Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nghĩ của em về truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.35 KB, 2 trang )

Cảm nghĩ của em về truyện: Đeo nhạc cho Mèo
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Cảm nghĩ của em về truyện: “Đeo nhạc cho Mèo”.
Khốn nạn thay cho họ hàng nhà chuột. Suốt đời sống chui lủi, nhưng cái chết lúc nào cùng kề cạnh, đó là vô
phúc mà gặp chú Miu.
Trong họ hàng nhà chuột cộ con to như chuột cống, loại nhỏ như chuột nhắt, loại sống hôi rình như chuột chù!
Hạnh phúc cuả họ hàng nhà chuột là được sống dưới mái nhà không có chú Miu, lại nhiều lương thực rơi vãi
hoặc chủ nhà không cất cẩn thận.
Vậy, việc thanh toán hoặc tìm cách biết được chú Miu đang ở đâu, ngủ hay thức, đói hay no là một điều lý
tưởng.
Một hôm, nảy ra sáng kiến, ông Cống họp họ hàng nhà chuột đề thông báo một suy nghĩ bậc thầy về cách phát
hiện khi chú Miu tiếp cận với họ hàng nhà chuột! Đó là tìm cách buộc vào cổ chú Miu một cái nhạc. Khi chú
Miu, thần lưỡi hái, đi đến đâu là có còi báo động đến đó!
Họ hàng nhà chuột vỗ tay reo mừng, cái họa lớn nhất đe dọa đã được loại ra. Ông Cống thật là bậc kỳ tài sáng
suốt số một.
Thế là họ hàng nhà chuột đi tìm lấy một cái nhạc. Dễ thôi, có lẽ chuột nhắt xuống chuồng ngựa cắn đứt dây là
lấy ngay được cái nhạc.
Có nhạc rồi, họ hàng nhà chuột lại họp lại đông đủ, mỗi con đều thích thú nhe ra bộ rảng thật dài ngồi vắt vẻo
cái đuôi trông thật oai vệ.
Câu chuyện khép lại đã nói với chúng ta rằng, bất cứ làm việc gì cũng phải lượng sức mình xem có thể làm
được không?
Nhưng khi bàn vào công việc, mà chủ yếu là ai sẽ buộc nhạc vào cổ chú Miu. Dù đã gặp mà chạy thoát thân
hay chưa gặp mới nghe tiếng Miu là mọi con đều mềm nhũn ra vì sợ rồi và sự việc dù có ngớ ngẩn đến đâu thì
con nào cũng hiểu rằng: “Trước khi buộc được cổ Miu thì chuột đã nát vụn trong dạ dày Miu rồi”. Cái không
khí đang hồ hởi, vui vẻ bỗng im bặt vì cái không khí chết chóc đang đi vào tim đen của tất cả lũ chuột!
Người nảy ra sáng kiến là ông Cống, thì làng chuột cắt cử ông đi là hợp lý. Trong bụng ông Cống run lên bần
bật, nhưng bề ngoài thì vẫn bệ vệ đưa ra ý kiến gọi tóm tắt là “tìm cách thoát thân”, bèn lên giọng kẻ đứng vào
bậc nhất làng chuột mà cắt cử anh Nhắt đi, vì anh ta nhỏ bé, nhưng nhanh nhẩu dễ tránh đòn.
Đến lượt Nhắt sợ dúm người lại, giở lý sự để đấu với Cống. Thứ nhất làng không cử tôi, nếu làng cử tôi tôi
không dám chối. Thứ hai, dù bé tôi vẫn còn chiều trên, ý nói nếu ông Cống lấy thứ vị để từ chối, thì tôi đây
cũng có thứ vị. Thứ hai, xin cử anh chuột chù đi, vì anh ấy tuy chậm chạp mà không hỏng việc.


Chuột Chù suy nghĩ một lát rồi nói:
- Chuột Chù thật thà chỉ nghĩ đến phận mình là tôi tớ làng, làng cử đi chưa làm được việc đeo nhạc vào cổ chú
Miu thì đã về chầu Diêm Vương, lấy ai làm tiếp việc này?
Lời nói của chuột Chù có cái gì dễ thương, có tinh thần trách nhiệm. Như được giải vây, chuột Cống bắt đầu
bằng ngay lời chuột Chù mả bảo rằng: “Miu có vờn bắt, là bắt chúng ta, bắt chuột Nhắt kia, anh hôi hám như
thế nó không thèm đâu, cứ đi đi”,
Lĩnh ý, chuột Chù ra đi, nhưng khi mới nhìn thấy mặt Meo, nghe Mèo kêu, Chù đã run lên bần bật, nhưng nghĩ
đến nhiệm vụ cao cả, chuột Chù tiến lên… Một cái quắc mắt, kèm meo tiếng “gừ” thế là hồn vía chú lên
mây… Nó bỏ chạy, làm cả làng chuột đang hy vọng lớn lao bỗng chạy toán loạn vì sợ hãi.
Câu chuyện khép lại đã nói với chúng ta rằng, bất cứ làm việc gì cũng phải lượng sức mình xem có thể làm
được không? nếu chỉ bàn bạc suông sẽ thành một trò cười, một sự lố bịch không hơn không kém.
Câu chuyện này còn phản ánh cái dáng dấp của những cuộc họp bàn việc làng thuở xưa. Khi bàn thì ai cũng
cao giọng, thậm chí còn chỉ trích nhau nhưng khi bắt tay vào làm thì ai cũng lỉnh đi như cuộc họp của Hội
đồng chuột vậy!
Read more: />meo/#ixzz3mUzd6ho8

×