Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất ổi tại huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.58 KB, 55 trang )



Cán bộ hƣớng dẫn: Nguyễn Hữu Chiếm
Ngô Thụy Diễm Trang
ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ - 12/2013






































TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG





NGUYỄN MINH THIỆN


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng





Cán bộ hƣớng dẫn: Nguyễn Hữu Chiếm
Ngô Thụy Diễm Trang
ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ - 12/2013

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG





NGUYỄN MINH THIỆN


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

































i

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với tựa đề là “Ảnh hƣởng của phân xỉ thép
đến sự sinh trƣởng và năng suất ổi tại huyện Phong Điền – Tp Cần Thơ”, do

Nguyễn Minh Thiện thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
thông qua.


PGs.TS. Bùi Thị Nga TS. Ngô Thụy Diễm Trang








PGs.TS. Nguyễn Hữu Chiếm



ii

LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGs.Ts. Nguyễn Hữu Chiếm, Ts. Ngô Thụy Diễm Trang – những người đã tận
tình hướng dẫn, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
- Ths. Trần Sỹ Nam, cố vấn học tập đã quan tâm, giúp đỡ và luôn động viên
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Quý Thầy (Cô) khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, rèn luyện cũng như hoàn thành luận văn đúng tiến
độ.
Xin chân thành cảm ơn

- Tập thể lớp Khoa học Môi Trường K36 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn
thành luận văn.
- Gia đình chú Trần Ngọc Lên, thuộc ấp Mỹ Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong
Điền – Tp Cần Thơ đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng.
Đặc biệt, xin cảm ơn dự án Sumitomo (dự án hợp tác giữa công ty phân bón
Sumitomo – Nhật và Trường ĐHCT) đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện nghiên cứu này.
Trân trọng!


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013




Nguyễn Minh Thiện


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sự sinh trưởng và năng suất ổi tại huyện
Phong Điền – Tp Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng của phân xỉ thép
trong việc cải thiện sự sinh trưởng và năng suất cây ổi cũng như hiệu quả kinh tế. Đề
tài được thực hiện 02 đợt: đợt I từ ngày 01/02/2013 đến ngày 31/05/2013 và đợt II từ
ngày 22/08/2013 đến ngày 31/10/2013 tại vườn ổi Xá Lị của nông hộ Trần Ngọc Lên
thuộc ấp Mỹ Phụng - xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - Tp Cần Thơ (thuộc vùng
sinh thái đất phù sa và nước ngọt quanh năm). Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên (RCBD), được chia thành 20 lô bao gồm 05 nghiệm thức với 04 lần lặp lại.
Diện tích mỗi lô là 50m

2
, tương ứng với 04 cây (khoảng cách là 3,7m x 3,3m). Trong
đó: nghiệm thức 01 (NT1) bón phân theo kinh nghiệm nông hộ; nghiệm thức 02 (NT2)
và nghiệm thức 03 (NT3) bón phân theo quy trình kết hợp với phân xỉ thép (lượng
phân xỉ thép NT3 gấp đôi NT2); nghiệm thức 04 (NT4) bón phân theo quy trình (NT
đối chứng) và nghiệm thức 05 (NT5) bón phân theo quy trình kết hợp với vôi.
Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa NT2, NT3 với các NT
còn lại về các chỉ tiêu tăng trưởng và năng suất (p>0,05). Đồng thời, trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài cho thấy phân xỉ thép chưa có cải thiện lên các chỉ tiêu theo dõi
ở 02 NT này (NT2 và NT3). Bên cạnh đó, lợi nhuận mang lại từ NT2 và NT3 đều rất
thấp. Cụ thể, ở NT3 lợi nhuận chỉ xấp xỉ 17 triệu đồng (16.765.900 đồng/ha/ năm) nếu
sử dụng nguồn lao động thuê.
Tóm lại, thí nghiệm chưa thấy được tác động của phân xỉ thép lên cây ổi trồng
trên đất phù sa. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan đã không thể nghiên cứu sâu
hơn về ảnh hưởng của loại phân này lên một số chỉ tiêu về chất lượng trái cũng như tác
động của nó lên các hệ sinh thái có liên quan.









Từ khóa: ổi Xá Lị, phân xỉ thép, tăng trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế


iv


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu tổng quát 2
1.3 Mục tiêu cụ thể 2
1.4 Nội dung thực hiện 2
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu 3
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây ổi 4
2.2.1 Ngoài nước 4
2.2.2 Trong nước 4
2.3 Một số đặc điểm về cây ổi 5
2.3.1 Kỹ thuật trồng 7
2.3.2 Hiệu quả kinh tế từ việc trồng ổi 8
2.4 Các đặc điểm chung về phân bón được sử dụng trong nghiên cứu 9
2.4.1 Phân đạm 9
2.4.2 Phân lân 10
2.4.3 Phân kali 10
2.4.4 Phân tổng hợp và phân hỗn hợp 10
2.4.5 Phân xỉ thép 11
2.4.6 Vôi 12
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 13
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 15
3.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 15
3.3.4 Lợi nhuận và thu nhập mang lại từ việc trồng ổi 16
3.3.5 Phương pháp xử lí số liệu 16



v

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 17
4.1 Ghi nhận tổng quát 17
4.2 Một số chỉ tiêu theo dõi về sự sinh trưởng của cây ổi 17
4.2.1 Tăng trưởng đọt 17
4.2.2 Số cặp lá 20
4.2.3 Số hoa trên cây 20
4.2.4 Tăng trưởng đường kính trái 21
4.3 Một số chỉ tiêu theo dõi về năng suất của cây ổi 22
4.3.1 Số trái khi thu hoạch 22
4.3.2 Kích thước trái khi thu hoạch 23
4.3.3 Trọng lượng trái khi thu hoạch 24
4.4 Lợi nhuận từ việc trồng ổi giữa các NT 26
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 28
5.1 Kết luận 28
5.2 Kiến nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC


vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần của trái ổi xét trên 100g phần ăn được 6
Bảng 2.2: Loại và lượng phân được khuyến cáo bón cho ổi theo tuổi cây 7
Bảng 3.1: Công thức và lượng phân bón của từng nghiệm thức trong thí nghiệm 13
Bảng 3.2: Hàm lượng dinh dưỡng (g/cây/lần bón) trong 05 nghiệm thức 14
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu theo dõi và số mẫu cần thu 15
Bảng 4.1: Lợi nhuận giữa các NT tại vườn ổi của nông hộ Trần Ngọc Lên 26




DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền Tp Cần Thơ 3
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 14
Hình 4.1: Tăng trưởng đọt giữa các NT trong đợt I (trung bình, n=360) 17
Hình 4.2: Tăng trưởng đọt giữa các NT trong đợt II (trung bình, n=360) 18
Hình 4.3: So sánh mức tăng trưởng đọt giữa đợt I và đợt II (trung bình, n=360) 19
Hình 4.4: Số cặp lá giữa 05 NT theo dõi trong đợt II (trung bình, n=360) 20
Hình 4.9: Kích thước trái khi thu hoạch giữa các nghiệm thức (trung bình, n=30) 23
Hình 4.10: Trọng lượng trái khi thu hoạch giữa các NT (trung bình, n=15) 24
Hình 4.11: Năng suất trái ổi trong 03 tháng theo dõi (trung bình, n=40) 25









1

CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ổi (Psidium guajava L.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các quốc gia có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt
có nhiều loại vitamin và khoáng chất; có thể ăn tươi, làm đồ hộp, nước ép ổi, mứt
ổi,…Quả non, búp ổi, vỏ cây và rễ có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ổi được đánh
giá là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt và
có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm. Thế nhưng trái hẳn với những ưu thế về đặc tính
cũng như thị trường tiêu thụ đang ngày càng mở rộng, cây ổi vẫn chưa thoát ra khỏi
những hạn chế chung của ngành sản xuất cây ăn quả như việc sản xuất manh mún,
chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản lượng chưa nhiều…Riêng tại Việt Nam, ổi là
loại cây ăn quả không phổ biến, chưa thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng khoa
học trong việc đầu tư các đề tài nghiên cứu cũng như rất ít các dữ liệu thống kê về diện
tích, năng suất và sản lượng mang tính chính thức. Ngoài ra, công tác nghiên cứu về
các biện pháp kỹ thuật thâm canh ổi cũng chưa mang tính hệ thống; một số quy trình
kỹ thuật được xuất bản nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và chưa được khuyến cáo
rộng rãi cho người sản xuất. Trong thực tế, người trồng ổi áp dụng phân bón theo tập
quán canh tác của họ mà không quan tâm nhiều đến tài liệu khoa học. Chính vì vậy,
việc tiến hành các nghiên cứu khoa học liên quan đến cây ổi là thật sự cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Song song đó, xỉ thép được hình thành như là một sản phẩm phụ trong quá trình
sản xuất thép. Các thành phần hóa học chính của xỉ thép là các Oxit Canxi (CaO), Sắt
(Fe
x
O
y
), Magiê (MgO), Mangan (MnO

2
), Silic (SiO
2
) và Nhôm (Al
2
O
3
), … Ngoài ra,
trong xỉ thép có hàm lượng lớn đá vôi và chứa một số khoáng chất đặc biệt nên nó còn
có thể dùng làm phân bón. Theo đó, việc sử dụng xỉ thép để thay thế cho supe lân sẽ
góp phần tái chế chất thải công nghiệp hoặc sản phẩm phụ và không những tiết kiệm
chi phí cho phân bón mà còn góp phần mang lại lợi ích môi trường. Tuy nhiên, ứng
dụng thường xuyên phân từ xỉ thép có chứa kim loại nặng có thể dẫn đến việc tích lũy
độc tố trong đất theo thời gian (MacNaeidhe & O'Sullivan, 1999). Cụ thể, phân bón
kiềm mới (tức là xỉ thép - một sản phẩm của Công ty phân bón Sumitomo) có chứa
13,8% Si, 44,3% Ca, 6,4% Mg, 0,07% S, và 79 ppm B. Đến thời điểm hiện tại vẫn
không có thông tin về ảnh hưởng của việc áp dụng loại phân bón này đến năng suất
cây ổi cũng như hiệu quả kinh tế và những tác động đến môi trường đất ở đồng bằng
sông Cửu Long.
Nhận thấy được điều đó, đề tài “Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sự sinh trưởng
và năng suất ổi tại huyện Phong Điền – Tp Cần Thơ” đã được thực hiện.


2

1.2 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá khả năng của phân xỉ thép trong việc cải thiện sự sinh trưởng và năng
suất cây ổi.
1.3 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân xỉ thép đến các chỉ tiêu tăng trưởng trong

từng vụ;
- Khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân xỉ thép đến các thành phần năng suất.
1.4 Nội dung thực hiện
Thu thập tài liệu về quy trình kỹ thuật canh tác ổi và kinh nghiệm sản xuất của
nông dân.
Tìm hiểu về tác dụng của phân NPK, urê, kali, vôi và phân xỉ thép đối với cây
trồng.
Triển khai thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của phân bón ứng với các
nghiệm thức thông qua 20 lô thí nghiệm (50m
2
/lô).
Theo dõi, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu tăng trưởng; các chỉ tiêu về trái cây khi
thu hoạch.
Ghi nhận và tổng hợp số liệu; phân tích đánh giá các kết quả đạt được và tính
toán năng suất cũng như lợi nhuận đạt được; kết luận về mức độ ảnh hưởng của phân
xỉ thép đối với cây ổi và đưa ra kiến nghị.


