Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hãy cho biết cảm nghĩ của em về những gì em xúc động hơn cả trong mấy bài ca dao về thân phận người lao động nghèo khổ đã học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 2 trang )

Hãy cho biết cảm nghĩ của em về những gì em xúc
động hơn cả trong mấy bài ca dao về thân phận người
lao động nghèo khổ đã học
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về những gì em xúc
động hơn cả trong mấy bài ca dao về thân phận người lao
động nghèo khổ đã học.
Trong tám bài ca dao đã học về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ, em thấy xúc động hơn
với hai bài (2, 7) nói về thân làm mướn, ở đợ, với các hình ảnh cuối trong bài số 4 nói về nỗi niềm không
người chia sẻ và với bài số 6 bộc lộ khát vọng đổi đời của họ.
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm nqười, chàng trai (hoặc cô gái) này chắc hẳn là nhà nghèo, nên mới phải đem
thân làm thuê để kiếm sống. Chỉ “lưng cơm” thôi, nhưng là “cơm người”, cơm của chủ thuê. Chàng không kể
rõ, nhưng em tưởng tượng ra cành chủ nhà ngồi trông chừng từng lượt xới, từng cái gắp rồi mắng chó chửi
mèo, chì chiết chê bai. Nhiều khi cơm và vào miệng mà nuốt chẳng thể trôi. Đâu được như “cơm mẹ”, ăn giữa
gia đình, ăn bớt một bát mẹ đã lo, có miếng nào ngon mẹ gắp cho trước. Có đi làm mướn, ăn bát cơm người
nuốt cùng nỗi nhục, mới thâm thìa cái giá cua tình cảm mẹ cha, chỉ có săn sóc, thoải mái “vừa ngồi vừa ăn”,
không phải nặng đầu vì những câu xúc phạm của bà chủ.
Em vừa cảm động, vừa sung sướng nhận thức được từ những câu ca dao trên nhiều tâm sự sâu sắc cùng như
tiềm lực vĩ đại của nhân dân ta
Cũng cảnh ăn ở cay cực của kẻ làm thuê ấy, nhưng ở bài số 7, mức độ gay gắt hơn, tình trạng miêu tả cụ thế
chi tiết hơn. Ăn thì hôm nào cũng chỉ là “cơm thừa”, ‘canh cặn”. Ngủ thì “nằm sau xổ lều”. Mong mỏi giải
thoát “ra khỏi nhà giàu” đã thành bức xúc réo thúc thời gian, nôn nóng đợi đêm chóng qua. ngày chóng hết, để
xong kì hạn ở đợ làm thuê. Thật tội! Tục ngữ có câu Thước ngọc chẳng tày tấc bóng, ca dao cùng nhắc Đời
người được một gang tay, chứng tỏ dân gian rất quý thời giờ, tiếc từng tấc nắng qua đi. Vậy mà ở đây thời gian
chỉ còn có nghĩa là những ngày, những đêm bị đối xử theo kiểu đoạ đày. Cái kiếp nô lệ mòn mỏi ấy kéo dài
bao nhiêu, cực nhọc bấy nhiêu. Thời gian ở đây không hề cho người ta hưởng niềm vui sông mà chỉ giáng
xuống tội nợ. Em hiểu vì sao trước kia người cố nồng sợ tiếng gà gáy sáng đến thế (Gà kia mày gáy chiêu đăm.
Cho chúa tao nằm, tao ngủ chút nao!) cũng như sau này Chí Phèo đã chửi đến cả “đứa chết mẹ nào đã sinh ra
hắn”, để cho hắn phải kéo lê kiếp sống “rạch mặt ăn vạ” ngày này qua tháng khác như vậy.
Với thân phận phải trải qua cảnh ngộ cơ cực đắng cay đó, người lao khổ xưa chứa chất biết bao nỗi niềm trong
lống. Bị cách biệt khỏi người thân thuộc, xung quanh hầu như chỉ toàn những kế mắng nhiếc, ép thúc, bắt bé,


hăm he… biết giải vây, than thở cùng ai. Ai nghe cho con cuốc giữa trời, dù nó có baokhổ đau, giận hờn nung
nấu đến có thể “kêu ra máu” đi chăng nữa? Nỗi khổ miếng ăn, chỗ ngu không căng thẳng bằng sự cô đơn,
không người chia sẻ. Chi tiết ca dao Dẫu kêu ra máu có người nào nghe này thật khổ tâm. Em được biết ở
Nhật, nơi hơn 80% dân số tự nhận mức sống là từ trung lưu trở lên và đều hài lòng với số phận mình, mà dịch
vụ “Điện thoại vì cuộc sống” (nhằm giải tỏa những uẩn ức cho người bất hạnh, khỏi sa vào bi kịch cô đơn bế
tắc) rất đắt hàng, có ngày chuông réo suốt 22/24 tiếng đồng hồ; thì đủ thấy nhu cầu giải tỏa những nỗi niềm
uẩn ức là quan trọng đến mức nào. Vặy mà đây lại không phải là người Nhật cuối thế kỉ XX sung sướng với
mức sống hàng đầu thế giới. Đây là những người lao động nghèo khổ của đất nước nông nghiệp nghèo nàn
thời trung cổ. Như vậy tâm sự của họ còn bất hạnh gấp bội, nhu cầu giải tỏa của họ còn bức xúc đến đâu!
Nhưng cảnh ngộ lại hết sức cô đơn: “có người nào nghe” đâu, không ai thông cảm chia sẻ cho họ cả!
Cực khố về vật chất, căng thẳng về tinh thần như thế, nên em không ngạc nhiên thấy họ ủ ấp một khát vọng
đồi đời thật táo bạo, mạnh mẽ, mong cho “con vua thất thế lại ra quét chùa , thiêt tha đón đợi sự thay đổi ngôi
hoàn toàn trong xã hội. Phải chăng bằng tất cả kinh nghiệm bản thân của mình cùng như của nhiều đời truyền
lại, họ đã nhận ra chỉ có một cuộc “nổi can qua” quyết liệt như thế mới có thể thay đổi được số phận của mình.
Thật bất ngờ, những người lao động nghẻo khổ bị đày ải, áp bức bao đời ấy, tường đã bị mê muội, thuần hóa
mà cam đành thân phận “xuống sông đội đá, lên chùa đội bia” của mình. Hóa ra, tích gió thành bảo, càng cay
nghiệt lắm, càng oan trái nhiều. Chính những con người quết lá đa, ăn canh cặn, nằm xó lều đó đà nung nâu
chí vùng dậy giải tỏa nỗi niềm, đổi đời số phận!
Quả là câu ca dao chứa đựng chân lí cuộc sống, thề hiện nỗi niềm nhân dân một cách trung thực, trong sáng.
Em vừa cảm động, vừa sung sướng nhận thức được từ những câu ca dao trên nhiều tâm sự sâu sắc cùng như
tiềm lực vĩ đại của nhân dân ta. Tâm sự và tiềm lực ấy, em hiểu nó không chỉ phản ánh một sự thật đã qua
trong lịch sử, mà còn có giá trị như những bài học bổ ích cho cuộc sống hôm nay.
Read more: />ca-trong-may-bai-ca-dao-ve-than-phan-nguoi-lao-dong-ngheo-kho-da-hoc/#ixzz3mUxpsd3S

×