Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của nhện sói pardosa pseudoannulata trong điều kiện phõng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 57 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




TRẦN MINH ĐĂNG



KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA
NHỆN SÓI Pardosa pseudoannulata TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM



Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT







Cần Thơ, 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG








KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA
NHỆN SÓI Pardosa pseudoannulata TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM





Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Lăng Cảnh Phú Trần Minh Đăng
MSSV: 3103594
Lớp: BVTV K36








Cần Thơ, 2013

i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Khảo sát đặc điểm
hình thái, sinh học của nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện phòng
thí nghiệm”.

Do sinh viên Trần Minh Đăng thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn



Ths. Lăng Cảnh Phú

ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

-O0O-


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của nhện sói Pardosa pseudoannulata
trong điều kiện phòng thí nghiệm”.





Đƣợc thực hiện từ 5/2013 – 11/2013 do sinh viên Trần Minh Đăng thực hiện và bảo vệ
trƣớc hội đồng ngày……tháng……năm 2012.

Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:


Ý kiến của hội đồng chấm luận văn:




Duyệt khoa Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD Chủ tịch hội đồng


iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Trần Minh Đăng Giới tính: Nam
Ngày sinh: 12/06/1992 Dân tộc: Kinh
Nguyên quán: Ấp 9, xã Thuận Hƣng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Họ và tên cha: Trần Quốc Thanh
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Xuân Phƣơng
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1998 - 2003: học tại trƣờng tiểu học Thuận Hƣng 1, xã Thuận Hƣng, huyện

Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2003- 2007: học tại trƣờng Trung học cơ sở Thuận Hƣng, xã Thuận Hƣng,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2007 - 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2010 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.

iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Trần Minh Đăng

v
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và
dạy bảo con nên ngƣời.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ tận
tình tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và

kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở
giảng đƣờng đại học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Đạt, anh Hùng, anh Tuấn, anh Chiến chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn Khởi, Nhớ, Việt, Sơn, Minh và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K36 cùng
các em Khanh, Khánh, Công, Duy, Triệu, Khoa, Linh đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình điều tra để hoàn thành đề tài.


Trần Minh Đăng

vi
Trần Minh Đăng, 2013. “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của nhện sói
Pardosa pseudoannulata trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp
Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƢỢC
Nhằm khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện sói Pardosa
pseudoannulata từ đó có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình IPM trong phòng trừ
một số loài sâu hại theo hƣớng nông nghiệp bền vững. Để tài đã đƣợc thực hiện từ
tháng 5/2013-11/2013, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 28,64
O
C, ẩm độ trung
bình 69,74%.
Về đặc điểm sinh học, kết quả khảo sát cho thấy nhện sói Pardosa
pseudoannulata phát triển qua ba giai đoạn: trứng, nhện non và nhện trƣởng thành;
Trứng có màu vàng hình cầu, đƣợc bao bọc bên ngoài bằng một lớp tơ dầy và gắn
dƣới bụng nhện cá đến khi nở, thời gian ủ trƣớng trung bình là 12,75 ngày; Giai

đoạn nhện non có 7 tuổi, thời gian nhện non đối với nhện đực trung bình là 50,13
ngày và nhện cái trung bình là 57,23 ngày. Thời gian từ khi trƣởng thành đến bắt
cặp trung bình là 5,17 ngày; Thời gian từ khi bắt cặp đến khi đẻ trứng trung bình là
6,53 ngày; Mỗi nhện cái đẻ trung bình 157,4 trứng; Số nhện con nở từ các bao trứng
trung bình là 121,3 con; Tỉ lệ đực : cái của nhện là 1 : 2,75 ; Vòng đời của nhện sói
Pardosa pseudoannulata cái (từ trứng đến trứng) trung bình là 81,66 ± 5,9 ngày
(dao động từ 71 – 95 ngày) ngày. Trong tất cả các giai đoạn phát triển nhện đều rất
cần nƣớc và chết nếu thiếu nƣớc từ một ngày trở lên. Nhện non có đặc tính ăn nhau
khi nhốt chung, nhện trƣởng thành có đặc tính cắn nhau chết khi nhốt chung.



vii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 VAI TRÕ CỦA NHỆN THIÊN ĐỊCH TRONG NÔNG NGHIỆP
2
1.1.1 Khái niệm thiên địch
2
1.1.2 Vai trò của nhện thiên địch
2
1.2 THÀNH PHẦN NHỆN THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG LÖA
3
1.2.1 Họ Araneidae
3

1.2.2 Họ Clubionidae
5
1.2.3 Họ Linyphiidae
5
1.2.4 Họ Lycosidae
6
1.2.5 Họ Oxyopidae
7
1.2.6 Họ Salticidae
7
1.2.7 Họ Tetragnathidae
8
1.2.8 Họ Thomisidae
9
1.3 PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
SỬ DỤNG NHỆN SÓI PARDOSA PSEUDOANNULATA TRONG
PHÕNG TRỪ SINH HỌC
9
1.3.1 Phân bố
9
1.3.2 Đặc điểm hình thái
10
1.3.3 Đặc điểm sinh học
10
1.3.4 Khả năng sử dụng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong
phòng trừ sinh học
12
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
13
2.1. Phƣơng tiện

13

viii
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
13
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
13
2.2 Phƣơng pháp
13
2.2.1 Chuẩn bị thí nghiệm
13
2.2.2 Thực hiện thí nghiệm
14
2.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời
và thời gian sinh trưởng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
14
2.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự bắt cặp và khả năng sinh
sản của nhện sói Pardosa pseudoannulata
15
2.3 Xử lý số liệu
16
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
17
3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời và thời gian
sinh trƣởng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
17
3.1.1 Một số đặc điểm hình thái của nhện sói
17
3.1.2 Mốt số đặc điểm sinh học của nhện sói
26

3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự bắt cặp và khả năng sinh sản của nhện
sói Pardosa pseudoannulata
33
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
36
PHỤ CHƢƠNG


ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Khảo sát đặc điểm hình thái, vòng đời và thời gian sinh
trƣởng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
15
2.2
Khảo sát sự bắt cặp và khả năng sinh sản của nhện sói
Pardosa pseudoannulata
16
3.1
Các màu bao trứng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
18
3.2
Các giai đoạn phát triển của trứng nhện sói Pardosa
pseudoannulata
18

3.3
Nhện non tuổi 1 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
19
3.4
Nhện non tuổi 2 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
20
3.5
Nhện non tuổi 3 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
21
3.6
Nhện non tuổi 4 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
22
3.7
Nhện non tuổi 5 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
22
3.8
Nhện non tuổi 6 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
23
3.9
Nhện non tuổi 7 của nhện sói Pardosa pseudoannulata
24
3.10
Nhện trƣởng thành của nhện sói Pardosa pseudoannulata
25
3.11
Xúc biện môi của nhện sói Pardosa pseudoannulata
25
3.12
Mặt dƣới bụng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
26

3.13
Vòng đời của nhện sói Pardosa pseudoannulata
28
3.14
Trứng của nhện sói Pardosa pseudoannulata
29
3.15
Nhện sói Pardosa pseudoannulata lột xác
30
3.16
Nhện trƣởng thành đực và cái đang giao phối
32
3.17
Nhện non đang ăn nhau
33

x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của nhện sói trong điều kiện
phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2013
17
3.2
Vòng đời và các giai đoạn phát triển của nhện sói Pardosa
pseudoannulata trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần
Thơ, 2013
27

3.3
Khảo sát giao phối, khả năng sinh sản và tỉ lệ đực cái của nhện
sói trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2013
34




1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong các nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu
trên thế giới. Do việc sản xuất lúa tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu do
đó cây lúa được canh tác quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo, việc làm
này dẫn đến hậu quả là nông dân và các nhà khoa học phải đối mặt với những vấn
đề về dịch hại ngày càng nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là một
trong những nguyên nhân chính làm bùng phát các loài dịch hại, ngoài ra thuốc bảo
vệ thực vật còn gây độc cho người, súc vật, môi trường sinh thái và còn lưu tồn rất
lâu, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác. Vấn đề đặt ra là tìm cách giải quyết được sự
gây hại của rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ và các dịch hại khác mà thân thiện với con
người, sinh vật và môi trường. Chương trình phòng trừ và quản lí dịch hại tổng hợp
có thể là một hướng đi tốt để giải quyết vấn đề.
Ngày nay vấn đề phòng trừ dịch hại tổng hợp được xem là thành phần cơ bản
để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, thiên địch đóng vài trò rất quan
trọng trong phòng trừ và quản lý dịch hại tổng hợp. Chúng là tác nhân điều chỉnh,
duy trì mật số các loài gây hại dưới mức gây thiệt hại về kinh tế và không cho bộc
phát thành dịch. Trong các loài thiên địch thì những loài có phổ thức ăn rộng được
sử dụng rộng rãi trong IPM ví dụ như: kiến ba khoang, các loài nhện săn bắt mồi
như nhện lưới, nhện nhảy,… và không thể không kể đến nhện sói Pardosa
pseudoannulata mà gần đây rất được quan tâm.
Tuy nhiên, ở nước ta những tài liệu hay nghiên cứu về loài nhện này rất ít

nên những hiểu biết về đặc điểm hình thái và sinh học còn rất hạn chế. Vì thế đề tài:
“Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của nhện sói Pardosa pseudoannulata
trong điều kiện phòng thí nghiệm” nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái và đặc
tính sinh học của nhện sói P. pseudoannulata từ đó định hướng sử dụng và bảo tồn
loài nhện này.

2
Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÕ CỦA NHỆN THIÊN ĐỊCH TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm thiên địch
Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh
vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
Thiên địch được chia ra làm 3 nhóm:
- Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh
cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu, rắn bắt chuột, mèo bắt chuột
- Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn
lá, ong ký sinh sâu đục trái, ong ký sinh sâu đo
- Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng làm sâu bị bệnh và chết. Ví dụ:
nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp.
( />dich-theo-nhom&-63;-ke-mot-so-thien-dich-o-moi-nhom&-63;-c22a68.html)
Tác động của các côn trùng thiên địch (ăn mồi, ký sinh) rất lớn, có thể nói
không có gì mà con người làm có thể so sánh với tác động của côn trùng thiên địch.
Với nhiều ưu điểm nổi trội so với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng
trừ dịch hại, trong ba thập kỷ qua đã có sự gia tăng vượt bậc về các công trình
nghiên cứu và ứng dụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ sinh học (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2009).
Thành phần thiên địch trên đồng lúa khá phong phú. Một trong những nhóm
thiên địch quan trọng của sâu hại lúa là nhện lớn bắt mồi ăn thịt. Nhện lớn bắt mồi
ăn thịt có vai trò lớn trong hạn chế số lượng sâu hại lúa (Phạm Văn Lầm, 2002).
1.1.2 Vai trò của nhện thiên địch

Theo Rajeswaran và ctv., (2005) thì nhện thuộc bộ Araneae, lớp Arachnida
và thuộc ngành Arthropoda là bộ lớn nhất của nhóm động vật chân đốt thuộc ngành
không xương sống. Nó có hơn 30.000 loài, trên 60 họ phân bố trên toàn thế giới.
Nhện sống gần như trong tất cả các môi trường. Nhện là động vật ăn thịt phong phú
nhất đối với côn trùng của hệ sinh thái trên cạn và tiêu thụ lớn lượng côn trùng gây
hại mà không làm tổn hại đến cây trồng. Mật độ và sự phong phú của các loài nhện
trong khu vực trồng trọt có thể cao như trong hệ sinh thái tự nhiên và có khả năng
kiểm soát sự gia tăng mật số của côn trùng gây hại trên khu vực chúng sinh sống.
Nhện có nhiều đặc tính tiềm năng đáng chú ý như: khả năng giết nhiều côn
trùng trên một đơn vị thời gian, khả năng tìm kiếm mồi tốt (đặc biệt là nhện săn

