Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh dasvila đến sinh trưởng và năng suất giống lúa om5451 trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NGUYỄN THỊ LOAN


ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦNG
PHÂN VI SINH DASVILA ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451
TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI VỤ
ĐÔNG XUÂN 2012-2013


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG






Cần Thơ - 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NGUYỄN THỊ LOAN



ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦNG
PHÂN VI SINH DASVILA ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451
TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI VỤ
ĐÔNG XUÂN 2012-2013


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THÀNH HỐI
Cần Thơ - 2013
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
…   


Luận văn Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦNG
PHÂN VI SINH DASVILA ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451
TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI VỤ

ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013


Do sinh viên Nguyễn Thị Loan thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày …… tháng ……năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Nguyễn Thành Hối



ii




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
…   

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦNG
PHÂN VI SINH DASVILA ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451

TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI VỤ
ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013

Do sinh viên Nguyễn Thị Loan thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày… tháng……năm 2013.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức
Ý kiến hội đồng


Cần Thơ, ngày …… tháng ……năm 2013
Thành viên Hội đồng



DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD



iii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.




Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Loan

















iv

LÝ LỊCH CÁ NHÂN



Họ tên: Nguyễn Thị Loan Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 09-07-1991 Nơi sinh: An Giang
Quê quán: An Hòa-Châu Thành-An Giang Dân tộc: Kinh

Cha: Nguyễn Văn Tòng
Mẹ: Trần Thị Thúy
E-mail:
Đã tốt nghiệp tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, chuyên ngành Khoa học cây trồng,
khoá 36, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.















v

LỜI CẢM ƠN

Kính dâng Ba Mẹ những người suốt đời tận tụy vì con, người đã tạo mọi
điều kiện cho con học đến ngày hôm nay, xin cảm ơn những người thân đã
giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Thầy Nguyễn Thành Hối đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cố vấn học tập Thầy Lê Vĩnh Thúc và Cô Võ Thị Bích Thủy, cùng toàn
thể quý Thầy Cô khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng vì những kiến thức
mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Xin chân thành biết ơn đến
Anh Mai Vũ Duy, bạn Phạm Thanh Phú và bạn Trần Trường Giang đã
đóng góp, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến
Các bạn Võ Thị Tuyết Mai, Tống Trung Trực, Hồ Văn Hạnh, Đinh
Thanh Tông đã giúp đỡ tôi lấy chỉ tiêu trong quá trình làm luận văn.
Và gởi những lời chúc tốt đẹp đến các bạn lớp Khoa học cây trồng K36
và toàn thể các bạn sinh viên khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.










vi

MỤC LỤC
Lời cam đoan iii
Lý lịch cá nhân iv

Lời cảm ơn v
Mục lục vi
Danh sách hình viii
Danh sách bảng ix
Danh sách từ viết tắt x
Tóm lươc xi

Mở Đầu 1
Chƣơng 1: lƣợc khảo tài liệu 3
1.1 Đặc tính thực vật cây lúa 3
1.1.1 Rễ lúa 3
1.1.3 Chồi lúa 3
1.1.4 Lá lúa 3
1.2 Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa 4
1.2.1 Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 4
1.2.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích 5
1.2.2.2 Số hạt/bông 5
1.2.2.3 Tỉ lệ hạt chắc 6
1.3.2 Vai trò của Lân 7
1.4 Tác động của phân đạm và lân vô cơ đến môi trường sinh thái trong canh
tác lúa 7
1.4.1 Tác động của việc sử dụng phân đạm đến môi trường sinh thái trong
canh tác lúa 7
1.4.2 Tác động của việc sử dụng phân lân đến môi trường sinh thái trong canh
tác lúa 9
1.5 Cơ chế cố định đạm sinh học và phân giải lân của vi khuẩn 10
1.5.1 Cơ chế cố định đạm sinh học 10
1.6 Sơ lược về vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân khó tan 11
1.6.1 Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum 11
1.6.2 Sơ lược về vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri 12

Chƣơng 2: phƣơng tiện và phƣơng pháp 14
2.1 Phương tiện nghiên cứu 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm 14
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 15
2.2.2Kỹ thuật canh tác 16
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 17
Chƣơng 3: kết quả và thảo luận 19
3.1 Ghi nhận tổng quan 19
3.1.1 Thời gian sinh trưởng 19
vii

3.1.2 Tình hình sâu bệnh 19
3.2 Chỉ tiêu nông học 20
3.2.1 Chiều cao cây 20
3.3 Các thành phần năng suất 23
3.3.1 Số bông/m
2
23
3.3.2 Số hạt/bông 23
3.4.1 Năng suất thực tế 25
3.5.1 Chiều dài rễ 26
3.5.2 Trọng lượng khô của rễ 27
Chƣơng 4: kết luận và đề nghị 28
4.1 Kết luận 28
4.2 Đề nghị 28
Tài liệu tham khảo 29
Phụ chƣơng 32





















viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1
Các tiến trình chuyển hoá N trong đất lúa ngập nước (Brady và
Weil, 1999)
9

