Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 48 trang )

Khóa luận tốt nghiệp


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN




MAI THỊ THU HUYỀN



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ GIÁ TRỊ CHỌN GIỐNG CỦA 06 DÒNG LÚA
ĐƢỢC TẠO RA BẰNG PHƢƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH
TẠI XÃ CAO MINH, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Di truyền học






Hà Nội - 2015

Khóa luận tốt nghiệp




LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành
cảm ơn: TS. Nguyễn Như Toản – Tổ trưởng bộ môn Di truyền khoa Sinh –
KTNN trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hướng dẫn và định
hướng cho tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn sâu sắc các thầy cô, các cán bộ phòng thí nghiệm khoa Sinh-
KTNN, các thầy cô trong tổ bộ môn Di Truyền đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho tôi những kiến thức trong thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình bác Nguyễn Văn Minh
cùng các bạn trong nhóm đã động viên, đóng góp ý kiến, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Mai Thị Thu Huyền








Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học




LỜI CAM ĐOAN

Kết quả nghiên cứu trong khóa luận này với đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 06 dòng lúa được tạo ra bằng
phương pháp lai hữu tính tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc trong vụ
đông xuân 2014” là của riêng tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của
bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi xin chịu trách nghiệm về kết quả của khóa luận trước Hội đồng bảo vệ.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Mai Thị Thu Huyền












Khóa luận tốt nghiệp


Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc cây lúa 4
1.2. Phân loại cây lúa 4
1.3. Giá trị cây lúa 5
1.4. Một số đặc điểm hình thái cây lúa 6
1.4.1. Rễ lúa 6
1.4.2. Thân lúa 6
1.4.3. Lá lúa 7
1.4.4. Bông lúa 7
1.4.5. Hoa lúa 7
1.4.6. Hạt thóc 8
1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam 8
1.5.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới 8
1.5.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 10
Khóa luận tốt nghiệp


Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học

1.5.3. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa bằng phương
pháp lai hữu tính trên Thế giới và Việt Nam 11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng 14
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu 17
2.3. Phạm vi nghiên cứu 18
2.4. Địa điểm nghiên cứu 18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa lai hữu tính 19
3.1.1. Chiều cao cây và chiều dài bông 19
3.1.2. Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng 22
3.1.3. Thời gian sinh trưởng 24
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất 25
3.2.1. Số nhánh trên khóm 25
3.2.2. Số bông trên khóm, số hạt trên bông 27
3.2.3. Số hạt chắc trên bông và tỷ lệ % hạt chắc 29
3.2.4. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế 31
3.3. Khả năng chống chịu của các dòng lúa lai hữu tính nghiên cứu 34
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận 36
4.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 39


Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IRRI: Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế
VFA: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
P
1000
: Khối lượng 1000 hạt
TGST: Thời gian sinh trưởng
NSLT: Năng suất lý thuyết
KNĐN: Khả năng đẻ nhánh
Nxb: Nhà xuất bản

Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây 20
Biểu đồ 3.2. Chiều dài bông 22
Biểu đồ 3.3.1. Chiều dài lá đòng 23
Biểu đồ 3.3.2. Chiều rộng lá đòng 24
Biểu đồ 3.4. Số nhánh trên khóm 26

Biểu đồ 3.5.1.Số bông trên khóm 28
Biểu đồ 3.5.2. Số hạt trên bông 29
Biểu đồ 3.5.1. Số hạt chắc trên bông 30
Biểu đồ 3.5.2. Tỉ lệ hạt chắc trên bông 31
Biểu đồ 3.6. Khối lượng 1000 hạt 32
Biểu đồ 3.7. Năng suất thực tế 34
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học