3
bắt), có phổ kí chủ rộng, thích ứng theo điều kiện thức ăn hạn chế, dễ dàng nhân
nuôi và phát triển trong tự nhiên, đặc biệt sống được ở những môi trường hay bị xáo
trộn do con người. Có khoảng 19 loài nhện trong hệ sinh thái lúa, 13 loài nhện trong
hệ sinh thái bắp, 57 loài nhện trong hệ sinh thái mía, 13 loài nhện trong hệ sinh thái
rau màu, 11 loài nhện trong hệ sinh thái cây ăn trái và 26 loài nhện trong hệ sinh
thái dừa (Rajeswaran và ctv., 2005).
Trong những năm gần đây, việc sử dụng nhện trong quản lý và phòng trừ
sinh học ngày càng được phổ biến vì nhện có khả năng bắt mồi và ăn thịt rất thành
công. Các nhà khoa học đã khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững, họ đã tháo gỡ nhiều thắc mắc về nhện trong việc định danh, bảo tồn, phân
loại, sự sinh sản, trao đổi tín hiệu và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia
trên thế giới vẫn chưa sử dụng nhện như là một phương pháp quản lí và phòng trừ
dịch hại (Rajeswaran và ctv., 2005).
Một số ví dụ điển hình về sử dụng nhện để quản lí và phòng trừ dịch hại: “Ở
Mỹ, Úc và Trung Quốc, nhện được đưa vào chương trình phát triển sinh học một
cách có hiệu quả. Riêng Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hà Bắc, việc sử dụng nhện
thay cho thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm lượng thuốc hóa học từ 70 - 90%. Ở
Hàn Quốc, nếu mật độ nhện cao đủ để quản lí các loài côn trùng thuộc họ rầy thân

và rầy lá thì hiệu quả của nhện cũng giống như hiệu quả thuốc trừ sâu”. Hiệu quả
của việc sử dụng nhện như tác nhân sinh học được đánh giá là khả thi và đầy triển
vọng (Rajeswaran và ctv., 2005).
1.2 THÀNH PHẦN NHỆN THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG LÖA
Nhện được biết đến về vai trò quan trọng của chúng trong việc kiểm soát
dịch hại trên đồng ruộng vì các con mồi của nhện phần nhiều là các loài côn trùng
gây hại và nhện bắt mồi có vai trò khống chế đối với quần thể côn trùng hại lúa (Bùi
Hải Sơn, 1995).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh, 2002 thì có 8 họ nhện thiên địch
hiện diện trên ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Araneidae,
Clubionidae, Linyphiidae, Lycosidae, Oxyopidae, Salticidae, Tetragnathidae và
Thomisidae.
1.2.1 Họ Araneidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: mắt đều, trán thấp hơn hàng mắt giữa
trước. Bụng nhện đa dạng, đôi khi dẹp và có nhiều u gai, thường có màu sắc sặc sỡ,
kích thước rất thay đổi từ 2 - 40 mm. Nhện giăng lưới phẳng, đứng, rất hoàn chỉnh.
Trong họ này có ba chi: Araneus, Argiope và Hyposinga có mặt trên ruộng
lúa.

4
* Chi Araneus: có đặc điểm là: Đầu ngực có rãnh ngang chia phần đầu phân
biệt với ngực. Mắt ngoài rất gần nhau và lồi. Chân khá dài. Trong chi này chỉ có
một loài Araneus inustus Koch có mặt trên ruộng lúa.
Nhện Araneus inustus Koch là nhện nhỏ, nhện đực dài khoảng 4 - 5 mm,
nhện cái dài khoảng 6 mm. Nhện có đầu trông rất nhỏ so với bụng, nhện đực có
màu đậm hơn nhện cái nhưng kích thước nhỏ hơn. Đầu ngực có chiều dài dài hơn
chiều rộng, hẹp ở phía trước nơi vị trí mắt, màu nâu với một sọc nâu đậm chạy dọc
suốt ở chính giữa. Hàng mắt trước cong nhiều hơn hàng mắt sau, tứ giác mắt rộng
trước hẹp sau với hai mắt giữa trước lớn nhất. Miếng ức hình lục giác, rộng và có
nhiều lông ngắn ở phía trước. Chân dài trung bình, màu vàng nâu. Bụng nhện có

màu nâu vàng, ở con cái có vân gãy khúc màu nâu đậm, chạy dọc chính giữa giống
như hình gân lá.
*Chi Argiope: là nhện tương đối lớn, màu sắc sặc sỡ gồm đen, xanh lơ, đỏ
cam, giăng lưới rất hoàn chỉnh. Đầu dẹp và phủ lông dày, mịn màu trắng. Vùng tứ
giác mắt rộng sau hẹp trước. Hàng mắt sau rất cong về phía sau, hai mắt giữa sau
gần nhau hơn so với hai mắt bên sau. Hai chân trước dài và to, thường xếp gần và
song song nhau lúc nhện nghỉ. Bụng nhện tương đối dẹp và hình bầu dục. Lưới
thường trang trí ở 4 góc băng tơ hình chữ Z màu trắng. Trong chi này chỉ có một
loài Argiope catenulate Doleschall là có mặt trên ruộng lúa.
Nhện Argiope catenulate Doleschall có kích thước trung bình, phổ biến với
màu sắc ống ánh đen-vàng-xanh nước biển và cách giăng lưới rất đặc biệt. Nhện cái
có thân hình dài 12 - 13 mm, luôn hiện diện ở giữa lưới, nhện đực rất nhỏ và thường
sống chung trên cùng lưới với con cái. Phần đầu hẹp còn ngực rộng ra và dẹp, có
phủ nhiều lông trắng. Mắt có viền đen với 8 mắt tương đối điều, xếp thành hai hàng
đối nhau, hàng mắt trước cong về phía sau và hàng mắt sau cong về trước với hai
mắt bên gần dính nhau. Chân dài, màu đậm, thường dang rộng theo bốn hướng với
hai cặp chân trước và hai cặp chân sau. Bụng nhện có hình bầu dục, hẹp trước rộng
sau, màu đen đậm với nhiều chi tiết lớn màu vàng, đôi khi có màu xanh nước biển,
rất đặc sắc ở trên lưng bụng, thường có hai sọc vàng lớn chạy dọc hai bên và một
sọc ngang gãy khúc ở chính giữa.
* Chi Hyposinga: là nhện nhỏ, con cái có chiều dài 3 - 4 mm, con đực dài 2
- 3 mm. Nhện có màu nâu hơi vàng. Bụng tròn và to so với phần đầu ngực. Đầu
ngực màu nâu vàng với phần ngực màu nhạt hơn. Mắt có viền đen, xếp thành hai
hàng với mắt giữa sau lớn nhất và tứ giác mắt hẹp trước rộng sau. Hàm ngắn với
bốn gai mặt ngoài và ba gai mặt trong. Chân dài trung bình, màu nâu nhạt hơi vàng.
Bụng hình bầu dục dài, màu nâu vàng, đặc sắc là ở bụng của nhện cái có hai
sọc đen lớn chạy dọc hai bên và gãy khúc thành hàng đốm đen lớn tập trung ở hai

