Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý – hóa của đất trồng đậu xanh vụ xuânhè và hèthu tại xã mỹ khánh, tp long xuyên, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 85 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  





TRẦN THẾ VIỆT
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN MỘT
SỐ ĐẶC TÍNH LÝ – HÓA CỦA ĐẤT TRỒNG
ĐẬU XANH VỤ XUÂN-HÈ VÀ HÈ-THU TẠI
XÃ MỸ KHÁNH, TP LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG



Cán bộ hướng dẫn
NGÔ THỤY DIỄM TRANG




Cần Thơ, 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  



TRẦN THẾ VIỆT
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN MỘT
SỐ ĐẶC TÍNH LÝ – HÓA CỦA ĐẤT TRỒNG
ĐẬU XANH VỤ XUÂN-HÈ VÀ HÈ-THU TẠI
XÃ MỸ KHÁNH, TP LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG




Cán bộ hướng dẫn
NGÔ THỤY DIỄM TRANG





Cần Thơ, 2013
i

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với tựa đề là “Ảnh hưởng của phân xỉ thép
đến một số đặc tính lý - hóa của đất trồng đậu xanh vụ Xuân-Hè và Hè-Thu tại xã
Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang”, do Trần Thế Việt thực hiện và báo cáo
đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.



PGS. TS. Nguyễn Hữu Chiếm PGS. TS. Bùi Thị Nga






TS. Ngô Thụy Diễm Trang




LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ Tôi tận tình trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời tri ân sâu sắc đến với Ts. Ngô Thụy Diễm Trang đã cung cấp những kinh
nghiệm, kiến thức cũng như những tài liệu chuyên môn và tận tình hướng dẫn, luôn
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả cán bộ Bộ môn Khoa Học Môi Trường, Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo đại học để Tôi hoàn thành tốt công việc học
tập.

Xin trân trọng cám ơn Dự án Sumitomo (dự án hợp tác giữa công ty phân bón
Sumitomo – Nhật và Trường ĐHCT) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp chi phí trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn chung
nhóm đề tài Dự án Sumitomo.
Xin cảm ơn thầy Trần Sĩ Nam đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất để Tôi có thể hoàn
thành quá trình thu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cũng như cung cấp những
kiến thức quý báu và những lời động viên nhiệt tình giúp Tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Lê Minh Long đã tận tình giúp đỡ, cung cấp
những kiến thức và kinh nghiệp quý báu giúp Tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên Khoa Môi Trường và Tài nguyên Thiên nhiên, đặc
biệt là bạn Dương Quỳnh Chi, Lâm Văn Đến, Nguyễn Thanh Cường và bạn Nguyễn
Thị Thanh Nga đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh
thần cho Tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Chân thành!



TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến đặc
tính lý-hóa của đất trồng đậu xanh vụ Xuân-Hè và Hè-Thu tại xã Mỹ Khánh, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí trên nền đất làm rẫy lâu năm trong
vùng đất không bao đê. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại được bố trí
theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Các nghiệm thức được bón phân với các
công thức như sau: Nghiệm thức 1: Bón phân theo kinh nghiệm của người nông dân;
Nghiệm thức 2: Bón phân theo công thức khuyến cáo (RD) + 6300 kg/ha phân xỉ thép;
Nghiệm thức 3: Bón phân theo công thức khuyến cáo (RD) + 12600 kg/ha phân xỉ
thép; Nghiệm thức 4: Bón phân theo công thức khuyến cáo (RD); Nghiệm thức 5: Bón
phân theo công thức khuyến cáo (RD) + 500 kg CaCO

3
/ha. Kết quả cho thấy, việc bổ
sung phân xỉ thép không mang đến hiệu quả tích cực trong việc làm thay đổi các tính
chất lý-hóa đất, hay nói khác đi tất cả các chỉ tiêu theo dõi ở nghiệm thức 2 và 3 không
khác nghiệm thức 4 (nghiệm thức đối chứng). Dung trọng đất có xu hướng giảm và độ
xốp tăng một ít so với mẫu đất ban đầu khi canh tác 2 vụ liên tiếp ở tất cả các nghiệm
thức (trừ nghiệm thức 2). Bón phân theo kinh nghiệm của người nông dân làm cho đất
có xu hướng bị chua hóa. Giá trị pH có sự gia tăng ở tất cả các nghiệm thức khi canh
tác 2 vụ đậu liên tiếp. Giá trị EC và hàm lượng đạm tổng số trong đất cuối vụ Xuân-Hè
cao hơn so với đầu vụ. Hàm lượng chất hữu cơ và lân tổng số ở cuối vụ Xuân-Hè và
Hè-Thu nhìn chung cao hơn ở mẫu đất ban đầu, ngoại trừ nghiệm thức 1 ở vụ Xuân-
Hè. Bên cạnh đó cũng thấy được phân xỉ thép không làm ảnh hưởng đến hàm lượng sắt
tổng trong đất ở cả 2 vụ. Từ đó kết luận việc bón phân xỉ thép không có hiệu quả trong
việc cải thiện các đặc tính lý và hóa của đất qua 2 vụ canh tác đậu xanh trên đất Long
Xuyên, An Giang.

Từ khóa: Phân xỉ thép, xỉ thép, tính chất vật lý đất, tính chất hóa học đất, ảnh
hưởng phân xỉ thép, đất trồng đậu xanh.