2.1
Phân vi sinh Dasvila
14
2.2
Bồn thí nghiệm
15
2.3
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
15
3.1
Sinh trưởng cây lúa giai đoạn 60 NSKG
19
3.2
Chiều dài rễ lúa lúc thu hoạch
27









ix

DANH SÁCH BẢNG











Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm tại nhà lưới Bộ môn Khoa
học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường
Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2012-2013
14
2.2
Mô tả nghiệm thức thí nghiệm của chủng phân vi sinh Dasvila
16
2.3
Các giai đoạn và liều lượng bón phân
17
3.1
Chiều cao cây lúa (cm) ở các thời điểm sinh trưởng tại nhà lưới vụ
Đông Xuân 2012-2013
20
3.2
Số chồi/m
2
của cây lúa ở các thời điểm sinh trưởng tại nhà lưới vụ
Đông Xuân 2012-2013

22
3.3
Thành phần năng suất của giống lúa OM5451 theo các phương
pháp chủng phân vi sinh Dasvila tại nhà lưới vụ Đông Xuân 2012-
2013
24
3.4
Năng suất thực tế (tấn/ha) và chỉ số thu hoạch (HI) của giống lúa
OM5451 theo các phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila tại nhà
lưới vụ Đông Xuân 2012-2013
26
3.5
Chiều dài rễ (cm) và trọng lượng khô của rễ (g) của giống lúa
OM5451 theo các phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila tại nhà
lưới vụ Đông Xuân 2012-2013
27
x

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung viết tắt
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
NSKG
Ngày sau khi gieo
NSB
Ngày sau bón
Ha
Hecta
P

Phân lân
N
Phân đạm
NSTT
Năng suất thực tế



















xi

NGUYỄN THỊ LOAN (2013), “ng ca 
i
v    -2013, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa học cây
trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 32

trang.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thành Hối.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh Dasvila
lên sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 trồng trong nhà lưới vụ Đông
Xuân năm 2012-2013” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra phương pháp
chủng phân vi sinh Dasvila thích hợp đến sinh trưởng và năng suất lúa
OM5451 góp phần giảm góp phần đảm bảo năng xuất ổn định và giảm chi phí
sản xuất. Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại
nhà lưới Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, với 3 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng chỉ sử
dụng phân hóa học 100 N - 60 P
2
O
5
- 30 K
2
O (kg/ha), nghiệm thức chủng
phân vi sinh Dasvila vào hạt giống trước khi gieo (01 lít Dasvila/12 kg lúa
giống + 50 N - 30 P
2
O
5
- 30 K
2
O (kg/ha)), nghiệm thức chủng phân vi sinh
Dasvila vào rễ mạ được nhổ lên lúc 16 đến 18 ngày sau khi gieo (01 lít
Dasvila/ 12 kg rễ mạ + 50 N - 30 P

2
O
5
- 30 K
2
O(kg/ha)) và mỗi nghiệm thức
lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng phân vi sinh Dasvila
kết hợp giảm 50% phân đạm và lân hóa học cho chỉ số thu hoạch, chiều dài rễ
và trọng lượng khô của rễ cao hơn so với đối chứng không chủng và bón
100% phân hóa học. Trong đó phương pháp chủng hạt cho số bông/m
2

năng suất thực tế cao nhất (5,16 tấn/ha).
Từ khóa: phương pháp chủng, phân vi sinh Dasvila, OM5451, chủng
hạt, chủng rễ.
1

MỞ ĐẦU
Tình hình lương thực trên thế giới là một vấn đề đang được quan tâm
trong giai đoạn hiện nay, nó bảo đảm cho sự sống còn của cả nhân loại. Trong
các nguồn thực phẩm cung cấp cho con người thì cây lúa (Oryza sativa L.) là
nguồn thực phẩm chủ yếu cho gần 50% dân số trên thế giới và là thức ăn
chính của người Việt Nam. Vì thế, cây lúa trở thành một trong những cây
lương thực quan trọng nhất. Năng suất ổn định, phẩm chất gạo tốt và giảm chi
phí là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất. Tuy nhiên, để cây lúa tăng trưởng,
phát triển tốt và cho năng suất cao, cây lúa cần nhiều dinh dưỡng khác nhau,
trong đó quan trọng nhất là chất đạm và chất lân.
Hầu hết, đất trồng lúa trên thế giới thường thiếu đạm, còn lân thì đa số ở
dạng khó tan và cây trồng không hấp thụ được. Cho nên, các nhà sản xuất phải
sử dụng phân đạm và phân lân hóa học cung cấp cho cây lúa. Việc làm này

