Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 66 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



SƠN VĂN TRƯƠNG


KHẢO SÁT TÍNH KÍCH KHÁNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC GÂY CHẾT CỦA DỊCH TRÍCH
THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS CALAMUS LINN) VÀ DỊCH
TRÍCH HẠT NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) ĐỐI
VỚI BỌ XÍT MUỖI (HELOPELTIS THEIVORA) TRÊN CÂY ỔI
KHÔNG HẠT (PSIDIUM GUAJAVA) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI.



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT



Cần Thơ, 12/ 2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệm kỹ sư
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài:

KHẢO SÁT TÍNH KÍCH KHÁNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC GÂY CHẾT CỦA DỊCH TRÍCH
THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS CALAMUS LINN) VÀ DỊCH
TRÍCH HẠT NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) ĐỐI
VỚI BỌ XÍT MUỖI (HELOPELTIS THEIVORA) TRÊN CÂY ỔI
KHÔNG HẠT (PSIDIUM GUAJAVA) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI.


Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. Lê Văn Vàng Sơn Văn Trương
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh MSSV: 3103701
Lớp: TT1073A1


Cần Thơ, 12/ 2013






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
KHẢO SÁT TÍNH KÍCH KHÁNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT VÀ SO SÁNH
HIỆU LỰC GÂY CHẾT CỦA DỊCH TRÍCH THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS
CALAMUS LINN) VÀ DỊCH TRÍCH HẠT NEEM (AZADIRACHTA INDICA A.
JUSS) ĐỐI VỚI BỌ XÍT MUỖI (HELOPELTIS THEIVORA) TRÊN CÂY ỔI
KHÔNG HẠT (PSIDIUM GUAJAVA) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ
NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI.
Do sinh viên Sơn Văn Trương thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh











TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
KHẢO SÁT TÍNH KÍCH KHÁNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT VÀ SO SÁNH
HIỆU LỰC GÂY CHẾT CỦA DỊCH TRÍCH THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS
CALAMUS LINN) VÀ DỊCH TRÍCH HẠT NEEM (AZADIRACHTA INDICA A.
JUSS) ĐỐI VỚI BỌ XÍT MUỖI (HELOPELTIS THEIVORA) TRÊN CÂY ỔI
KHÔNG HẠT (PSIDIUM GUAJAVA) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ
NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI.
Do sinh viên Sơn Văn Trương thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ngày tháng năm
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ NHIỆM KNN & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG














LỜI CẢM TẠ!
Kính dâng cha mẹ!
Con cám ơn Cha, Mẹ đã hết lòng, tận tụy chăm sóc và lo lắng cho con suốt
quảng đời cấp sách đến trường. Con xin dâng Cha, Mẹ long biết ơn sâu sắc và thiêng
liêng nhất, người đã không ngại khó khăn, vất vả và luôn động viên cho con để con có
được ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lê Văn Vàng, anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn,
động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành bài
luận văn này.
Chân thành biết ơn!
Quý thầy, cô trong Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học
Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn!
Chị Hiền, Vy, Phượng, các bạn thân, các bạn K37, K38 Liên Thông… đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài này.

Sơn Văn Trương












LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Sơn Văn Trương
Ngày sinh: 25/04/1992
Nơi sinh: Đông Thành, Bình Minh, Cửu Long.
Địa chỉ thường trú: số 1110, tổ 8, ấp Phù Ly 2, xã Đông Bình, TX Bình Minh, Vĩnh
Long.
Con ông: Sơn Giang
Con bà: Thạch Thị Bảy
Tốt nghiệp THPT năm 2009-2010 trường THPT Lưu Văn Liệt.




















LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn


Sơn Văn Trương





















MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 13
DANH SÁCH HÌNH 15
DANH SÁCH BẢNG 16
DANH SÁCH VIẾT TẮT 17
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1. Thủy xương bồ ( Acorus calamus Linn) 3
1.1. Nguồn gốc và phân bố 3
1.2. Thành phần hóa học của cây thủy xương bồ (TXB) 3
1.3. Ứng dụng của hợp chất Asarone trong cây Acorus calamus Linn. 4
1.3.1. Phòng trừ nấm gây hại cây trồng. 4
1.3.2. Phòng trừ vi khuẩn. 5
1.3.3. Phòng trừ côn trùng hại nông nghiệp. 5
2. Cây neem (Azadirachta indica A. Juss) 6
2.1. Nguồn gốc 6
2.2. Tên gọi: 6
2.3. Thành phần quan trọng trong neem 6
2.4. Ứng dụng của hợp chất Azadirachtin 7
3. BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora Waterhouse) 10
3.1. Phân loại và ký chủ 10
3.2 Phân bố, mức độ gây hại 10
3.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xít muỗi H. theivora 10
3.4. Triệu chứng gây hại 11