3

CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu













Hình 2.1: Ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền Tp Cần Thơ
(Nguồn: )
 Bắc giáp xã Giai Xuân, huyện Phong Điền
 Tây giáp xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền
 Nam giáp ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền
 Đông giáp ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền
Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu của trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) với 02 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 25,8
º
C – 28,6
º
C; trung
bình 27,2
º
C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng không lớn. Nhiệt độ
cao nhất là 34,6
º
C vào tháng 05 và thấp nhất là 19,5
º
C vào tháng 01.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1495,5mm,
89,2% lượng mưa tập trung từ tháng 05 đến tháng 11, các tháng còn lại chiếm 10,8%.
Đặc biệt tháng 02 hầu như không có mưa. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 06, 07

và 11 từ 181,1mm – 384,5mm.
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2011)
Vùng nghiên cứu
Ghi chú:


4

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về cây ổi
2.2.1 Ngoài nƣớc
Theo Ortho (1985), chương trình nghiên cứu cải thiện giống ổi được bắt đầu từ
năm 1961 ở Columbia và tại Brazin. Tại Mexico, ổi là một trong những cây trồng hàng
đầu; có diện tích hàng năm khoảng 14.700 ha với sản lượng quả 192.850 tấn. Chỉ
trong những năm gần đây mới có các chương trình nghiên cứu để xác định những
giống ổi năng suất phục vụ cho canh tác và một số lĩnh vực khác có liên quan. Tại một
số nước trên thế giới, các giống ổi có nguồn gốc hoang dại được gọi là Guayabales và
được trồng nhiều tại Hawaii, Malaysia, New Caledonia, Fiji, Puetorico, Cuba và bắc
Florida.
Một số nghiên cứu khác đã cung cấp những thực liệu về màu sắc trái, chất lượng
quả,…của các giống ổi như: Lucknow-49 - được tuyển chọn từ Poona (Cheema và
Desmuk, 1927), Allahabad Safeda, Banarasi, Harijha, Chittidar, Apple Colour,
Baruipur, Behat Coconut, Red Fleshed, (trích bởi Đào Quang Nghị, 2012).
Nhiều nghiên cứu về việc sử dụng xỉ thép sửa đổi đất phèn đã được thực hiện ở
nhiều nước. Phosphogypsum có thể cải thiện tính chất của đất như pH, đất dẫn điện
(EC), khả năng trao đổi cation (CEC), trao đổi Ca, Mg, và tăng năng suất cây trồng
(Alva & Sumner, 1990). Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá tác dụng của xỉ
thép trên cây ăn quả mà cụ thể là cây ổi.
2.2.2 Trong nƣớc
Các giống ổi trong nước được trồng chủ yếu vẫn là các giống địa phương như ổi
Bo, ổi Đông Dư, ổi Mỡ, ổi Đào Tuy nhiên lại chưa có nhiều những nghiên cứu điều

tra tuyển chọn cụ thể đối với các giống này. Trong giai đoạn 2001 – 2005, Viện nghiên
cứu cây lương thực và cây thực phẩm đã nghiên cứu, tuyển chọn, đồng thời xác định
được các dòng, giống ổi triển vọng, có thể phát triển và nhân rộng với chất lượng khá
tốt.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam trong những năm qua đã nhập nội và
khảo nghiệm một số giống ổi từ Thái lan, Malaixia, Đài Loan và đã có những giống
đang được đưa vào sản xuất; trong đó có giống ổi Xá Lị. Thời gian gần đây, tại các
tỉnh miền Bắc, một số giống ổi có nguồn gốc Trung Quốc, Đài Loan với những đặc
điểm hình thái là quả to (150-200 gam/trái), ngọt, hạt mềm đã được người nông dân ở
một số vùng trồng thử. Kết quả cho thấy các giống sinh trưởng và phát triển tốt, cho
năng suất cao, đem lại thu nhập rất lớn cho người sản xuất (từ 08-10 triệu/sào/năm).
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước hầu hết chỉ tập trung về phương
diện đặc tính của những giống ổi mà chưa chú trọng đến các yếu tố khác như phân bón
hay kỹ thuật canh tác nhằm đưa ra một quy trình hoàn thiện từ khâu chọn tạo giống
đến khâu chăm sóc phục vụ nhu cầu của người nông dân. Song song đó, mặc dù các


5

giống ổi khá đa dạng nhưng công tác đánh giá, tuyển chọn vẫn chưa được quan tâm
đúng mức. Việc phát triển vẫn còn mang tính tự phát dẫn tới thị trường không ổn định,
khi thiếu, khi thừa gây thiệt hại cho người nông dân (Đào Quang Nghị, 2012)
Bên cạnh đó là việc rất ít và gần như không có những nghiên cứu về việc ứng
dụng xỉ thép làm phân bón mà cụ thể là trên các giống cây ăn quả, trong đó có ổi. Các
nghiên cứu trước đây được xem là mở ra hướng mới trong việc ứng dụng xỉ thép
nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc biến xỉ thép thành vật liệu xây dựng. Theo tiến sĩ Phạm
Hồng Nhật - Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thì chúng ta không nên
coi xỉ thép là chất thải mà nên xem xỉ thép là một loại nguyên liệu từ đó định hướng
cho người sử dụng có cái nhìn đúng hơn về xỉ thép. Việc tái chế và sử dụng xỉ thép
trên thế giới không còn gì lạ lẫm. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng xỉ thép chưa