5
đầu của bụng. Chính giữa có một sọc trắng lớn, gợn sóng chạy dọc. Bốn ống nhả tơ

không nhìn thấy từ phía trên.
1.2.2 Họ Clubionidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: hai ống nhả tơ trước hình nón và rất gần
nhau, mắt đều, hàm khá dài và hướng về trước, màu xám nâu hoặc ngả hồng. Nhện
không giăng tơ để bắt mồi. Thường cuốn lá lại để làm chổ trú hoặc đẻ trứng.
Trong họ này có ba loài: Clubiona japonicola, Clubiona sp. và
Cheiracanthum sp. có mặt trên ruộng lúa.
* Loài Clubiona japonicola
Nhện cái dài 8 - 9 mm với bụng to và hình bầu dục, nhện đực dài 7 - 8 mm
với bụng hình bầu dục dài. Toàn thân màu nâu hơi đỏ có phủ lông trắng mịn. Mắt
xếp thành hai hàng và vùng mắt có băng màu nâu đậm, làm nổi lên hai mắt giữa sau
màu trắng. Hàm khá dài và đưa tới trước hơn là cụp xuống như các loài nhện khác,
có ba răng mặt ngoài và hai răng mặt trong.
* Loài Clubiona sp.
Loài này tương tự như loài Clubiona japonicola nhưng nhỏ hơn, nhện cái dài
7 - 8 mm, màu nâu nhạt. Mắt cũng tương tự như loài C. japonicola nhưng không có
băng đen. Hàm có ba răng mặt ngoài và ba răng mặt trong.
* Loài Cheiracanthum sp.
Nhện có màu vàng nhạt, không có phần trũng xuống (forvea) ở trên đầu
ngực. Nhện cái dài 5 - 7 mm. Hàm khỏe với ba răng ở mặt trong. Mắt màu đen xếp
thành hai hàng thẳng. Chân dài và mảnh. Bụng nhện có hình bầu dục hơi dài, phủ
lông trắng mịn, với bốn ống nhả tơ ngoài nhọn và dài hơn trong, có thể thấy rõ từ
mặt trên.
1.2.3 Họ Linyphiidae
Đặc điểm nhận dạng họ này là: cẳng của chân IV có 2 gai lưng. Màu sắc của
thân nhện thay đổi tùy loài, nhiều loài có màu đỏ. Nhện rất nhỏ, thường làm lưới
nhiều tầng phức tạp. Mắt nhện không đều. Trán cao hay cao hơn hàng mắt giữa
trước.
Trong họ này chỉ có một chi Atypena với một loài là Atypena adelinae có
mặt trên ruộng lúa.

Nhện thuộc Chi Atypena có đầu ngực nhô cao ở phần đầu, rộng nhất là phần
ngực ngang với đôi chân thứ 2 và thứ 3. Hai mắt bên dính nhau, hàng mắt trước rất
cong về phía sau, hàng mắt sau gần như thẳng.

6
Loài Atypena adelinae là nhện có kích thước nhỏ, nhện cái dài khoảng 2,8 -
3 mm, nhện đực dài 2,4 - 2,6 mm. Bụng tròn ngang và hình bầu dục, màu trắng hơi
ngả vàng nâu, giữa bụng có hai hàng đốm đen lớn chạy dọc. Đầu nhỏ, màu đỏ nâu,
đặc biệt ở nhện đực có một u cao ở phía trước và có hai mắt hai mắt giữa sau ở trên
đỉnh. Chân ngắn có màu đỏ nâu. Nhện làm tơ rất nhỏ và khó thấy, thường là dưới
gốc lúa phải chú ý kĩ mới nhìn ra. Mật số thường cao, là loài thiên địch quan trọng
của các loài rầy hại lúa.
1.2.4 Họ Lycosidae
Họ Lycosidae có hàng mắt sau rất cong về phía sau giống như tạo thành một
hàng mắt nữa. Nhện không giăng tơ mà sống tự do gần mặt nước hoặc giăng tơ hình
phễu để bắt mồi trên mặt cỏ. Nhện cái mang ổ trứng hình tròn ở cuối bụng và ấu
trùng mới nở bám quanh bụng nhện mẹ.
Trong họ Lycosidae có hai chi: Pardosa và Arctosa là có mặt trên ruộng lúa.
* Chi Pardosa: là nhện có kích thước trung bình, đầu ngực có màu đậm với
sọc xuôi dọc ở giữa, bụng có chiều dài dài hơn chiều rộng, chân dài và toàn thân có
màu nâu đậm. Trong chi này gồm có năm loài: Pardosa pseudoannulata, P.
sumatrana, P. iriensis, P. mackenzici, P. santamaria hiện diện trên ruộng lúa.
Loài Pardosa pseudoannulata có kích thước trung bình 7 - 9 mm, toàn thân
có màu nâu đậm. Đầu - ngực có một băng chữ Y chạy dọc chính giữa và hai sọc
màu nhạt ở hai bên. Phần bụng có 5 sọc ngang màu nhạt đứt quãng. Đùi I có hai
hoặc ba gai bên, cẳng có sáu gai ở mặt bụng, phần dưới ngực có một sọc nâu đậm
chạy dọc. Con cái đôi khi mang ổ trứng dưới bụng màu trắng. Nhện không làm lưới
và săn mồi tự do, sống ở nơi ẩm ướt, thường thấy nhất là trong ruộng lúa, có thể
chạy trên mặt nước. Nhện sói rất phổ biến với mật số cao và là loài thiên địch quan
trọng trong ruộng lúa.

