Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hãy nói những điều em biết về đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.67 KB, 2 trang )

Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh
October 1, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu tiểu học - Tác giả: qt
Đề bài: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
I. CÂU HỎI GỢI Ý
1. Đội thành lập ngày nào?
2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
3. Hãy cho biết những lần đổi tên của Đội.
4. Hãy nói rõ về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đội.
II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đọc kĩ đề, nắm nội dung mà đề yêu cầu: “đó là những hiểu biết của em về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh”. Để làm tốt bài này, em cần có trong tay cuốn “Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” làm tư
liệu tham khảo. Đọc kĩ Điều lệ và ghi lại những nội dung chính cỏ liên quan đến hệ thống câu hỏi gợi ý, trình
tự trả lời từng câu hỏi. Cuối cùng, em liên kết nội dung các câu trả lời lại bằng những từ ngữ chuyển tiếp, hình
thành một bài văn hoàn chỉnh.
II. BÀI THAM KHẢO
Bài làm
1. Đội thành lập ngày nào?
Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 – 5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng.
Lúc đầu, Đội mang tên: “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt
trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.
2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội
viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Lí Thị Mì (bí danh
là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).
3. Hãy cho biết những lần đổi tên của Đội.
Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội
Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau. vào tháng
2 – 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của
thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh’".
4. Hãy nói rõ về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đôi.


Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe
mạnh trên nền Tổ quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai
mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do
nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong
dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn
thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát động
trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào ‘Thiếu
nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.
Read more: />chi-minh/#ixzz3mUk8VHmR

×