Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài ca chúc tết thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110 KB, 3 trang )

Bài ca chúc Tết thanh niên
October 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Trong “Bài ca chúc Tết thanh niên” Phan Bội
Châu viết:
Chẳng thèm chơi chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
Em hiểu như thế nào về lời chúc đó?
Sau khi bị bắt và bị giam lỏng ở kinh đỏ Huế, Phan Bội Châu vần còn là niềm hi vọng của tuổi trẻ. Bản
thân Phan Bội Châu cũng rất tin tưởng vào tầng lớp thanh niên. Trong một buổi gặp gỡ chúc Tết năm
1927, Ông già Bến Ngự đã làm một bài thơ để chúc Tết các bạn trẻ. Mấy câu cuối của bài, Phan Bội
Châu viết:
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
Tuy gọi là Bài ca chúc Tết thanh niên nhưng thực chất đây là lời kêu gọi lớp thanh niên lên đường cứu
nước tiếp nối sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước. Vì chúc Tết bằng lồi kêu gọi nên Phan Bội
Châu không chúc bằng những lời chúc thông thường như giàu có, sang trọng, yên ổn… Điều chúc của
nhà cách mạng là chúc một thái độ dứt khoát, xem thường, coi nhẹ những chuyện như chơi bời, mặc
đẹp, ăn ngon. Chẳng thèm nghĩa là dứt khoát không bị cám dỗ. Nói chung được vui chơi, nặc đẹp, đúng
mốt thời trang, ăn ngon thì ai mà không ham muốn. Nhất là thanh niên mới lớn lên thì cùng dễ sa đà.
Phan Bội Châu chúc như vậy, khuyên như vậy là có ý nhắc nhở người thanh niên không nên lao vào ăn
chơi, đua đòi để rồi quên mất nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước. Chẳng thèm là để nhân mạnh
thái độ dứt khoát chứ không có nghĩa là chôì bỏ ăn, mặc; chối bỏ vui chơi. Ăn ngon, mặc đẹp, chơi vui
sẽ được thực hiện cho mọi người, nhất là cho tuổi trẻ khi đất nước được độc lập, dân tộc thoát khỏi ách
nô lệ. Còn hiện trạng trước mắt nhân dân đang đau khổ, rên xiết lầm than, thực dân Pháp đang ngồi
trên đầu trên cổ dân ta, những người thanh niên sao có thể nhắm mắt hay sa đà vào chuyện ăn uống
chơi bời. Người thanh niên từ chôi những cầm dỗ của đời sông vật chất để làm gì? Phan Bội Châu đã
chỉ ra hướng rèn luyện và phán đâu của thanh niên. Đó là:
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Gan sắt là hình ảnh tượng trưng cho con người có lập trường vừng chắc, Gan sắt là ý chí thép, là tinh


thần thép của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này cũng dạy thanh niên:
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Có thể nói những câu thơ trên là lời tâm huyết của ông già bến Ngự gởi đến thanh niên ưu tú của dân
tộc đã ra đi cứu nước
Gan sắt được đúc rèn chính là nuôi ý chí để gánh vác công việc lớn. Dời non lấp bể đấy chính là cụm từ
ngữ chỉ hành động cách mạng cứu nước thời bấy giờ. Phan Bội Châu gọi công việc của những người
yêu nước là việc vả trời (Đập đá ở Côn Lôn). Dời non và lấp bể là công việc lớn lao và khó khăn dòi
hỏi bao nhiêu mồ hôi và nước mắt. Công việc cứu nước cũng thế. Nó còn đòi hỏi cả sự dũng cảm hi
sinh. Vì thế khi chúc thanh niên, Phan Bội Châu chúc sự dũng cảm hi sinh:
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
Theo ý của Phan Bội Châu, nước ta bị làm nô lệ cho giặc Pháp đó là một vết nhơ lớn. Thanh niên phải
có nhiệm vụ rửa vết nhơ, tức là xả thân hi sinh cho nước nhà độc lập, tự do.
Như vậy cả bài ca và ba câu cuối, Phan Bội Châu đều kêu gọi thanh niên cởi lốt xưa mà tu dưỡng tinh
thần. Cách tu dường là coi thường, từ chối những vui thú dễ làm con người đắm say, quên lãng rèn
luyện chí bền để làm việc lớn. Khi cần thì hi sinh tính mạng để rửa bằng sạch vết nhơ nô lệ của dân tộc,
Phan Bội Châu kêu gọi thanh niên như vậy vì bản thân Phan Bội Châu đã không còn có thể hoạt động
được nữa (ông bị giam lỏng ở Huế). Nhưng lí do chính là bởi Phan Bội Châu rất tin tưởng vào thanh
niên. Ông đã từng nói: Nếu ai nói rằng thanh niên lay trời, trời phải rung, thanh niên xoay đất, đất phải
chuyển cũng không phải là quá đáng vậy! Vì tin tưởng vào thanh niên như thế nên Phan Bội Châu mới
chúc thanh niên như thế. Bản thân Phan Bội Châu cũng là một tấm gương về sự hi sinh. Phan Bội Châu
từng sang Nhật, qua Trung Quốc, sang Xiêm, từng bị ngồi tù ở Quảng Đông, bị Pháp kết án tử hình
vắng mặt. Không lúc nào là Phan Bội Châu không dành hết tâm trí cho việc rửa vết nhơ nô lệ cho dân
tộc. Chính lí tưởng cao cả, tình cảm thương dân, thương nước, nhiệt huyết sục sôi đó là nguồn cảm
hứng sáng tạo cho thơ văn Phan Bội Châu có sức huy động lòng người: Phan Bội Châu câu thơ dậy
sóng (Tố Hữu)
Có thể nói những câu thơ trên là lời tâm huyết của ông già bến Ngự gởi đến thanh niên ưu tú của dân
tộc đã ra đi cứu nước. Có không ít thanh niêrn ưu tú đã ra đi cứu nước để sau đó trở thành những chiến
sĩ cách mạng. Bao nhiêu người đã hi sinh, đã xối máu nóng để đến năm 1945 nước ta trở thành nước
độc lập, vết nhơ nô lệ được xóa sạch. Chỉ tiếc rằng Phan Bội Chồu đã mất năm 1940 nên không được

chứng kiến sự kiện vĩ đại đó của dân tộc.
Read more: />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×