Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống cà chua ưu thế lai chịu nóng và chống bệnh virus xoăn vàng lá trồng trái vụ tại đồng bằng sông hồng (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.75 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopercicum esculentum Mill
được trồng và tiêu thụ phổ biến trong cả nước, diện tích sản xuất duy trì 23-25
nghìn ha/năm. Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng chiếm 30,23% tổng diện
tích và 23,36% sản lượng cà chua sản xuất trong cả nước. Sản xuất 01 ha cà chua
ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập 120-200 triệu đồng, bằng 2-3 lần so với
trồng lúa (Đặng Văn Niên và cs., 2013). Trong những năm qua, diện tích sản xuất
cà chua tăng chậm, khó khăn chủ yếu là thiếu bộ giống cà chua chịu nóng, kháng
bệnh virus xoăn vàng lá để mở rộng diện tích trồng trái vụ (vụ Xuân Hè và Thu
Đông). Đứng trước thực trạng đó, thời gian qua các cơ quan khoa học trong nước
đã tập trung nghiên cứu và chọn tạo thành công một số giống cà chua lai như:
VT3, Lai Số1, HT9, HT21 các giống tạo ra vẫn chủ yếu trồng trong vụ Đông.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chọn giống cà chua lai chịu nóng, kháng bệnh virus
xoăn vàng lá, trồng tốt trong vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông là rất cần thiết.
2. Mục tiêu đề tài
- Bổ sung nguồn vật liệu có những ưu điểm nổi bật về một số tính trạng:
năng suất, chất lượng quả, kháng bệnh virus xoăn vàng lá phục vụ nghiên cứu
chọn tạo giống cà chua ưu thế lai năng suất cao, chịu nóng và khả năng chống
chịu bệnh virus xoăn vàng lá ở Việt Nam.
- Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua ưu tú, thích hợp trồng trong vụ
Xuân Hè và vụ Thu Đông, khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá khá,
năng suất đạt trên 45 tấn/ha, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nội tiêu và chế
biến xuất khẩu.
3. Những đóng góp mới của đề tài
Bằng hệ thống tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: đánh giá
diễn biến bệnh virus xoăn vàng lá gây hại trên đồng ruộng, lây nhiễm nhân tạo, sử
dụng phân tích chỉ thị phân tử, đã xác định được 4 dòng cà chua mang gen kháng
bệnh virus xoăn vàng lá Ty1 là dòng: D10, D12, D13 và D15, các dòng này có ý
nghĩa ứng dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh


virus xoăn vàng lá ở nước ta.
Đã khẳng định tính hiệu quả cao của phương pháp ghép ngọn trong lây nhiễm
nhân tạo bệnh virus xoăn vàng lá cà chua.
Đã chọn tạo thành công một số tổ hợp lai cà chua triển vọng: VT5, VT10 cho
năng suất đạt 46,2-49,1 tấn/ha (Xuân Hè), 62,3-65,2 tấn/ha (Thu Đông) và 70,0-
78,7 tấn/ha (vụ Đông), có chất lượng quả tốt, khả năng kháng bệnh virus xoăn
vàng lá khá. Giống cà chua VT5, VT10 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận là giống sản xuất thử cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung
du miền núi phía Bắc.
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dữ liệu khoa học trong nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế
lai (F1) năng suất cao, có khả năng chịu nóng, tăng kháng bệnh virus xoăn vàng lá
đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Phân lập ra các nhóm vật liệu theo các tính trạng mục tiêu cho công tác chọn
tạo giống cà chua ưu thế lai.
Đã khẳng định tính hiệu quả cao của việc sử dụng phương pháp lây nhiễm
nhân tạo (phương pháp ghép) và chỉ thị phân tử trong phát hiện mẫu giống kháng
bệnh virus xoăn vàng lá ở cà chua.
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học khép kín: từ nghiên cứu, đánh
giá nguồn vật liệu khởi đầu, chọn tạo dòng thuần, đánh giá khả năng kết hợp
chung, khả năng kết hợp riêng, đánh giá và chọn ra các tổ hợp lai ưu tú, khảo
nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sinh thái để tuyển chọn giống triển vọng và chuyển
giao cho sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng, trồng trái vụ, có khả
năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá. Các tổ hợp lai tạo ra sẽ bổ sung vào bộ
giống cà chua trồng trong vụ Xuân Hè, Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, góp phần đa dạng bộ giống và mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng

và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà chua trong vụ Xuân Hè, vụ Thu
Đông tại các vùng trồng cà chua.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án chính gồm 121 trang: mở đầu (4 tr). Tổng quan tài liệu và cơ sở
khoa học của đề tài (35 tr). Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (16
tr). Kết quả nghiên cứu và thảo luận (64 tr). Kết luận, đề nghị (2 tr). Danh mục
công trình đã công bố liên quan đến dự án (1 tr) và tài liệu tham khảo (8 tr),
gồm: 33 tài liệu trong nước và 86 tài liệu ngước ngoài. Luận án có 44 bảng
trong báo cáo chính và 10 phụ lục, có 10 hình ảnh trong báo cáo và 5 trang hình
ảnh minh họa khác.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật học cây cà chua
Cây cà chua, có tên khoa học (Lycopersicum esculentum Mill) thuộc họ cà
Solanaceae. Cây cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n=24, được Miller phân loại
năm 1754.
Theo tài liệu của các tác giả Choudhury (1970), Luckwill (1943), Rick
(1973) và Taylor (1986), cây cà chua có nguồn gốc ở vùng Andean, bao gồm
3
Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Chile dọc bờ biển Thái Bình Dương, từ
quần đảo Galapagos tới Chi Lê, đây là các khu vực có khí hậu nhiệt đới khô.
Từ lâu, nhiều tác giả nghiên cứu, phân lập, xây dựng hệ thống phân loại cây
cà chua theo quan điểm của riêng mình như: Muller (1940); Daskalov and Popov
(1941); Luckwill (1943); Lehman (1953); Breznhev (1955, 1964), Zuhucospki
(1964). Ở Mỹ dùng phân loại của Muller, ở châu Âu và Liên Xô (cũ) thường dùng
phân loại của Brezhnev và hệ thống phân loại này được sử dụng rộng rãi ở rất
nhiều nước khác (dẫn theo Nguyễn Hồng Minh, 2000).
1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới
Cây là chua là cây rau ăn quả được trồng, tiêu thụ hầu hết các nước trên thế

giới. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) năm 2013, diện
tích cà chua sản xuất năm 2011 đạt 4,734 triệu ha. Tốc độ gia tăng về diện tích sản
xuất chậm, trong 7 năm luôn duy trì trong khoảng trên 4,5 triệu ha (2005-2012).
Sản lượng cà chua tăng 22% từ 127,929 triệu tấn (2005) lên 159,02 triệu tấn
(2011). Mức gia tăng về sản lượng là do sự gia tăng mạnh về năng suất. Với sản
lượng trên, bình quân tiêu thụ đầu người khoảng trên 23 kg quả/người/năm.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Việt Nam, cây cà chua là cây rau ăn quả được trồng phổ biến. Theo số liệu
thống kê năm 2013, diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2012 đạt 25,48 nghìn
ha, tăng 20,3% so với năm 2010 (21,17 nghìn ha), năng suất đạt 287,0 tạ/ha, sản
lượng đạt 731,48 nghìn tấn. Với sản lượng trên, tương đương bình quân đầu người
khoảng 8,1 kg quả/năm.
Do tính chất đặc trưng như: cơ cấu mùa vụ và điều kiện sinh thái mà cây cà
chua phần lớn được sản xuất tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và khu vực
Lâm Đồng. Diện tích và sản lượng cà chua sản xuất ở hai khu vực này chiếm trên
62% sản lượng cà chua cả nước.
1.3. Nguồn gen cà chua và ứng dụng trong chọn giống
1.3.1. Nghiên cứu, thu thập và lưu giữ nguồn gen cà chua
Nguồn gen cây cà chua phục vụ chọn giống bao gồm: các dạng hoang dại, giống
bản địa, giống cũ, các dòng mới được tạo ra hoặc các giống cà chua được truyền
lại (Fernandez et al., 1995). Chương trình bảo tồn nguồn gen cà chua của Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đang bảo tồn hơn 5.000 mẫu giống cà chua trồng và cà
chua dại. Bộ môn nguồn gen thực vật thuộc Đại học Cornell đã thu thập và bảo tồn
5.964 mẫu giống cà chua thuộc 10 loài khác nhau, trong đó, loài cà chua trồng