MỤC LỤC
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH HÌNH ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2. 1.2 Điều kiện địa lý 4
2.1.4 Đặc điểm về khí hậu 4
2.2 Sơ lược về cây đậu xanh 5
2.2.1 Đặc tính thực vật học 7
2.2.2 Yêu cầu về điều kiện sống của đậu xanh 7
2.2.3 Thời vụ trồng đậu xanh 8
2.3 Các tính chất lí hóa học của đất 10
2.3.1 pH 10
2.3.2 Độ dẫn điện 10
2.3.3 Chất hữu cơ trong đất 11
2.3.4 Đạm trong đất 12
2.3.5 Lân trong đất 12

2.3.6 Sắt 13
2.3.7 Dung trọng 14
2.3.8 Tỉ trọng 15
2.3.9 Độ xốp của đất 16
2.4 Giới thiệu các loại phân bón sử dụng trong nghiên cứu 17
2.4.1 Phân DAP 17

2.4.2 Phân Đạm (URÊ) 17
2.4.3 Phân Kali 18
2.4.4 Phân xỉ thép 18
2.5 Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc tính lí hóa đất 20
2.5.1 Sự tác động của phân bón đến cấu trúc đất 20
2.5.2 Đất hóa chua 21
2.5.3 Những chất độc trong phân bón 21
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 23
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 23
3.3.2 Tiến trình thí nghiệm 25
3.3.3 Các chỉ tiêu phân tích 26
3.3.4 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu 26
a. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu 26
b. Phương pháp phân tích mẫu 29
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 30
4.1 Đặc điểm lý-hóa đất của khu vực nghiên cứu 30
4.2 Đặc điểm lý hóa học của đất trong 2 vụ canh tác đậu xanh 33
4.2.1 Tính chất vật lý của đất 33
a. Dung trọng 33

b. Tỉ trọng 34
c. Độ xốp 36
4.2.2 Tính chất hóa học của đất 37
a. pH 37
b. EC 39
c. Chất hữu cơ 40

d. Tổng đạm 41
e. Tổng lân 43
f. Sắt tổng 44
CHƯƠNG V KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHC
Chất hữu cơ
DAP
Diammonium phosphate
EC
Độ dẫn điện
RD
Recommended dose of mineral fertilizer
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long
TTNCNN
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp
TFe
Sắt tổng
TN
Tổng Đạm
TNHH TM
Trách nhiệm hữu hạn thương mại
TP

Tổng Lân



DANH SÁCH BẢNG


Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Dung trọng đất (Taylor và ctv., 1966)
15
2.2
Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỉ trọng khác nhau
16
2.3
Thành phần dinh dưỡng của phân xỉ thép
19
3.1
Liều lượng phân bón lót cho các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 và 5
25
3.2
Liều lượng phân bón thúc cho 5 nghiệm thức
26
3.3
Hàm lượng dinh dưỡng (kg/ha) cho 5 nghiệm thức
26
3.4
Số lượng mẩu cần thu cho mỗi vụ đậu

28
3.5
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
29
4.1
Đặc tính vật lý của đất Long Xuyên, An Giang được sử dụng để
nghiên cứu về lĩnh vực phát triển Đậu xanh (Vigna radiata L.)
30
4.2
Đặc tính hóa học của đất Long Xuyên, An Giang được sử dụng để
nghiên cứu về lĩnh vực phát triển Đậu xanh (Vigna radiata L.)
31

ix

DANH SÁCH HÌNH








Hình
Tên hình
Trang
2.1
Bản đồ hành chính TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
3

3.1
Mô hình bố trí thí nghiệm
24
4.1
Dung trọng của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
34
4.2
Tỉ trọng của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
35
4.3
Độ xốp của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
36
4.4
Giá trị pH của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
37
4.5
Giá trị EC của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
39
4.6
Hàm lượng chất hữu cơ của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và
Hè-Thu
40
4.7
Hàm lượng đạm tổng số của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và
Hè-Thu
42
4.8
Hàm lượng lân tổng số của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và
Hè-Thu
43

4.9
Hàm lượng sắt tổng số của đất trồng đậu xanh cuối vụ Xuân-Hè và
Hè-Thu
45

1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) R. Wilczek) là cây đậu thực phẩm ngắn ngày
có giá trị kinh tế cao với nhiều ưu điểm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, có hàm
lượng đạm tương đối cao (18 - 22% trọng lượng hạt). Đậu xanh được dân ta sử dụng
rộng rãi như làm giá đỗ, nấu canh, nhân bánh, nấu cháo, đồ xôi, nấu chè Nếu biết
trồng, với năng suất 10 - 12 tạ/ha, đậu xanh là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đậu
xanh là cây trồng không đòi hỏi vốn đầu tư cao do lượng giống và phân bón thấp.
Trồng đậu xanh cũng có tác dụng cải tạo đất như đậu phộng, bộ rễ đậu xanh có nốt sần
do đó có thể cố định đạm từ không khí như ở đậu phộng và các cây họ Đậu khác.
Ngoài ra, ưu điểm trong trồng đậu xanh là tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp
với những vùng có nguy cơ bị hạn (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường,
2008).
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế công – nông nghiệp,
con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng,
trong đó nông nghiệp đóng một phần không nhỏ là nguyên nhân làm cho đất đai ngày
càng bị suy thoái nghiêm trọng. Trong sản xuất nông nghiệp ngày nay người ta đã sử
dụng rất nhiều loại phân bón như phân đạm, lân, kali…, chúng có một vai trò quan
trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Phân bón cũng chính là
những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo quy định về loại và lượng sẽ phát huy
được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng
trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng, phân bón

lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông
nghiệp và môi trường sống, đây là điểm bất cập lớn nhất trong việc canh tác nông
nghiệp ở Việt Nam.
Theo Võ Thị Gương và ctv. (2004), nếu thâm canh liên tục và chỉ bón phân vô
cơ không chú ý bón phân hữu cơ thì trong vòng 20 - 50 năm đất sẽ bạc màu, mất cấu
trúc, rời rạc và năng suất cây trồng giảm mạnh. Việc bón phân chua sinh lý trong thời
gian dài có thể làm cho đất bị chua hóa, mất chất kiềm và có thể bị xi măng hóa. Thêm
vào đó việc độc canh một giống cây trồng nào đó trong thời gian dài cũng làm cho chế
độ dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối vì mỗi loại cây trồng thường chỉ hút nhiều
những chất dinh dưỡng nhất định và ít hút các dưỡng chất khác.
Năng xuất đậu xanh vẫn ở mức trung bình đến thấp với việc sử dụng các loại
phân bón thông thường. Đậu xanh cũng như nhiều loài cây trồng khác là rất mẫn cảm
với điều kiện ngoại cảnh, muốn nâng cao năng suất ngoài việc nắm chắc các đặc điểm

2

sinh trưởng của cây đậu cần phải có sự tác động của các biện pháp kĩ thuật canh tác
thích hợp. Trong đó bón phân đóng một vai trò quan trọng. Để năng cao năng suất đậu
xanh chúng ta cần thay đổi loại và lượng phân bón.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu canh tác và sử dụng phân bón ngày càng rộng rãi,
phân xỉ thép đã ra đời. Đây là một loại phân bón hoàn toàn mới xuất xứ từ Nhật Bản,
được tạo ra bởi quá trình tái chế các sản phẩm gia công (rỉ sắt, là chất độn trong phân
bón) tạo nên một loại phân trung – vi lượng để bón cho cây trồng. Là loại phân ít tan
trong nước, được sử dụng để bón lót cho cây trồng với khối lượng lớn. Chúng bổ sung
những vi chất thiết yếu cho cây, tuy nhiên hàm lượng các chất xỉ thép khá cao có thể
gây nên những biến đổi về tính chất lí hóa của đất mà chúng ta khó có thể dự đoán
được chính xác nếu không có một nghiên cứu nào về vấn đề này vì đây là loại phân
bón hoàn toàn mới lạ đối với người dân Việt Nam.
Hơn nữa, ảnh hưởng loại phân bón xỉ thép này kết hợp với phân NPK lên năng
suất đậu xanh và môi trường đất đang còn bước đầu cần nghiên cứu. Do đó đề tài:

“Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý- hóa của đất trồng đậu xanh vụ
Xuân-Hè và Hè-Thu tại xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến đặc tính lý-hóa của đất trồng đậu
xanh vụ Xuân-Hè và vụ Hè-Thu tại xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát các chỉ tiêu lý đất như dung trọng, tỉ trọng và độ xốp của đất ở đầu vụ và
sau khi thu hoạch vụ Xuân-Hè và Hè-Thu
 Khảo sát các chỉ tiêu hóa đất như pH, EC, tổng N, tổng P, sắt tổng, và chất hữu cơ
trong đất ở đầu vụ và sau khi thu hoạch vụ Xuân-Hè và Hè-Thu.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Thu thập tài liệu về qui trình kĩ thuật và kinh nghiệm trồng đậu xanh của nông dân.
 Tìm hiểu về tác dụng của phân bón đối với cây đậu xanh.
 Bố trí thí nghiệm theo mục tiêu nghiên cứu.
 Thu mẫu và phân tích mẫu đất đầu vụ và cuối mỗi vụ bằng các trang thiết bị có sẵn
ở phòng thí nghiệm Độc học Môi trường của Khoa Môi trường và Tài nguyên
Thiên nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu pH, EC, tổng N, tổng P, sắt tổng, chất hữu cơ,
dung trọng, tỉ trọng, độ xốp của đất trước và sau khi thu hoạch vụ Xuân-Hè và Hè-
Thu.

3

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Mỹ Khánh là xã vùng ven của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang có tọa độ:
10°22′54″B 105°23′09″Đ với tổng diện tích đất tự nhiên 956,36 ha, trong đó diện tích

đất nông nghiệp chiếm 789,89 ha, có 2.653 hộ với 11.484 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người là 19 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ
nghèo khá cao 333/2.653 hộ, chiếm tỷ lệ 12,55%. Chính vì vậy Mỹ Khánh được chọn
là 1 trong 34 xã điểm để xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam –
Campuchia.

4

An Giang có diện tích tự nhiên 3536,76 km
2
bao gồm 11 đơn vị hành chính: 1
thành phố, 1 thị xã và 9 huyện.
Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km. Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
69,789km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 1057 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ
độ 1012 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 10446 (xã Vĩnh
Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 10535 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ
Mới) (Hồ Trần Phúc Huy, 2013).
Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km.
2. 1.2 Điều kiện địa lý
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11 vĩ bắc, tức là nằm gần với
xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với
khí hậu xích đạo (Hồ Trần Phúc Huy, 2013).
2.1.3 Điều kiện hoàn lưu khí quyển
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: Gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào

An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng
băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần
nắng nóng (Hồ Trần Phúc Huy, 2013).
Nắng: An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng
trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày; mùa
mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên
2.400 giờ (Hồ Trần Phúc Huy, 2013)
2.1.4 Đặc điểm về khí hậu
a. Nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5°C đến
3°C; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°C. Nhiệt độ cao nhất
năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°C - 38°C; nhiệt độ thấp
nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°C (năm 1976 và 1998) (Hồ Trần
Phúc Huy, 2013).
Độ ẩm: Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ
tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa
khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78%, và cuối còn 72%. Mùa mưa ở đây

