Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kể lại một kỉ niệm với thầy giáo hay cô giáo của em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.84 KB, 5 trang )

Kể lại một kỉ niệm với thầy giáo hay cô giáo của
em
October 21, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Kể lại một kỉ niệm với thầy giáo (hay cô giáo)
của em.
Em có một kỉ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi lớp 6. Em không bao giờ quên kỉ
niệm ấy, nó nhắc em tình thầy nghĩa bạn, những tình cảm tốt đẹp của tuổi thơ.
Hồi ấy em là một học sinh nghịch ngợm, ít vâng lời thầy. Chẳng hạn, giờ ra chơi, em đem vở bạn này
bỏ vào cặp bạn kia. Trong một lần đi xem văn nghệ ở trường, em giấu dép của một cô giáo. Nhà trường
cấm đốt pháo trong trường (dạo ấy nhà nước chưa cấm pháo) thì trong cặp em vào mấy tháng Tết lúc
nào cũng có đủ các loại pháo. Thỉnh thoảng em ném vào chỗ bất ngờ, làm mọi người giật mình. Vì
những việc ấy mà thầy chủ nhiệm lớp em, thầy Thanh thường gặp em, nhắc em, thậm chí phê bình, nêu
tên em, găp cả bố mẹ em để lưu ý. Em cảm thấy như thầy thành kiến với em, luôn để mắt tới em, khiến
em không thoải mái.
Nhưng một lần lớp em được phân công đi trồng cây ở bãi ven sông xa thành phố, nơi có dòng sông sâu
chảy xiết. Thầy chủ nhiệm nhắc nhở cả lớp: Chỉ được xuống bến rửa chân tay, chứ không được bơi lội,
giữa dòng nguy hiểm.
Hôm ấy, trồng cây buổi sáng xong, em xuống bến rửa chân tay. Nhìn dòng nước trôi, em sinh ra tò mò.
Trời lại nóng; Em nghĩ tắm ven bờ chắc không sao, phải thử một cái mới được. Trưa ấy, khi mọi người
nằm, ngồi dưới mấy gốc cây nghỉ ngơi, em lặng lẽ rủ một bạn ra bở sông. Bạn ấy không dám. Em bảo:
"Sợ à? Nhìn tớ đây!". Rồi bị kích thich bởi sự hăng hái của chính mình, em bắt đầu cởi áo xuống nước.
Lúc đầu ở ven bờ nước không chảy xiết, không sao. Nhưng lòng sông dốc. Em bất ngờ trượt chân và
lập tức bị cuốn ra xa, càng vùng vẫy, càng xa bờ. Bạn em vội kêu to: "Có người chết đuối! Có người
chết đuối!" Còn em, mới bơi được một lúc đã thấy đuối sức, vừa hoảng sợ, vừa chới với, cảm thấy
mình chìm dần… Sau đó, các bạn em kể lại. Khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội chạy tới. Chung quanh
vắng ngắt không có đò giang gì, chỉ thấy em đang chới với giữa dòng nước. Thầy vội vàng lao ra, bơi
về phía em. Thầy khéo léo túm tóc em rồi dìu vào. Nước trôi nhanh quá. Phải cách bến mấy trăm mét
mới đưa em vào bờ được. Thầy nhanh chóng dốc ngược em cho nước thoát ra rồi làm hô hấp cho em
thở đều. Mọi người lúc ấy xúm đến và đưa em lên bờ.
Mọi người nói. May là thầy Thanh là người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỉ
luật ấy của em đã gây ra hậu quả to lớn.


Sau lần ấy, nhà trường đã phê bình và nhắc nhở em. Nhưng em thấy việc nhắc tên ấy lại quá nhẹ
nhàng. Lỗi của em đáng phải xử nặng hơn mới phải. Nhất là sau đợt ấy, thầy Thanh lại phải ốm một
thời gian.
