Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Góp phần nghiên cứu phân loại chi hấp linh (hapaline schott) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 39 trang )






TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======



NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG



GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI HẤP LINH (HAPALINE SCHOTT)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN DƢ
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật






HÀ NỘI, 2015





LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp
đỡ của TS. Nguyễn Văn Dư và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn trân thành nhất đến thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơnTS. Trần Thế Báchtập thể cán bộ phòng Thực
vật Dân tộc học– Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè
trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 22/ 04/ 2015
Sinh viên


Nguyễn Thị Hƣơng Giang






LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Góp phần nghiên cứu phân loại chi Hấp linh (Hapaline
Schott) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Văn Dư. Các kết quả trình bày trong
khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
trƣớc đây.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 22/ 04/ 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hƣơng Giang





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 4
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNGVÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 6
2.2. Phạm vi nghiên cứu: 6
2.3. Thời gian nghiên cứu: 6

2.4. Nội dung nghiên cứu 6
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
3.1. Hệ thống phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam 10
3.2. Đặc điểm hình thái chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam 10
3.2.1. Dạng sống 10
3.2.2. Thân 10
3.2.3. Rễ 10
3.2.4. Lá 11
3.2.5. Cụm hoa 11
3.2.6. Hoa 11
3.2.7. Quả và hạt 12
3.3. Phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam 12
3.3.1. Danh pháp và mô tả chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam 12
HAPALINE Schott – Hấp linh 12
3.3.2. Khoá định loại các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam 13


3.3.3. đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam 13
3.4. Bƣớc đầu tìm hiểu giá trị tài nguyên của chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở
Việt Nam 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 27
PHỤ LỤC 2. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÕNG TIÊU BẢN 28
PHỤ LỤC 3. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC 29
PHỤ LỤC 4. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM 30

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ ẢNH MNH HỌA 31


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa
học nghiên cứu về thực vật, trong đó, chuyên ngành Thực vât họclà cơ sở
khoa học cho các ngành khoa học khác nhƣ Sinh thái học, Sinh lý thực vật,
Tài nguyên thực vật, Dƣợc học,…
Hấp linh (Hapaline Schott) thuộc họ Ráy(Araceae). Ở Việt Nam, chi
Hấp linh tuy là một chi nhỏnhƣng những nghiên cứu về chi có vai trò quan
trọng trong chuyên ngành thực vật học, đặc biệt là hệ thống phân loại họ Ráy
(Araceae). Các loài thuộc chi Hapaline tuy chƣa đƣợc đánh giá về giá trị về
kinh tế nhƣng nó góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học cho hệ thực vật ở Việt
Nam nói riêng và trong khu vực nói chung.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi
Hấp linh ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử
dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Góp
phần nghiên cứu phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại và giá trị tài nguyên chi
Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam một cách có hệ thống, góp phần hoàn
thiện cho việc nghiên cứu và biên soạn họ Ráy (Araceae) cho bộ sách Thực
Vật Chí Việt Namvà những nghiên cứu có liên quan.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học:
+ Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ
Ráy ở Việt Nam.
+ Bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ

liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam.

2
– Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành sinh thái, tài nguyên sinh
vật, đa dạng sinh học,v.v.
+ Góp phần nâng cao chất lƣợng sử dụng các phƣơng pháp trong
nghiên cứu và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung trong đó có chi
Hấp linh nói riêng.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Hấp linh
(Hapaline Schott) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống. Trong đó
nhiều thông tin mới đƣợc cập nhật.
5. Bố cục của khóa luận:
Gồm: 38 trang, đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2
trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 3 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi,
thời gian, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 (Kết quả
nghiên cứu: 12 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (22
tài liệu); bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.