5

thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá
biệt có tháng đạt xấp xỉ 90% (Hồ Trần Phúc Huy, 2013).
b. Lượng mưa
Mưa: Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng
11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa
lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình
trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống (Hồ
Trần Phúc Huy, 2013).
Bốc hơi: Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc

hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm). Trong mùa mưa, lượng
bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào
tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao (Hồ Trần Phúc Huy, 2013).
c. Gió
Gió: An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây
Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối
mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa
đông. An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.
Mây: Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây
nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình
tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10 (Hồ Trần
Phúc Huy, 2013).
d. Đặc điểm nhóm đất
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có
diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tổng
diện tích đất nông nghiệp là 246,821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An
Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi
một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau,
với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác
(www.angiang.gov.vn).
2.2 Sơ lược về cây đậu xanh
Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008) cây đậu xanh (Vigna
radiata (L.) R. Wilczek), thuộc họ đậu (Leguminosae) là cây trồng cạn ngắn ngày, là
cây thực phẩm quan trọng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm được sử
dụng của cây đậu là hạt. Thành phần hạt đậu xanh gồm protein, hydrat carbon, các
vitamin và nhiều khoáng chất. Hàm lượng protein khoảng 24,5% . Protein của đậu

6

xanh chứa đầy đủ các axít amin cần thiết không thay thế có vai trò rất quan trọng trong

đời sống của con người như các chất leucin, valin, tryptophan, methionin, lysine…
Hàm lượng các chất hydrat cacbon trong đậu xanh rất cao, từ 40 - 47% trọng lượng
khô, là một trong 4 cây đậu đỗ giàu hydrat cacbon nhất (cùng với đậu triều, đậu đen,
chickpea). Vitamin chủ yếu là B1, B2 và một số vitamin khác, hàm lượng chất khoáng
khoảng 3,5%, gồm canxi, photpho, sắt. Hạt đậu xanh có thể chế biến thành bột, kết hợp
một phần với bột ngũ cốc để nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Pha bột đậu xanh với tỉ lệ thích hợp (từ 5-
10%) làm tăng chất lượng bánh mì rõ rệt. Bột đậu xanh là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt
cho trẻ em, người già và người ốm yếu. Bánh làm bằng bột đậu xanh là một loại bánh
có giá trị. Trong đời sống hàng ngày đậu xanh thường dùng nấu cháo, nấu chè hoặc
canh đậu xanh, là món ăn mát và bổ. Đặc biệt hạt đậu xanh được dùng làm giá là một
loại rau tốt giàu chất đạm và vitamin, được sử dụng rất phổ biến. Đậu xanh còn được
sử dụng như một loại thuốc giải nhiệt, giải độc, giảm béo phì, cũng như các cây họ đậu
khác rễ đậu xanh cũng có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium, có tác
dụng làm tăng độ phì cho đất, là cây trồng xen với cây trồng khác rất tốt.
Cây đậu xanh có nguồn gốc ở vùng Trung Á, Ấn Độ, Myanma. Hiện được trồng
rộng rãi trong phạm vi từ 400 vĩ Nam đến 400 vĩ Bắc, ở hầu hết các nước vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới của các châu lục. Các vùng trồng nhiều là Đông Nam Á, Ấn Độ,
Đông và Bắc Châu Phi. Riêng Ấn độ có trên 2 triệu ha, Thái Lan gần 300 ngàn ha
(1985-1986). Năng suất đậu xanh trung bình chỉ đạt khoảng 5 - 6 tạ/ha. Những năm
gần đây những giống đậu xanh có năng suất cao trên 10 tạ/ha, cá biệt tới 25 tạ/ha đã
được chọn tạo góp phần tích cực vào việc tăng diện tích và năng suất đậu xanh
(Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường, 2008).
Ở nước ta đậu xanh được trồng lâu đời ở các vùng trong cả nước từ Bắc đến
Nam. Những năm gần đây diện tích trồng đậu xanh có xu hướng tăng chủ yếu trong cơ
cấu cây trồng vụ Đông ở các tỉnh Đồng Bằng và Trung Du phía Bắc, do có ưu điểm là
thời gian sinh trưởng ngắn, tính thích ứng rộng, thị trường tiêu thụ cũng đang mở rộng,
năng suất nói chung còn thấp, chỉ khoảng 5,5 - 6,0 tạ/ha. Ở một số vùng phía Nam như
An Giang, Đồng Tháp…năng suất bình quân trên 10 tạ/ha. Hiện nay nhiều giống đậu
xanh mới, ngắn ngày, năng suất cao đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô

hình tăng vụ luân canh cây trồng. Ở nước ta hiện nay đậu xanh vẫn để tiêu thụ nội địa,
lượng chế biến xuất khẩu không đáng kể (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh
Cường, 2008).