được rộng rãi. Xỉ thép có hàm lượng đá vôi cao và chứa một số khoáng chất đặc biệt
nên nó còn có thể dùng làm phân bón. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn còn tâm lý e ngại
khi dùng chất thải xỉ thép tái chế. Vì vậy, chúng ta cần tiến hành các thí nghiệm kiểm
định một số đặc tính trong sản phẩm và công bố rộng rãi để giới thiệu về sản phẩm.
(Nguồn: )
2.3 Một số đặc điểm về cây ổi
Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L., thuộc họ Myrtaceae. Ngoài ra, nó
còn có các tên gọi khác như Guava (Anh – Mỹ), Goyave (Pháp),…
Ổi được xem là có nguồn gốc tại Peru và Bra-xin (hiện vẫn là nơi trồng ổi nhiều
nhất thế giới). Sau đó, ổi trở thành cây thương mại quan trọng tại Úc, Ấn Độ và các
nước Đông Nam Á.
Hiện nay, ở nước ta ổi rất phong phú về giống loại và có sự khác nhau rất lớn
giữa các giống tự nhiên và các giống chọn lọc. Ngay trong cùng một giống cũng có
nhiều khác biệt. Một số giống ổi được nhiều người biết đến là: ổi Bo Thái Bình, ổi
Đào, ổi Mỡ, ổi Xá Lị,…
Một số nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của trái ổi cho biết: trái ổi có hàm
lượng vitamin A, C, axit béo omega3, omega6 và nhiều chất xơ. Hàm lượng vitamin C
trong trái ổi rất cao, mỗi gam thịt quả có thể chứa 486mg vitamin C. Vitamin tập trung
cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài lượng vitamin càng cao (Phạm Hoàng
Hộ, 2006).


6

Bảng 2.1: Thành phần của trái ổi xét trên 100g phần ăn được
Thành phần
Đơn vị
Hàm lƣợng
Calo


35 - 50
Chất đạm
g
0,9 – 1,0
Chất béo
g
0,1 – 0,5
Chất xơ
g
2,8 – 5,5
Calcium
mg
9,1 – 17
Sắt
mg
0,3 – 0,07
Magnesium
mg
10 – 25
Phosphorus
mg
17,8 – 30
Potassium
mg
284
Sodium
mg
3
Kẽm
mg

0,23
Đồng
mg
0,103
Manganese
mg
0,144
Beta Cartene (A)
IU
200 – 792
Thiamine (B1)
mg
0,046
Riboflavine (B2)
mg
0,03 – 0,04
Niacin
mg
0,6 – 1,068
Pantothenic acid
mg
0,15
Pyridoxine
mg
0,143
Ascorbic acid (C)
mg
100 – 500

Bên cạnh đó, ổi là nguồn thực phẩm chứa ít kalori nhưng giàu chất dinh dưỡng

và có nhiều chất chống oxi hóa. Cùng với vitamin A, C trong trái ổi còn có querectin -
một chất có tính chống oxi hóa cực mạnh - có tác dụng kháng viêm nhiễm mãn tính
như hen suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét,…
Ngoài các thành phần trên, trong trái ổi còn có:
Chất hữu cơ (chiếm 7%) như: fructose, glucose, galactose, sucrose.
Các tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm alcohol và andehit như ethyt acetate,
butyrate, humulene, mircene, pinene,…
Các axit hữu cơ và những sắc tố loại chlorophill, anthocyanidin, pectins, pectin-
methylesterase.
(Nguồn: Phạm Ngọc Tuấn, 2009)
Từ những gì đã nêu ta có thể hiểu rằng vì sao mà ổi được ví như một "siêu trái
cây". Không những thế, loại trái này còn được gọi là "táo của vùng nhiệt đới" do người
dân thường sử dụng ổi như một món tráng miệng.


7

2.3.1 Kỹ thuật trồng
a. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 25
º
C – 27
º
C là thích hợp. So với
cam, ổi chịu nhiệt kém hơn hẳn. Khi nhiệt độ thấp hơn 18
º
C thì cây phát triển chậm,
chất lượng kém, trái nhỏ.
Nước: cây ổi chịu ẩm, chịu hạn đều rất khá. Khí hậu sa mạc hay khí hậu rất ẩm,
nhiều mưa ổi vẫn mọc bình thường. Lượng mưa trong giới hạn 1000 – 4000mm không

cần tưới.
Đất: ổi không kén đất, nhưng muốn có năng suất cao vẫn phải chọn đất tốt, mực
nước ngầm ở sâu và phải bón phân. Độ pH thích hợp từ 4,5 – 8,2.
Ổi không sợ gió vì cành dẻo khó gãy. Nhưng để bảo vệ trái (những giống có trái
to) trong mùa bão phải có hàng cây chắn gió và các biện pháp bảo vệ khác.
b. Bón phân cho ổi
Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy vậy, muốn có năng suất cao
và trái to thì cần bón thêm một lượng phân nhất định cho cây ổi. Theo đó, lượng phân
bón được sử dụng tương ứng với tuổi cây như sau:
Bảng 2.2: Loại và lượng phân được khuyến cáo bón cho ổi theo tuổi cây
Tuổi cây
NPK 16:16:8
(g)
Urê
(g)
Kali
(g)
Ghi chú
Một năm
200
50
50
Phân được hòa vào
nước để tưới vào gốc
cây. Tưới 4-6 lần trong
một năm, bắt đầu từ sau
khi trồng 15-30 ngày
Hai năm
400 - 500
100

100
Chia thành 4 lần để bón
trong 1 năm.
Ba năm trở về sau
100 - 200
100
100
Kết hợp với 20-30kg
phân hữu cơ. Bón tất cả
khoảng 10 lần/năm
Ghi chú: khi bón phân cần xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0m. Sau đó bón phân xong lấp đất kín lại.
(Nguồn: Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
c. Phòng trừ sâu bệnh
Cũng như các loại cây ăn quả khác, khi trồng ổi với quy mô tập trung phải chú ý
phòng trừ sâu bệnh. Có nhiều loại rệp sáp, nấm muội hại lá,…nhưng đáng chú ý là
ruồi hại trái (Bactrocera dorsalis). Sâu trưởng thành là một loại ruồi đẻ trứng, trứng nở
thành sâu non và đục vào trái làm trái thối, rụng. Cách phòng ngừa: vệ sinh vườn ổi,