3.5. Thiên địch của bọ xít muỗi 12
4. Giống ổi không hạt (Psidium guajava) 12
5. Kích kháng và phản ứng của cây trồng chống lại côn trùng gây hại. 13

6. Một số hóa chất trong kích thích tính kháng trên cây trồng 13
7. Hoạt chất Abamectin 15
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
2.1. PHƯƠNG TIỆN 16
2.1.1. Địa điểm và thời gian 16
2.1.2.Vật liệu thí nghiệm 16
2.1.3. Nguồn bọ xít muỗi (H. theivora) 16
2.1.4. Dịch trích Thủy xương bồ ( Acorus calamus L.) 18
2.1.5. Dịch trích Cây neem (Azadirachta indica) 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP 20
2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của SA và dẫn xuất của SA lên khả năng sống và gây
hại của ấu trùng H. theivora trên cây ổi 20
2.2.2 Khảo sát và so sánh hiệu lực gây chết của một số dịch trích TXB (A.
calamus), cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora):
21
2.2.3. Xử lý số liệu…………………………………………………………25
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Ảnh hưởng của SA (1,0 mM), SSA (1,0 mM) và MeSA (1,0 mM) lên sự gây
hại và tỷ lệ sống (%) của ấu trùng H. theivora trên cây ổi không hạt (Psidium
guajava) trong điều kiện nhà lưới. 26
3.2. Ảnh hưởng của SA (2,0 mM), SSA (2,0 mM) và MeSA (2,0 mM) lên sự gây
hại và tỷ lệ sống (%) của ấu trùng H. theivora trên cây ổi không hạt (Psidium
guajava) trong điều kiện nhà lưới. 27
3.3. Hiệu lực của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) đối với ấu
trùng (H. theivora), trong điều kiện phòng thí nghiệm. 29


3.4. Hiệu lực của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica) đối với ấu trùng (H.
theivora), trong điều kiện phòng thí nghiệm. 31
3.5. So sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica), thân

rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H. theivora) trong điều
kiện phòng thí nghiệm. 33
3.6. So sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica), thân
rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H. theivora) trong điều
kiện điều kiện nhà lưới. 34
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
4.1. Kết luận 36
4.2. Đề nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37






















Sơn Văn Trương, 2013. “Khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so
sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ ( Acorus calamus Linn) và
dịch trích hạt neem (Azadirachta indica A. Juss) đối với bọ xít muỗi (Helopeltis
theivora) trên cây ổi không hạt (Psidium guajava) trong điều kiện phòng thí
nghiệm và nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực
gây chết của dịch trích thủy xương bồ (Acorus calamus linn) và dịch trích hạt
neem (Azadirachta indica A. Juss) đối với bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) trên
cây ổi không hạt (Psidium guajava) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà
lưới.” được thực hiện trong phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 03
đến tháng 09/2013, đã đạt những kết quả sau:
Khảo sát khả năng phòng trừ của một số hóa chất (SA, SSA và MeSA) và dịch
trích thủy xương bồ và dịch trích neem đối với ấu trùng của bọ xít muỗi trên cây ổi,
nhưng ở cả 2 nồng độ 1,0 và 2,0 mM đều không cho thấy hiệu quả phòng trị.
Hiệu lực gây chết ấu trùng của BXM (H. theivora ) tỉ lệ thuận với các dịch trích
neem và thủy xương bồ, nồng độ càng cao thì hiệu lực gây chết càng lớn.
Khảo sát dãy nồng độ của dịch trích thủy xương bồ và neem trong phòng thí
nghiệm ở các nồng độ 0,1%; 0,2%; 0,4% và 0,8% đều cho thấy khả năng phòng trị có
hiệu quả đối với BXM (H. theivora ), ở nồng độ 0,8% thì khả năng gây chết cao hơn
đạt 56,7% đối với TXB và 72,8% đối với neem 7 ngày sau xử lý (NSXL).
So sánh hiệu quả phòng trừ của của dịch trích thân rễ thủy xương bồ (TXB),
dịch trích hạt neem và thuốc Reasgant 1,8 EC lên ấu trùng H. theivora trong điều kiện
phòng thí nghiệm cho thấy Reasgant 1,8 EC cho hiệu lực tuyệt đối 100% sau 1 NSXL.
Dịch trích của cây neem đạt hiểu quả phòng trị cao đạt 64,5% sau 7 NSXL hơn so với
thủy xương bồ đạt 46,4% ở cùng nồng độ 0,8%.
Tuy nhiên khi so sánh hiệu quả phòng trừ của của dịch trích thân rễ thủy xương

