tuổi trưởng thành. Ở
những con cá có kích thước lớn sản sinh ra những trứng có kích thước lớn với
năng lượng dự trữ lớn hơn và những cá thể con được tạo ra từ những trứng lớn
như vậy thì lượng năng lượng dữ trữ rất cao trong cơ thể dẫn đến khả năng
sống sót cao (Serbezov et al., 2010).
Những nghiên cứu lý thuyết (Moore năm 1994; Wade 1998) và thực nghiệm
đã chứng minh rằng con mẹ có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến hóa của thế

hệ con (Lindholm et al., 2006). Trong giai đoạn phát triển ban đầu, kích thước
của thế hệ con thường ảnh hưởng bởi tuổi bố mẹ.
Sự khác biệt về kích cỡ cá bố mẹ giữa dòng cá trong cùng một loài cũng ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cá con. Điều này đã được Trần Quốc Lộc (2012)
nghiên cứu ở các dòng cá rô khác nhau. Cá Cà Mau đã thừa hưởng được ưu
thế của bố mẹ là kích cỡ lớn hơn so với cá bố mẹ ở Đồng Tháp và cá bố mẹ ở
Hậu Giang, sau 15 ngày ương thì cá bột Cà Mau có chiều dài và khối lượng
vượt trội hơn so với cá rô từ 2 tỉnh còn lại. Tuy nhiên đến 40 ngày ương tiếp
theo thì ưu thế đó đã thay đổi giảm dần, khối lượng và chiều dài cá Cà Mau
khi 55 ngày tuổi khác biệt không có ý nghĩa so với cá Hậu Giang và cá Đồng
Tháp. Như vậy ở các dòng cá khác nhau, chọn lọc những dòng cá bố mẹ có
kích thước lớn đã làm cho sự tăng trưởng ở thế hệ con được cải thiện.
Trong chọn giống, chọn lọc những cá thể bố mẹ có kích thước lớn góp phần
cải thiện tăng trưởng ở thế hệ con. Nghiên cứu về vấn đề này Nguyễn Giang
Long (2013) tìm hiểu trên đối tượng cá rô đầu vuông ở giai đoạn bột lên
giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức là đàn con của cá bố mẹ tăng trưởng
vượt đàn (L), tăng trưởng vừa phải (T) và cá bố mẹ chọn ngẫu nhiên (N), thí
nghiệm được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ bột lên hương, giai đoạn 2 từ
hương lên giống với mật độ ương là 200 con/giai. Ở giai đoạn ương từ cá bột
lên hương (mật độ là 3.000 con/m
3
bể), tăng trưởng về khối lượng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Cá ở nghiệm thức L
(0,43±0,36 g) lớn hơn có ý nghĩa so với cá ở nghiệm thức T (0,36 ± 0,4 g) và

16
nghiệm thức N (0,32±0,1 g). Điều này cho thấy kích thước cá bố mẹ có ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của đàn con. Ở giai đoạn ương từ hương lên giống,
sự khác biệt về tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức càng giảm theo thời gian
và đến khi kết thúc thí nghiệm, chiều dài cá ở cả 3 nghiệm thức L (6,54±1,57

cm) lớn hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm
thức T (5,99±1,05 cm) và N (6,1±1,25 cm) khác. Như vậy, kích cỡ cá bố mẹ
có ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều dài của đàn con nhưng những ảnh
hưởng này chỉ thể hiện rõ vào một giai đoạn nhất định và giảm dần khi cá
được 51 ngày tuổi.

17
PHN III
VT LIU
3.1 m và thi gian nghiên cu
Đề tài được thực hiện từ 6/2013 – 12/2013
Địa điểm bố trí thí nghiệm: Tại Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vt liu nghiên cu
- Xô nhựa 60 L: 36 xô.
- Nhiệt kế.
- Đĩa petri.
- Cân điện tử, thước đo.
- Lọ đựng mẫu, formol.
- Một số dụng cụ khác như: thau, xô nhựa, vợt vớt cá,…
- Đối tượng nghiên cứu: Cá rô đồng.
- Thức ăn: Moina, luân trùng, lòng đỏ trứng, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp.
3.3 u
3.3.1 Thí nghim ng ca kích c cá b m n các ch tiêu sinh
sn
Phương pháp kích thích sinh sản
Kích thích sinh sản cá rô đồng với kích dục tố là LH-RHa + DOM, với liều
lượng 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/1kg cá cái. Liều dùng cho cá đực bằng
1/2 liều dùng cho cá cái. Tỷ lệ đực cái là 1:1. Khi tiêm kích dục tố để kích
thích sinh sản cá cái tiêm một liều duy nhất ở gốc vi ngực hay vi bụng (Bùi
Minh Tâm, 2013).