8

cắt bỏ các lá già, thu gom lá rụng đem đốt. Bên cạnh đó, có thể phun Dipterex 02 lần
cách nhau 10 ngày khi quả sắp chín và xử lý bằng Dielrin (diệt nhộng). Làm bẩy bã:
dùng 01 – 02 giọt Metyl ơgienon kết hợp với vài giọt Dipterex 5%. Đĩa đặt bã treo
trong tán cây, nơi râm mát; tốt nhất là hái sớm không để quả chín.
(Nguồn: Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Riêng với vườn nhà của nông hộ Trần Ngọc Lên (ấp Mỹ Phụng - xã Mỹ Khánh -
huyện Phong Điền - Tp Cần Thơ) thì thỉnh thoảng xuất hiện bệnh vàng lá và rầy trắng
làm xoắn lá trên cây ổi. Trường hợp này, vườn ổi được xử lý bằng cách phun ofatox
với liều lượng 20cc/bình 08 lít và phun vào buổi sáng sớm. Phun tổng cộng 32

lít/1000m
2
. Bên cạnh đó, ruồi Vàng (Bactrocera dorsalis - Họ: Trypetidae - Bộ:
Diptera) cũng xuất hiện trong vườn và tấn công trái ổi vào khoảng tháng 04 đến tháng
05 âm lịch. Để giải quyết vấn đề này, chủ vườn tiến hành đặt các bẩy diệt ruồi với loại
thuốc dẫn dụ có tên thương mại là Vizubon-D với liều dùng khoảng 01 muỗng nhỏ/lon
và số lượng 03 lon/bờ.
2.3.2 Hiệu quả kinh tế từ việc trồng ổi
Mặc dù không thuộc loại cây đặc sản, giá trị cao; nhưng nếu biết cách khai thác,
cây ổi vẫn cho thu nhập khá cao. Theo chị Đặng Thị Nhắc ở xã Trung An - huyện Củ
Chi (Tp.HCM), gia đình đang trồng 2.000 gốc ổi. Năm 2011, vườn ổi cho sản
lượng trên 20 tấn/năm, bán với giá 12.000đ/kg trừ chi phí gia đình cũng lãi được trên
100 triệu đồng (Nguồn: ). Với ông Dương Đình Bảng (thôn
Ninh Thôn, xã cẩm Ninh, Ân Thi) với khoảng 500 gốc ổi vào khoảng từ tháng 06 đến
tháng 09 và từ tháng 11 đến tháng 02 (dương lịch) mỗi ngày gia đình thu hoạch 04 –
05 tạ ổi bán cho các thương lái đến từ khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hải
Dương, Hải Phòng, Hà Nội… với mức giá ổn định từ 10 – 12 nghìn đồng/kg. Vào thời
điểm trái vụ mỗi ngày gia đình vẫn bán được 40 - 50kg ổi với giá 20 – 25 nghìn
đồng/kg. Mới chỉ có 02 năm trồng ổi nhưng hiệu quả kinh tế đã thấy rõ. Năm 2011, vụ
quả ngọt đầu tiên, gia đình đã thu lãi trên 100 triệu đồng (nguồn: http://
www.baohungyen.vn). Theo ông Hồ Văn Thành Ly - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung
An thì được sự quan tâm của nhà nước trong dự án hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và Tập
đoàn ChinFon (Đài Loan), nông dân đã được tiếp xúc và áp dụng kỹ thuật mới của Đài
Loan vào việc trồng ổi không hạt nên lợi nhuận mang lại là rất lớn.
Nông hộ Trần Ngọc Lên, với diện tích vườn ổi khoảng 1000m
2
, hiện tại cho thu
nhập trung bình mỗi tháng (sau khi đã trừ đi các chi phí) từ 700.000 – 900.000 đồng.



9

2.4 Các đặc điểm chung về phân bón đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1 Phân đạm
a. Đặc điểm
Phân đạm là các loại phân hóa học mà thành phần chất dinh dưỡng trong phân là
nitơ (N). Các loại phân hóa học có chứa nitơ và còn có các chất dinh dưỡng khác thì
không gọi là phân đạm theo nghĩa phân đơn.
Ở nước ta có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê
CO(NH
2
)
2
, phân Amôn Sunphat (NH
4
)
2
SO
4
và phân Amôn Phôtphat NH
4
H
2
PO
4
.
Trong đó, urê là loại phân có tỷ lệ Nitơ cao nhất. Phân urê có 44 – 48% N nguyên chất.
Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế
giới. Hiện nay, trên thị trường đang tồn tại 02 loại có chất lượng giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm

mạnh.
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ
bảo quản và vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng, phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và
các loại cây trồng khác nhau. Phân này được dùng để bón thúc, thích hợp bón trên đất
chua phèn và có thể pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% để phun lên lá.
(Nguồn: Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
b. Vai trò của phân đạm đối với cây trồng
Đạm là một trong những chất có vai trò quan trọng nhất trong đời sống thực vật
vì đạm là thành phần cơ bản của protein, chiếm khoảng 40 – 50% chất khô của nguyên
sinh chất (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Đạm còn là thành phần của chất
diệp lục – một trong những yếu tố quyết định quang hợp (Trịnh Xuân Vũ và ctv.,
1976). Đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây
trồng (Võ Thị Gương và ctv., 2004). Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều lá,
chồi, cành và hoa. Thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, ít hoa và quả,
năng suất thấp (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005). Khi bón thừa đạm cây phát triển
mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, tốn chi phí mà năng suất
không cao (Đường Hồng Dật, 2002). Bên cạnh đó, khi hàm lượng đạm cao sẽ kích
thích sự tăng trưởng, tăng trọng lượng trái nhưng hàm lượng các chất dự trữ giảm dẫn
đến lượng đường trong trái giảm và hàm lượng axid nitric tích lũy tăng cao, có thể gây
độc cho người sử dụng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Thiếu và thừa
đạm đều làm giảm sự tích lũy carbohydrate, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.