Bảng Trang
Hình 3.1. Chiều cao cây 20
Hình 3.2. Chiều dài bông 21
Hình 3.3. Chiều dài, chiều rộng lá đòng 23
Hình 3.4. Thời gian sinh trưởng 25
Hình 3.5. Số nhánh trên khóm 26
Hình 3.6. Số bông trên khóm, số hạt trên bông 27
Hình 3.7. Số hạt chắc trên bông, tỉ lệ hạt chắc trên bông 30
Hình 3.8. Khối lượng 1000 hạt 32
Hình 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế 33
Hình 3.10. Khả năng chống chịu của các dòng lúa lai hữu tính 34

Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
1
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có dân số đông, trên 80% dân số
sống bằng ngành nông nghiệp. Lúa gạo là cây lương thực chủ yếu và có vai
trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Lúa gạo được sử dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống không chỉ
trong nông nghiệp mà cả trong các ngành khác. Lúa gạo và các sản phẩm của
chúng là nguồn thức ăn nuôi sống con người, là nguồn nguyên liệu trong công
nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Trong thương nghiệp, lúa gạo có vai
trò to lớn trong cán cân xuất - nhập khẩu đưa Việt Nam đi lên là một trong
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Theo Tổ chức Nông lương
Liên Hiệp Quốc (FAO) vừa đưa ra dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt
khoảng 7 triệu tấn trong năm 2014, tăng khoảng 5% so với mức 6,65 triệu tấn
của năm 2013 [11].
Để tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích không nhiều mà còn
gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái, do đó chủ yếu vẫn dựa vào các biện
pháp kỹ thuật tác động để tăng năng suất. Trong hệ thống các biện pháp kỹ
thuật để tăng năng suất thì sử dụng giống có năng suất cao là biện pháp quan
trọng và có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, do nhu cầu ngày càng cao của con
người không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn cả về chất lượng, trước đây chủ
yếu là ăn gạo khô nhưng hiện nay càng ngày yêu cầu gạo dẻo, thơm, ngon
càng cao, không những thế mà còn phải an toàn, sạch, không nguồn bệnh.
Việc nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng giống lúa thu được từ
nhiều nguồn: đột biến, nhập nội, hướng ưu thế lai… một trong các nguồn
khác nữa là lai giống.
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
2
Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa và
tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc sản xuất hạt lai. Lúa

lai góp phần bảo đảm an ninh, lương thực cho nhiều tỉnh phía Bắc và Trung
Bộ. Lúa lai đã góp phần tăng năng suất lúa, tăng thu nhập cho nông dân thông
qua xuất khẩu gạo trong nhiều năm qua.
Ở Việt Nam nói chung còn ở Vĩnh Phúc nói riêng để đáp ứng được sự
cạnh tranh trên thị trường thì cần phải quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Với tình
hình ở Vĩnh Phúc như hiện nay chưa kể đến chất lượng mà ngay cả về sản
lượng vẫn còn thấp so với nhiều tỉnh khác, đồng thời về sự đa dạng các loại
gạo cũng chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy nên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn
giống của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại
Xã Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc trong vụ đông xuân 2014” nhằm mục
tiêu chọn tạo được những giống lúa thuần phù hợp với khí hậu, thời tiết, đất
đai, cho năng suất cao, chất lượng tốt (dẻo, thơm) phục vụ cho việc bổ sung
nguồn giống lúa thương phẩm chất lượng cao cho sản xuất .
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 06 dòng
lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại khu vực Xã Cao Minh –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
- Đánh giá và chọn lọc được một số dòng ưu tú phù hợp với điều kiện
sinh thái địa phương và có hướng đề xuất tiếp theo.
3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng về một số chỉ tiêu như:
1. Chiều cao cây
2. Chiều dài bông
10. Số hạt/bông tổng số
11. Số hạt chắc/bông
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
3

3. Chiều dài lá đòng
4. Chiều rộng lá đòng
5. Sắc tố antoxian trên đốt
6. KNĐN
7. Số bông hữu hiệu trên khóm
8. Trạng thái trục chính
9. Số lá/cây
12. Tỉ lệ hạt chắc/bông
13. P
1000
hạt
14. NSLT
15. Màu vỏ trấu
16. Màu râu
17. Màu vỏ cám
18. TGST
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bước đầu đánh giá được khả năng thích nghi sinh thái của các dòng
lúa lai hữu tính.
- So sánh sự khác nhau giữa các dòng lúa lai hữu tính về các chỉ số tính
trạng đã nêu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần vào việc tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống.
- Làm cơ sở để chọn các dòng chuẩn bị đưa vào sản xuất đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn.











Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc cây lúa
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học
của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu
vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông
Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, trên thực tế cây lúa và
nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc
Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của lúa trồng.
Chong (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa
Quốc Tế (IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần
hóa lúa trồng có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều
nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông
của dãy núi Himalayas- Ấn Độ, ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan,
Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc.
Theo phương diện thực vật học, lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại Oryza
fatma hình thành qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loài Oryza
fatma thường phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, nam Việt Nam, vùng Đông Nam
Trung Quốc, Thái Lan và Myanma.
Lúa trồng thuộc chi Oryza gồm 22 loài với 22 hoặc 48 NST, trong đó

chỉ có hai loài lúa trồng là Oryza sativa hiện chiếm ưu thế trong sản xuất và
Oryza glaberrima chỉ được trồng với diện tích nhỏ ở Tây Phi [1].
1.2 Phân loại cây lúa
Cây lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế
giới, cùng với ngô (Zea mays L.), lúa mỳ (Triticum sp.), sắn (Manihot
esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.) [4].

Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
5
Về phân loại thực vật, cây lúa thuộc:
Giới (kingdom/regnum):
Thực vật (Plantae).
Ngành (phyla):
Thực vật có hoa (Angiospermae).
Lớp (class):
Thực vật một lá mầm (Monocots).
Bộ (ordo):
Hòa thảo (Poales).
Họ (familia):
Hòa thảo (Poaceae).
Chi (genus)
Loài (species):
Lúa (Oryza).
Lúa Châu Á: Oryza sativa
Lúa Châu Phi: Oryza glaberima
Phân loài/thứ(sub species):
Lúa nhiệt đới: Oryza sativa var indica.
Lúa ôn đới: Oryza sativa var japonica.

Lúa rẩy: Oryza sativa var javanica.
=Oryza sativa var japonica nhiệt đới.
Theo cấu tạo tinh bột, người ta phân loại lúa thành lúa nếp (Glutinosa)
và lúa tẻ (Utilissma).
Theo thời vụ trong năm và TGST, Oryza sativa gồm lúa chiêm và lúa
mùa.
1.3 Giá trị cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới có vai
trò quan trọng đối với con người.
Những năm qua, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trên cây lúa, Việt
Nam đã tạo ra nhiều giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt, sản lượng không
chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu gạo, đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc dân. Cây lúa
được trồng ở 112 nước, cung cấp lương thực cho 65% dân số thế giới [4].
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
6
Điều này đã khẳng định được vị trí quan trọng của lúa gạo trong vấn đề giải
quyết nhu cầu lương thực.
Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng giống như các cây lương
thực khác, tinh bột (62,4%) và đường chiếm chủ yếu trong thành phần hóa
học. Bên cạnh đó còn có một số chất khác như vitamin nhóm B, protein
Ngoài cung cấp lương thực cho con người, lúa gạo cũng được sử dụng
làm thức ăn cho gia súc gia cầm, cung cấp nguyên liệu sản xuất ra các mặt
hàng công nghiệp như sản xuất giấy, cacton
Việt Nam hiện nay là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn thế giới cùng
với Thái Lan và Ấn Độ. Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa không
những tăng mà còn giảm nhưng Việt Nam vẫn giữ được vị trí nước xuất khẩu
gạo lớn trên thế giới đó là thành quả thu được từ khoa học, chọn giống. Theo

Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 18-12-2014 cả nước đã xuất khẩu
khoảng 5,96 triệu tấn gạo, giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả
năm 2013[16].
1.4. Một số đặc điểm hình thái của cây lúa
1.4.1. Rễ lúa
Rễ lúa thuộc loại rễ chum, gồm 2 loại: rễ mầm và rễ phụ. Rễ mầm phát
triển từ khi hạt bắt đầu nảy mầm, chỉ có một chiếc duy nhất. Rễ phụ được
hình thành sau và được tạo trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Cả 2
loại rễ đều có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho cây
1.4.2. Thân lúa
Thân phát triển từ thân mầm, có dạng ống tròn, thân lúa gồm nhiều mắt
và long, số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Các giống có thời gian sinh
trưởng trung ngày thường có 6 - 7 lóng, các giống ngắn ngày có khoảng từ 4 –
5 lóng (Bùi Huy Đáp,1970) [1].Thân lúa có nhiệm vụ giữ cho cây đứng thẳng,
đỡ cho các lá trải rộng ra, vận chuyển, dự trữ nước và muối khoáng lên lá để
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
7
quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá tới bộ phận khác để
nuôi sống chúng.
1.4.3. Lá lúa
Lá lúa được hình thành từ các mắt trên đốt thân hay còn được gọi là
mầm lá, mọc ra ở 2 bên nhánh chính. Có 2 loại lá lúa:
- Lá bao (lá không hoàn toàn): là loại lá chỉ có bẹn ôm lấy thân, phát
triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
- Lá thật (lá hoàn toàn) gồm: bẹ lá, phiến lá, cổ lá, thìa lìa (lưỡi lá), và
tai lá. Lưỡi lá và tai lá là 2 bộ phận cơ bản để phân biệt lá lúa với lá của các
loại cây khác, như phân biệt cây lúa với cây cỏ lồng vực trong ruộng lúa.
Lá lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây, là trung tâm hoạt

động sinh lý của cây lúa như: quang hợp, hô hấp, tích lũy đất khô, thoát hơi
nước, điều tiết nhiệt độ, nhận oxi của không khí vào thân rồi xuống rễ. Bẹ lá
còn giúp thân chống đỡ và làm nhiệm vụ như một kho tinh bột, đường tạm
thời trước khi trổ bông.
1.4.4. Bông lúa
Gồm: cuống bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
- Cuống bông: là phần cuối của thân bông
- Cổ bông: thân bông nối với cuống bông bằng đốt cổ bông.
- Thân bông: có 5 - 10 đốt, trên mỗi đốt mọc mộ gié chính (gié cấp 1),
trên gié cấp 1 mọc gié cấp 2; mỗi gié 1, 2 mọc thành nhiều chẽ; mỗi chẽ đính
1 hoa.
- Cuống bông và thân bông được nối với nhau bằng đốt cổ bông.
1.4.5. Hoa lúa
- Hoa lúa: là hoa lưỡng tính gồm: đế hoa, lá bắc, vảy lá, nhị, nhụy.
+ Lá bắc có 4 lá: 2 lá phía trong phát triển thành 2 vỏ trấu, 2 lá phía
ngoài là mày hoa.
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
8
+ Vảy cá: là một mảng không màu, hình vảy cá nằm ở giữa bầu nhụy
và vỏ trấu, điều khiển sự đóng mở của vỏ trấu khi hạt lúa phơi màu.
+ Nhị: gồm 6 vòi nhị với 12 bao phấn mọc xen kẽ thành 2 vòng, mỗi
bao phấn có chứa 4 ngăn chứa nhiều hạt phấn. Hạt phấn có 2 tầng tế bào và 2
lỗ để hạt nảy mầm.
+ Nhụy: ở giữa hoa hình trứng dài, đầu nhụy có 3 nhánh nhưng chỉ có 2
nhánh phát triển, còn 1 nhánh thoái hóa.
1.4.6. Hạt thóc
Gồm nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo (nơi dự trữ chất
dinh dưỡng và tinh bột). Phôi gồm: rễ phôi, trục phôi và lá phôi.