giúp tăng năng suất cây lúa, giải quyết được nhu cầu nhất thời, nhưng cũng
mang lại nhiều bất lợi lâu dài là tăng chi phí sản xuất do phân hóa học đắt tiền,
sử dụng phân hóa học trong thời gian dài làm cho đất bị thoái hóa, lượng phân
dư thừa gây ô nhiễm môi trường. Thông thường chỉ có khoảng 30-40% phân
đạm bón được cây lúa hấp thu. Một phần đạm amôn bị khoáng sét giữ chặt
(Nguyễn Xuân Hiển et al., 1977), một phần đạm mất đi do sự khử đạm, bốc
hơi tạo nhiều khí CO
2
làm ô nhiễm môi trường không khí, một trong những
nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, (Stolzfus et al., 1997). Đạm rửa trôi
làm ô nhiễm nguồn nước và nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nitrate trong nguồn
nước ngầm, tác hại xấu đến sức khỏe cộng đồng lâu dài và còn làm mất cân
bằng sinh thái (Huỳnh Thu Hòa, 2006). Còn lân vô cơ và lân hữu cơ trong đất
thường ở dạng khó tiêu cây trồng không thể sử dụng trực tiếp, chúng phải
chuyển hóa thành dạng P
2
O
5
dễ tiêu cây trồng mới hấp thụ được.
Để hạn chế tình trạng lạm dụng quá mức việc sử dụng phân hóa học
trong sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã
nghiên cứu thành công phân bón sinh học Dasvila từ việc kết hợp hai chủng vi
sinh vật còn sống Azospirillum lipoferum và Pseudomonas stutzeri. Vi khuẩn
cố định đạm Azospirillum lipoferum có khả năng cố định đạm trong đất và
giúp gia tăng sản lượng nông nghiệp trên những loại đất và khu vực khác nhau
(Summer, 1990; Fage, 1994). Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri làm
cho đất màu mỡ (Illmer và Schinner, 1992) tăng chiều dài rễ và chồi trên cây
trồng. Chúng hoạt động mạnh ở vùng rễ và tiết enzyme hòa tan phosphate khó
tan thành phosphate dễ tan cho cây hấp thụ được (Rodriguez và Reynaldo,
2


1999). Thông qua phân bón sinh học các vi sinh vật xâm nhập vào vùng rễ tác
động cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp tăng năng suất và tạo nhiều sản
phẩm thương mại có giá trị (Rodriguez and Fraga, 1999).
Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giống lúa cao sản
OM5451 là giống có triển vọng, chất lượng cao chống chịu tốt với rầy nâu
vàng lùn lùn xoắn lá (Trần Thị Cúc Hòa, 2010). Đây là giống lúa khá tốt đã
đưa ra sản xuất trên diện rộng và bổ sung vào cơ cấu nhóm giống phẩm chất
cho các tỉnh thành như: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng. Tuy nhiên, những nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân
bón và tăng năng suất lúa đối với giống lúa trên còn rất hạn chế.
Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của các phương pháp chủng phân vi sinh
Dasvila lên sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 trồng trong nhà lưới vụ
Đông Xuân năm 2012-2013” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra phương
pháp chủng phân vi sinh Dasvila thích hợp đến sinh trưởng và năng suất lúa
OM5451 góp phần đảm bảo năng xuất ổn định và giảm chi phí sản xuất.


















3

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc tính thực vật cây lúa
1.1.1 Rễ lúa
Rễ lúa là một thành phần rất quan trọng trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa. Rễ lúa dạng rễ chùm, có 2 dạng rễ gồm rễ
mầm và rễ phụ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi
hạt lúa nẩy mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn,
thường dài khoảng 10-15 cm. Rễ mầm có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước
cung cấp cho phôi phát triển và sau 10-15 ngày rễ sẽ chết, lúc cây mới được
3-4 lá. Rễ phụ mọc từ các đốt trên thân lúa, mỗi đốt có từ 5-25 rễ phụ, mọc
dài có nhiều rễ nhánh và lông hút, thường mọc sâu trong khoảng 18-20 cm
đất mặt.
1.1.2 Thân lúa
Thân lúa (stem) gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau có nhiệm vụ vận
chuyển và tích trữ các chất trong cây. Chiều cao của thân bị ảnh hưởng bởi
môi trường, phụ thuộc vào số lượng và chiều dài lóng (Grist, 1986). Cây lúa
nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc,
khó đổ ngã và ngược lại (Yoshida, 1981). Số đốt của thân cây nhiều hay ít tùy
theo giống và ít thay đổi theo điều kiện môi trường (Võ Tòng Xuân và Hà
Triều Hiệp, 1998).
1.1.3 Chồi lúa
Trên thân lúa có các mắt chứa mầm chồi. Trong điều kiện có đầy đủ dinh
dưỡng và ánh sáng mầm chồi sẽ phát triển thành một chồi thật sự, thoát khỏi
bẹ lá. Có hai loại chồi là chồi vô hiệu (chồi không thành bông) và chồi hữu
hiệu (chồi bông). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), để xác định chồi vô hiệu và

chồi hữu hiệu khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng có thể dựa vào chiều cao
hoặc số lá trên chồi. Chồi hữu hiệu khi có chiều cao cao hơn 2/3 so với thân
chính và có trên 3 lá.
1.1.4 Lá lúa
Theo Karen và Julia (2003), lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Phiến lá
(leaf blade) là bộ phận quang hợp và thoát hơi nước, bề mặt trơn hoặc có lông
tơ (IBPGR-IRRI, 1980). Bẹ lá (leaf sheath) là phần ôm lấy thân lúa, dài
khoảng 2 cm, giống lúa có phần bẹ ôm sát thân thì cây lúa đứng vững, ít đổ
ngã (Grist, 1986).
4

Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp, làm nhiệm vụ tổng hợp
và cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt, rễ và các bộ phận khác của cây. Các
giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì số lá cũng khác nhau. Nói chung,
các giống lúa trồng hiện nay có số lá trên thân chính biến động từ 10-21 lá
(Đinh Thế Lộc, 2006). Lá lúa thẳng đứng sau khi tượng gié là đặc tính quan
trọng nhất để đạt được năng suất cao, lá thẳng đứng cho phép ánh sáng xâm
nhập và phân bố đều trong ruộng lúa và tăng khả năng quang hợp cho cây, lá
ngắn thường đứng hơn lá dài và phân bố đều hơn trong tán lá (Jenning et al.,
1979).
1.1.5 Bông và hoa lúa
Theo Hoshikawa (1989), hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ. Hoa lúa được
cấu tạo bởi cuống hoa, mày kém phát triển, vỏ trấu ngoài, vỏ trấu trong, 2 mày
trấu, 6 nhị đực (mỗi nhị đực có chỉ nhị và bao phấn), nhụy (nhị cái) (gồm bầu
nhụy và 2 vòi nhụy) và râu. Khi trổ khỏi thân, các hoa lúa sẽ phơi màu trong
nắng đa số sẽ phơi buổi sáng (từ 8-13 giờ) để qua giai đoạn thụ phấn, thụ tinh
tạo thành hạt gạo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Hạt phấn hoa chỉ sống khoảng 5
phút sau khi tung phấn (hạt phấn mất sức nảy mầm ở 43
0
C trong 7 phút)

nhưng nướm nhụy cái có thể sống tới 1 tuần và ít bị ảnh hưởng do nhiệt độ cao
(De Datta, 1981; Masuo et al., 1995).
1.2 Sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa
1.2.1 Giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa
Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999), trong suốt quá trình
sinh trưởng, phát triển cây lúa trải qua ba giai đoạn lớn. Ở mỗi giai đoạn, cây
lúa không chỉ biến đổi về lượng mà cả biến đổi về chất để hoàn thành chu kỳ
phát triển.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: cây lúa hình thành nhánh, lá và một
phần thân. Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá sao cho
số nhánh mới sinh ra đều có khả năng ra được số lá gần với tổng số lá vốn có
của giống. Các nhánh ra muộn số lá ít sẽ không có khả năng chuyển sang giai
đoạn 2 (giai đoạn sinh trưởng sinh thực) và trở thành nhánh vô hiệu.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: cây lúa hình thành hoa, tập trung nhiều
hoa thành bông lúa. Nếu chăm sóc chu đáo, giai đoạn thứ nhất đã đẻ nhánh,
thời tiết thuận lợi thì số hoa của bông lúa sẽ được hình thành tối đa, tiền đề để
có nhiều hạt trên bông.
5

Giai đoạn chín: ở các hoa được thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột
và sự phát triển hoàn thiện của phôi. Nếu dinh dưỡng đủ, không bị sâu bệnh
phá hại, thời tiết thuận lợi thì các hoa đã được thụ tinh phát triển thành hạt
chắc, sản phẩm chủ yếu của cây lúa.
1.2.2 Những yếu tố cấu thành năng suất lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất lúa được hình thành và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất lúa. Đó là
các yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng
lượng 1.000 hạt. Theo Nguyễn Đình Giao el al. (1997), số bông trên đơn vị
diện tích có quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt. Trong ba
yếu tố trên thì số bông trên đơn vị diện tích biến động mạnh nhất, kế đến là số

hạt trên bông, cuối cùng là trọng lượng hạt ít biến động nhất.
1.2.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố quyết định
nhất và sớm nhất. Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn
sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai
đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Theo Nguyễn
Đình Giao et al. (1997), số bông trên đơn vị diện tích phụ thuộc vào mật độ
cấy, khả năng nở bụi, kỹ thuật canh tác và các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ,
ánh sáng,…). Ngoài ra, số bông trên đơn vị diện tích tương quan thuận với
lượng đạm được cây hấp thụ lúc trổ bông, lượng đạm được cây hấp thụ nhiều
thì số bông cũng tăng (Yoshida, 1981). Số bông đóng góp 74% năng suất,
trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt chỉ đóng góp khoảng 26% (Nguyễn
Đình Giao et al., 1997) và nó chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật canh tác và điều
kiện ngoại cảnh.
1.2.2.2 Số hạt/bông
Số hạt/bông là số lượng hoa phân hóa và hình thành trên bông. Số
hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, quan
trọng nhất là giai đoạn phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Số hoa phân hóa
nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh
(Yoshida, 1981). Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối
với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ĐBSCL.
6