10

2.4.2 Phân lân
a. Đặc điểm
Phân lân là phân bón chứa chất dinh dưỡng là phốt pho (P). Hầu hết các loại phân
lân đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

b. Vai trò của phân lân đối với cây trồng
Chất lân trong cây xuất hiện nhiều nhất trong vùng phân sinh có nhiệm vụ kích
thích sự tổng hợp acid nhân, ATP, NAD(P)H,…rất cần cho các hoạt động biến dưỡng
và hô hấp. Trong cây, lân chứa trong phần cuống lá, sau khi trổ bông thì chuyển sang
bông và hạt (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Hàm lượng lân trong hạt
thường rất cao, khoảng 50 – 80% lân tổng số trong cây được đưa vào hạt (Võ Thị
Gương và ctv., 2004). Lân còn có vai trò quan trọng trong quá trình biến dưỡng chất
béo ở hạt, sự phát triển của rễ, quá trình chín của hạt và trái (Thomas, 1943). Lân
tham gia vào việc tổng hợp chất hữu cơ quan trọng và các quá trình sinh lí quyết định
như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng,…Vì vậy mà nó có tác dụng rất rõ rệt đến
sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (Trịnh Xuân Vũ và ctv., 1976).
2.4.3 Phân kali
a. Đặc điểm
Phân kali là loại phân chứa chất dinh dưỡng chính là kali (K). Hầu hết phân kali
đếu có nguồn gốc từ các mỏ quặng tự nhiên. Cây hấp thụ Kali dưới dạng ion K
+
thông
qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất.
b. Vai trò của phân kali đối với cây trồng
Kali là một chất hoạt hóa của nhiều enzyme cần thiết cho sự quang tổng hợp và
hô hấp, nó cũng tạo các enzyme cần để tạo tinh bột và protein xúc tiến quá trình quang
hợp và vận chuyển quá trình quang hợp về cơ quan dự trữ (Vũ Hữu Yêm và ctv.,
2001). Theo Nguyễn Quốc Vong (2001), kali là thành phần liên kết độ cứng chắc của
cây, giúp cho sự biến dưỡng đường thành tinh bột và cellulose, tăng hàm lượng tinh
bột và hàm lượng đường trong nông sản. Ngoài ra, kali là hợp phần kháng lại bệnh cây
trồng.
2.4.4 Phân tổng hợp và phân hỗn hợp
Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học
để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được
gọi là phân phức hợp.

Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 02 hoặc nhiều loại
phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.
Phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau,
được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp


11

trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S
và các nguyên tố vi lượng khác. Ví dụ: phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân
trên có 16kg đạm nguyên chất (N), 16kg P
2
O
5
và 8kg K
2
O.
(Nguồn: Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
2.4.5 Phân xỉ thép
Tên tiếng anh: medium and micro nutrient fertilizer steel slag (dạng bột -
POWDER) hay còn gọi là phân bón kiềm mới - một sản phẩm của Công ty phân bón
Sumitomo.
Thành phần dinh dưỡng gồm SiO
2
13,8%; CaO 44,3%; MgO 6,4%; S 0,07% và
B 79ppm được chia làm 02 nhóm là trung lượng và vi lượng:
a. Thành phần trung lƣợng
Thành phần trung lượng như là một bộ phận hợp thành phân đa lượng; thông
thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp chúng vào các
loại phân đa lượng.

+ Phân magie (Mg): magie là thành phần của các chất diệp lục, nó giúp cho cây
trồng có khả năng quang hợp tốt. Magie gắn kết các khâu quá trình chuyển hóa hydrat
cacbon và tổng hợp các axit nucleic, nó còn tham gia vào thúc đẩy quá trình chuyển
hóa và hấp thụ đường của cây. Theo Đường Hồng Dật (2002), cây thiếu magie gân lá
có thể bị vàng úa.
+ Phân lƣu huỳnh (S): lưu huỳnh là thành phần của axit amin, giúp cho quá
trình trao đổi chất trong cây được thuận lợi, cấu trúc các protein vững chắc giúp cây
tổng hợp, tích lũy chất dầu. Cũng theo Đường Hồng Dật (2002), thiếu lưu huỳnh, lá
cây chuyển sang màu vàng úa, gân lá biến sang màu vàng, các chồi sinh trưởng kém.
+ Phân canxi (Ca): canxi là thành phần của tế bào; trong tế bào, canxi ở dưới
dạng pectat-canxi. Canxi đảm bảo cho quá trình phân chia tế bào được diễn ra bình
thường, đảm bảo sự bền vững của cấu trúc nhiễm sắc thể, giúp màng tế bào vững chắc.
Canxi hoạt hóa các loại enzyme, làm trung hòa các axit hữu cơ trong cây, nên nó có
tác dụng giải độc cho cây. Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón vôi có tác
động tốt trong việc cải tạo đất, giải độc, giảm chua cho đất. Ngoài ra, còn cung cấp
lượng canxi cần thiết cho cây (Đường Hồng Dật, 2002). Các loại phân chứa lượng
canxi lớn là NPK Văn Điển chứa (13 – 14% Ca), supe lân (chứa 22 – 23% Ca), canxi
nitrate (chứa 36% Ca), phân lân nung chảy Văn Điển (chứa 28 – 32% Ca),… Ngoài ra,
vôi và thạch cao cũng chứa một lượng canxi khá lớn (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2005).
b. Thành phần vi lƣợng
Lượng phân vi lượng cung cấp cho cây trồng rất ít, nhưng chúng có vai trò rất
quan trọng, quyết định tới năng suất và phẩm chất nông sản. Đối với cây trồng, có 6