bồ (TXB), dịch trích hạt neem và thuốc Reasgant 1,8 EC lên ấu trùng H. theivora
trong điều kiện nhà lưới cho thấy Reasgant 1,8 EC cho hiệu lực tuyệt đối 100% sau 2


NSXL. Dịch trích của thủy xương bồ đạt hiệu quả phòng trị cao gấp hơn 9 lần theo
thống kê so với neem (TXB 47,5% và neem 5,0% ở cùng nồng độ 0,8%).



DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
1.1
Cấu trúc hóa học của: a) α-asarone; b) β-asarone (Nguyễn Thị
Mỹ Hằng, 2013).
4
1.2
Cấu trúc phân tử azadirachtin (Lê Đông Triều, 2012)
9
1.3
Hai dạng đồng phân quan trọng của azadirachtin (Lê Đông
Triều, 2012)
9
2.1
Hiện tượng bắt cặp của BXM (H. theivora) ở ngoài đồng.
17
2.2
Thành trùng đực và cái của BXM (a): thành trùng cái với mấu đẻ

trứng; (b): thành trùng đực.
17
2.3
Nhân nuôi bọ xí muỗi trong nhà lưới: (a) ấu trùng BXM được nuôi
trong hộp nhựa; (b) thành trùng của BXM được cho bắt cặp và đẻ
trứng trong nhà lưới; (c) ấu trùng BXM (vị trí mũi tên) đang chích
hút lá ổi.
18
2.4
Hình (a) cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.), (b) phần căn
hành được làm sạch và (c) phần căn hành được cắt ra.
18
2.5
Lá neem và trái neem (Azadirachta indica A. Juss).
20
2.6
Thí nghiệm phun SA, SSA, MeSA trong điều kiện nhà lưới.
21
2.7
Cách bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu lực gây chết giữa các dịch
trích trong phòng thí nghiệm.
22
2.8
Cách bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu lực gây chết giữa các dịch
trích trong trong điều kiện nhà lưới.
25
3.1
Triệu chứng gây hại của BXM trong thí nghiệm kích kháng.
28
3.2

Ảnh hưởng của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (Acorus
calamus) lên ấu trùng của BXM trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
30
3.3
Ảnh hưởng của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica A. Juss)
lên ấu trùng của BXM trong điều kiện phòng thí nghiệm.
32




DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Một số kiểu tác động của azadirachtin đối với côn trùng
8
2.1
Đánh giá hiệu lực gây chết của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ
(Acorus calamus) ở các nồng độ khác nhau đối với ấu trùng bọ xít
muỗi (H. theivora).
22
2.2
Đánh giá hiệu lực gây chết của dịch trích hạt neem (A. indica) ở các
nồng độ khác nhau đối với ấu trùng BXM (H.tTheivora)
23
2.3

So sánh hiểu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus), dịch
trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H.
theivora).
24
2.4
So sánh hiệu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus), dịch
trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H.
theivora).
24
3.1
Kết quả ảnh hưởng của SA (1,0 mM), SSA (1,0 mM) và MeSA
(1,0 mM) lên sự gây hại và tỷ lệ sống (%) của ấu trùng H. theivora
trên cây ổi không hạt (Psidium guajava).
26
3.2
Kết quả ảnh hưởng của SA (2,0 mM), SSA (2,0 mM) và MeSA
(2,0 mM) lên sự gây hại và tỷ lệ sống (%) của ấu trùng H. theivora
trên cây ổi không hạt (Psidium guajava)
27
3.3
Kết quả khảo sát hiệu quả của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ
(Acorus calamus) lên ấu trùng (H. theivora).
29
3.4
Kết quả khảo sát hiệu quả của dịch trích hạt neem (A. indica) lên ấu
trùng H. theivora.
31
3.5
Kết quả so sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem
(Azadirachta indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên

ấu trùng BXM (H. theivora).
33
3.6
Kết quả so sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem
(Azadirachta indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên
ấu trùng BXM (H. theivora).
34


DANH SÁCH VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Từ gốc
TXB
Thủy xương bồ
GC/MS
Kỹ thuật sắc ký khối phổ
MIC
Minimum Inhibitory Concentration
BXM
Bọ xít muỗi
SA
Salicylic acid
SSA
Sodium salicylate
MeSA
Methyl salicylate
JA
Jacmonic acid
LC

Lethal Concentration
ĐHH
Độ hữu hiệu
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
NSXL
Ngày sau xử lí
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long




MỞ ĐẦU
Bọ xít muỗi, Helopeltis theivora là một trong những loài côn trùng chích hút đa
ký chủ (Debnath and Rudprapal, 2011). Cả thành trùng và ấu trùng BXM đều có khả
năng gây hại nặng. Để bảo đảm năng suất cây trồng hầu hết các nông dân đều sử dụng
biện pháp hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc trừ sâu (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2002), việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu hóa học gây ra nhiều
rủi ro và ảnh hưởng xấu đối với môi trường sinh thái, cũng như sức khỏe con người,
các loài côn trùng gây hại dễ kháng thuốc vầ dễ gây bùng nổ dịch hại, xuất hiện nhiều
dịch hại mới. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu các loại vật liệu có nguồn gốc tự
nhiên xuất hiện, nghiên cứu các chế phẩm sinh học ít độc và thân thiện với môi trường
để luân phiên hoặc thay thế các loại nông dược hóa học trong bảo vệ thực vật đang
phát triển mạnh mẽ.
Việc sử dụng dịch trích thực vật cũng là một liệu pháp đạt được nhiều kết quả
cùng với sự kích kháng côn trùng bằng axít salicylic và các dẫn xuất của axít salicylic
thì rất có ý nghĩa trong nông nghiệp và lâm nghiệp (Höglund, 2010). Trong đó, axít
salicylic có khả năng kích kháng trên cây bông vải chống lại ấu trùng Helicoverpa
armigera (Sarwar, 2008), sodium salicylate kích kháng trên cây bưởi 5 Roi chống lại

dòi đục lá bưởi (Nguyễn Huy Thảo, 2012) và methyl salicylate kích kháng trên cây
đậu nành chống lại rệp vừng Aphis glycines (Mallingeret al., 2011). Đáng chú ý là
dịch trích cây neem có tác dụng đối với rầy nâu, châu chấu, muỗi, gián, mọt bột đỏ,
sâu tơ (Vũ Văn Độ và Nguyễn Tiến Thắng, 2007; Lê Thị Thanh Phượng và ctv.,
2007). Ngoài ra, dịch chiết xuất từ lá neem có thể kiểm soát đáng kể bệnh đốm lá do
Alternaria sp. ảnh hưởng đến sự hình thành của bào tử Alternaria sesami (Guleria và
Kumar, 2006). Cùng với dịch trích thủy xương bồ có hiệu quả nổi bật với mọt (Paneru
et al., 1997; Tare, 2000), ức chế các hoạt đông sinh sản, gây ngán ăn của nhiều côn
trùng thuộc bộ hai cánh, bộ cánh cứng, cánh nữa cứng, cánh màng, cánh vảy…
(Mathur và Saxena, 1975; Koul et al.,1977). Bên cạnh đó, dịch trích TXB còn có khả
năng kháng nhiều loài nấm như Phytopthora sp. (Lee, 2007; Lê Chí Hùng, 2010),
Fusarium sp. (Singh et al., 2010) và vi khuẩn như Pseudomona aeruginosa,
Salmonella parathypi (Asha và Deepak, 2009).
Từ đó, đề tài: “Khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh
hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (Acorus calamus Linn) và dịch
trích hạt neem (Azadirachta indica A. Juss) đối với bọ xít muỗi (Helopeltis
theivora) trên cây ổi không hạt (Psidium guajava) trong điều kiện phòng thí
nghiệm và nhà lưới” được thực hiện với mục đích đánh giá khả năng gây kháng của


các chất axít salicylic cùng với dẫn xuất của axít salicylic và so sánh hiệu lực phòng
trị của 2 loại dịch trích thủy xương bồ và neem trên ấu trùng bọ xít muỗi.