Đã mấy năm trôi qua, nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ
nhiệm. Em hiểu ra sự nghịch ngợm của chúng em gây thêm khó khăn cho thầy cô. Em thấy hối hận và
tự nhiên thấy kính trọng thầy cô, kính trọng các qui định của nhà trường.
CÂY ĐIỆP LỚP TÔI
Ngày ấy khi tôi vào lớp sáu thì ngôi trường tôi học mới được xây dựng xong trên một bãi đất trống.
Toàn sân trường không có một bóng cây. Vào học được một tuần thì nhà trường phát động phong trào
trồng cây lấy bóng mát. Ngoài những cây trồng theo quy định chung trong sân, trước mỗi lớp được
phép trồng một cây tùy theo ý thích. Thế là trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, chúng tôi tranh cãi
rất hăng xem nên trồng cây gì. Vì là con nít nên chỉ có việc trông một cây mà chúng tôi cãi nhau suốt
một tiết, không đứa nào chịu nghe theo đứa nào. Đứa này muốn trồng cây sứ, đứa kia muốn trồng cây
phượng, đứa lại thích cây xoan. Cuối cùng thầy Anh – thầy chủ nhiệm nói:
- Qua ý kiến của các em, thầy thấy mỗi em có ý thích riêng. Thầy có ý kiến thế này, ngày mai chủ nhật
cả trường đều nghỉ, thầy sẽ mang một loại cây vào trồng. Còn thầy trồng cây gì thì khi trồng xong các
em sẽ rổ.
Một bạn giơ tay:
- Thưa thầy ngày mai tụi em vô tiếp thầy được không ạ?
Thầy tôi bảo:
- Thôi các em cứ nghỉ ở nhà, thầy trồng một mình cũng được.
Thế nhưng sáng hôm sau, không ai bảo ai, chúng tôi kéo vào trường gần hết lớp. Đứa xẻng, đứa thùng
tưới… Hầu như đứa nào cũng có dụng cụ lao động trên tay. Trồng có một cái cây mà chúng tôi làm
như trổng cả vườn cây không bằng! Thiệt đúng là con nít! Chúng tôi vào đến trường thì đã thấy thầy lúi
húi trồng cây. Chúng tôi tiến đến gần, vòng tay thưa:
- Dạ thưa thầy chúng em mới vô. Một bạn nhìn cây thầy trồng và reo lên:
- A! Thầy trồng cây phượng!
Thầy Anh cười:
- Cây này không phải cây phượng mà là cây điệp đó các em,
Đứa nào đứa nấy mắt tròn xoe. Tôi hỏi:

- Thưa thầy trong trường người ta trồng cây phượng sao thầy trồng cây điệp?
Thầy Anh vần cười, một nụ cười hiền lành:
- Đúng rồi, trong sân trường người ta thường trồng cây phượng. Nhưng cây phượng chỉ nở hoa vào
mùa hè, mà mùa hè các em nghi học nên các em đâu thấy hết được vẻ đẹp của nó. Còn cây điệp tuy
người ta ít trồng nhưng điệp có vẻ đẹp, có nét đáng yêu riêng của điệp. Hơn nữa điệp lại nở hoa suốt
bốn mùa, nên ngày thường các em cũng thấy được vẻ đẹp của điệp.
Cây điệp lớp tôi đã ghi dấu những tháng ngày học trò của chúng tôi
Thầy nói chúng tôi phải nghe chứ thật ra chúng tôi không đồng ý lắm với cách giải thích của thầy.
Thấm thoắt mà năm học cuối cùng đã đến. Cây điệp trước lớp chúng tôi ngày nào đã vươn cao, biết bao
bông hoa khoe sắc. Lớp 12 tôi học tình cờ lại được xếp học ngay ở lớp 6 tôi học khi xưa. Mặc dù lớp
6A của chúng tôi ngày trước không còn học chung với nhau nhung mỗi năm chúng tôi có một ngày họp
mặt. Đó là Ngày nhà giáo. Trong buổi họp mặt Ngày Nhà giáo năm ấy, ngoài phần quà cho thầy Anh,
một bạn đề nghị nên cài lên áo thầy một bông hoa điệp do chính tay thầy trồng. Ý kiến đó được chúng
tôi nhiệt liệt hoan nghênh. Và tôi là người được vinh dự thay mặt cả lớp cài lên áo thầy bông hoa ấy.