Nguồn cá bố mẹ
Cá bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên tại Cà Mau, được nuôi vỗ trong gia tại trại
cá nước ngọt Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Cá được chọn cho sinh sản là
cá khỏe mạnh, không dị tật dị hình, không xay xát, cá đực vuốt nhẹ có tinh
màu trắng đục chảy ra. Cá cái bụng to mềm, hậu môn lồi, màu hồng.

18
Bố trí thí nghiệm sinh sản
Cá bố mẹ được chọn 12 cặp (1 đực và 1 cái, được gọi là gia đình) có khối
lượng khác nhau (khối lượng cá dao động trong khoảng từ 20 – 226 g đối với
cá cái và 19 – 215 g đối với cá đực).
Bng 3.1. Kích c cá b m tham gia sinh sn
Số gia
đình
Khối lượng
cá cái (g)
Khối lượng cá
đực (g)
Chiều dài cá
cái (cm)
Chiều dài cá
đực (cm)
GĐ1
226
178
32,9
23,7
GĐ2
176
172

23,2
20,5
GĐ3
222
165
23,1
22,3
GĐ4
71
109
18
17
GĐ5
60
79
16
13,5
GĐ6
75
111
14,5
19,5
GĐ7
192
215
23
20
GĐ8
43
44

14
13
GĐ9
66
44
14,9
14,8
GĐ10
21
29
10,2
10
GĐ11
20
22
10,5
9,5
GĐ12
48
37
13
12

Cá sau khi tiêm kích dục tố được bố trí vào 12 xô nhựa có thể tích là 60 L (giữ
riêng theo gia đình), mỗi xô nhựa thả một cặp cá vào, cấp nước vào khoảng
2/3 thể tích xô, sục khí và đậy nắp lại tránh cho cá thoát ra ngoài.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
- Thời gian hiệu ứng thuốc: là khoảng thời gian được ghi nhận từ lúc tiêm
kích dục tố đến khi cá bắt đầu rụng trứng.
- Thời gian cá nở: Tính từ lúc trứng được đẻ ra đến khi nở.

- Tỷ lệ cá đẻ:


- Tỷ lệ thụ tinh:


Số cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ (%) =
Số cá tham gia sinh sản
x 100
Số lượng trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =
Số lượng trứng theo dõi
x 100

19
- Tỷ lệ nở:


Xác định tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cho từng gia đình với 3 lần lặp lại. Sau khi
cá đẻ trứng của mỗi gia đình được lấy ngẫu nhiên 100 trứng cho vào chén
nhựa (3 chén nhựa cho mỗi gia đình).
- Sức sinh sản thực tế:
Sức sinh sản thực tế (số trứng/g cá cái) = số lượng trứng thu được/khối lượng
cá cái đẻ.
- Kích thước trứng:
Mẫu trứng của 12 gia đình lấy ngẫu nhiên khoảng 30 – 35 trứng và được đo
trên kính nhìn nổi. Trứng được đo ở vật kính 16 và được tính bằng cách: lấy
giá trị đo/2,1 = mm.
- Kích thước cá bột mới nở: cách thực hiện cũng tương tự như kích thước

trứng.
3.3.2. Thí nghi b
Bố trí thí nghiệm

Hình 3.1. H thng b trí thí nghim  cá rô
Số lượng cá bột
Tỷ lệ nở (%) =
Số lượng trứng thụ tinh
x 100

20
Thí nghiệm được tiến hành trong 21 ngày ương nuôi từ bột lên hương.
Chuẩn bị 36 xô nhựa có thể tích là 60 L, mỗi xô có đánh dấu số gia đình và số
lần lặp lại (3 lần lặp lai cho mỗi gia đình) được bố trí ngẫu nhiên, cấp nước
khoảng 2/3 xô có bổ sung thêm nước tảo (được gây nuôi trong hệ thống cá rô
phi, liều lượng 0,5 lít/xô), có sẵn sục khí và dùng nắp xô để đậy lại.
Mật độ thả 120 con/xô. Nguồn nước là nước sông đã qua bể lắng. Cá được thả
cá lúc sáng sớm. Thả cá từ từ ra xô để tránh làm sốc cá. Thức ăn được sử dụng
là luân trùng, Moina, lòng đỏ trứng, trùn chỉ, thức ăn Tomboy dạng bột mịn
42% đạm.
Bng 3.2 Thn
n (ngày tui) Th
1 – 3 ngày Luân trùng + Lòng đỏ trứng
4 – 6 ngày Moina + Lòng đỏ trứng
7 – 14 ngày Moina + Trùn chỉ + Thức ăn dạng nhuyễn
14 – 21 ngày Thức ăn dạng nhuyễn + dạng mảnh

Các chỉ tiêu theo dõi:
- Chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ được đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế, đo pH 1
lần/tuần bằng bộ test Sera.