Loài Pardosa sumatrana có kích thước trung bình là 6,9 mm, đầu ngực dài
3,4 mm, bụng nhện dài 3,5 mm. Thân có màu vàng, kích thước ngang của đầu ngực
lớn hơn kích thước ngang của bụng. Trên đầu ngực có một băng hình chữ Y màu
nho nhạt và hai sọc màu nhạt ở hai bên. Hai cặp mắt trước hẹp hơn hai cặp mắt sau.
Trên bụng có các vân màu nâu đứt quãng.
Loài Pardosa iriensis có kích thước trung bình là 6,9 mm, đầu ngực dài 3,4
mm, bụng nhện dài 3,5 mm. Đầu ngực màu nâu, kích thước ngang của phần đầu
ngực nhỏ hơn kích thước ngang của bụng. Trên đầu ngực có hai sọc sậm màu chạy
dọc hai bên từ trước ra sau. Bụng có một đốm màu đậm và có nhiều vân đứt quãng.
Loài Pardosa mackenzici có kích thước trung bình là 5,5 mm, đầu ngực dài
2,9 mm, bụng nhện dài 2,6 mm. Đầu có màu vàng, bụng có màu nâu với những đốm

7
trắng không đồng nhất. Trên đầu ngực có một sọc đen ở giữa và có nhiều vân đen.
Trên lưng có một sọc đen ngắn từ phần tiếp giáp giữa đầu và lưng đến nửa lưng.
Loài Pardosa santamaria có kích thước trung bình, chiều dài của con cái là
4,96 mm, đầu ngực dài khoảng 2,2 mm. Phần đầu có màu nâu đỏ và có một sọc đen
ở giữa, xung quanh là những vân màu vàng. Bụng có màu nâu, phía trên lưng lưng
bụng có những đốm trắng đối xứng nhau qua hai bên lưng, trong đốm trắng đó có
chấm nhỏ màu nâu.
* Chi Arctosa: Chi này chỉ có loài Arctosa sp. có mặt trên ruộng lúa, loài
nhện này có kích thước trung bình, con cái dài 6,4 mm, đầu có màu nâu hơi đỏ với
những đốm màu nhạt. Mảnh bụng có màu nâu hơi đỏ dài 1,4 mm. Bụng ngắn hơn
đầu ngực, có màu nâu và có vài đốm màu vàng. Đặc biệt trên lưng có nhiều chấm
trắng đối xứng nhau qua hai bên.
1.2.5 Họ Oxyopidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: bàn chân có ba móng. Chân có nhiều
lông như các gai dài. Cuối bụng nhọn. Mắt đều, xếp thành hình lục giác, hàng mắt
trước hơi cong về sau và hàng mắt sau hơi cong về trước, trán cao. Nhện không
giăng tơ, thường phục kích để bắt mồi.

Trong họ này chỉ có một loài Oxyopes javanus Thorell có mặt trên ruộng lúa,
nhện cái có chiều dài 7 - 8 mm, màu nâu sáng. Đầu có màu nâu đậm với một vệt
xanh lục sáng lớn chạy dọc chính giữa có mang hai sọc nâu đen chạy song song nối
liền với vùng mắt sau và chạy dọc xuống suốt hàm. Bụng nhện thon dài và nhọn ở
cuối, màu sáng ở giữa, mỗi bên có bốn màu sáng chạy chéo góc. Chân tương đối
dài, cùng màu với thân, có nhiều gai dài màu nâu đen rất đặc trưng cho họ và loài.
1.2.6 Họ Salticidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: bàn chân có hai móng, có hoặc không có
chum lông giữa hai móng tùy theo loài. Mắt xếp thành 3 hàng rõ rệt: hàng trước
gồm bốn mắt hướng ra trước, hai mắt giữa rất to, hàng mắt giữa gồm hai mắt nhỏ
nằm phía hai bên lưng và hàng sau cùng gồm hai mắt trung bình nằm hai bên lưng
nhưng hơi lệt về phía sau. Nhện có kích thước nhỏ đến trung bình, săn mồi tự do,
thường hay nhảy trong lúc săn mồi.
Trong họ này có hai loài: Evarchia arcuata Clerck và Menemerus bivittatus
Dufour có mặt trên ruộng lúa.
* Loài Evarchia arcuata Clerck: Nhện cái dài 7 mm, toàn thân có màu nâu
hơi đậm, được phủ một lớp long trắng mịn, với nhiều chi tiết nhỏ màu trắng trên
đầu ngực và bụng. Ngực có nhiều lông trắng. Bụng hình bầu dục với hai sọc trắng

