Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH (MiddleIncome Trap)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.52 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THUYẾT TRÌNH KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
(Middle-Income Trap)
Nhóm – Khối – TCNH
Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Xuân Bình
 Hà Nội, 03/2015 
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
Vấn đề Kinh tế Vĩ mô
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Nhóm , TCNH – Khối 1
Phùng Thị Bích Thủy – 1411330066
Bùi Thị Lương – 1411330045
Đinh Thùy Anh – 1413330003
Nguyễn Thùy Linh – 1413330043
Nguyễn Hồng Nhung – 1413330054
Trần Thị Ngát – 1411330049
Đoàn Thị Oanh – 1413320047
Nguyễn Niên Thảo – 1413330062
Nguyễn Thị Thúy – 1411320055
Nguyễn Hoài Thương – 1413330064
Nguyễn Thị Thu Trang – 1411330067
Triệu Thị Trang – 1413330069
Page 2 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
Đây đang là một vấn đề nóng đối với các nước đang phát triển trên
thế giới cũng như là Việt Nam, được đề cập rất nhiều trong các chương
trình thời sự hiện nay.
1. Khái niệm :
Bẫy thu nhập trung bình là một phần trong tăng trưởng và phát triển


kinh tế, nói về tình trạng tình hình phát triển kinh tế và GDP của một quốc
gia vẫn trì trệ, giậm chân tại chỗ sau khi thu nhập bình quân đầu người đạt
một mức thu nhập trung bình nhất định, khiến cho quốc gia đó không thể
vượt qua ngưỡng đó để trở thành một nước giàu có.
Thường thì, các quốc gia đạt được mức thu nhập trung bình nhờ các lợi
thế sẵn có như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, để phát
triển. Mức thu nhập trung bình đó được Ngân hàng Thế giới (WB) xác định
qua từng năm, và cụ thể vào năm 2010, mức thu nhập trung bình được xác
định là từ 1.000 USD đến 12.000 USD/người/ năm.
Tóm lại, bẫy thu nhập trung bình thể hiện trạng thái của một quốc gia
đã thoát khỏi tình trạng nghèo, bước chân vào nhóm các quốc gia có mức
thu nhập trung bình nhưng qua nhiều thập kỷ vẫn không thể trở thành một
quốc gia phát triển.
Có thể nói, bẫy thu nhập trung bình cũng là tình trạng của một nền kinh
tế chậm phát triển, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan con người.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia mắc vào bẫy thu nhập trung bình quá lâu,
giống như một con khỉ sập cái bẫy của người đi săn quá lâu mà không tìm
thấy hướng giải thoát, thì có thể không “chết vì đói” thì cũng chết vì
“không thể phát triển được”.
Page 3 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các quốc gia đang phát triển trên
thế giới cũng như là Việt Nam vấp phải bẫy thu nhập trung bình, kể cả chủ
quan và khách quan, nhưng nhìn chung, chủ yếu là do chủ quan con người
gây ra những sự vấp ngã và rơi xuống bẫy như vậy.
Nguyên nhân thứ nhất: Do xu hướng của các nhà sản xuất khi mức
lương của người lao động tăng lên.
Ở các quốc gia đang phát triển, khi mức lương tăng lên, có một xu
hướng chung của các nhà sản xuất, đó là, họ nghĩ rằng mình không thể

cạnh tranh được với những nhà sản xuất khác có mức giá thấp hơn. Đồng
thời, họ cũng nghĩ rằng nước ta không có đủ trình độ công nghệ và máy
móc để cạnh tranh với các nước đã phát triển. Chính vì thế, họ không mong
muốn sản xuất thêm để tăng sản lượng của hàng hóa, và cũng không muốn
suy nghĩ, góp phần cho việc thay đổi, nâng cao chất lượng bên trong của
hàng hóa. Từ đó, kể cả số lượng và chất lượng các hàng hóa đều không có
cơ hội được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng, phát triển của
quốc gia đó, khiến cho quốc gia này vấp phải bẫy thu nhập trung bình.
Page 4 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
Nguyên nhân thứ hai: Do Nhà nước
• Cách chính sách về kinh tế vẫn chưa hợp lý.
• Chưa có động lực để phát triển thúc đẩy thu nhập cao do có sức ỳ
của quán tính và sự trì trệ trong việc thực thi chính sách.
• Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng vẫn phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện tự nhiên có sẵn và lao động giá rẻ.
• Nguồn nhân lực chưa có các năng lực công nghệ và năng lực sáng
tạo để có thể tự mình tạo ra được những giá trị mới.
Nguyên nhân khác: Do các tác động khách quan từ thiên nhiên như
thiên tai bão lũ cũng ảnh hưởng rất lớp đến sự trì trệ phát triển của các
nước.
Đặc trưng: Theo như thống kê thì hầu hết các nước đã và đang mắc bẫy
thu nhập trung bình đều có những đặc điểm chung như sau:
• Tỷ lệ vốn đầu tư thấp
• Thị trường lao động kém sôi nổi
• Ngành chế tạo chậm phát triển
• Các ngành công nghiệp ít đa dạng
Có thể nói, Việt Nam có “hội tụ” cả bốn đặc trưng trên. Thật vậy:
Page 5 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô

Thấy rõ rằng vốn đầu tư vào của Việt Nam là khá lớn, tuy nhiên đó chủ
yếu là vốn đầu tư của nước ngoài chứ không hẳn là đầu tư trong nước. Bên
cạnh đó, những khoản vốn đầu tư của nước ngoài “rót” vào Việt Nam này
lại không được sử dụng một cách tuyệt đối và có hiệu quả do không có
những hướng đi đúng đắn và không biết cách nào đầu tư tối ưu cả. Chính vì
thế, chúng ta vừa mang tiếng là phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư nước
ngoài, lại vừa mang tiếng là lượng vốn đầu tư thấp.
Về các ngành chế tạo và các ngành công nghiệp cũng thấy khác rõ ràng.
Tuy Việt Nam đang trông thời gian thực hiện chiến dịch Công nghiệp hoá –
Hiện đại hoá, nhưng do nguồn lực chưa đủ, trình độ và kinh nghiệm của
người lao động vẫn còn thấp kém, chủ yếu hoạt động chân tay chưa có
năng lực công nghệ và năng lực sáng tạo để tạo ra những của cải có giá trị
hơn. Đồng thời, do nguồn đầu tư không biết tận dụng hiệu quả, nên việc
đầu tư vào nhà xưởng, máy móc phục vụ cho ngành chế tạo và ngành công
nghiệp còn rất ít ỏi.
Tuy nước ta có nguồn lực lao động vô cùng dồi dào, là sự thèm muốn
của các quốc gia khác trên thế giới, nhưng lao động nước ta chủ yếu là giá
rẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực lao động sản xuất hiệu quả, nên
có thể nói là sôi động về số lượng chứ chưa sôi động về chất lượng.
Page 6 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
3. Thực trạng
a) Thực trạng thế giới
Theo một biểu đồ kèm báo cáo năm 2030 của Ngân hàng Thế giới cho
hay, đa số các quốc gia đã đạt mức thu nhập trung bình năm 1960 thì vẫn
duy trì mức thu nhập trung bình đó đến năm 2008.
Theo tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển OECD cho biết, năm 1960,
trên thế giới có 113 quốc gia đạt được mức thu nhập trung bình, nhưng cho
đến nay, chỉ có 13 quốc gia thóat ra được cái bẫy thu nhập trung bình để trở
thành quốc gia phát triển, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,

Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ,
Theo dự báo của OECD, các quốc gia đã đạt mức thu nhập trung bình từ
lâu, thì giờ cũng phải mất vài thập kỷ mới có thể thoát ra khỏi bẫy thu nhập
trung bình: Thái Lan (5.000 USD) mất đến 41 năm, Brazil (10.000 USD)
mất đến 36 năm, Indonesia mất 30 năm.
Page 7 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
b) Thực trạng Việt Nam
Tại hội thảo “Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết
doanh nghiệp FDI - nội địa” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Viện
Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức ngày 26/3 ở Hà Nội,
Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Rajat Nag
cho rằng tất cả các nước đang phát triển tại châu Á có mức thu nhập trung
bình đều rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, và Việt Nam không phải là
ngoại lệ. Nhưng Việt Nam có thể thoát ra nếu sớm có các giải pháp và
quyết tâm mạnh mẽ.
Việt Nam đạt mốc thu nhập trung bình hơn 1.000 USD vào năm 2008.
Tuy nhiên, từ năm 2008 cho đến nay, nền kinh tế nước ta liên tục rơi vào
trạng thái bất ổn, trì trệ, giậm chân tại chỗ. Và theo OECD, Việt Nam đã
mắc phải bẫy thu nhập trung bình vào khoảng tháng 3/2014, và với một
quốc gia có đủ các đặc trưng để mắc bẫy trên, thì nước ta cũng phải mất ít
nhất 45 năm để thoát ra khỏi cái bẫy này. Và đồng thời, nếu như Việt Nam
vẫn tiếp tục theo hướng là đóng góp nhiều nhất về việc làm vẫn của ngành
nông nghiệp và coi lao động giá rẻ là một lợi thế, thì sẽ khó tăng trưởng
cao và bền vững, và làm càng lún sâu vào bẫy thu nhập trung bình.
Page 8 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
4. Hậu quả và Giải pháp:
4.1. Hậu quả:
• Tăng trưởng chậm hơn: VD: Bra-xin (từ khoảng 7%/năm giai đoạn