3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, chi Hấp linh (Hapaline Schott) đƣợc biết đến nhƣ là một
chi nhỏ thuộc phân họ (Aroideae), họ Ráy (Araceae). Hiện nay, cả chi mới
biết đến 8 loài, phân bố từ Miến Điện (Myanmar), Nam Trung Quốc tới

Brunei. Ở Việt Nam cho tới nay hiện biết có 4 loài.
Năm 1857, tên chi là Hapale đƣợc Shott công bố lần đầu tiên trên tạp
chi Oesterreichisches Botanisches Wochenblatt.Ngay sau đó, năm
1858,Schott nhận ra tên Hapale trùng lặp với tên chi Khỉ đuôi sóc (Hapale)
nên ông sửa lại thành tên Hapaline để tránh nhầm lẫn. Tới năm 1981, theo
Nicolson, luật danh pháp thực vật hoàn toàn độc lập với luật danh pháp động
vật nên cần đổi lại tên Hapale. Tuy nhiên, theo các nhà phân loại học, tên
Hapaline đã đƣợc sử dụng trong một thời gian dài và đã trở nên thông dụng
hơn so với tên Hapale và đề nghị giữ nguyên (Boyce, 1996).
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, đã cónhiều công trình nghiên cứu về
chinày. Trong đó, đầu tiên phải kể đến công trình của J.D.Hooker
(1894),Flora of Bristish India, tác giả đã mô tả đặc điểm nhận biếtchi
Hapaline và giới thiệu2 loài: H. benthamiana ở Burma; H. brownii ở Malay
Peninsulakèm theo bản mô tả, trích dẫn [15].
Năm 1920, A. Engler đã mô tả đặc điểm, phân bố2 loài thuộc chi
Hapalinetrong cuốn Das Pflanzenreich [9].
Trong cuốn Flora Reipulicae Polularis Sinicae (1979), Li Heng đã mô
tả chi Hapaline.Trong đó tác giả nhắc tới 6 loài thuộc Đông Nam Á, trong đó
có 3 loài phân bố ở Việt Nam[16].
Năm 1996, P.C. Boyce trong công trình The Genus Hapaline(Araceae:
Aroideae: Caladieae) [10] đã đƣa ra thông tin đầy đủ về lịch sử nghiên cứu,
phân loại và mối quan hệ của chi trong họ Ráy (Aracae), đồng thời xây dựng

4
khóa định loại, bản mô tả chi tiết kèm theo hình ảnh, tên khoa học và tên địa
phƣơng, khu phân bố và trích dẫn các tài liệu tham khảo của 7 loài trong chi
Hapaline, trong đó có 3 loài : H. benthamiana, H. colaniae, H. ellipticifoliaở
Việt Nam.
Năm 1997, trong cuốn The genera of Araceae [19],S.J. Mayo và các
cộng sự, đã mô tả các đặc điểm hình thái vàphạm vi phân bố của chiHapaline

và xếp chúng vào phân họ Ráy (Aroideae), tông (Caladieae).
Trong Wold Checklist and Bibliography of Araceae (2002) [14],
Govaerts giới thiệu tóm tắt về sự phân bố, và trích dẫn tài liệu tham khảo của
7 loài trong chi Hapaline
Khi nghiên cứu chi Hapaline ở Thái Lan, P.C. Boyce đã bổ sung thêm
thông tin về số lƣợng loài (8 loài), đặc điểm hình thái của chi, khu phân bố,
xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm nhận biết của 4 loài ở Thái Lan
(H. benthamiana; H. brownie; H. colaniae; H. kerrii) trong cuốn Flora of
Thailand [11].
1.2. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu về chi Hapaline ở Việt Nam đầu tiên phải kể đến công
trình của Gagnepain, năm 1942, khi ông viết về họ Ráy ở Đông Dƣơng [13].
Trong tài liệu này ông đã mô tả và xây dựng khóa định loại của 3 loài trong
đó trong đó chỉ có 2 loài (H. benthamiana ; H. colaniae) đƣợc ghi nhận có
khu phân bố ở Việt Nam.
Ngoài ra một số tác giả khác ở Việt Nam cũng đã nghiên cứu và mô tả
các loài trong chi nhƣ : Phạm Hoàng Hộ trong cuốn cây cỏ Việt Nam tập 3,
năm 2000 [7] đã mô tả đặc điểm, khu phân bố, dạng sống và sinh thái của loài
H. colaniae.
Khi nghiên cứu chi Hapaline ở Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Dƣ (1999)
đã bổ sung một loài mới (H. ellipticifolia) thuộc chi Hấp linh – Hapaline
Schott (họ Ráy) cho hệ thực vật Việt Nam trên tạp chí Sinh học [5]. Đến năm

5
2006 ông đã công bố 1 loài mới (H. locii) với bản mô tả chi tiết kèm theo
hình ảnh, tên khoa học và tên địa phƣơng, khu phân bố [6]. Năm 2012, trong
Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [3] của Nguyễn Tiến Bân, tác giả
Nguyễn Văn Dƣ đã đề cập đến thông tin tóm tắt về phân bố và dạng sống của
4 loài : H. benthamiana ; H. colaniae ; H. ellipticifolia ; H. locii thuộc chi
Hấp linh ở Việt Nam.