Bông lúa được hình thành khi cây lúa bước sang thời kỳ sinh trưởng
sinh thực, trải qua các thời kỳ: phân hóa, trỗ, phơi mầu, thụ phấn, thụ tinh,
chín sáp, chín hoàn toàn. [2][10]
1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với hầu hết người châu Á.
Trong điều kiện nhiệt đới, lúa có thể trồng 2 - 3 vụ một năm với năng suất
tương đối cao và khá ổn định để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng
của nhân loại. Các nhà khoa học dự báo rằng, ở một số nước như Tung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Philippin nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng nhanh hơn khả
năng sản xuất lúa gạo ở các nước này. Vì vậy, sản xuất lúa gạo trong vùng
phải tăng lên gấp bội để đáp ứng như cầu lương thực. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về lương thực, sản xuất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây đã có
mức tăng trưởng đáng kể, tổng sản lượng lúa không ngừng được gia tăng,
năm sau cao hơn năm trước nhưng dân số tăng nhanh hơn, nhất là ở các nước
đang phát triển, nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách phải quan tâm trong
những năm trước mắt cũng như lâu dài.
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
9
Theo ( FAOSTAT,2006) , thì sản xuất lúa gạo trập trung chủ yếu ở các
nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng. Theo FAO
ước tính sản lượng gạo toàn cầu năm 2014 đạt 503,6 triệu tấn, tăng 1% so
với 497,8 triệu tấn năm 2013 [17].
Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2014 trên thế giới là do
sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ-nơi mà tình hình sản xuất
đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Ấn Độ cũng là nước khá
thành công trong lĩnh vực chọn lọc các giống lúa lai, trong đó một số giống có
chất lượng gạo thương phẩm cao, hạt gạo dài, trong, có mùi thơm. Hầu hết

các quốc gia Châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch,với mức
sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt tại Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc,
Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm
ướt và thiếu ánh sáng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Indonexia sẽ
không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản
lượng lúa gạo của Indonexia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái. Tương tự,
sản xuất lúa gạo tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh so với năm ngoái [16].
Tại Trung Quốc, lượng mưa trái mùa và không đủ đã khiến sản lượng
lúa gạo tại các vùng ở phía trung đông giảm, nên mức sản lượng tương đương
của năm ngoái. Sản lượng lúa của Trung Quốc năm 2014 ước đạt 205 triệu
tấn (143,3 triệu tấn gạo), tăng 1% so với 203,6 triệu tấn (143,3 triệu tấn gạo)
năm 2013. Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu gạo trong năm 2014 nhưng
với tốc độ chậm hơn năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm 2015 dự báo Trung
Quốc nhập khẩu 2,014 triệu tấn gạo, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái (theo
số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc) [14].
Triển vọng sản lượng lúa gạo trong năm 2014 ở châu Phi nhìn chung
khá lạc quan với dự báo của tổ chức FAO (tăng 3%, tương đương 18,4 triệu
tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do Madagascar với điều kiện khí hậu thuận lợi
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
10
và tỉ lệ châu chấu hại lúa giảm nên sản lượng được dự báo tăng 19%. Sau mức
tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2014, sản lượng lúa gạo ở Tây Phi cũng
được dự báo sẽ tăng thêm 2% nữa trong năm 2014 với điều kiện tình hình thời
tiết ổn định [16].
Tại khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, vụ lúa gạo chính đã được
thu hoạch xong tại các khu vực phía Nam với kết quả rất khả quan. Sản lượng
khu vực được dự báo sẽ tăng trên 3%, đạt 19,5 triệu tấn. Phần lớn sự tăng
trưởng phản ánh mức tăng trưởng ước tính 8% tại Brazil, nơi ngành lúa gạo đã