1945-1980 giảm xuống còn 4% trong suốt những năm tiếp theo),
Việt Nam (giai đoạn 2007-2014 đã có sự giảm rõ rệt từ 7-8%/năm
xuống khoảng 5%/năm)
• Năng suất sản xuất kém, mờ nhạt: Việc ưu tiên sử dụng nguồn lực
khổng lồ cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng hiệu suất của những
doanh nghiệp nhà nước này mang lại cho xã hội thấp hơn rất nhiều
so với doanh nghiệp tư nhân có nguồn lực khiêm tốn, việc lãng phí,
hao phí do tham nhũng trong đầu tư công, chi phí do việc phải gồng
gánh bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả…là những nguyên nhân chính
làm năng suất sản xuất của xã hội trở nên vô cùng yếu kém.
• Trì trệ trong các chỉ số xếp hạng toàn cầu, mất đi cơ hội quý giá để
tăng tốc độ phát triển: VD: VN xếp thứ 68 trên bảng xếp hạng năng
lực cạnh tranh toàn cầu – Theo Diễnđàn Kinh tế thế giới WEF vào
9/2014). Cụ thể: kinh tế vĩ mô (75), độ hiệu quả của thị trường (91),
thị trường lao động (49), trình độ công nghệ (99),… Một khi đã dính
“bẫy”, chúng ta sẽ phải loay hoay giậm chân tại chỗ trước sự tiến bộ
không ngừng của các nước khác. Nói cách khác, chúng ta luôn phải
quay cuồng cho sự tồn tại của chính mình, không thể hòa nhập vào
xu hướng/ tốc độ phát triển chung của thế giới cho dù rất muốn.
• Nảy sinh nhiều vấn đề do tăng trưởng (ô nhiễm môi trường, tham
nhũng, chênh lệch giàu nghèo…)
• Chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, thiếu hụt của chuyển
dịch cơ cấu theo đúng nghĩa.
Page 9 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
4.2. Giải pháp:
 Chủ động hội nhập quốc tế, tạo lập nhanh hơn những trụ cột kinh tế
tri thức, kích thích khu vực tư nhân tăng trưởng nhanh và bền vững
trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quy luật kinh tế thị trường, xóa bỏ
tình trạng độc quyền và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng

trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực; kêu gọi đầu
tư tư nhân vào hạ tầng thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn FDI. Theo
ông Masanori Yoshida (Bộ Tài chính Nhật Bản): “Tư nhân chỉ tham
gia đầu tư hạ tầng khi họ nhìn thấy lợi nhuận. Chính phủ phải có
chính sách dài hạn, cam kết mạnh mẽ, hạn chế rủi ro và cần có
phương thức chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước và tư nhân”.
 Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng
trưởng, các nền kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa. Nhưng xu
hướng này đảo ngược thành chuyên môn hóa khi nền kinh tế đạt đến
một ngưỡng nào đó về hiệu quả tính trên quy mô tương ứng. Ví dụ, ở
Singapore nhưỡng này là 2500 USD/người/năm. Vì vậy, chính phủ
các nước nên quy hoạch lại định hướng công nghiệp và phát triển
tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất theo từng chuỗi ngành, sản phẩm chủ
lực; ưu tiên phát triển công nghiệp thông tin, công nghiệp phụ trợ và
tham gia ngày càng vững chắc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Như
Chile lựa chọn ngành rượu vang; Ấn Độ cắt gọt kim cương;
Malaysia sau khi dính bẫy thu nhập trung bình đã lựa chọn dịch vụ
công nghệ thông tin…
 Ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Chuyển
ưu tiên từ đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho nghiên cứu
khoa học (R&D). Các nước cần học tập từ Nhật Bản và Hàn Quốc
trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây
dựng những chính sách khuyến học, tạo cơ hội đi học tập ở nước
ngoài, khuyến khích sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học, mở thêm
nhiều trường dạy nghề ở những vùng nông thôn, vùng nghèo.
Page 10 of 11
Thuyết trình Kinh tế học vĩ mô
TÀI LIỆU THAM KHẢO

trung-binh-cua-viet-nam-761-342430.htm


dai-han-tranh-bay-thu-nhap-trung-binh/196277.vgp

%ADp_trung_b%C3%ACnh
• TS. Nguyễn Trần Minh Trí, “Bẫy thu nhập trung bình và ứng phó của
Việt Nam”, Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân, 2014.
• World Bank (2012), “China 2030: Building a Modern, Harmonious,
and Creative High-Income Society”, Washington, DC.
Page 11 of 11

×