12

nguyên tố vi lượng được xem là thiết yếu đó là sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng
(Cu), bo (Bo) và molipden (Mo). Cây trồng thiếu một trong số các nguyên tố vi lượng
này, sẽ kém sinh trưởng và phát triển, các hoạt động trở nên rối loạn
(). Phân vi lượng có thể sử dụng để bón vào đất, trộn với các loại

phân khác để bón. Có thể bón phân lên lá cây, ngâm hạt giống, dùng để nhúng rễ,
nhúng hom trước khi trồng.
2.4.6 Vôi
Bón vôi không chỉ cung cấp dưỡng chất canxi cho cây mà còn có nhiều tác dụng
khác mà phân hóa học không có được như ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại
của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô
cơ và thuốc diệt cỏ. Thiếu canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái hay bị
nứt, nếu thiếu trầm trọng thì đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Canxi còn
giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng,
phèn, mặn (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001). Nó còn có tác dụng trung hòa các axit hữu cơ
trong cây, làm giảm ảnh hưởng của ion H
+
trong đất nên ảnh hưởng tốt tới hoạt động
của vi sinh vật nitrate hóa và cố định nitơ (Trịnh Xuân Vũ và ctv., 1976). Cần lưu ý
rằng, hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu canxi, do đó cần phải bón vôi (bột đá
vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp canxi cho cây. Nên bón vào đầu mùa
mưa với liều lượng 30 - 50 kg/km
2
. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn
có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi
thạch cao (CaSO
4
) với liều lượng khoảng 30 - 50 kg/km
2
. Bón bằng cách rải đều trên
đất liếp, tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.
Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất
phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… ngày càng trở nên nghiêm trọng
tại ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh
này là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn

đất hoặc bón liều cao 100 - 200 kg/km
2
nhưng vài năm mới bón lại một lần. Giúp vi
khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất
mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%,
vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân
lân.
(Nguồn: )


13

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành theo 02 đợt: đợt I từ 02/2013 – 05/2013 và
đợt II từ 08/2013 – 10/2013.
Địa điểm: vườn ổi của nông hộ Trần Ngọc Lên, thuộc ấp Mỹ Phụng - xã Mỹ
Khánh - huyện Phong Điền – Tp Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và phƣơng tiện nghiên cứu
Vườn ổi xá Lị ruột trắng 02 năm tuổi tại nông hộ ông Trần Ngọc Lên.
Phân hóa học: N:P:K tỉ lệ 20:20:15; N:P:K tỉ lệ 16:16:8; urê; kali; vôi và phân xỉ
thép - một sản phẩm của Công ty phân bón Sumitomo Nhật Bản.
Thước dây, thước kẹp, cân 5kg, sổ, viết ghi chép,
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), được chia thành 20 lô
bao gồm 05 nghiệm thức với 04 lần lặp lại. Diện tích mỗi lô là 50m
2
, tương ứng với 04

cây (khoảng cách là 3,7m x 3,3m). Thí nghiệm được thực hiện ở vùng sinh thái đất
phù sa và nước ngọt quanh năm.
Bảng 3.1: Công thức và lượng phân bón của từng nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức
(NT)
Công thức
phân bón
Khối lƣợng phân
(g/cây/lần bón)
Khối lƣợng phân
(kg/ha/lần bón)
Phân bón của nông hộ
(NT1)
N:P:K tỉ lệ 20:20:15
120
96
Phân bón
theo khuyến cáo
và phân xỉ thép
(NT2)
N:P:K tỉ lệ 16:16:8
Urê
KCl
Phân xỉ thép
100
25
25
5.800
80
20

20
4640
Phân bón theo
khuyến cáo
và phân xỉ thép
(NT3)
N:P:K tỉ lệ 16:16:8
Urê
KCl
Phân xỉ thép
100
25
25
11.600
80
20
20
9280
Phân bón
theo khuyến cáo
(nghiệm thức đối
chứng)
(NT4)
N:P:K tỉ lệ 16:16:8
Urê
KCl
100
25
25
80

20
20
Phân bón
theo khuyến cáo
và CaCO
3
(vôi)
(NT5)
N:P:K tỉ lệ 16:16:8
Urê
KCl
Vôi
100
25
25
625
80
20
20
500
Urê (46% N); KCl (60% K
2
O)


14

Lần lặp lại 1, 2, 3, 4
NT4
NT3

NT1
NT5
NT2
NT1
NT3
NT4
NT2
NT5
NT3
NT2
NT5
NT4
NT1
NT4
NT5
NT1
NT2
NT3
Kênh dẫn nước
Công thức phân và cách bón dựa trên nền khuyến cáo cho cây ổi ở giai đoạn 02
năm tuổi.
Thời gian bón phân: bón mỗi 03 tháng 01 lần (sau khi mỗi đợt cắt đọt là bón
phân), trong thí nghiệm này chọn giai đoạn tỉa cành là tháng 02/2013 và tháng
08/2013.
Cách bón phân: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 - 1,0m (trong phạm vi tán
cây). Sau đó bón vào đúng lượng phân đã tính toán. Bón phân xong tiến hành tưới
nước, sau đó phủ cỏ lại xung quanh gốc.
Bảng 3.2: Hàm lượng dinh dưỡng (g/cây/lần bón) trong 05 nghiệm thức
Nghiệm thức
(NT)

Hàm lƣợng dinh dƣỡng
(g/cây/lần bón)
N
P
2
O
5

K
2
O
Phân
xỉ thép
CaCO
3

NT1
24
24
18


NT2
28
16
23
5800

NT3
28

16
23
11600

NT4
28
16
23


NT5
28
16
23

500

Cách bố trí thí nghiệm được thể hiện trong Hình 3.1:











Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm



15

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu theo dõi và số mẫu cần thu
Chỉ tiêu theo dõi
Số mẫu cần thu
Các chỉ tiêu nông học
Chiều dài đọt
02 cây x 09 đọt/cây x 20 lô = 360 đọt
Số cặp lá/đọt
02 cây x 09 đọt/cây x 20 lô = 360 đọt
Số hoa trên cây
02 nhánh x 02 cây x 20 lô = 80 nhánh
Đường kính trái
02 trái x 01 cây x 20 lô = 40 trái
Các thành phần năng suất và năng suất
Số trái khi thu hoạch
Tùy vào từng đợt thu hoạch
Kích thước trái khi thu hoạch
04 trái x 20 lô = 80 trái
Trọng lượng trái khi thu hoạch
Tùy vào từng đợt thu hoạch
Năng suất
10m2/lô x 5 x 20 lô = 1000m2
3.3.3 Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu
a. Chiều dài đọt
Dùng thước đo chiều dài của 09 đọt đại diện trên mỗi cây vào những thời điểm
cách nhau khoảng 15 ngày sau khi cắt đọt và bón phân (T