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Thủy xương bồ (Acorus calamus Linn)
Thủy xương bồ còn được gọi là cây Bồ bồ, Xương bồ, Bạch bồ. Có tên khoa
học là Acorus calamus Linn. Thuộc họ Ráy (Araceae) (Đỗ Tất Lợi, 2003). Acorus có
khoảng 110 chi và hơn 1.800 loài, đa số là cây có rễ ngầm và thân hóa củ (căn hành)

có thể sống lâu năm (Raja et al., 2009).
Theo Meena et al. (2010) A. calamus là cây thân thảo sống nhiều năm có gốc
thành thân rễ (căn hành), rễ mọc ra ở trên căn hành. Lá đều mọc từ gốc, hình dải dài,
có bẻ. Hoa nhỏ, lưỡng tính, thành bông hình trụ, màu vàng hay xanh, không cuống, dễ
rụng.
1.1. Nguồn gốc và phân bố
TXB có nguồn gốc từ Ấ Độ và được phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu,
Đông Nam Á, Ấn Độ và Nhật Bản (Ogra et al., 2009). Theo Meena et al. (2010) thì
cây được trồng khá phổ biến ở khu vực Hymalaya.
Ở Việt Nam A. calamus được trồng khá phổ biến ở các kênh rạch, bờ ao,
mương dùng để làm thuốc hay xông hơi (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Theo Đỗ Tất Lợi
(2004), TXB mọc hoang ở các vùng núi miền Bắc và Trung Việt Nam.
1.2. Thành phần hóa học của cây thủy xương bồ (TXB)
Cây TXB được ghi nhận có hàm lượng tinh dầu khoảng 100 hợp chất khác
nhau. Theo Đỗ Tất Lợi (2003), trong thủy xương bồ có khoảng 1,5 – 3,5% tinh dầu,
trong đó thành phần chủ yếu là asarone C
12
H
16
O
3
, còn được gọi là 2,4,5-
trimethoxypropenyl-benzen. Bao gồm: α, β và γ-asarone (Divya et al., 2011). Chất β-
asarone là thành phần chủ yếu chiếm 77,7-83,2%, α-asarone chiếm 6,8-9,7%, và một
số hợp chất khác như α-pinene, β-ocimene, linalool, δ-elemene, β-caryophyllene, (Z)-
methyl isoeugenol, ar-curcumene, (Z)-α-bisabolene, β-bisabolene, elemicin, α-
calacorene, (Z)-isoelimicin và caryophyllene oxide, ngoài ra còn có một số hợp chất
khác nhau như đường glucose, fructose và maltose… (Kindscher và Kelly, 1992;
Raina et al., 2003).
Theo Raina et al. (2003) ghi nhận, tinh dầu của rễ cây A. calamus ở khu vực

Himalayas bằng kỹ thuật GC và GC/MS có khoảng 29 chất khác nhau, trong đó α-
asarone chiếm 83,2% và β-asarone chiếm 9,7%.


Ngoài ra, hàm lượng của các chất tinh dầu tùy thuộc vào bộ phận (rễ, thân, lá)
ly trích và thời gian thu hái trong năm. Theo Venskutonis (2003) ghi nhận, β-asarone
hiện diện chủ yếu trong lá, chiếm khoảng 27,4-45,5% và trong rễ chiếm 12,75%; trong
khi đó, acorenone là hợp chất chiếm ưu thế trong thân rễ (20,8%) và tiếp theo
isocalamendiol (12,75%). Một số hợp chất béo và chất oxy hóa hiện diện trong tinh
dầu lá với tỷ lệ cao, nhưng hàm lượng β-asarone thì thấp vào tháng 5.
Công thức hóa học của asarone:








1.3. Ứng dụng của hợp chất Asarone trong cây Acorus calamus Linn.
Asarone (2, 4, 5-trimethoxypropenylbenzenes) là hợp chất được phân lập từ
tinh dầu của các thân rễ cây A. calamus. Asarone là hợp chất gây ức chế sự tăng
trưởng và gây ngán ăn trên ngài đêm (Koul et al., 1989). Asarone là hợp chất của 2
dạng đồng phân (α và β-asarone) được chiết tách từ căn hành và rễ của cây thuộc
giống Asarum, đặc biệt là A. europaeum (họ Aristolochiaceae). Cây được ly trích lấy
asarone phổ biến là cây A. europaeum, A. arifolium và A. calamus (họ Araceae), nó
được dùng để xông hơi trị côn trùng. Hợp chất asarone được tìm thấy nhiều nhất ở
trong tinh dầu cây A. calamus (Lewis, 1989). Trong nông nghiệp thì hợp chất asarone
có nhiều ứng dụng trong việc phòng trừ nấm và côn trùng gây hại cho nông nghiệp.
1.3.1. Phòng trừ nấm gây hại cây trồng.