7

2.2.1 Đặc tính thực vật học
Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008) cây đậu xanh là loại
cây thân thảo dạng mộc đứng, cao trung bình 40 - 60 cm. Thân nhỏ, tròn, có lông, chia
nhiều đốt, từ các đốt mọc ra các cành, trung bình có 1 - 5 cành. Rễ cọc, rễ gồm rễ cái
và các rễ phụ, rễ ăn nông phần lớn ở tầng đất mặt với độ sâu khoảng 20 cm. Bộ rễ phát
triển liên tục từ khi cây mọc đến khi ra hoa, kết quả. Trên rễ có nhiều nốt sần chứa vi
khuẩn cố định đạm Rhizobium. Các nốt sần trên rễ bắt đầu hình thành khi cây có 2 - 3
lá thật và đạt tối đa khi cây ra hoa rộ. Trên mỗi cây có khoảng 10 - 20 nốt sần, tập
trung chủ yếu ở cổ rễ. So với đậu tương và đậu phộng thì nốt sần của cây đậu xanh ít
và nhỏ hơn.
Lá kép gồm 3 lá chét, mọc đối nhau ở 2 bên cành. Cả 2 mặt lá đều có lông màu
xanh đậm hoặc xanh vàng. Sau khi mọc 1 - 2 ngày thì lá sò xòe ra, sau 7 - 8 ngày hình
thành lá thật.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá màu vàng tươi. Là loại hoa lưỡng tính, tự thụ
phấn. Thường sau khi mọc 18 - 20 ngày mầm hoa hình thành, sau 35-40 ngày thì nở
hoa. Trong một chùm hoa từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng kéo dài 10 - 15
ngày. Hoa nở được 24 giờ thì tàn, sau khi nở hoa và thụ tinh khoảng 20 ngày là quả
chín.
Quả là loại quả giáp hình trụ, dài 8 - 10 cm, có 2 gân nổi rõ dọc 2 bên quả, khi
chín vỏ quả màu xanh xám, gặp nắng nóng dễ bị tách vỏ. Một cây trung bình có 20 - 30
quả, mỗi quả có 5 - 10 hạt. Hạt hình tròn màu xanh mốc, ruột hạt màu xanh vàng.
Trọng lượng 1000 hạt từ 50 - 70 g.
Phần lớn các giống đậu xanh được trồng hiện nay có thời gian sinh trưởng từ 65
- 75 ngày, năng suất trung bình 1,0 - 1,5 tấn/ha (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh

Cường, 2008).
2.2.2 Yêu cầu về điều kiện sống của đậu xanh
Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008) thì yêu cầu về điều
kiện sống của cây đậu xanh như sau:
Khí hậu: Đậu xanh là cây của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phạm vi nhiệt độ
thích ứng tương đối rộng, từ 15 - 35ºC thích hợp nhất trong khoảng 22 - 27ºC. Ở nhiệt
độ dưới 11ºC hạt không nảy mầm được. Trên 30ºC sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng,
năng suất giảm.
Về cơ bản thì đậu xanh là cây ngắn ngày, tuy khả năng thích nghi với chế độ
chiếu sáng có thay đổi. Yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình. Ánh sáng mạnh đi kèm
với nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất hạt. Trong điều kiện ngày dài
thời gian sinh trưởng cũng kéo dài.

8

Các vùng sản xuất đậu xanh nhiều trên thế giới có lượng mưa trung bình năm từ
600 – 1000 mm thuộc những vùng khô hạn hoặc cận ẩm. Khả năng chịu hạn của đậu
xanh nói chung khá. Tuy vậy ở giai đoạn cây ra hoa và đậu quả nếu bị khô hạn năng
suất sẽ giảm, khi quả lớn và chín nếu gặp mưa nhiều, ẩm độ cao dễ làm hạt nảy mầm
trên đồng ruộng.
Đất: Do có khả năng thích nghi rộng và có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên
cây đậu xanh có thể sống trên nhiều loại đất. Tuy vậy nếu đất có tầng đất mặt nông,
nghèo dinh dưỡng hoặc chua cần bón thêm phân, nhất là lân và vôi.
Độ pH đất thích hợp từ 5,5 – 7,5 nếu dưới 5,0 làm giảm sút rõ rệt sự hình thành
và hoạt động của vi khuẩn, đất trồng đậu xanh cần cao ráo, thoát nước, có thể hơi khô
hạn cũng được.
Chất dinh dưỡng: Nghiên cứu tổng hợp về dinh dưỡng cây đậu xanh, người ta
ước tính để lấy một tấn hạt cây đã lấy đi từ đất 40 - 42 kg N; 30 - 50 kg P; 12 - 14 kg
K; 1,5 kg S; 1,5 kg Ca; và 1,5 kg Mg và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Đạm (N) là yếu tố chính cho sự sinh trưởng và năng suất đậu, nhất là nơi đất

xấu, nghèo dinh dưỡng rất cần đạm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành nhỏ, lá
nhỏ và kém xanh tươi, Tuy nhiên cũng không nên bón đạm nhiều vì đã được vi khuẩn
cộng sinh cung cấp thêm một lượng khá lớn. Bón nhiều đạm có thể làm yếu hoạt động
của vi khuẩn.
Vai trò của lân (P) rất quan trọng. Ở những vùng đất nhiệt đới khí hậu nóng ẩm
và mưa nhiều lân thường bị rửa trôi, bón lân làm tăng năng suất đậu rõ rệt. Lân còn
giúp cho vi khuẩn cộng sinh hoạt động tốt hơn. Thiếu lân cây chậm lớn lá có màu xanh
tối, mép lá biến vàng, bộ rễ phát triển kém cây chậm ra hoa và chín muộn.
Kali (K) làm hạt mẩy, tăng chất lượng hạt, giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã và
tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Các chất trung lượng như lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg) là những yếu
tố dinh dưỡng quan trọng với cây đậu xanh.
Các chất vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), Bo (B), Molipden
(Mo)…nói chung cũng rất cần nhưng thường không thiếu do có trong đất và các loại
phân bón. Tuy vậy để cây sinh trưởng phát triển tốt cũng nên bổ sung các loại phân
bón lá có vi lượng.
2.2.3 Thời vụ trồng đậu xanh
Nói chung với điều kiện khí hậu nước ta cây đậu xanh có thể trồng được quanh
năm. Riêng miền Bắc nên tránh những tháng lạnh nhất của mùa đông (tháng 1-2). Ở
miền Nam tránh khi quả chín vào những tháng mưa nhiều (tháng 9-10) (Nguyễn Mạnh
Chính & Nguyễn Mạnh Cường, 2008).