Trong số các công trình nêu trên, công trình của P.C. Boyce(1996)
đƣợc coi là tài liệu chuyên khảo và mang tính hệ thống nhất về chi Hapaline.
Tài liệu của ông đã đƣợc nhiều nhà thực vật tham khảo khi biên soạn chi
Hapaline ở từng khu vực. Tuy nhiên, từ đó tới nay, đã có nhiều thông tin về
thực vật, sinh thái thực vật, khu phân bố của các loại tại mỗi quốc gia có
nhiều sự thay đổi. Nhƣ ở Việt Nam, đã có loài mới đƣợc mô tả, khu phân bố,
v.v. mới đƣợc bổ sung. Để góp phần nghiên cứu, cập nhật các thông tin mới
một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở
Việt Namchúngtôi tiến hành đề tàinghiên cứu: “Góp phần nghiên cứu phân
loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam”. Kết quả của đề của đề tài
là cơ sở để biên soạn thực vật chí họ Ráy ở Việt Nam và những nghiên cứu có
liên quan.




6
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam, dựa trên cơ
sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) trên thế giới
và của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật (HN).
Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật
(Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo
thêm mẫu vật ở trạng thái sống trong tự nhiên.và các ảnh chụp mẫu vật trên

internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Mẫu vật đã thu thập đƣợc ở Việt Nam, các tài liệu
chuyên khảo.
2.3. Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 2/2014 - 5/2015.
2.4. Nội dung nghiên cứu
– Xem xét và lựa chọn 1 hệ thống phân loại có sẵn để sắp xếp vị trí của chi
Hấp linh (Hapaline Schott) trong hệ thống đó.
– Phân tích các đặc điểm hình thái chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam.
– Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam.
– Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở
Việt Nam.
– Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở
Việt Nam.

7
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott), chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [8]. Đây
là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ
biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng
pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan
trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ
mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên
nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai
đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh
với nụ, hoa so sánh với hoa, ).
Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.

Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu
vật khô đƣợc tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật đƣợc
phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và
mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của
Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) đƣợc tiến hành theo
các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chiHấp linh
(Hapaline Schott). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân
loại chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott)
hiện có.

8
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phầndanh pháp
theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học
khác của đề tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa
học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở
Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu
có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có).

Thứ tự soạn thảo loài và dƣới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các
tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy
ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền
tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến
cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ
(nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô
tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi.

9
Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những
ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ
sau:Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc
điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn
định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi
nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm
khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.






10
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi thấy, chi Hấp linh có vị trí
trong hệ thống phân loại nhƣ sau:
Giới – Regnum: Thực vật – Plantae
Ngành – Division: Hạt kín – Anginospermae
Lớp – Class: Một lá mầm – Monocotylendoneae
Bộ – Order: Ráy – Arales
Họ – Family: Ráy – Araceae
Phân họ – Subfamily: Aroideae
Tông – Tribe: Môn đốm – Caladieae
Chi – Genus: Hấp linh - Hapaline
Chi Hấp linh (Hapaline Schott) hiện nay biết 8 loài: H. appendiculata,
H. celatric, H. brwonii, H. kerii, H. benthamiana, H. colanieae, H.
ellipticifolia, H. locii.
Ở Việt Nam có 4 loài: H. locii, H. benthamiana, H. ellipticifolia,H.
Colania.
3.2. Đặc điểm hình tháichi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam
3.2.1. Dạng sống
Dạng sống chủ yếu của các loài thuộc chi Hấp linh là cỏ địa sinh hiếm
khi sống ở dƣới nƣớc, mảnh mai, cao từ 7-35cm, rụng lá, thƣờng sinh trƣởng
theo mùa.
3.2.2. Thân
Thân của các loài trong chi Hapaline thƣờng có 3 loại: Thân củ hình
cầu tới hình cầu dẹp (H. benthamiana), thân rễ (H. ellipticifolia), hay thân rễ

củ (H.locii), có thể phân nhánh hoặc không, có khi thành búi.
3.2.3. Rễ
Rễ mảnh, ít phân nhánh. Chúng làm nhiệm vụ sinh dƣỡng là chủ yếu.