8
đứt khúc chạy dọc và chia nhánh rộng về phía cuối bụng. Chân màu nâu phủ nhiều
lông trắng.
* Loài Menemerus bivittatus Dufour: Nhện nhỏ, thân mình dài 5,5 mm, có
nhiều lông bao phủ. Đầu ngực có phủ lông đỏ, với hai viền lông trắng chạy dọc hai
bên. Vùng mắt có màu đen. Chân khỏe và có rất nhiều lông, màu đỏ nâu. Bụng hình
bầu dục, màu nâu, hai bên có hai sọc trắng lớn chạy dọc, chính giữa có một sọc nâu
gợn sóng rất đặc sắc. Bốn ống nhả tơ dài, dễ thấy từ phía trên.
1.2.7 Họ Tetragnathidae
Đặc điểm nhận dạng họ này là: nhện giăng lưới phẳng, mắt đều, trán thấp
hơn hàng mắt giữa trước. Bụng hình trụ dài (ngoại trừ Dischiriognatha có hình

tròn). Hàm dài, mạnh và có gai, đưa về phía trước. Chân dài và đùi có hàng lông tơ
dài (trichbothria) mọc đứng lên. Nhện có kích thước trung bình, hàm lưới ngang,
gần bờ nước, ban ngày sải chân nằm trốn trong lá lân cận.
Họ này có hai chi: Dyschiriognatha và Tetragnatha có mặt trên ruộng lúa.
* Chi Dyschiriognatha: chỉ có một loài Dyschiriognatha hawigtenera
Barion là có mặt trên ruộng lúa. Loài này có kích thước nhỏ, dài từ 2 - 3 mm. Hình
dạng đặc biệt không giống với các loài khác cùng họ, bụng hình cầu có ánh bạc với
hai cặp đốm nâu hơi đỏ hoặc đen hai bên. Đầu ngực có vùng đầu cao hơn vùng
ngực, màu nâu hơi đỏ với viền trắng đen. Hàng mắt trước rất cong về phía sau, hàng
mắt sau thẳng. Hàm ngắn, phình to và thẳng góc với mặt phẳng ngang, có ba răng ở
mỗi bên. Chân dài trung bình, màu vàng nâu
* Chi Tetragnatha: có năm loài Tetragnatha mandibulata Walckenaer, T.
maxilloxa Thorell, T. nitens Audouin, T. ceylonica Cambridge, T. javana Thorell có
mặt trên ruộng lúa.
Loài Tetragnatha mandibulata Walckenaer là loài lớn nhất trong số các loài
Tetragnatha thường gặp. Nhện cái dài 21 mm, nhện đực dài 17 mm. Toàn thân có
màu nâu đậm hơi vàng hay xám, ở bụng nhện cái có vệt trắng lớn phân nhánh xuôi
theo chiều dài thân hình và chạy dọc giữa lưng từ đầu đến cuối. Hàng mắt sau hơi
cong vè phía sau, hàng mắt sau gần như thẳng. Hàm rất dài với 12 răng mặt ngoài
và 14 (12+2) răng mặt trong. Chân rất dài, khi nằm nhện thường duỗi thẳng dọc hai
bên thân hình theo bốn chân trước và 4 chân sau.
Loài Tetragnatha maxilloxa Thorell có kích thước khoảng 8 - 10 mm, màu
nâu nhạt. Đầu ngực màu vàng nâu, có viền mắt đen. Hàng mắt trước hơi cong về
phía sau, hàng mắt sau thẳng. Hàm có 6 răng ngoài và 9 răng trong. Nhện đực có
thêm một răng cong đơn lẻ ở cuối. Chân dài và mảnh, theo công thức 1234, màu
nâu vàng và màu đậm đen ở cuối mỗi đốt. Bụng nhện cái to phần trước và hơi nhỏ ở

9
nửa phần sau, màu nâu vàng với một sọc gãy khúc màu nâu đen chạy dọc ở giữa
lưng bụng.

Loài Tetragnatha nitens Audouin có kích thước nhện cái từ 8 - 9 mm, nhện
đực dài 11 - 13 mm, nhện màu nâu hơi ngả vàng. Hai hàng mắt đều ít cong về phía
sau. Hàm có 7 răng ở mặt ngoài và 9 răng ở mặt trong. Đặt biệt ở cuối hàm nhện
đực có một gai đưa tới trước, nhện cái không có đặc điểm này. Bụng nhện đực thon
dài và hẹp dần về phía cuối, con cái có bụng ngắn cao ở phía trước và thấp dần về
phí sau.
Loài Tetragnatha ceylonica Cambridge với kích thước nhện cái từ 8 - 11
mm, nhện đực dài 7 - 9 mm. Nhện có màu nâu đậm. Bụng rộng trước và hẹp dần về
khoảng nửa sau. Hàng mắt trước hơi cong, hàng mắt sau gần thẳng. Bốn mắt giữa
tạo thành một hình tứ giác mắt, hẹp ở phần trước và rộng ở phần sau. Hai mắt ngoài
rất gần nhau. Hàm ngắn và phình to, mang 10 gai ngoài và 8 gai trong, ở nhện đực
có hai gai lớn ở đầu ngoài.
Loài Tetragnatha javana Thorell với con cái có chiều dài 13 - 14 mm, nhện
đực dài 11 - 12 mm. Đầu ngực màu nâu với viền mắt đen. Hàng mắt trước hơi cong,
hàng mắt sau rất cong về phía sau. Hàm của nhện cái ngắn chỉ dài bằng một nửa
chiều dài đầu ngực. Bụng thon dài và nhọn ở phần cuối thừa ra khỏi vị trí của ống
nhả tơ ở phía dưới. Bụng màu nâu vàng.
1.2.8 Họ Thomisidae
Đặc điểm nhận dạng của họ này là: bàn chân có hai móng, chân I và II lớn và dài
hơn chân II và IV, chân mạnh và dang rộng. Thân mình giống như con cua. Không giăng
lưới mà nằm bất động để bắt mồi. Nhện có thể đổi màu theo nơi mà nó rình mồi để ngụy
trang.
Trong họ này có một chi Misumena có mặt trên ruộng lúa với đặc điểm là: đầu
ngực có vùng dầu hẹp hơn vùng ngực. Các mắt bên lớn hơn các mắt giữa. Trước đầu
không có gờ ngang màu trắng. Chân I và II dài hơn Chân III và IV. Nhện có kích thước
khoảng 3 - 10 mm. Loài thường thấy nhất là loài Misumena vatia Clerk.
1.3 PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG NHỆN SÓI PARDOSA PSEUDOANNULATA TRONG PHÒNG
TRỪ SINH HỌC
1.3.1 Phân bố