1.2.2.3 Tỉ lệ hạt chắc
Theo Yoshida (1981) thì tỉ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và
sau trổ bông của bông lúa, thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông
và chín sữa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hạt chắc do nhiều yếu tố quyết định:
+ Phân bón: mỗi giống lúa yêu cầu một lượng phân bón nhất định để
sinh trưởng và hình thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu một số giống

có tỉ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Đình Giao el al., 1997).
+ Lúa bị đổ ngã: Theo Hoshikawa (1989) lúa bị đổ ngã thì sự hấp thu
dưỡng chất và quang hợp không bình thường, sự vận chuyển carbohydrate về
hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ dấn đến hạt lép nhiều,
năng suất giảm. Sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất hạt, đặc biệt nghiêm
trọng khi đổ ngã xảy ra khi chổ gié và khi bông chạm mặt nước (Setter et al.,
1994).
+ Nhiệt độ: vào lúc trổ bông nếu gặp nhiệt độ xuống dưới 25
o
C hoặc cao
hơn 35
o
C đều không có lợi. Ngoài ra, nhiệt độ cao rút ngắn thời gian chín
cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc (Nguyễn Đình Giao el al., 1997).
+ Gió, mưa, bão và hạn hán cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc. Lúc lúa
nở gặp điều kiện bất lợi như mưa to, gió mạnh sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn
của lúa làm giảm tỉ lệ hạt chắc.
1.2.2.4 Trọng lƣợng 1.000 hạt
Đặc tính trọng lượng 1.000 hạt chịu tác động mạnh của điều kiện môi
trường và hệ số di truyền rất cao, nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống (Nguyễn
Đình Giao et al., 1997). Điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào
thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc
rộ (15-25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt. Trọng lượng 1.000 hạt được
quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa cho đến khi lúa chín và tùy thuộc vào
cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng
1.000 hạt biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g.
1.3 Vai trò của Đạm và Lân đối với cây lúa
1.3.1 Vai trò của Đạm
Nitơ (N) có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò
quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động

sinh lý của cây. Đạm là thành phần chính tạo thành chất protein và các hợp
7

chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây như các diệp lục,
các loại men, các chất điều hòa sinh trưởng. Khi thiếu đạm, cây sinh trưởng
phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, nảy chồi và
phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn
tới suy giảm năng suất. Thừa đạm sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá
tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đỗ,
dễ bị sâu bệnh tấn công. Do đó, đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất
giới hạn năng suất thực tế. Đặc biệt là đối với hệ thống thâm canh lúa, đạm là
yếu tố quyết định sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây (Mai Thành
Phụng et al., 2005; Nguyễn Như Hà, 2006).
1.3.2 Vai trò của Lân
Phospho (P) hay còn gọi là lân, cần cho tất cả các loại cây trồng, trong đó
có cây lúa. Lân giữ vai trò trung tâm trong việc cung cấp năng lượng cho quá
trình sinh hóa trong cây, đặc biệt cho quá trình quang hợp, sự tạo thành protein
và chất béo. Lân thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, sự hình thành hoa và hạt,
góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Khi thiếu lân, lá cây
ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển thành màu vàng, hiện tượng này bắt
đầu từ các lá phía trước và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu lân sẽ sinh
trưởng chậm và nảy chồi kém, rễ ít và ngắn, lá nhỏ, hẹp có màu xanh sậm
nhưng hiệu quả quang hợp thấp, hậu quả là số lượng bông giảm, trổ bông
chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Thừa lân không có biểu hiện gây
hại như thừa đạm vì lân thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận
chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non. Đặc biệt, lân còn có tác dụng hạ
phèn cố định sắt và nhôm gây độc cho lúa (Nguyễn Xuân Hiển et al., 1977;
Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.4 Tác động của phân đạm và lân vô cơ đến môi trƣờng sinh thái
trong canh tác lúa

1.4.1 Tác động của việc sử dụng phân đạm đến môi trƣờng sinh thái
trong canh tác lúa
Sử dụng phân đạm là một trong những biện pháp để giải quyết tình trạng
thiếu đạm cung cấp cho cây trồng. Hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ
đạt ở mức 35%-40%. Nếu chỉ tính riêng phân urea hàng năm bón cho sản xuất
nông nghiệp khoảng 2 triệu tấn thì đã lãng phí đến 1,2-1,3 triệu tấn (Đường
Hồng Dật, 2002). Một phần đạm amôn bị khoáng sét giữ chặt (Nguyễn Xuân
Hiển et at., 1975), một phần đạm mất đi do sự khử đạm, bốc hơi làm ô nhiễm
môi trường không khí và khi sử dụng quá nhiều đạm hóa học tạo ra khí NO
2