11
3.2.4. Lá
Lá của chi Hapaline là lá đơn, mọc theo kiểu xếp xoắn. Phiến lá
nguyên hay xẻ thùy, hình trứng (H. benthamiana) tới hình mác (H. locii), có
khi hình bầu dục (H. ellipticifolia) hay hình kích (H. colaniae), màu xanh nhạt
tới đậm. Cuống lá hầu hết hình trụ, mảnh. Hệ gân lá của Hapalinelà hệ gân
hình mạngvà kết thúc tại một gân chung chạy sát mép.
3.2.5. Cụm hoa
Ở họ Ráy cụm hoa đƣợc gọi là bông mo bao gồm cuống bông mo, mo
và bông nạc
Bông mo chi Hapaline lƣỡng tính, có thể xuất hiện cùng với lá hoặc
không (H. colaniae), có từ 3 tới nhiều bông mo cùng với nhau. Cuống bông
mo hình trụ, mảnh, ngắn hơn (H. ellipticifolia) hoặc dài hơn cuống lá (H.
locii).
Mo là một phiến dạng lá,chia làm 2 phần: phần ống ơ
̉
dƣơ
́
i , có dạng
hình bầu dục (H. locii), hình phễu (H. ellipticifolia) bao lấy phần cái; phần
phiến ở trên, hình bầu dục (H. benthamiana), hình mác (H. locii), đôi khi là
hình đƣờng, hay hình mác thuôn, đỉnh nhọn tới có mũi ngắn, gốc thƣờng ôm
lấy bông nạc. Mở hoàn toàn khi hoa thụ phấn có khi cuộn tròn về phía mặt
lƣng.
Bông nạc: có phần hoa cái dính với phần gốc của mo ở mặt lƣng, phía
đối diện mang hoa cái thƣa dài khoảng 1,5-2cm, có từ 7-10 hoa xếp thành 2

hàng so le (H. locii) hoặc thành 1 hàng (H. colaniae); phần hoa đực ở trên,
hình trụ (H. locii, H. benthamiana) tới hình thoi (H. colaniae), tận cùng phần
phụ bất thụdo 1 vài hoa đực tạo nên, có hình nón thuôn, ngắn.
3.2.6. Hoa
Hoa của Hapaline là hoa đơn tính, không có bao hoa.

12
Hoa đực gồm vài nhị thƣờng đính ở mép dƣới của phiến hình khiên, hay hình
đa giác, mỏng, có cuống ngắn, bao phấn ngắn, hơi tròn, thƣa, mở bằng lỗ ở
đỉnh.Hoa bất thụ thƣờng tập trung tạo thành phần phụ ở đỉnh của bông nạc.
Hoa cái ở phần dƣới của bông nạc, thƣờng đƣợc bao bởi phần ống của mo, có
bầu hình chai (H.ellipticifolia) tới hình trứng (H. benthamiana), 1 ô, 1 noãn,
noãn đảo, cuống noãn ngắn, noãn đính ở giữa giá noãn vách.
3.2.7. Quả và hạt
Quả: Dạng quả mọng, hình trứng tới gần hình cầu, núm nhụy tồn tại,
vỏ mỏng, 1 hạt.
Hạt: Hình trứng, vỏ nhẵn, phôi lớn, có nội nhũ.
3.3. Phân loại chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam
3.3.1.Danh pháp và mô tả chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt Nam
HAPALINE Schott – Hấp linh
Schott, 1858. Gen. Aroid. 44, pl. 44, nom. cons.; Engl. 1920. in Engl.
Pflanzenreich (IV.23E): 21-22; Gagnep. 1942. Fl. Gén. Indoch. 6: 1130; Li,
H. 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13 (2):65-67; P.C. Boyce, 1996. Kew Bull. 51(1):
63-82; Mayo & al. 1997. Gen. Arac. 216, pl. 68, 121 D; Govaert & al. 2002.
World Checkl. Bibliogr. Arac. 320; V.D. Nguyen, 2005. in N. T. Ban Checkl.
Pl. Vietn. 3: 885.
Cây thảo, rụng lá. Thân củ hay thânrễ, phân nhánh hoăc không, có khi
kết thành búi. Rễ mảnh, phân nhánh ít. Lá có phiến hình trứng tới hình mác,
có khi hình bầu dục hay hình kích, màu xanh nhạt tới đậm; cuống lá ít hay
nhiều, dài, mảnh.Bông mo có cùng với lá hoặc không, có từ 3 tới nhiều;