Loài P. pseudoannulata là loài có mặt phổ biến ở các cánh đồng lúa và đồng
cỏ. Có thể tìm thấy nhện trên lá cây lúa trong lúc chúng đang kiếm con mồi. Nhện
cũng có thể được tìm thấy dưới lá khô và đất nứt nẻ. Phân bố chủ yếu ở India,

10
Pakistan đến Japan, Philippines, Java, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc,
Tây Nam Trung Quốc (Sebastian, 2009; Sudhikumar, 2007).
Trên đồng lúa ở nước ta, nhện sói (P. pseudoannulata) là loài thường xuyên
gặp với số lượng nhiều và luôn luôn có mặt ở trong sinh quần đồng lúa.Vào giai
đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, nhện sói thường có mật độ không cao. Mật độ nhện sói
tăng dần từ khi đẻ nhánh rộ đến lúc lúa đứng cái, làm đòng trổ bông và đạt mật độ
cao nhất là lúc lúa làm đòng trổ bông. Đôi khi mật độ của nhóm nhện này đạt đỉnh
cao về cuối vụ lúa (Phạm Văn Lầm và ctv., 1992; Phạm Văn Lầm và ctv., 2002).
1.3.2 Đặc điểm hình thái
Theo Sebastian (2009) và Shepard và ctv. (1989), nhện sói toàn thân có màu
nâu đậm. Nhện cái trưởng thành có kích thước 8 - 10 mm, nhện đực trưởng thành có
kích thước 6 - 8 mm. Nhện đực rất dễ nhận ra nhờ vào 2 xúc biện môi phình to.
Đầu ngực: Đầu ngực có chiều dài dài hơn chiều rộng, lồi, được phủ một lớp
lông, khu vực đầu hơi cao và thu hẹp ở phía trước, phần giữa rộng và thoải xuống.
Ở giữa đầu ngực có một đường màu đen lõm xuống và được bao quanh bởi các
đường vân sáng, hai bên có những đường dọc màu nâu xậm, nhìn từ trên xuống có
hình dạng như chữ Y. Khu vực mắt có màu đen và nhiều lông. Nhện có 8 mắt chia
làm 3 hàng. Hàng mắt trước nhìn thẳng gồm 4 mắt và ngắn hơn một chút so với
hàng giữa, 2 mắt giữa lớn hơn 2 mắt bên ngoài. Hàng mắt thứ 2 (hàng giữa) có 2
mắt lớn nhất so với các mắt còn lại. Hàng mắt thứ 3 có 2 mắt hơi dài và thu hẹp ở
phía trước nằm ở 2 bên đầu ngực. Xương ức hình bầu dục có màu nhạc và nhiều
lông. Môi dưới (labium) tương đối rộng, cơ bản là nổi bật. Hàm dưới (maxilla) rộng
hơn ở phía trước, phía trước kết thúc với phần vuốt.
Bụng: Phần bụng có 5 sọc ngang màu nhạt đứt quãng.
Chân: xung quanh chân có các sợi lông và có những đường vân ngang hơi

khó thấy. Đùi I có 2 hoặc 3 gai bên, cẳng có 6 gai ở mặt bụng, sternum có một sọc
nâu đậm chạy dọc.
1.3.3 Đặc điểm sinh học
Vòng đời: theo Phạm Văn Lầm và ctv., (2002) thì quá trình phát triển của
nhện sói P. pseudoannulata trải qua 3 pha: trứng, nhện non và nhện trưởng thành.
Nhện non có 7 - 8 tuổi (đa số là 8 tuổi). Thời gian phát dục các pha trứng, nhện non
và vòng đời nhện sói tương ứng kéo dài 11,8 - 16,6; 76,2 - 155,8 và 122,9 - 219,0
ngày. Vòng đời kéo dài 123 - 219 ngày. Nhưng theo Sudhikumar (2007) thì Nhện
cái có 10 tuổi và nhện đực có 9 tuổi. Nhện đực mất trung bình 158,19 ± 6,15 ngày
để hoàn thành vòng đời và con cái mất trung bình 218,48 ± 7,61 ngày để hoàn thành
vòng đời. Nhện đực khi trưởng thành có thể sống trong thời gian từ 48 - 78 ngày.

11
Nhện cái khi trưởng thành có thể sống lâu hơn nhện đực với thời gian sống là từ 84
- 112 ngày.
Ve vãn: các nhện sói đực nhận ra sự hiện diện của nhện cái bằng mắt. Con
cái chấp nhận con đực bằng cách nâng xúc biện môi và đưa chân về phía trước trải
dài cơ thể của nó theo chiều dọc đến mức tối đa có thể. Sau đó nhện đực tiếp cận
bằng cách giữ xúc biện môi thẳng đứng. Đây là hành vi rất thận trọng vì nhện cái có
thể tấn công nhện đực bất kì lúc nào, nhện đực làm những động tác rất cẩn thận.
Cuối cùng, nhện đực đến phía trước của nhện cái và đối diện với nhện cái. Nhện
đực chạm vào xúc biện môi hoặc chân trước của nhện cái bằng cách chuyển động
cặp chân trước một cách chậm chạp. Nhện cái tiếp nhận nhện đực bằng cách cho
phép nhện đực tiếp tục hành vi này, nhưng đối với những con nhện cái không tiếp
nhận nhện đực thì chúng sẽ cố gắng tấn công hoặc chạy đi (Sudhikumar, 2007).
Giao phối: Sau khi ve vãn, nhện đực sẽ gắn kết với nhện cái từ phía đầu
ngực và dùng đôi chân trước chạm vào bụng nhện cái. Nhện đực sẽ di chuyển xúc
biện môi của nó trên bề mặt của lỗ sinh dục 3 - 4 lần và sau đó chèn xúc biện môi
phải vào lỗ sinh dục, tiếp theo là xúc biện môi trái. Quá trình này diễn ra trong 10 -
15 phút (đối với một bên xúc biện môi) với tổng thời gian giao phối là 20 - 30 phút.