8

+

gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Ngoài ra, việc sản xuất phân đạm vô cơ đòi hỏi
một lượng lớn khí tự nhiên, than đá hoặc dầu là những nguồn năng lượng
không phục hồi và việc sử dụng chúng sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO
2
, một
trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, (Stoltzfus et al., 1997).
Đạm rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước và nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nitrate
trong nguồn nước ngầm, tác hại xấu đến sức khỏe cộng đồng và còn làm mất
cân bằng sinh thái (Huỳnh Thu Hòa, 2006).
1.4.1.1 Mất đạm urea theo con đƣờng NH
3
bay hơi
Khi urea được bón vào ruộng, nó nhanh chóng bị thủy phân tạo
thành amonium carbonate bởi enzyme urease. Dưới tác dụng của enzyme
urease chúng chia cắt ammonia ra khỏi carbon dioxide trong phân tử urea

(Cowan, 2005). Và kết quả là:
CO(NH
2
)
2
(Urea) + 2 H
2
O + urease → (NH
4
)
2
CO
3

(NH
4
)
2
CO
3
+ H
2
O → NH
4
HCO
3
+ NH
4
OH
Phản ứng hoá học này diễn ra sau khi urea được hoà tan trong nước

và sẽ kết thúc trong khoảng thời gian là 48 giờ dưới điều kiện đồng ruộng.
Nếu pH kiềm thì NH
4
sẽ chuyển sang khí ammonia và chúng sẽ phát thải
vào trong không khí (
James,
1993). Sự bốc hơi diễn ra mạnh trong đất có
pH cao, đất khô, đất cát riêng đất sét có khả năng giữ NH
4
+
cao. Phân đạm
bón trên ruộng lúa sẽ kích thích rong tảo phát triển và làm tăng pH nước
ruộng lên (>9,0) (Ngô Ngọc Hưng, 2002). Mặt khác, nhiệt độ cao, gió
nhiều và nồng độ NH
3
cao trong nước ruộng làm cho vận tốc bay hơi của
NH
3
gia tăng. Trong hệ thống đồng ruộng, NH
3
bốc thoát có thể từ 20% đến
hơn 80% tổng N mất từ lượng phân bón (Simpson et al.,1984; De Datta et
al.,1989; Mosier et al.,1989; Zhu, 1992). Mặt khác, Mengel et al. (1982) đã
chứng minh rằng khi cây lúa còn non chỉ hấp thu NH
3
mà không hấp thu
NH
4
+
, nhưng nếu cây lúa hấp thu quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc cho cây.

Khi bón phân đạm urea trên bề mặt đất sẽ làm giảm cơ hội cho NH
3
phản
ứng với keo đất đồng thời nhiệt độ trên mặt đất cao sẽ làm NH
3
dễ bay hơi.
Bón phân đạm sâu vào đất vài cm có thể làm giảm sự mất đạm từ 25-75%
(Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Trong nhiều trường hợp, sự bốc thoát NH
3
bị ảnh hưởng bởi loại, liều
lượng cũng như cách bón phân đạm (Asman, 1992). Tuy nhiên, thậm chí với
cùng một công thức phân, sự bốc thoát NH
3
vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của
9

những nhân tố chính như: pH, nhiệt độ, tốc độ gió, nồng độ NH
4
+
và các yếu
tố môi trường khác (Jayaweera và Mikkelsen, 1991).
1.4.1.2 Mất đạm dạng khí NO, N
2
O, N
2

Dưới điều kiện đồng ruộng, N
2
O và N

2
bị mất đi với số lượng lớn. Đất
ngập nước trong mùa mưa thì NO
3
-
bị khử thành NO, N
2
O, và N
2
làm mất đạm
trong đất và sự khử đạm ở tầng đất bên dưới sẽ làm cho N bị mất đi ở dạng hơi
(Võ Thị Gương, 2004).

Hình 1 Các tiến trình chuyển hoá N trong đất lúa ngập nước (Brady và Weil,
1999)
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), ở đất lúa nước sự mất đạm do khử
nitrate có thể rất cao. Thông thường có 60-70% lượng đạm bón vào bị bay hơi
dưới dạng NO
2
và N
2
. Nguyên nhân của sự mất đạm này là do phân đạm chứa
NH
4
+
bón vào lớp đất mặt sẽ bị oxit hóa thành nitrate tại lớp đất mỏng tiếp
giáp với nước trên mặt đất. Nitrate sau đó được chuyển xuống tầng khử bên
dưới, tại đây sự khử nitrate sẽ xảy ra và NO
2
và N