cuống bông mo hình trụ, mảnh ngắn hoặc dài hơn cuống lá; mo hình trứng tới
mác, đỉnh nhọn tới có mũi ngắn, gốc thƣờng ôm lấy bông nạc. Bông nạc có
phần hoa cái dính với phần gốc của mo ở mặt lƣng, phía đối diện mang hoa
cái thƣa; phần hoa đực ở trên, hình trụ tới hình thoi, tận cùng có phần phụ
hình nón thuôn, ngắn. Hoa đơn tính, không có bao hoa. Hoa đực gồm vài nhị

13
thƣờng đính ở mép dƣới của phiến hình khiên, hay hình đa giác, mỏng có
cuống ngắn, bao phấn ngắn, gần tròn, thƣa, mở bằng lỗ ở đỉnh. Hoa bất thụ
thƣờng tập trung tạo thành phần phụ ở đỉnh của bông nạc. Hoa cái có bầu
hình chai tới hình trứng, 1 ô, 1 noãn, noãn đảo, cuống noãn ngắn, noãn đính ở
giữa giá noãn vách. Quả mọng, hình trứng tới gần hình cầu, núm nhụy tồn tại,
vỏ mỏng, 1 hạt. Hạt hình trứng, vỏ nhẵn, phôi lớn, có nội nhũ.
Typus: Hapaline benthamiana Schott
Chi có 8 loài phân bố từ Nam Trung Quốc tới Đông Nam Á. Ở Việt
Nam có 4 loài.
3.3.2. Khoá định loại các loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở Việt
Nam
1A. Bông nạc có phần bất thụ ở đỉnh do nửa trên bất thụ của một vài hoa đực
tạo nên; gốc phiến lá hình tim, thùy gốc lá rõ hoặc không 1. H. locii
1B. Bông nạc có phần bất thụ ở đỉnh, không giống nhƣ trên, gốc phiến lá lõm
sâu thành khe hẹp hay rộng, luôn luôn có thùy gốc lá.
2A. Phiến lá hình trứng tới bầu dục, không thắt ở giữa.
3A. Phiến lá thƣờng hình trứng đến trứng rộng, 2 thùy sau hơi hƣớng ra
ngoài; bầu hình trứng 2. H. benthamiana
3B. Phiến lá hình bầu dục, 2 thùy sau song song; bầu hình chai
3. H. ellipticifolia
2B. Phiến lá hình kích, gốc thùy trƣớc thắt lại 4. H. colaniae
3.3.3. đặc điểm phân loạicác loài thuộc chi Hấp linh (Hapaline Schott) ở
Việt Nam

3.3.3.1. Hapaline locii V. D. Nguyen & Croat - Hấp linh lộc
V. D. Nguyen & Croat, 2006. Aroideana, 20: 104-107, fig. 5; V. D. Nguyen,
2005. in N.T. Ban Checkl. Pl. Vietn. 3: 886 (nom. nud.).
Cỏ cao 15-25 cm. Thân rễ củ, hình trụ, dài 1,5-2 cm, đƣờng kính 0,4-
0,5 cm. Lá thƣờng 2-3 cái; phiến lá nguyên hình bầu dục tới hình mác, có