- Chỉ tiêu tăng trưởng: Cá trước khi bố trí thí nghiệm được đo 30 con/gia
đình để xác định kích cỡ ban đầu. Sau 21 ngày ương, thu ngẫu nhiên 30 cá
thể mỗi xô để cân khối lượng và đo chiều dài.
- Tỷ lệ sống được xác định sau 21 ngày nuôi.
3.4 thu thp, tính toán
Tỷ lệ sống (TLS):
Tỷ lệ sống được tính theo công thức


Số lượng cá lúc thu hoạch
TLS (%) =
Số cá ban đầu
x 100

21
Tăng trưởng về khối lượng (DWG: Daily Weight Gain):
DWG (g/ngày) = (W
f
– W
i
)/T
Trong đó: W
f
: Khối lượng cuối
W
i
: Khối lượng đầu
T: Thời gian nuôi
Tăng trọng của cá (WG: Weight Gain):
WG (g) = W

c
– W
đ

Trong đó: WG: Tăng trọng của cá (g)
W
c
, W
đ
: Giá trị khối lượng trung bình của cá tại thời điểm cuối và
ban đầu mỗi giai đọan

thí

nghiệm.
Tăng trưởng tương đối về khối lượng (SGR: Specific Growth Rate):
SGR (%/ngày) = (lnW
f
– lnW
i
)/T)x100
Trong đó: W
f
: Khối lượng cuối
W
i
: Khối lượng đầu
T: Thời gian nuôi
Tăng chiều dài của cá (LG: Length Gain):
LG (mm) = L

c
– L
đ

Trong đó: LG: Tăng chiều dài của cá (mm)
L
c
, L
đ
: Giá trị chiều dài trung bình của cá tại thời điểm cuối và ban
đầu mỗi giai đọan

thí

nghiệm
Tỷ lệ phân đàn: được tính dựa trên sự phân bố theo khối lượng của các cá thể
ở các nghiệm thức và hệ số biến động (CV) về khối lượng.




Độ lệch chuẩn khối lượng


CV (%) =
Giá trị trung bình

x 100

22

3.5  lý s liu
Các chỉ tiêu theo dõi được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Phương
trình hồi qui tuyến tính được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa kích cỡ cá
bố, mẹ với từng chỉ tiêu sinh sản hoặc với chỉ tiêu tăng trưởng của đàn con của
từng gia đình. Tương quan hồi qui tuyến tính được xét ở mức ý nghĩa 5% và
được thực hiện bằng chương trình Excel.

23
PHN IV
KT QU VÀ THO LUN
4.1 Mt s ch tiêu sinh sn ca các cp cá rô b m 
4.1.1 Thi gian hiu ng thuc
Thời gian hiệu ứng thuốc giữa cá gia đình cá rô đồng nằm trong khoảng thời
gian (6 giờ 55 phút), do thí nghiệm được tiến hành ở trại cá nước ngọt trong
cùng điều kiện với lượng kích dục tố được tiêm vào cá với liều lượng như
nhau trong cùng 1 thời gian.
Theo kết quả thí nghiệm của Văng Thị Huỳnh Như (2012), thời gian hiệu ứng
thuốc của cá rô đồng là 5 giờ 30 phút với kết quả sử dụng lượng kích dục tố
cho cá sinh sản là LH-RHa + DOM (100 µg + 10 mg) và ở nhiệt độ từ 27,2 –
28,1
o
C. So với kết quả trên, ở thí nghiệm này thì thời gian hiệu ứng thuốc của
cá dài hơn 1 giờ 25 phút và ở nhiệt độ 26 – 29,5
o
C. Ngoài yếu tố nhiệt độ, thời
gian hiệu ứng còn phụ thuộc vào lượng hormone sử dụng. Theo Dương Nhựt
Long (2004), thí nghiệm sử dụng kích dục tố LH-RHa trên cá rô đồng với liều
lượng khác nhau: 40, 50, 60, 70, 80 µg/kg cho kết quả thời gian hiệu ứng giảm
dần từ 7 giờ 57 phút (40 µg/kg) còn 6 giờ 12 phút (80 µg/kg). Thời gian hiệu
ứng giảm khi gia tăng nồng độ hormone kích thích sinh sản cá (Nguyễn Tường