9

Trong phạm vi cả nước có 3 thời vụ gieo đậu chính là:
 Vụ Xuân: gieo từ 20/2-20/3
 Vụ Hè: gieo từ 20/5-20/6
 Vụ Thu Đông: gieo từ 20/8-20/9
2.2.4 Phân bón cho đậu xanh
Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008) thì liều lượng phân

bón cho đậu xanh được bón như sau:
Lượng phân bón cho 1 ha cây đậu xanh nói chung gồm phân chuồng 4 – 5 tấn +
20 – 30 kg N+ 40 - 60 kg P
2
O
5
+ 30 - 50 kg K
2
O.
Theo quy trình canh tác giống đậu xanh ĐX 044 của trường Đại học Nông
nghiệp 1, lượng phân bón cho 1 ha là 5 tấn phân chuồng + 20 kg N + 40 - 60 kg P
2
O
5
+
30 - 40 kg K
2
O.
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (TTNCNN) Hưng Lộc (Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam) khuyến cáo lượng phân bón cho 1 ha giống đậu xanh
HL2 ở các tỉnh phía Nam là 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 50 kg P
2
O
5
+ 50 kg K
2
O.
Lượng vôi bón tùy theo độ chua của đất, khoảng từ 500 - 800 kg/ha.
Cách bón là bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và vôi, trộn và rải đều trên mặt khi
bừa đất lần cuối. Phân đạm và kali chia bón thúc 2 lần khi cây có 2 - 3 lá thật (khoảng

15 ngày sau khi gieo) và khi cây bắt đầu ra hoa. Phân bón thúc rải theo hàng kết hợp
xới đất, vun gốc hoặc hòa nước tưới.
Phân đạm thường dùng là urê (46% N), phân lân là super lân (18% P
2
O
5
) và
clorua kali (KCl 60% K
2
O).
Theo công thức bón của TTNCNN Hưng Lộc như trên thì lượng các loại phân
khoáng cần cho 1 ha là 65 kg urê (30 kg N), 277kg super lân (50 kg P
2
O
5
) và 83 kg
KCl (50 kg K
2
O) (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường, 2008).


10

2.3 Các tính chất lí hóa học của đất
2.3.1 pH
Độ chua của đất ảnh hưởng đến nhiều tiến trình xảy ra trong đất. Nhiều phản
ứng hóa học và sinh học chỉ xảy ra ở một khoảng pH nhất định. Tốc độ phân hủy chất
hữu cơ và hòa tan khoáng sét cũng bị ảnh hưởng bởi pH đất. Sự tạo thành các loại
khoáng sét cũng tùy thuộc pH. Sự sinh trưởng của cây trồng cũng bị ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp bởi pH của đất. pH ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của

các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây do đó gián tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng cây
trồng. Nồng độ ion H
+
cao trong dung dịch gây độc ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng cây trồng (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Giá trị pH đất biểu thị hoạt độ ion H
+
trong dung dịch đất, là chỉ tiêu đánh giá
đất quan trọng, vì nó thường ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vi sinh vật đất,
vận tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, ảnh hưởng trực tiếp đến dinh
dưỡng của cây trồng, độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất và độc chất (Ngô Ngọc
Hưng, 2004).
Giá trị pH còn đánh giá tính chất hóa lý của đất và thông qua đó chúng ta ước
đoán được độ phì nhiêu của đất. pH
H2O
để hiểu lượng H
+
(hoặc các chất có phản ứng
cân bằng với H
+
) tự do trong dung dịch đất (lượng nước và ion tan trong nước) (Trần
Kim Tính, 2003).
2.3.2 Độ dẫn điện
Độ dẫn điện (Electrical Conductivity, EC) đất là sự đo độ dẫn điện của dung
dịch đất, dung dịch càng có nồng độ muối tan cao sẽ có độ dẫn điện cao. Muối tan
trong đất bao gồm các cation và anion tan trong nước. Các cation chủ yếu là Na
+
, K
+
,

Ca
2+
và Mg
2+
, liên kết với các anion Cl
-
, SO
4
2-
, một ít CO
3
2-
và HCO
3
-
(Ngô Ngọc
Hưng, 2004).
Đất mặn (Saline soil) khi EC của dung dịch trích bảo hòa >4 mS/cm. Đất phèn
có Mn
2+
, Al
3+
, Fe
2+
, cao trong thành phần muối tan cũng gây nên EC của đất cao. Đơn
vị đo EC là mS/cm (hoặc mmho/cm) (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Hàm lượng muối cao trong đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của rễ cây
trồng. Đất nhiễm mặn với hàm lượng Na cao gây phá hủy cấu trúc của đất. Đất phèn
với hàm lượng muối Fe, Al cao gây độc cho cây trồng (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Đất mặn thường chứa một lượng lớn muối hòa tan trong dung dịch, những muối

này thường làm giảm sự nảy mầm của hạt và sự tăng trưởng của cây (Trần Sỹ Nam,
2011).