14
khi hình trứng, dài 7-14 cm, rộng 3,5-7 cm; gân bên 3, làm thành góc 60-90
o
với gân giữa,gân chung cách mép lá 3-7 mm, gân con rõ; cuống lá mảnh.
Bông mo 2-4, thơm nhẹ; cuống mảnh, dài hơn cuống lá dài 14-19 cm, đƣờng
kính 0,15-0,2 cm, màu xanh nhạt,đục, hơi tía ở đỉnh; mo dài 4,5-7 cm, mặt
ngoài xanh nhạt, đục,mặt trong trắng hơn; phần ống mo dài 1,2-2,5 cm, đƣờng
kính 0,2-0,25 cm; phiến mo bầu dục thuôn tới mác thuôn, dài 4-5 mm, rộng
10-12 mm. Bông nạc mảnh, dài hơn mo, dài 5-8 cm; phần cái dài 1,5-2 cm, có
từ 8-10 hoa xếpso le thành 2 hàng, hoa thƣa; phần đực hình trụ, dài 2,2-4 cm,
đƣờng kính khoảng 3 mm, các hoa rời nhau; phần phụ hình dùi ngắn. Bầu
hình chai không đều, dài 2 mm, rộng 1-1,2 mm; núm nhụy hình đĩa nhỏ hơn
bầu nhiều, bề mặt hình bàn chải, không cuống. Hoa đực dạng phiến, dài 4-6
mm, rộng 1,2-1,5 mm, cụt hoặc tù ở 2 đỉnh, những hoa ở tận cùng dài tới
2cm,nửa dƣới hữu thụ, nửa trên bất thụ, hợp với nhau thànhphần phụ.
Loc. class:Lào Cai, Văn Bàn, Khánh Yên. Typus: P. K. Lộc & al. HAL
2842 (holo.
__
HN, iso.
__
LE).
Sinh học và sinh thái: Cây mọc trên núi đất, rừng thƣờng xanh lá rộng
đã bị chặt phá và rừng thuộc khe dƣới chân núi đá, ở độ cao 400 – 700m.
Phân bố: Mới chỉ biết có ở Lào Cai (Văn Bàn).

Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, P.K. Lôc & al. HAL 2842 (HN)


15



Hình 1. Hapaline locii V. D. Nguyen
1. dạng sống; 2. lá; 3. bông mo; 4. hoa đƣc; 5. Bầu.
(hình N. V. D-, 2010; vẽ theo mẫu chuẩn chính thức HAL 2842, HN)



16
3.3.3.2. Hapaline benthamiana Schott
__
Hấp linh ben tham
Schott,1958. Gen. Aroid. 44, pl. 44; Gagnep. 1942. Fl. Gén. Indoch. 6: 1131;
S.Y. Hu, 1968. Dansk. Bot. Ark, 23: 426; P. C. Boyce, 1996. Kew Bull.
51(1): 74; Govaert & al. 2002. World Checkl. Bibliogr. Arac. 320; V. D.
Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl. Pl. Vietn. 3: 885.
__
Hapale benthamiana Schott, 1857. in Oesterr. Bot. Wochenbl. 7: 85, in syn.,
nom, rejic.
Cỏ rụng lá, cao 7-30 cm. Thân củ, hình cầu tới hình dẹp, đƣờng kính 4-
25 mm. Rễ ở phần đỉnh nhiều dài tới 10cm. Phiến lá hình trứng tới trứng
rộng, dài 5,5-17 cm, rộng 1,5-8,5 cm, mép nhăn tới hơi quăn, đỉnh thuôn nhọn
tới có mũi, tai gốc lá nhọn tới tròn, dãng ra màu xanh lục nhạt tới trung bình;
cuống láhình trụ, mảnh, dài 4-30 cm, đƣờng kính 0,3-0,5 mm, màu xanh
nhạt.Bông mo xuất hiện trƣớc hoặc sau lá,thƣờng có từ 1 dến 3, cuống dài 9-7