Anh, 1999).
4.1.2 T l 
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ đẻ của cá rô đồng ở 12 gia đình là 100%, do
cá có sự thành thục tốt, buồng trứng của cá phát triển tốt kích thước trứng
đồng đều nhau và với lượng kích dục tố LH-RHa + DOM (100 µg + 10 mg)
đủ để kích thích tế bào trứng chín và rụng.
Theo Chương Văn Đở (2012) khi cho đẻ bằng LH-RHa + DOM trên cá rô
đồng với liều lượng khác nhau: 90 µg + 3 mg, 90 µg + 6 mg, 90 µg + 9 mg,
120 µg + 3 mg đều cho kết quả đẻ là 100%. Tương tự, kết quả thí nghiệm của
Cao Thị Mỹ Duyên (2012) cũng cho kết quả đẻ là 100% khi kích thích sinh
sản bằng LH-RHa + DOM (70 µg + 10 mg).
4.1.3 Thi gian cá n
Kết quả thí nghiệm cho thấy vào khoảng thời gian 19 giờ 55 phút sau khi đẻ
thì cá bắt đầu nở giữa các gia đình cá rô. Nhiệt độ trong thời gian này là 27 –
30,5
o
C.

24
Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2004) ở nhiệt độ 20 – 35
o
C, trứng cá
lóc (Channa striata) sẽ nở thành cá bột, ở 25 – 28
o
C sau 34 – 82 giờ cá bống
tượng (Oxyeleotris marmoratus) bắt đầu nở, ở 22 – 23 giờ (28 – 30
o
C) trứng
cá trê vàng (Clarias macrocephlus) sẽ nở thành cá bột. Thời gian cá rô đồng
nở tương đối ngắn so với các loài cá này.

4.1.4 T l th tinh
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5 GĐ6 GĐ7 GĐ8 GĐ9 GĐ10 GĐ11 GĐ12
Gia đình
Tỷ lệ thụ tinh (%)

Hình 4.1. T l th tinh ccá rô
Theo kết quả hình 4.1, tỷ lệ thụ tinh ở các gia đình cá rô đồng nhìn chung
tương đối cao. Tỷ lệ thụ tinh cao nhất ở gia đình 8 (98,7±1,53%) và thấp nhất
là ở gia đình 1 (69,3±3,06%). Tỷ lệ thụ tinh giữa các gia đình cá sự dao động
tương đối từ 69,3 – 98,7%.
a t l th tinh vi khc b m
Tương quan giữa khối lượng cá cái và cá đực với tỷ lệ thụ tinh được thể hiện
qua phương trình hồi qui y = ax + b với hệ số xác định R
2
, sự tương quan này
là tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Hình 4.2). Tương
quan ở khối lượng cá cái (R
2
= 0,521) cao hơn so với cá đực (R

2
= 0,390). Như
vậy tỷ lệ thụ tinh cao ở những gia đình cá có khối lượng nhỏ và thấp dần với
những gia đình có khối lượng cá bố mẹ lớn hơn ở cả con cái và con đực. Hệ số
gốc a của phương trình hồi qui trên cho thấy rằng khi khối lượng cá tăng 100 g
thì tỷ lệ thụ tinh của cá giảm 7,8% đối với cá cái và 7,6% đối với cá đực.

25
Theo kết qủa nghiên cứu của Văng Thị Huỳnh Như (2012) tỷ lệ thụ tinh của
cá rô Đồng Tháp (99,54±0,87%) là cao nhất và thấp nhất là ở cá đầu vuông
(91,65±3,32%). Kết quả nghiên cứu trên cao hơn so với thí nghiệm. Theo Cao
Thị Mỹ Duyên (2012) tỷ lệ thụ tinh của cá rô đầu vuông lần 1 (83,67±2,08%),
lần 2 (85,67±1,53%), lần 3 (87,3±0,58%), lần 4 (82,67±1,53%). Kết quả thí
nghiệm của Chương Văn Đơ (2012) khi kích thích cá rô đồng sinh sản bằng
LH-RHa + DOM (90 µg + 9 mg) cho tỷ lệ thụ tinh là 96,33±1,53%, cao hơn
so với nghiên cứu.
y = -0.0781x + 98.354
R
2
= 0.5219
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90

100
0 100 200 300
Khối lượng cá cái (g)
Tỷ lệ thụ tinh (%)
y = -0.0769x + 98.078
R
2
= 0.3907
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 100 200 300
Khối lượng cá đực (g)
Tỷ lệ thụ tinh (%)

Hình 4.2. a khng cá cái và c vi t l th tinh
4.1.5 T l n
0
10
20
30
40

50
60
70
80
90
100
GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5 GĐ6 GĐ7 GĐ8 GĐ9 GĐ10 GĐ11 GĐ12
Gia đình
Tỷ lệ nở (%)

Hình 4.3. T l n c

×