Sau khi cài hoa lên áo thầy, tôi đã hỏi thầy một câu hỏi không liên quan gì đến Ngày Nhà giáo:
- Thưa thầy vì sao thầy lại thích hoa điệp?
Thẩy Anh cười:
- À… à tại vì ngày xưa đi học, thầy có một người bạn gái tên Điệp.
Không biết thầy nói thật hay nói chơi nhưng chúng tôi vẫn cười ầm lên.
Một bạn lém lỉnh nói:
- A vậy mà từ đó tới giờ thầy giấu tụi em.
Thầy Anh vẫn cười:
- Thầy có giấu mấy em đâu, tại mấy em không hỏi đấy thôi!
Chúng tôi lại cười rất vui vẻ.
Mùa thi sắp đến. Trong lòng chúng tôi buồn vui lẫn lộn. Những giờ ra chơi, chúng tôi không còn đùa
giỡn mà đứng lặng im nhìn những bông hoa điệp vàng đong đua trong gió. Một hôm, trong lúc chúng
tôi đang đứng ngắm những bông hoa diệp, mồi đứa thả hồn theo suy nghĩ riêng tư thì thầy Anh đến bên
cạnh chúng tôi tự lúc nào mà chúng tôi không hề hay biết. Thầy cất tiếng hỏi:
- Sao, bây giờ các em có thấy đúng là hoa điệp đẹp không?
Chúng tôi cùng cười. Nhung rồi mắt chúng tôi chợt thấy cay cay…

Mới đó mà đă hơn mười năm. Cây điệp ngày xưa còn đây mà bạn bè mỗi người một ngả! Còn thầy
Anh, không biết thầy đã về phương nào?
Những bông điệp vàng lung linh trong nắng như muốn đốt cháy cả hồn tôi.
NGUYỄN ANH DÂN
BÀI VĂN VỀ THẦY
Hôm nay chúng tôi làm văn viết một tiết. Đề bài: “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cô giáo (thầy
giáo) mà em yêu kính nhất”.
Lớp tôi có 32 bạn. Họ đều cắm cúi làm bài. Tiếng bút viết rào rào. Riêng tôi thấy khó quá. Từ năm lớp
mẫu giáo đến nay, tôi đã học năm cô giáo, một thầy giáo. Thầy cô nào tôi cũng quý, cũng yêu. Biết tả
thầy cô nào bây giờ? Cái chữ “nhất” trong bài làm tôi lúng túng. Tôi ngồi lặng cấn bút suy nghĩ. Bất
chợt, tôi ngước lên bảng. Thầy giáo tôi đang nhìn chúng tôi âu yếm, khuyến khích. Nét mặt thầy hiền
từ mà rất tươi, y như hôm ông ngoại tôi đến thăm anh em tôi. Mái tóc thầy đã điểm bạc như vương
nhiều bụi phấn. Bỗng dung tôi nhớ lại một sự việc. Hôm ấy, tôi đang chạy đuổi theo bạn Tân ở trường
thì không may đâm bổ vào thầy làm thầy ngã kềnh. Tôi sợ quá, run bắn cả người, quên cả xin lỗi Mấy
lần thầy đã phê bình tôi vẻ tội nghịch ngợm, bướng bỉnh rồi mà!
Không ngờ, sau khi đứng dậy, một tay đấm đấm vào lưng, một tay thầy đặt lên đầu tôi hỏi:
- Em có sao không?
Tôi mếu máo:
- Thưa thầy không ạ!
- Thôi, nín di! Làm sao mà mau nước mắt thế? Lần sau chơi gì thì chơi cũng phải chú ý cẩn thận xung
quanh nhé!
Thầy vỗ nhè nhẹ vào vai tôi rồi tập tễnh bước đi cà nhắc. Chắc là thầy đau lắm, tuổi già mà. Lòng tôi
ân hận quá!