cm, đƣờng kính 0,1cm, màu nâu nhạt; mo dài 4-8,7 cm; ống mo hơi hình nón,
dài khoảng 2 mm, đƣờng kính khoảng 3 mm ôm lấy toàn bộ phần cái; phiến
mo hình bầu dụctới hình đƣờng, dài 2-6 cm, rộng 4-11 mm, đỉnh nhọn, có
mũi ngắn 1-2 mm, gốc thuôn xuống, nâu nhạt ở mặt ngoài, mặt trong trắng
đục, mở hoàn toàn khi hoa thụ phấn, có khi cuộn tròn về phía mặt lƣng. Bông
nạc dài 3-7 cm; phần hoa cái không vƣợt khỏi ống, mang 3-7 hoa cái, xếp
thành hàng không thẳng; phần đực hình trụ,dài 2,8-5,5 cm; phần phụ gần
ngắn, dài tới 2cm, đƣờng kính 2 mm, nhẵn, màu ngà hay trắng đục. Hoa đực
là một phiến hình bầu dục hay hình thoi, dẹp, dµi 5-11 mm, rộng 1-2.5 mm,
nhọn hay tù ở 2 đầu, màu trắng, mang các bao phấn ở mép mặt dƣới phiến;
bao phấn hình cầu hơi dẹp, mở bằng lỗ ởđỉnh. Bầu hình trứng, dài 2 mm, rộng
1,2 mm, xanh nhạt nhung trắng ở đỉnh; núm nhuỵ hình đầu (Boyce) hay hình
đĩa, rộng khoảng 0,33 mm; vòi nhuỵ ngắn, kích thƣớc khoảng 0,5 mm.



17
Loc. class: Burma. Typus: Wallich 1955 (holo.
__
K!)
Sinh học và sinh thái: Ra hoa và quả tháng 3-5. Cây sống trong rừng
ẩm thƣờng xanh rừng tre nứa, trên đá granit hoặc đá vôi, ở độ cao 60-1.200
m.
Phân bố: Thừa Thiên-Huế. Còn có ở Mianma, Thái Lan và Lào.
Mẫu nghiên cứu:Thừa Thiên-Huế, Harman 1872 (P); Glaziou sine num
(BM!, K!).

Hình 2. Hapaline benthamiana Schott
1. lá; 2. Cụm hoa; 3. Củ và dải bò; 4. bông mo; 5. Một đoạn của phần mang hoa
đực;6. hoa đực (nhìn mặt sau); 7. hoa đực (cắt ngang); 8. Bầu (nhìn mặt bên).

(hình theo P. C. Boyce, 1996)

18

3.3.3.3. Hapaline ellipticifolia C. Y. Wu & H. Li - Hấp linh lá hình bầu
dục
C. Y. Wu & H. Li, 1977. Acta Phytotax. Sin. 15(2): 104, pl. 7 (1)
(„ellipticifolium‟); C.Y. Wu & H. Li. 1979, Fl. Yunnan. 2: 775
(„ellipticifolium‟); H. Li, 1979: Fl. Reip. Pop. Sin. 13 (2): 65, pl. 12 (1-5)
(„ellipticifolium‟); P. C. Boyce, 1996, Kew Bull.51(1): 78, fig. 6; V.D.
Nguyen, 1999. Journ. Biol. 21(1): 8, fig. 1; Govaert & al. 2002. World
Checkl. Bibliogr. Arac. 321; V.D. Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl. Pl.
Vietn. 3: 885.

Cỏ có thân rễ, cao 20-30 cm. thẫn rễ nhỏ tới vừa, gần hình trụ , dài 2-3
cm, đƣờng kính 4-5 cm, màu nâu đậm. Lá 2-3(4) cùng với hoa; phiến lá hình
bầu dục rộng, dài 8-15 cm, rộng 3-9 cm, đỉnh nhọn, có mũi dài 1-2 cm, tai gốc
lá nhẵn, gần song song với nhau; cuống lá hình, mảnh, dài 9-27 cm, đƣờng
kính 0,4-0,6 mm. Bông mo 1-4; cuống hình trụ, mảnh, dài khoảng 9 cm; mo
dài khoảng 5 cm, phần ống hình phễu, dài 1,5 cm, phần phiến hình bầu dục
tới hình mác rộng, dài 3,5 cm, rộng 1,2 cm, đỉnh nhọn, gốc thuôn xuống ống.
Bông nạc dài gần bằng mo; phần hoa cái dài 1,5 cm, lƣng dính liền với mo,
mang 7-10 hoa cái xếp thành hai hàng dọc; phần mang hoa đực có màu trắng
ngà, gần hình trụ, dài 2,5 cm, các hoa đực xếp rời nhau. Bầu hình chai, dài
2mm, rộng 2mm; núm nhụy hình bầu dục,lõm, 2 thùy, rộng 0,3-1mm, mép
mang tới 6 nhị.
Loc. class:China, Yunnan, Hekou, Manlai. Typus: Cai Khe-hua 198,
(holo.
__
KUN!, (photo!); iso.