được hưởng lợi từ giá cả hấp dẫn và điều kiện thời tiết thuận lợi [16].
Ở khu vực Bắc Mỹ, sản lượng gạo của Hoa Kỳ được dự báo tăng 12%
với triển vọng khá sảng sủa. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo lại chỉ tăng tại các
bang phía nam do tình hình hạn hán ở bang California đang gây ra những hạn
chế đối với việc gieo trồng [16].
Tại khu vực châu Âu, dự báo sản lượng lúa của khu vực Liên minh
châu Âu EU sẽ phục hồi khoảng 3% sau tình hình thời tiết khắc nghiệt hồi
năm ngoái [16].
1.5.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng lúa đạt hơn 7,8 triệu ha, năng suất
đạt 57,4 tạ/ha nên sản lượng lúa đạt trên 44,84 triệu tấn [15]. Trong năm
2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam, Việt Nam đã xuất
khẩu khoảng 5.96 triệu tấn gạo trong vòng từ 1/1/2014 đến 18/12/2014 giảm
khoảng 11% so với mức 6.71 triệu tấn gạo xuất khẩu của cả năm 2013. Mục
tiêu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xuất khẩu 6,2 triệu
tấn gạo, giảm nhẹ so với mục tiêu 6,5 triệu tấn dự báo hồi đầu năm. [14]
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
11
Nhờ 70% diện tích lúa trồng các giống chất lượng cao nên phần lớn
lượng gạo xuất khẩu của vùng có sức cạnh tranh cao hơn so với gạo cùng
phẩm cấp của một số nước lân cận, trong khi giá bán lại thấp hơn nên được
khách hàng nước ngoài ưa chuộng.
Triển vọng xuất khẩu năm 2015 sẽ cạnh tranh khốc liệt. Không chỉ gạo
trắng, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam cũng bắt đầu bị cạnh tranh khó khăn
với Thái Lan. Trước đây, Thái Lan xuất khẩu chủ yếu gạo thơm cao cấp Hom
Mali với giá cao (trên 1.000 USD/tấn), còn gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam

là loại Jasmine chủ yếu ở mức giá trên dưới 600 USD/tấn. Nhờ ưu thế giá rẻ
hơn nhiều, gạo thơm của Việt Nam đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường quan
trọng. Nhưng gần đây, Thái Lan bắt đầu đẩy mạnh sản xuất giống lúa thơm
Batum. Đây là giống lúa thơm loại trung bình, tương đương với giống
Jasmine của Việt Nam. Do đó, khi tung ra thị trường, gạo thơm Batum của
Thái Lan chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với gạo Jasmine của
Việt Nam ở phân khúc gạo thơm phẩm cấp trung bình. Nếu gạo Batum của
Thái Lan mà có giá chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn một chút so với gạo Jasmine
của Việt Nam, chắc chắn gạo thơm Jasmine của Việt Nam sẽ khó bán hơn
nhiều so với hiện giờ.[14]
1.5.3. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai
hữu tính trên Thế giới và Việt Nam.
* Trên Thế giới:
Sau sự thành công của Trung Quốc trong việc thương mại hóa công nghệ
lúa lai vào cuối những năm 1970s, IRRI đã làm sống lại nghiên cứu lúa lai
của mình vào năm 1980, và nhiều tiến bộ đã được triển khai bởi các chương
trình được thực hiện ở nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Việt
Nam, Philippines, Cộng hòa Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Myanmar,
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
12
Brazil, Ai Cập, Colombia, Malaysia và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran - với sự
hỗ trợ của FAO từ các cơ quan công cộng hoặc khu vực tư nhân [12].
Hỗ trợ kỹ thuật trong công nghệ lúa lai đã được cung cấp bởi IRRI và
Trung Quốc với sự hỗ trợ tài chính từ FAO, Trung tâm nghiên cứu và phát
triển giống lúa lai Trung Quốc (CNHRRDC) tại Hồ Nam đã tổ chức các khóa
học quốc tế về sản xuất lúa lai và đào tạo hàng trăm lượt nhà khoa học nghiên
cứu lúa lai nước ngoài từ Ấn Độ, Việt Nam và Colombia [12].
* Ở Việt Nam:

Nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 1970 tại Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 1983, Viện lúa quốc tế (IRRI) và
Viện lúa ĐBSCL (CLRRI) đã hợp tác để phát triển công nghệ lúa lai ở các
tỉnh ĐBSCL. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lúa lai tăng năng suất 18-
45% (Nguyễn văn Luật và ctvl, 1994) [19].
Hiện nay, các tổ chức tham gia vào nghiên cứu lúa lai gồm Trung tâm
nghiên cứu lúa lai- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu lúa
gạo ĐBSCL, Viện di truyền nông nghiệp [19].
Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn và sản xuất các dòng bố, mẹ với
nguồn gen trong nước, chẳng hạn như các dòng 103S, T1s-96, T4S, T23S, T70S,
T100, AMS27S (Trâm, 2007). Những dòng này được sử dụng để sản xuất hạt
giống F1 của Việt Nam như VL20 , VL24, TH3-3, TH3-4, HYT83, HYT92
[16].
Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được trồng thương mại hóa vào năm
1992, sản xuất trong một khu vực giới hạn dưới 200 ha.Với năng suất rất thấp
(trung bình là 302 kg/ha), tổng số lượng hạt giống F1 phát hành vào năm
1992 được ghi nhận vào khoảng 52 tấn . Hạt giống F1 của Việt Nam giảm nhẹ
trong năm 1992-1995, nhưng sau đó phục hồi và mở rộng một cách nhanh
chóng sau khi đạt 1.920 ha vào năm 2006 [12].
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
13
Năng suất hạt giống lúa lai Việt Nam được cải thiện đáng kể, từ 302
kg/ha năm 1992 đã tăng lên 2,2 tấn / ha trong năm 2006 (gấp7 lần).Các khu
vực sản xuất chính của hạt giống lúa lai Việt Nam là các tỉnh phía Bắc như
Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định [12].


Khóa luận tốt nghiệp


Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu
tính thuộc cặp lai (CL8 x BT7) đặt tên là: KNSD - 1, TQ 2010, QP 21, KD28,
TS1, TS2 và giống đối chứng Khang Dân 18(ĐC). Các dòng này do TS.
Nguyễn Như Toản và Viện di truyền Nông nghiệp cung cấp.
*Giống Khang dân
- Nguồn gốc xuất xứ:
KD18 (Khang dân 18) là giống lúa thuần Trung Quốc, đã phổ biến
rộng rãi trong sản xuất.
- Đặc tính nông sinh học :
+ KD18 là giống lúa thuần thuộc nhóm giống ngắn ngày. Thời gian
sinh trưởng ở vụ Đông xuân : 135 – 140 ngày, ở vụ Hè thu : 105 - 110 ngày.
+ Dạng cây: dạng hình gọn, cứng cây, dạng hạt thon có màu vàng;
+ Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Khả năng đẻ nhánh trung bình.
+ Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém. Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp.
+ P1000 hạt: 20-21 gram
+ Khả năng chống đổ trung bình đến kém. Chịu rét khá.
+ Năng suất: Bình quân đạt 60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 65-70 tạ /ha.
+ Ít nhiễm sâu bệnh, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh
tương đối tốt, chịu rét tốt, thích ứng rộng.
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích
mỗi ô thí nghiệm 5m
2