11

Thông thường năng suất của cây trồng không bị ảnh hưởng nhiều ở mức độ EC
= 0-2 dS/m, ở mức 2-4 dS/m ảnh hưởng đến một vài loài cây trồng và ở tại mức độ 4-5
dS/m sẽ ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng và trên 8 dS/m có ảnh hưởng nhưng có
một số cây trồng có khả năng chịu đựng được (thang này được dùng cho EC bão hòa)
(Trần Sỹ Nam, 2011). Biết được EC của mẫu đất sẽ giúp có kế hoạch quản lí cũng như
chọn các loại cây trồng phù hợp, đặc biệt là có chế độ tưới nước phù hơp.
Có thể chuyển từ độ dẫn điện tính bằng mmhos/cm sang các giá trị độ mặn như
sau:
 Nồng độ muối mg/L= 640 x EC (mmhos/cm)
 % muối trong dung dịch = 0,064 x EC (mmhos/cm)
 % muối trong đất = 0,064 x EC x % nước ở ẩm độ bão hòa/100
Trên đất phèn nặng hàm lượng Al
3+
, Fe
2+
cao nên độ dẫn điện cũng cao hơn trên
đất phù sa (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
2.3.3 Chất hữu cơ trong đất
Đất cấu tạo bởi 3 thành phần chính: Chất rắn, chất lỏng, chất khí. Đất lí tưởng
cấu tạo bởi 50% chất rắn, 25% chất lỏng, 25% chất khí. Trong thành phần chất rắn
45% là chất vô cơ, 5% là chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất gồm 2 dạng chính: hợp
chất mùn và không phải chất mùn (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., (2012) chất hữu cơ (CHC) trong đất về nguyên
tắc gồm 3 thành phần chính: Sinh khối của sinh vật sống, thành phần chất hữu cơ bán
phân hủy bao gồm các vật liệu hữu cơ đang phân hủy có thể nhận diện được nguồn gốc

và thành phần chất hữu cơ đã phân hủy. Thành phần chất hữu cơ bán phân hủy có vai
trò quan trọng về mặt lí học đất như làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp của đất, tăng
cường cấu trúc của đất…tuy nhiên xét về mặt hóa học đất, thành phần này không quan
trọng do ít ảnh hưởng đến các đặc tính hóa học đất.
Thành phần chất hữu cơ phân hủy có nguồn gốc chủ yếu từ xác bả thực vật, có
vai trò rất quan trọng về mặt hóa học đất, được gọi một cách chính xác là chất mùn của
đất. Chất mùn của đất không đơn thuần được hình thành từ sự phân hủy các chất hữu
cơ mà được hình thành từ cả 2 tiến trình: Sự phân hủy chất hữu cơ và sự mùn hóa trong
đất (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Theo Ngô Ngọc Hưng (2004) các hợp chất mùn được tổng hợp trong tiến trình
mùn hóa từ các sản phẩm phân hủy của lignin và các hợp chất nitrogen sản sinh trong
quá trình phân hủy chất hữu cơ. Các hợp chất mùn bao gồm humic, acid humic và acid
fulvic.

12

Chất hữu cơ trong đất bao gồm các nguyên tố chính là C, H, O, N, S, P và một
hàm lượng rất thấp các nguyên tố vi lượng. Vì vậy chất hữu cơ được xem là yếu tố
quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là yếu tố làm tăng lượng và chất của
CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lí của đất và khả năng giữ ẩm của đất. Sự
tích lũy của chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật, thực vật
cũng như phân bón hữu cơ (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Theo Lê Thanh Bồn (2009), chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, là
nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu của đất, là phần quý giá nhất của đất, là kho dự trữ
dinh dưỡng cho cây trồng. Số lượng, thành phần và tính chất của chất hữu cơ có ảnh
hưởng lớn đến quá trình hình thành đất và các tính chất lý, hóa, sinh học xảy ra trong
đất.
Sự tích lũy chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật,
thực vật cũng như bón phân hữu cơ. Hàm lượng, thành phần mùn quyết định hình thái
và các tính chất vật lý, hóa học, độ phì của đất (Ngô Ngọc Hưng, 2004).

2.3.4 Đạm trong đất
Trong điều kiện bình thường 98% đạm tổng số nằm dưới dạng hữu cơ. Trong đó
phần mùn ổn định chỉ khoáng hóa 2-3% một năm. Phần khoáng hóa cố định phụ thuộc
vào loại khoáng sét, biến động trong khoảng 20-30% tổng số đạm trong đất. Do vậy,
chỉ tiêu đạm tổng số giúp đánh giá khả năng tiềm tàng của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Theo Trần Sỹ Nam (2011) đạm tổng số bao gồm tất cả các dạng đạm vô cơ và
hữu cơ hiện diện trong đất. Phần lớn đạm trong đất ở dạng hữu cơ (>95%), một lượng
nhỏ tìm thấy trong các dạng vô cơ. Đạm hữu cơ trong đất thường tồn tại ở dạng acide
amine, các hợp chất protein,… Các dạng đạm này là nguồn dự trữ và phân hủy dần để
cung cấp cho thực vật. Chất hữu cơ trong đất thường chứa khoảng 5%, do đó có sự
tương quan chặt giữa hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng N tổng số của đất, đất càng
giàu chất hữu cơ hàm lượng N tổng số càng cao.
Việc phân tích đạm tổng số trong đất nhằm mục đích đánh giá trữ lượng tiềm
tàng của đạm trong đất. Đất có hàm lượng đạm tổng số cao được đánh giá là đất có độ
phì nhiêu tiềm tàng cao, đất này có khả năng cho năng suất cây trồng cao nếu đạm
trong đất được quản lý tốt (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).
2.3.5 Lân trong đất
Lân (P) trong đất gồm lân vô cơ và hữu cơ. Trong các loại đất khoáng, các dạng
lân vô cơ chiếm ưu thế, trái lại lân hữu cơ chiếm ưu thế trên các loại đất hữu cơ. Theo
Phạm Tiến Hoàng (1991), hàm lượng các dạng lân trong đất là một trong những yếu tố

13

quyết định độ phì nhiêu. Đối với đất, P là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất “đất giàu P
mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu P”.
Lân (P) rất cần cho thực vật dù hàm lượng lân thực vật cần rất thấp. Trong đất,
các dạng H
2
PO
4