__
K (photo!), KUN!).
Sinh học và sinh thái: Ra hoa và quả tháng 3-5. Cây sống trong rừng
ẩm thƣờng xanh, trên núi đá vôi, ở độ cao khoảng 650 m.
Phân bố: Tuyên Quang (Na Hang). Ngoài ra còn có ở Mianma, Trung
Quốc, có thể có ở Bắc Lào và Bắc Thái Lan.

19
Ghi chú: H. ellipticifoliaC. Y. Wu & H. Li rất gần gũi với loài H.
benthamiana Schott nhƣng phân biệt bởi lá hình elip, 2 thùy sau của lá gần
nhƣ song song với nhau và bầu dạng chai.

Hình 3. Hapaline ellipticifolia C. Y. Wu & H. Li
1. phiến lá; 2. dạng sống; 3. bông mo; 4. một phần mang hoa đực
5. hoa đực nhìn từ mặt trên 6. bầu nhìn từ mặt bên 7. bầu nhìn từ mặt lƣng
(hình theo P. C. Boyce, 1996)



20
3.3.3.4. Hapaline colaniae Gagnep.
__
Hấp linh cô la
Gagnep. 1941. Not. Syst. 4: 134; Gagnep. 1942. Fl. Gén. Indoch. 6: 1132;
Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3: 438, fig. 8305; P. C. Boyce, 1996. Kew Bull.
51(1): 78; id. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3: 351, fig. 9115; Govaert & al. 2002.
World Checkl. Bibliogr. Arac. 321; V.D. Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl.
Pl. Vietn. 3: 885.

Cỏ rụng lá, cao tới 32 cm. Thân củ hình trụ, cỡ 1-3 x 1 cm. Lá đơn độc

hoặc 2; phiến lá hình kích, dài khoảng 20 cm; phần trƣớc cuống hình trứng,
dài 12-15 cm, rộng 7-9,5 cm ở giữa, gốc thắt lại, đỉnh nhọn, có mũi nhọn
ngắn; tai gốc lá hƣớng ra 2 phía bên, hình mác nhọn, cỡ 7-10 x 3 cm ở giữa;
gân bên 3 cặp, làm thành góc 40
o
với gân giữa; gân chung cách mép 10-15
mm, các gân nhỏ song song với nhau; cuống láhình trụmảnh, dài 25-37 cm,
đƣờng kính 2-3 mm. Bông mo 1- một số bông; cuống mảnh dài 8-16,5 cm,
đƣờng kính 1-1,5cm; mo dài 5-6 cm; ống mo dài cỡ 2cm. Đƣờng kính 4mm,
phiến hình bầu dục thuôn, dài 3-3,5 cm, rộng 2-3 mm, phần hoa cái dài
18mm, có khoảng 7 hoa; phần đực hình thoi, dài 20 mm, rộng khoảng 4 mm;
tận cùng là phần phụ hình trụ, dài 10-11 mm, đỉnh tù.Hoa đực hình bầu dục
thuôn dẹp, dài 6-8 mm, rộng 1-2 mm. Bầu hình trứng tới hình chai, cỡ 3 x 1
mm, núm nhuỵ hình đầu, rộng 0,33 mm; vòi nhuỵ gần nhƣ không có; noãn 1,
đính gốc.
Loc. class: Việt Nam, Bắc Giang, Lang-met.
Typus: Colani 2919 (holo.
__
P!; iso.
__
K (photo!), P!; HM!).
Sinh học và sinh thái:Sống dƣới tán rừng thƣờng xanh trên núi đá vôi
Phân bố:Lạng Sơn (Hữu Liên), Bắc Giang. Còn có ở Thái Lan.
Mẫu nghiên cứu:Lạng Sơn, N.T. Hiệp sine num. (HN).
Ghi chú:Loài này khác biệt bởi chúng có phiến lá bị thắt eo tại phần
trƣớc cuống (thùy trƣớc) phân biệt với phần sau (hai thùy sau).

×