Sau khi giao phối xong nhện đực sẽ bỏ chân ra khỏi nhện cái và bỏ chạy trong vòng
vài giây còn nhện cái sẽ ở nguyên vị trí trong vòng vài phút (Sudhikumar, 2007).
Tạo bao trứng: từ 4 đến 5 ngày sau giao phối nhện cái đẻ. Nhện cái đang
mang trứng sẽ chuẩn bị một lớp đệm tròn làm bằng tơ sau đó đẻ trứng lên trên đó và
tiếp tục nhả tơ để tạo ra lớp đệm chứa trứng. Nhện cái làm thao tác nhanh cho đến
khi đẻ xong (10 - 15 phút), sau đó nhện cái sẽ tiếp tục nhả tơ để bao phủ trứng. Sau
khi hoàn thành nhện cái sẽ gắn bao trứng vào bộ phận nhả tơ bằng cách uống cong
đầu bộ phận nhả tơ với bao trứng và mang nó đến khi nở. Thường thì mỗi nhện cái
sẽ chuẩn bị 2 - 3 bao trứng trong một vụ mùa cây trồng với khoảng thời gian 30 - 35
ngày. Số trứng của bao trứng đầu tiên thường cao và giảm dần với các bao trứng sau
đó. Số lượng trung bình của trứng trong bao trứng đầu là 131,28 trứng (dao động từ
123 - 144 trứng). Bao trứng thứ hai có số trứng trung bình là 113,41 trứng (dao
động từ 89 - 123 trứng) (Sudhikumar, 2007).
Nhện có thể chủ động di chuyển trên bề mặt của nước và có thể bơi lội nhanh
thậm chí nhện có thể lặn sâu xuống nước. Nhện con chủ động tìm kiếm và săn mồi
ở phần nửa dưới của cây lúa. Nhiều nhện con có thể được tìm thấy trong giai đoạn
cuối của cây trồng. Các cặp nhện đang giao phối có thể được nhìn thấy ngay cả ban
ngày dưới ánh sáng mặt trời. Khi nhện sói bị quấy rầy chúng sẽ tự chạy trốn vào
trong ruộng lúa (Sudhikumar, 2007).

12
1.3.4 Khả năng sử dụng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong phòng trừ
sinh học
Nhện sói P. pseudoannulata là loài bắt mồi ăn thịt. Thức ăn chủ yếu của
nhện sói là các loài côn trùng như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng và cả
bọ xít mù xanh. Nhưng nhện sói thích ăn rầy nâu hơn do bọ xít mù xanh di chuyển
rất nhanh (Heong và ctv., 1990).
Loài nhện sói P. pseudoannulata có khả năng khống chế được rầy nâu dưới
ngưỡng gây hại kinh tế, khi tương quan số lượng cá thể của nó và rầy nâu là 1:8-9.
Tại Hồ Nam (Trung Quốc) năm 1984, đã áp dụng thành công kết quả này để lợi

dụng nhện sói bắt mồi trong phòng chống rầy nâu trên diện tích 17 triệu mẫu Trung
Quốc (Wang, 1988).
Nhện sói P. pseudoannulata là loài bắt mồi quan trọng trong khống chế số
lượng các loài rầy hại lúa ở nhiều nước Đông Nam Á. Thí nghiệm trong phòng cho
thấy một cá thể nhện P. pseudoannulata trưởng thành trong một ngày có thể ăn
được 17-24 ấu trùng rầy nâu hoặc 15-20 rầy nâu trưởng thành (Nguyễn Văn Đĩnh
và ctv., 2004). Còn theo nghiên cứu của Phạm Văn Lầm và ctv. (1991, 1993, 1996)
thì một nhện sói ở giai đoạn nhện non tuổi 3 sau 24 giờ có thể ăn được 3,8-5,1 rầy
nâu tuổi 4. Khả năng ăn rầy nâu của chúng tăng theo tuổi phát dục. Nhện non tuổi 8
trong 24 giờ đã ăn trung bình được 7,9-14,3 rầy nâu tuổi 4. Một nhện cái trưởng
thành loài P. pseudoannulata không mang bọc trứng có sức ăn mồi rất lớn. Trong
24 giờ, trung bình nó ăn được 17,3-34,1 rầy nâu tuổi 5.
Một nhện sói P. pseudoannulata một ngày có thể tiêu diệt hàng trăm sâu non
đục thân lúa, đồng thời nó tấn công cả thành trùng của các loài sâu đục thân (Ooi et
al., 1994; Rubia et al., 1990).
Ngoài ra nhện sói P. pseudoannulata còn được nghiên cứu về khả năng ăn
rệp trên cây đậu đũa (Vigna unguiculata) ở Congo và Uganda.
(

13
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
a) Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2013 đến tháng 11/2013.
b) Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa
Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
a) Vật liệu thí nghiệm

Nguồn nhện sói P. pseudoannulata: thu trên ruộng lúa và bờ cỏ ven ruộng
lúa.
Thức ăn cho nhện sói: rầy nâu thu ngoài đồng và nhân nuôi trên lúa trong
nhà lưới. Ngoài ra còn một số bướm, sâu và một số côn trùng khác thu ngoài đồng.
b) Dụng cụ thí nghiệm
+ Giống lúa Jasmine 85.
+ Hộp nhựa nhỏ (đường kính 6,5 cm, cao 3,7 cm), hộp nhựa lớn (đường kính
11 cm, chiều cao 8,5 cm).
+ Chậu nhựa (đường kính 12 cm, chiều cao 6,5 cm).
+ Ống thủy tinh (đường kính 2,2 cm, chiều cao 4,5 cm).
+ Kính nhìn nổi để quan sát, chụp hình và đo kích thước từng giai đoạn sinh
trưởng.
+ Ống hút rầy nâu.
+ Ẩm độ kế, nhiệt kế.
+ Phân ure, DAP…
+ Một số dụng cụ khác trong thí nghiệm như: kéo, bông gòn, cồn 70
0
, băng
keo…



×