-
và HPO
4
2-
là những dạng lân được sử dụng làm chất dinh dưỡng cho
thực vật. Về phương diện dinh dưỡng thực vật có thể chia lân trong đất thành các dạng
sau: Lân hòa tan trong dung dịch đất, lân có thể huy động được và lân khó tan (Trần Sỹ
Nam, 2011)
Lân là một trong số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Lân tổng số
sẽ ảnh hưởng đến lượng lân hữu dụng cho cây trồng hút thu. Tuy nhiên, độ hữu dụng
của lân phụ thuộc và nhiều yếu tố: pH của đất, sự phân hủy chất hữu cơ, hoạt động của
vi sinh vật. Hàm lượng lân tổng số trong đất thay đổi đáng kể theo loại đất và vùng đất.
Hàm lượng lân tổng số không phản ánh lượng lân hữu dụng trong đất đối với cây
trồng. Lân được cây hút thu ở dạng các ion vô cơ như: H
2
PO4
-
, HPO
4
2-
được gọi là lân
hữu dụng (Trần Sỹ Nam, 2011).
2.3.6 Sắt
Sắt (Fe) là một nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Nếu trong đất thiếu sắt
di động cây trồng phát triển kém. Ngược lại nếu sắt di động cao cây trồng phát triển
kém do sắt giữ chặt một số anion như photphat hoặc tạo ra các hợp chất như FeS gây
khó khăn cho hô hấp bộ rễ. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành kết cấu đất,
trong việc điều hòa chế độ lân của đất vùng nhiệt đới đặc biệt với đất lúa ngập nước
(Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1997).
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, sự tích lũy Fe trong đất là một quy luật tất

yếu, biểu hiện ở màu sắc đỏ, vàng của đất. Sắt tổng số cao ở đất đồi (khoảng 10%
Fe
2
O
3
ở đất đỏ vàng/granit và khoảng 25% ở đất bazan), thấp hơn ở đất trồng lúa nước
(khoảng 1,5% Fe
2
O
3
ở đất bạc màu và 10% ở đất phù sa sông Hồng) (Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa, 1997).
“Sắt tự do”

(free iron) hay “sắt hoạt động” (active iron) chủ yếu ở dạng axít (loại
trừ một số loại đất như podsolic phức hữu cơ là chủ yếu). Trừ trường hợp những vùng
lượng mưa không đáng kể, còn đất nhiệt đới ẩm mưa nhiều Việt Nam lượng muối sắt
hòa tan thường rất nhỏ (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1997).


14

2.3.7 Dung trọng
Theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., (2012), dung trọng đất là khối lượng của một đơn
vị thể tích đất khô kiệt còn giữ nguyên kết cấu tự nhiên (còn cả những lỗ rỗng tự
nhiên). Dung trọng thay đổi theo thành phần cơ giới, cấu trúc đất, thành phần khoáng,
chất hữu cơ. Tầng đất có dung trọng càng lớn thì đất đó càng có nguy cơ bị nén dẽ
mạnh.
Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng dùng để đánh giá độ phì vật lý và hóa
học đất (Trần Bá Linh và ctv., 2006). Dung trọng phụ thuộc vào các thành phần

khoáng, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc và kỹ thuật làm đất. Độ
tơi xốp của đất thường cao nhất khi làm đất, sau đó bị nén dẽ dần và dung trọng tăng
lên, sau một thời gian dung trọng sẽ đạt cân bằng và không thay đổi, đất có dung trọng
thích hợp nhất cho cây là 1,0 – 1,1 g/cm
3
(Võ Thị Gương và ctv., 2004)
Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng, được sử dụng để đánh giá độ phì của
đất về mặt vật lí (như tình trạng nén dẽ, độ xốp, độ thấm) và hóa học (như ước lượng
hàm lượng tương đối chất hữu cơ trong đất và điều kiện đất có được thoáng khí hay
không). Ngoài ra dung trọng có liên quan đến sự giữ nước, trao đổi không khí, phát
triển của bộ rễ, các tiến trình sinh học. Dung trọng cùng với các thông số quan trọng
khác phản ánh sự suy thoái của đất và đánh giá mức độ bạc màu của đất (Nguyễn Mỹ
Hoa và ctv., 2012).
Đất canh tác thông thường có dung trọng 0,9–1,2 (Taylor và ctv., 1966). Tầng
đất có dung trọng càng lớn thì đất càng có nguy cơ nén dẽ mạnh, khả năng trao đổi
nước và không khí kém, rễ cây khó xuyên qua. Dung trọng của đất thay đổi theo chế độ
canh tác và tác động của môi trường (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Theo Lê Văn Khoa (2004), giá trị dung trọng bình quân của đất thịt có canh tác
biến động trong khoảng 1,1 – 1,4 g/cm
3
. Để cây trồng phát triển tốt dung trọng nên giới
hạn trong khoảng 1,1 – 1,4 g/cm
3
với đất cát. Dung trọng cũng được tính toán tổng
lượng nước có thể bị giữ bởi đất theo một thể tích nào đó và cũng để đánh giá khả năng
phát triển hệ thống rễ cây trồng và độ thoáng khí của đất.
Dung trọng của đất phụ thuộc vào 3 yếu tố như tỷ trọng, ngoài ra còn phụ thuộc
vào kết cấu và độ xốp của đất. Các loại đất tơi xốp thường có dung trọng nhỏ và ngược
lại những đất bí chặt, kém tơi xốp thì dung trọng lớn (Lê Thanh Bồn, 2009).
Như vậy dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu

của đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và
ngược lại những loại đất chặt bí kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thường có dung
trọng lớn. Trong phẫu diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng
tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì càng xuống sâu hàm lượng mùn của đất càng

×