2
bị mất dưới thể hơi.
1.4.2 Tác động của việc sử dụng phân lân đến môi trƣờng sinh thái
trong canh tác lúa
Việc thiếu lân ở đất là một trong những nhân tố quan trọng nhất ở đất
hạn chế sự sinh trưởng của thực vật, vì vậy để đạt được năng suất thực vật tối
đa người ta thường dùng các dạng phân lân dễ tan để bón cho cây. Tuy nhiên,
các dạng có thể hòa tan của phân lân khi bón vào đất lại dễ dàng bị kết tủa
thành các dạng không hòa tan được như là: CaHPO
4
, Ca
3
(PO4)
2,
FePO
4

AlPO
4
nên cây khó hấp thu (Omar, 1998) và dẫn đến việc bón phân lân vượt
10

quá mức đối với đất trồng. Việc bón lân vượt quá giới hạn cho phép là một
trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, làm đất bị hoang hóa
hay xói mòn; đồng thời cũng gây ra các vấn đề về kinh tế. Lân vô cơ còn chứa
Cd đây là chất tích tụ sinh học, rất nguy hại cho con người và các sinh vật
khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón lặp lại với lượng cao gây nên hiện
tượng chai cứng, giảm độ phì, thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất trồng
(Huỳnh Thu Hòa, 2006).
1.5 Cơ chế cố định đạm sinh học và phân giải lân của vi khuẩn

1.5.1 Cơ chế cố định đạm sinh học
Quá trình cố định đạm bằng con đường sinh học có ý nghĩa to lớn đối
với cân bằng N
2
trên trái đất và việc duy trì độ phì của đất. Hiện nay, mặc dù
việc sản xuất phân đạm ngày một tăng nhưng mới chỉ đáp ứng được một lượng
N rất nhỏ mà cây trồng đòi hỏi hàng năm.
Cố định đạm sinh học trên lúa làm tăng đạm tổng số lên 20-25%
(Dobereiner, 1992). Vì vậy, việc nghiên cứu cơ chế cố định đạm sinh học của
vi khuẩn là vấn đề cấp thiết đã được các nhà khoa học triển khai nhằm làm
tăng tính hiệu quả ứng dụng vi sinh vật cố định đạm.
Một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm sinh học là nhờ sự xúc tác
của một enzyme riêng biệt là nitrogenase. Enzyme này xúc tác phản ứng biến
đổi đạm ở thể khí thành ammoniac (NH
3
). Nitrogenase được tìm thấy trong
quá trình cố định đạm của vi khuẩn hiếu khí và yếm khí, là một phức hệ bao
gồm hai protein: protein nhỏ chứa Fe và Protein lớn chứa Fe và Mo. Quá trình
cố định đạm xảy ra như sau:

N
2
+ 6H
+
+ 6e 2NH
3

NH
3
sẽ kết hợp với acid hữu cơ tạo thành protein

NH
3
+ acid hữu cơ amino acid protein
Sự cố định đạm sinh học thông qua nhiều hệ thống kết hợp hoặc không
kết hợp trực tiếp với tế bào thực vật bậc cao (Nguyễn Hữu Hiệp, 2007). Có 3
dạng chính:
- Hệ thống cộng sinh, tạo thành nốt rễ tiêu biểu là sự cộng sinh giữa vi
khuẩn Rhizobium và cây thuộc họ đậu. Cây cần 200 kgN/ha và cung cấp cho
đất 300-400 kg N/ha qua sự cộng sinh hoàn chỉnh (Cassinelli et al., 1990).
nitrogenase
11

- Hệ thống cộng sinh, không tạo nốt rễ như trường hợp cộng sinh giữa vi
khuẩn lam và bèo hoa dâu.
- Hệ thống cố định đạm không cộng sinh (vi khuẩn cố định đạm sống tự
do), gặp ở vi khuẩn Azotobacter và Azospirillum.
1.5.2 Cơ chế phân giải lân của vi khuẩn
Trong đất tự nhiên, P thường không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển
của cây trồng, P kết hợp với các ion kim loại của Fe và Al dạng không hòa tan
trong đất acid hoặc kết hợp với ion Ca trong đất kiềm (Singgh et al.,1994).
Các vi sinh vật giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa các dạng phosphate
trong đất như Pseudomonas, Bacillus, Penicillum, Aspergillus, gồm cả loài
hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tập trung ở rễ nhiều hơn ở trong đất
(Rodriguez et al., 1999). Vi khuẩn hòa tan lân sống tự do trong đất và trong
vùng rễ của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây (Glick,
1995). Ở đất ruộng phèn, hầu hết phosphate ở dạng phosphate nhôm và sắt, vì
thế cây lúa không thể hấp thụ được. Vi sinh vật hòa tan lân tiết ra các acid hữu
cơ, tác động lên apatit để cho ra dibasic phosphate và monobasic là các dạng
phosphate vô cơ dễ tiêu. Mặc khác, các dạng phosphate bị cố định trong đất
như phosphate sắt và phosphate nhôm cũng được chuyển hóa thành dạng dễ