Asarone là một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại nấm,
các hợp chất kháng nấm được tìm thấy trong A. calamus là β-asarone được coi là hợp
chất có hoạt tính sinh học nhất trong thân rễ của cây A. calamus (Mungkornasawakul
et al., 2002). Theo Kungha, 1999, khi ly trích cây A. calamus bằng dung môi alcoholic
có thể gây ức chế sự phát triển của nấm Alternaria brassicae, Alternaria spp.,
Fusarium spp., Rhizoctonia spp., và Selerotinum spp. ở nồng độ 0,1% trở lên.
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của: a) α-asarone; b) β-asarone (Nguyễn
Thị Mỹ Hằng, 2013)



1.3.2. Phòng trừ vi khuẩn.
Khi tiến hành nghiên cứu về khả năng kháng lại vi khuẩn của dịch trích cây A.
calamus thì nhận thấy chỉ có dung môi dùng ly trích là ethyl acetate mới có khả năng
kháng lại vi khuẩn, tuy nhiên không phải vi khuẩn nào cũng bị ức chế, như
Escherichia coli không bị ức chế (Mehrotra et al., 2003). Theo Asha và Deepak
(2009), nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ thân rễ và chất chiết xuất từ lá cây A.
calamus cho hoạt tính kháng vi khuẩn khá cao 16-42 mg/ml.
1.3.3. Phòng trừ côn trùng hại nông nghiệp.
Acorus calamus có tiềm năng kiểm soát một số loại sâu hại khi có mặt trong
sản phẩm thuốc trừ sâu. α-asarone ức chế lên hoạt động côn trùng gây hại qua chế độ
ăn, ảnh hượng đến sự bắt cặp và vòng đời của chúng (Streloke et al., 1989).
Theo Balakumbahan et al. (2010), asarone được cô lập từ tinh dầu của
A.calamus thân và rễ có khả năng ức chế lên sự tăng trưởng, gây chán ăn ở một số loài
ngài đêm. Khi cho asarone vào chế độ ăn nhân tạo của ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 4 thì nó
có khả năng ức chế đáng kể lên sự tăng trưởng của chúng.
Theo Hossain et al. (2008) dịch trích từ rễ cây A. calamus bằng dung môi
petroleum ether có khả năng tiêu diệt được thành trùng của 2 loài mọt thóc đỏ
(Tribolium castaneum, Tribolium confusum) và loài mọt gạo (Stiophilus oryzae). Theo
Koul et al. (1990), tinh dầu cây A. calamus có khả năng làm giảm số lượng côn trùng

ở các bộ: Heteroptera, Coleopteran, Hymenopteran. Và đã có báo cáo các thành phần
độc hại của cây A. calamus chống lại sự phát triển của Spodoptera litura. Theo Su
(1991), β-asarone có hiểu quả phòng trị một số côn trùng gây hại thuộc bộ cánh cứng:
Callosobruchus maculatus, Sitophilus oryzae và Lasioderma serricorne,
Prostephanus truncatus…
Theo Risha et al. (1990), tinh dầu của TXB có hiệu quả phòng trị một số loài
côn trùng gây hại trên hạt bằng phương pháp xông hơi có thể tiêu diệt được thành
trùng và trứng trên bề mặt của hạt. Tuy nhiên, ấu trùng và nhộng sống bên trong hạt
thì ít chịu ảnh hưởng vì chất xông hơi chưa xâm nhập vào trong hạt.
Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, dịch trích TXB thể hiện nhiều hoạt tính của
thuốc trừ sâu (Pal et al., 1996; Ranaweera et al., 1996; Nair và Thomas, 2001; Tewary
et al., 2005), nổi bậc là khả năng trừ mọt (Paneru et al.,1997; Tare, 2000), khả năng
xua đuổi côn trùng (Behl, 1998) và nhện hại (Suliman et al., 2003). Tinh dầu của TXB
A. calamus được ghi nhận có khả năng ức chế các hoạt động sinh sản (antigonadal
activity) của nhiều loài côn trùng thuộc bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh nữa cứng
(Hemiptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera) (Mathur và