0
=0 tại thời điểm cắt đọt).
Thực hiện trên 02 nhánh chính của 02 cây thuộc mỗi lần lặp lại ứng với từng nghiệm
thức, tiến hành tương tự với 20 lô.
b. Số cặp lá/đọt
Đếm số cặp lá trên từng đọt vào những thời điểm cách nhau khoảng 15 ngày sau
khi cắt đọt và bón phân (T
0
=0 tại thời điểm cắt đọt). Thực hiện trên 09 đọt thuộc 02
nhánh chính của 02 cây ở mỗi lần lặp lại ứng với từng nghiệm thức, tiến hành tương tự
với 20 lô.
c. Số hoa trên cây
Đếm tổng số hoa trên 02 nhánh chính của mỗi cây vào những thời điểm cách
nhau khoảng 15 ngày sau khi cắt đọt và bón phân. Thực hiện trên 02 cây thuộc mỗi lần
lặp lại ứng với từng nghiệm thức, tính trung bình số hoa trên từng nhánh chính, sau đó
nhân với số nhánh chính ứng với mỗi cây, tiến hành tương tự với 20 lô.
d. Đƣờng kính trái
Dùng thước kẹp đo đường kính của 02 trái đã được đánh dấu trên cây vào những
thời điểm cách nhau khoảng 15 ngày. Thực hiện trên 01 cây thuộc mỗi lần lặp lại ứng
với từng nghiệm thức, tiến hành tương tự với 20 lô.


16

e. Số trái khi thu hoạch
Ghi nhận số trái tại những thời điểm thu hoạch theo từng cây. Thực hiện trên 02
cây thuộc mỗi lần lặp lại ứng với từng nghiệm thức. Tiến hành tương tự với 20 lô.
f. Kích thƣớc trái khi thu hoạch
Tại những thời điểm thu hoạch, chọn ngẫu nhiên 04 trái ở mỗi lần lặp lại ứng với
từng nghiệm thức. Dùng thước kẹp đo chiều cao và chiều ngang của từng trái. Tiến

hành tương tự với 20 lô.
g. Trọng lƣợng trái khi thu hoạch
Tại những thời điểm thu hoạch, dùng cân 5kg cân số trái trên 02 cây của các lần
lặp lại ứng với từng nghiệm thức, sau đó tính trọng lượng mỗi trái theo từng cây. Tiến
hành tương tự với 20 lô.
h. Năng suất
Xác định trọng lượng trái trung bình trên mỗi cây tại thời điểm thu hoạch trong
tháng. Ghi nhận theo từng nghiệm thức, sau đó lấy kết quả này nhân với số cây tương
ứng (04cây/nghiệm thức/50m
2
).
3.3.4 Lợi nhuận và thu nhập mang lại từ việc trồng ổi
a. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí
sản xuất.
Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí sản xuất
Trong đó: * Tổng doanh thu = tổng sản lượng x đơn giá sản phẩm.
* Tổng chi phí sản xuất = chi phí phân bón + chi phí thuốc + chi phí
công lao động (bao gồm lao động thuê và lao động gia đình) + chi
phí khác.
b. Thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
3.3.5 Phƣơng pháp xử lí số liệu
Tất các các số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel và Statgraphics, phân tích
phương sai ANOVA để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Các giá trị trung
bình được so sánh bằng phép thử Tukey Test và T – test ở mức ý nghĩa 5%.


17


b
a
a
ab
ab
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
01/02 - 24/02 25/02 - 11/04
Thời gian
Tăng trƣởng đọt
(cm/ngày)
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
01/02
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
4.1 Ghi nhận tổng quát
Vườn ổi của nông hộ Trần Ngọc Lên khoảng 02 năm tuổi, được chăm sóc tương
đối kỹ: dọn cỏ 04 lần/năm và tiến hành cắt tỉa định kì. Nên nhìn chung, các cây ổi ở
những nghiệm thức (NT) theo dõi trước khi bón phân gần như đồng nhất về chiều cao
cũng như đường kính tán. Đợt I (từ ngày 01/02/2013 đến ngày 31/05/2013) rơi vào
mùa khô nên việc chăm sóc tương đối vất vả vì ngoài việc dọn cỏ, tỉa cành còn phải
tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây (trung bình 03 lần/tuần). Đợt II (từ ngày
22/08/2013 đến ngày 31/10/2013) rơi vào mùa mưa nên tiết kiệm được một phần chi
phí cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên, thời điểm này lại là lúc sâu bệnh phát triển mạnh vì

vào mùa mưa côn trùng và sâu bệnh không thể sống trong đất. Chúng di chuyển lên
cao để tìm nơi trú ẩn, sinh sản và bắt đầu tấn công đọt ổi. Nhưng nhờ được theo dõi
chặt chẽ kết hợp với việc chăm sóc tốt, phòng chống sâu bệnh kịp thời nên hầu như
các tác nhân về điều kiện ngoại cảnh không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng
suất của cây.
4.2 Một số chỉ tiêu theo dõi về sự sinh trƣởng của cây ổi
4.2.1 Tăng trƣởng đọt
a. Đợt I
Tăng trưởng đọt là thương số của chiều dài đọt với số ngày theo dõi tương ứng.
Kết quả phân tích được trình bày ở Hình 4.1 cho thấy tăng trưởng đọt dao động trong
khoảng 0,32 – 0,53 (cm/ngày).
Hình 4.1: Tăng trưởng đọt giữa các NT trong đợt I (trung bình, n=360)
Ghi chú: a, b thể hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Tukey Test) giữa 05 NT tại cùng một thời điểm thu
mẫu. Mốc thời gian T
0
=0 tính từ ngày cắt đọt (01/02).
Giai đoạn 01: 01/02 – 24/02 (tăng trưởng sau 45 ngày).
Giai đoạn 02: 25/02 – 11/04 (tăng trưởng sau 25 ngày).

×