tiêu dưới tác dụng của các vi sinh vật trong đất (Phạm Văn Kim, 2006).
1.6 Sơ lƣợc về vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân
khó tan
1.6.1 Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum
Là loài vi khuẩn cố định đạm hiện diện ở vùng rễ, vùng đất xung quanh
rễ và lá, của cây trồng (Glick, 1995). Cao Ngọc Điệp et al. (2007) đã phân lập
được vi khuẩn này từ lúa mùa ở ĐBSCL, chúng sống tự do trong đất hay cộng
sinh với rễ các loại cây ngũ cốc, cỏ và cây có củ (Nguyễn Hữu Hiệp et al.,
2005). Azospirillum lipoferum là vi khuẩn gram âm, hình que cong hoặc hình
chữ S, chiều rộng 1-1,5 mm và chiều dài là 2,0-3,0 mm, phát triển tốt ở nhiệt
độ 30
0
C và pH từ 6,0-7,0. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng xảy ra dưới
cả hai điều kiện hiếu khí và yếm khí (khử Nitơ) nhưng thích hợp trong điều
kiện vi hiếu khí với sự có hoặc không có đạm trong môi trường agar
(Dobereiner và Perosa, 1987).
Bashan và Levanovy (1990) cho rằng vi khuẩn Azospirillum lipoferum có
thể tiết ra những kích thích tố tăng trưởng như IAA (Indole-3-acetic acid),
IBA (Indole-3-butyric acid) và cytokynin. Những kích thích tố đó làm tăng
12

chiều dài rễ, tăng kích thước và số lượng rễ cây trồng (Levanovy và Bashan,
1989). Từ đó, chúng có khả năng hấp thu các khoáng chất và nước, dẫn đến sự
sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của cây trồng (Okon và
Kapulnik, 1986).
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Chiêu và Nguyễn Hữu Hiệp
(2010) lúa có chủng vi khuẩn Azospirillum có bón 25% N hoặc 50% N có
năng suất tương đương với lúa bón đến 100% N. Việc chủng vi khuẩn
Azospirillum lipoferum R29b1 bón bổ sung lượng phân đạm có tác dụng đáng
kể đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây lúa.

1.6.2 Sơ lƣợc về vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri
Theo Rodriguez và Reynaldo (1999), Pseudomonas spp. tập trung ở bộ
rễ nhiều hơn trong đất. Chúng có khả năng hô hấp hiếu khí hay kị khí trong
môi trường không có oxy. Theo Yahya và Azawi (1989) nhận thấy những vi
khuẩn hòa tan được lân là nhờ chúng tiết ra các acid hữu cơ như acid nitric,
acid sunfuric tác dụng lên apatit để cho ra dibasic phosphate và monobasic là
các dạng vô cơ dễ tiêu. Mặt khác, các dạng phosphtate bị cố định trong đất
như phosphate sắt và phosphate nhôm cũng được chuyển hóa thành dạng dễ
tiêu dưới tác dụng của vi sinh vật trong đất (Phạm Văn Kim, 2006). Vi khuẩn
Pseudomonas spp. vừa có thể hòa tan lân khó tan và cũng vừa tổng hợp một
lượng nhỏ NAA (Naphthalene acetic acid) đã giúp cây trồng phát triển tốt
(Nguyễn Văn Được và Cao Ngọc Điệp, 2004) nên được nghiên cứu ứng dụng
nhiều ở Việt Nam. Theo thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp (2005), khi tưới dịch
vi khuẩn Pseudomonas spp. lên lúa cao sản trồng trên đất phù sa ở Cần Thơ đã
giúp tăng năng suất lúa lên 20-37%. Hiệu quả chủng vi khuẩn nốt rễ
Sinorhizobium fredii và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas spp. (dạng lỏng)
trên đậu nành trồng trên đất phù sa cho thấy hai nhóm vi khuẩn có ích này làm
gia tăng số nốt rễ, thành phần năng suất, giảm được 40-60 kg N/ha và 60 kg
P
2
O
5
/ha (Trần Thị Ngọc Sơn et al., 2007).
1.7 Sơ lƣợc phân vi sinh Dasvila
Theo Võ Hùng Nhiệm (2012), bằng việc đưa hai chủng vi sinh vật còn
sống Azospirillum sp. và Pseudomonas sp. vào quá trình sản xuất dịch vi
khuẩn Dasvila, loại phân vi sinh mới này có khả năng cố định N trong không
khí thành N hữu dụng và phân giải lân khó tiêu (CaHPO
4
, Ca

3
HPO
4
,
Ca
5
OHPO
4
, AlPO
4
, FePO
4
) trong đất thành lân dễ tiêu (H
3
PO
4
) cung cấp cho
cây lúa sau khi chủng dịch vi khuẩn vào hạt lúa giống đã nẩy mầm (1-2 mm),
nhờ cơ chế tác dụng của hai chủng vi khuẩn này giúp giảm 50% lượng phân N

×