Saxena, 1975; Koul et al., 1977); ức chế sự sinh trưởng của nhiều loài côn trùng thuộc
bộ cánh vảy (Lepidoptera) và bộ cánh đều (Homoptera) (Suliman et al., 2003); và gây
ngán ăn đối với ấu trùng của bộ cánh vảy (Lepidoptera) (Koul, 1987).
2. Cây neem (Azadirachta indica A. Juss)
2.1. Nguồn gốc
Cây Azadirachta indica A. Juss hay còn gọi là neem, hay nim là một trong
những loài cây được biết đến từ thời cổ đại ở Ấn Độ (Puri, 2006). Theo Gamble
(1902) neem được trồng và tự mọc rất nhiều ở Ấn Độ và Miến Điện.
Cây neem được du nhập vào châu Phi từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm
1981, neem được du nhập đến Việt Nam bởi nhà lâm học – GS. Lâm Công Định,
được trồng đầu tiên tại tỉnh Phan Thiết, sau đó được nhân rộng ra và trồng ở các tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận. Để phân biệt với loài xoan ta (Melia azedarach L.) là cây

bản địa. Ông đã đặt cho cây neem với tên Việt Nam là “ xoan chịu hạn” căn cứ vào
đặc điểm cây xoan này là rất thích hợp với chế độ khí hậu miền nóng hạn.
2.2. Tên gọi: Tên phổ biến hiện nay “neem”, được đánh vần là “nim”, bắt nguồn từ
tiếng Phạn “nimba” có nghĩa là phun nước. Tên tiếng anh là: Persian lilac, neem tree
(Orwa et al., 2009).
2.3. Thành phần quan trọng trong neem
Theo Koul et al., (2004) trích dẫn Paterson, (2009) thì neem rất giàu thành
phần hóa học, neem có hơn 300 hợp chất thứ cấp tự nhiên. Phần lớn các hợp chất chứa
hỗn hợp của 3 đến 4 hợp chất chính và khoảng hơn 20 các chất phụ khác, các hợp chất
phụ này có tác động theo nhiều cách khác nhau. Còn các hợp chất chính thường là
trierpenoids (đôi khi được gọi là isoprenoids) chứa nhiều trong trái, hạt, lá, thân, cành
và vỏ, chuyên biệt hơn là các limonoid (tetranotriepenoid) (Dennis Dearth IR, 1992.
Trích dẫn Trà Quang Vũ, 2005), với azadirachtin, nimbim, salannim, nimbidin là
những hoạt chất sinh học có tác dụng phòng trị côn trùng hiệu quả nhất, được chiết
xuất chủ yếu từ neem. Mà tiêu biểu cho các hoạt chất phòng trị côn trùng này đó chính
là Azadirachtin.
2.4. Ứng dụng của hợp chất Azadirachtin
Trong y học:
Cây neem từ lâu đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian, được xem là loại
thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền với những công dụng trị liệu hết sức thiết
thực như trị ho, sốt rét, da liễu, viêm loét, tiểu đường… (Nguyễn Thị Ý Nhi, 2012).


Trong nông nghiệp:
Neem chứa nhiều chất kiểm soát dịch hại có khả năng chống lại sâu, bệnh hại
quan trọng, nhưng không gây tổn hại nhiều đến các loài côn trùng có ích như: nhện,
bọ rùa, ong ký sinh, ong mật, ong thợ, sản phẩm neem được coi là tương đối an toàn
cho động vật có vú và con người (Boeke et al., 2004).
Dịch chiết xuất từ lá neem có thể kiểm soát đáng kể bệnh đốm lá do Alternaria
sp. ảnh hưởng đến sự nảy mầm của bào tử Alternaria sesami (Guleria và Kumar,