Chợt thầy đằng hắng một tiếng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Nhưng cũng chính lúc ấy, một ý văn lóe ra
trong óc. ứ nhỉ, tại sao tôi lại không tả ngay về thầy mà phải đi tìm ở đâu. Thế là tôi cầm bút viết một
mạch. Làm xong, tôi đọc lại rồi nhìn lên bảng. Thầy giáo tôi vẫn ngồi kia, im lặng, hiền từ, vui vui. Tôi
cảm thấy như chính thầy đã làm cho tôi bài văn hôm nay. Ước gì mai sau tôi cũng được như thầy nhỉ!
ĐẶNG THÙY DƯƠNG
CÔ GIÁO CỦA TÔI
Trời rét lắm. Rét cắt da cắt thịt. Tiết lạnh giao mùa khiến tôi chỉ muốn nằm mãi trong chân ấm. Ra khỏi

nhà mà tôi nổi da gà. – Sáng nay, tôi cùng mẹ đi chợ.
Phiên chợ đông gió lùa chao chát. Hình như người ít hơn, tất cả đều chậm chạp, lặng lẽ. Lựa mấy bó
hành mà tôi cứ run cầm cập. Chợt có tiếng mời mẹ tôi mua giá. Tôi ngoảnh lại, đó là một phụ nữ gầy
xanh, bận chiếc áo len móng manh cũ thếch, da tái xám vì rét, nét mặt khắc khổ còn vương những vất
vả đời thường. Đặc biệt, tôi thấy người này quen lắm. Hình như tôi đã gặp ở đâu đó rồi.
- Thảo bây giờ lớn tướng rồi nhỉ.
Người đàn bà này biết tôi! Nghĩa là tôi đã từng quen… Nhưng lục lọi tất cả quá khứ mà tôi vẫn không
tài nào nhớ nổi. Dường như đoán được tâm trạng của tôi mẹ lên tiếng:
- Con không nhận ra ai à? Cô Cát đấy con ạ.
Cô Cát? Cô Cát ư? Cô giáo cũ của tôi đây ư? Tôi không còn tin vào mắt mình nữa…
… Ngày ấy, cô đẹp có tiếng. Cả lớp 2A chúng tôi đứa nào cũng quý cô, lúc nào cũng bắt cô kể chuyện.
Giọng cô trầm ấm, những chuyện cổ tích thật hay. Cô ân cần giảng bài cho chúng tôi và dạy bảo những
điều hay, lẽ phải. Với cô, tôi có một kỉ niệm thật nhỏ, thật buồn.
Tôi học giỏi nhất lớp. Cô luôn tin tưởng ở tôi. Nhưng tối hôm đó tôi mải xem phim mà không học bài.
Không ngờ sáng hôm sau thầy hiệu trưởng đến dự giờ lớp tôi đột ngột. Cô gọi tôi lên bảng chữa bài
tập. Tôị lúng túng, cúi gằm mặt trên bảng, xấu hổ. Cô nhìn tôi nghiêm khắc, buồn bà, ánh mắt cô xa
xăm như vừa đánh mất một cái gì đó.
Không bao giờ tôi quên được ánh mắt của cồ, nó luôn day dứt, ám ảnh trong tôi mãi. Và cô cũng chỉ
dạy tôi một năm. Lên lớp 5, những bài văn tôi viết về cô đều được điểm,9…
… Vậy mà thấm thoắt đã bốn năm trôi qua. Tôi không còn nhận ra cô nữa. Có thể là quá vô tâm…
nhưng… thời gian! Thời gian đã làm thay đổi tất cả. Cô giáo tôi nay phải tất tả chợ búa để đổi miếng
cơm, manh áo hằng ngày.
Trời xám nặng. Nhìn theo bóng cô thấp thoáng trong dòng người đi chợ, tôi thầm khẽ gọi “Cô ơi…
Read more: />2/#ixzz3mXQRmAu3

×