= 2x2.5m.
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
15
Hạt giống được ngâm ủ theo quy trình chung. Sau khi hạt nảy mầm
đem gieo, khi mạ có từ 3-4 lá thật thì cấy.
Ruộng làm đất kỹ, san phẳng, chia thành luống.
Mật độ cấy: 45 khóm/m2 (cấy 1 dảnh/khóm)
Tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chung.
Gieo ngày: 16/01/2014
Cấy ngày: 11/02/2014
Gặt ngày: 02/06/2014
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Theo dõi và thu thập các tính trạng nông sinh học trong suốt thời kỳ
gieo cấy, thu hoạch của 06 dòng lúa trên.
Căn cứ để xác định và đánh giá các chỉ tiêu dựa vào “ Hệ thống tiêu
chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” năm 1996 của IRRI [10] và “ Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa” năm
2011 của Bộ NN&PTNT [9].
Các chỉ tiêu được khảo sát ở 9 giai đoạn sinh trưởng và phát triển:
Theo IRRI, 1996 [10]: Đời sống cây lúa được chia làm 9 giai đoạn:
1. Nảy mầm 4. Vươn lóng 7. Chín sữa
2. Mạ 5. Làm đòng 8. Vào chắc
3. Đẻ nhánh 6. Trỗ bông 9. Chín hoàn toàn
Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
16
Bảng 2.1. Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn IRRI

STT
Các chỉ tiêu
quan sát
Giai
đoạn
khảo
sát
Thang xác định
Cách
xác
định
Đơn vị
tính
1
Chiều cao cây lúa
9
Đo từ gốc sát mặt đất lên đỉnh
bông dài nhất, không tính râu
của 10 mẫu (1 mẫu = 10 khóm)
Đo
cm
2
Chiều dài bông
8-9
Đo từ cổ bông tới đỉnh hạt mút
bông không kể râu của các
bông/5 khóm
Đo
cm
3

Chiều dài lá đòng
6
Đo từ cổ lá đến đầu mút lá
Đo
cm
4
Chiều rộng lá đòng
6
Đo ngang chỗ rộng nhất của lá
đòng
Đo
cm
5
Số nhánh/khóm
(KNĐN)
5
Đếm số dảnh/10 khóm
Đếm
Dảnh
6
Số lá trên cây
1-5
Đếm số lá trên cây từ khi hạt
nảy mầm tới lúc làm đòng
Đếm

7
Số bông hữu
hiệu/khóm
9

Đếm số bông hữu hiệu/khóm
Đếm
Bông
8
Số hạt/bông
9
Đếm số hạt/5 khóm (tính cả hạt
chắc, hạt lép)
Đếm
Hạt
9
Số hạt chắc/bông
9
Đếm số hạt chắc của tất cả các
bông /5 khóm
Đếm
Hạt
10
Tỉ lệ hạt chắc
9
Tổngsố hạt chắc/tổng số hạt
thuộc 5 khóm điển hình
Đếm
%
11
Khối lượng 1000
hạt
9
Cân 500 hạt x 2 = P
1000

hạt
Cân
Gr
12
Năng suất lý thuyết
9
NSLT= Sốkhóm/m
2
x số


Khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Thu Huyền K37C - Sinh học
17
(NSLT)
bông/khóm x hạt chắc/bông
x P
1000
hạt x
10
-5

Cân
Tấn/ha
13
Thời gian sinh
trưởng (TGST)
2-9
Từ khi gieo mạ đến lúc 85% số

hạt trên bông đã chín.
Đếm
Ngày

2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học gồm các tham số:
Trung bình mẫu
1


n
i
i
X
X
n

Sai số trung bình
m
n



Độ lệch chuẩn
 
2
1
n
i
i

XX
n





30n 

2
1
()
1
n
i
i
XX
n






n<30

Trong đó: n: Số cá thể trong mẫu;
i
X
: Giá trị các biến số.

Hệ số biến động
CV%<10%: Biến động thấp
CV%=10%-20%: Biến động trung bình
CV%>20%: Biến động cao
NSLT = Số khóm/
2
m
* Số bông /khóm * Số hạt chắc/bông
*
1000
P
hạt *
5
10

tấn/ha
= Năng suất hạt/m
2
*
5
10

tấn/ha

×