2006). Theo Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007), Các sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt
neem đều có tác dụng ức chế sinh trưởng đối với 3 loài nấm gây bệnh trên thực vật là
Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Fusarium oxysporum.
Bên cạnh những phẩm chất đã đề cập, neem thậm chí còn được ứng dụng trong
ngành công nghiệp thủy sản, Harikrishnan và Balasundaram (2008) đã chứng minh
neen có hiểu quả chống lại bệnh do Aeromonas hydrophila gây viêm loét da ở
goldfish.
Ngày nay, có khoảng 25 đồng phân đã được biết đến hiện diện trong hạt neem.
Người ta gọi nhóm đồng phân này là azadiractoids hoặc azadiractinoids. Trong đó,
azadirachtin A chiếm một lượng lớn khoảng 80% trong nhóm này, azadirachtin B (3-
Tigloylazadirachtol) chiếm khoảng 15% (Devakumar và Rajesh Kumar, 2008).
Trong các triterpenoids phân lập được từ neem, azadirachtin bị oxy hóa mạnh
nhất, và là một trong những chất phân cực nhất (Johnson et al., 1996).
Khả năng gây ngán ăn của azadirachtin đối với côn trùng lần đầu tiên được
phát hiện vào năm 1952 bởi Schmutterer, ông nhận thấy loài châu chấu sa mạc
Schistocerca gregaria Forscal không ăn cây neem (Koul et al., 2004 trích dẫn
Paterson, 2009). Từ đó việc nghiên cứu về azadirachtin được tiến hành liên tục trong
khoảng 30 năm (kể từ năm 1960). Một số nghiên cứu cho thấy azadirachtin có hiệu
lực tới 90% đối với nhiều loài sâu bọ. Azadirachtin có tác dụng gây ngán ăn mạnh đối
với côn trùng, không giết chết côn trùng một cách trực tiếp mà thay vào đó nó ngăn
chặn và phá vỡ quá trình sinh trưởng và sinh sản của côn trùng gây hại.
Theo Mordue và Nisbet (2000) thì tác động của azadirachtin đối với côn trùng
được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2.1 một số kiểu tác động của azadirachtin đối với côn trùng:
Ảnh hưởng/ vị trí tác động
Kiểu tác động
Gây ngán ăn (chủ yếu)
Vị trí: phần miệng và các cơ quan
thụ cảm hóa học khác
Azadirachtin tác động lên 2 yếu tố

quan trọng trong việc kích thích ăn uống
là: 1) ngăn chặn các tế bào cảm thụ hóa
học, dẫn đến vị giác không hoạt động; 2)


ngăn cản các tế bào tiếp nhận đường.
Kết quả côn trùng chết do biếng
ăn.
Gây ngán ăn (phụ)
Vị trí: ruột
Azadirachtin ức chế nhu động ruột,
giảm sản xuất enzym, ức chế thay mới tế
bào ruột giữa dẫn đến giảm ăn.
Tăng trưởng
Mục tiêu: biểu bì
Ngăn chặn việc tổng hợp hocmon
tăng trưởng bằng cách cản trở phóng thích
peptide morphogenetic từ não bộ, dẫn đến
tăng trưởng chậm, tăng tỉ lệ tử vong, dị tật
và trì hoãn lột xác.
Vô sinh:
Mục tiêu: cơ quan sinh sản
Azadirachtin tác động đến việc sản
xuất ecdysteroid ở buồng trứng dẫn đến
giảm số lượng và chất lượng trứng.
Azadirachtin ảnh hưởng đến sự
hình thành tinh trùng.
Tiến trình cellular
Mục tiêu: tế bào
Azadirachtin ngăn cản phân chia tế

bào trong phân bào giảm nhiễm và
nguyên phân của côn trùng.
Mục tiêu: bộ máy tổng hợp tế bào
Azadirachtin ngăn sản xuất enzym
tiêu hóa trong ruột, ức chế tổng hợp
protein ở nhiều loại mô khác nhau.
Ức chế tổng hợp protein cũng làm
giảm mức độ của các enzym giải độc
trong côn trùng, vì thế có thể hữu ích
trong việc làm giảm tính kháng của côn
trùng.
Theo Mordue và Nisbet (2000) côn trùng thuộc những bộ khác nhau thì có
phản ứng rất khác nhau đối với azadirachtin, bộ cánh vảy thì rất mẫn cảm với
azadirachtin và có thể bị ức chế ở nồng độ <1 - 50 ppm tùy theo loài. Bộ cánh cứng,
bộ cánh nửa cứng và bộ cánh màng thì ít mẫn cảm với azadirachtin hơn.



×