S. lycopersicum chiếm đa số với 5.330 mẫu giống (PRGU, 2006).
Ở Việt Nam, hiện nay có 52 đơn vị

tham gia bảo tồn nguồn gen nông nghiệp.
Từ năm 1992 đến nay, ngân hàng


gen cây trồng Quốc gia đã thu thập, nhập nội và
4
đang lưu giữ 13.500 giống

của hơn 100 loài cây trồng trong đó có cây cà chua
(Trường Giang, 2009).
1.3.2. Một số nghiên cứu đánh giá nguồn gen phục vụ chọn giống
1.3.2.1. Nguồn gen cà chua chất lượng cao
Nghiên cứu, khai thác nguồn gen cà chua đã xác định được những loài cà
chua hoang dại S. Pimpinellifolium L có mang tính trạng chất lượng quả cao, loài
S. chmielewskii có tính trạng quy định hàm lượng đường trong quả cao (Esquinas
and Nuez, 1995). Các dạng cà chua bán hoang dại thuộc loài L.esculentum Mill,
như var. cerasifome, pyrifome, pruniforme là nguồn vật liệu quý cho chọn tạo
giống cà chua chất lượng cao (Barbara et al., 2013).
1.3.2.2. Nguồn gen cà chua có khả năng chịu nóng
Nghiên cứu nguồn gen cà chua chịu nhiệt độ cao được tìm thấy ở
L.esculentum var. cerasiforme. Nhiều mẫu giống chịu nóng được tạo ra ở vùng
nhiệt đới với các mẫu giống như: CLN 130, DC4-2-0. Gen chịu nóng HsfA1,
sHSP, hsp21 nhận biết trong loài S. lyco-persicon (Amanjot and Grover, 2008).
1.3.2.3. Nguồn gen kháng bệnh nấm Phytophora infestans ở cà chua
Bệnh nấm mốc sương (Late Blight) gây ra do nấm Phytophora infestan. Nấm
bệnh này gây hại nhiều bộ phận của cây cà chua: thân, lá, hoa, quả (Rubin et al.,
2001; Rubin and Cohen, 2004). Một số giống cà chua mang gen kháng Ph-1
(giống New Yorker) hay gen Ph-2 (Pieraline, Macline, Piline) không thể hiện khả
năng kháng tốt đối với các chủng loại nấm mốc sương tại Israel (Cohen, 2002).
Gen mới của tính kháng bệnh mốc sương là Ph-3 được phát hiện trong mẫu giống
L.3708 (Lycopersicom pimpenellifolium) (Black et al., 1996).
1.3.2.4. Nguồn gen cà chua kháng một số bệnh vi khuẩn
Vi khuẩn là những bệnh gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất ở cà chua. Bao gồm:

vi khuẩn đốm lá, gồm 4 loài Xanthomonas: X. euvesicatoria, X. vesicatoria, X.
perforans và X. gardneri (Jones et al., 2004), héo xanh vi khuẩn do Ralstonia
solanacearum, thối vi khuẩn do Clavibacter michiganensis và bệnh đốm vi
khuẩn do Pseudomonas syringae pv cà chua. Tính kháng P.syringae do gen Pto
quy định (Pitblado and MacNeill, 1983). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa
tìm được gen trội kháng khuẩn.
1.3.2.5. Nguồn gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định: trên cây cà chua trồng
(Lycopersicon esculentum. Mill) không chứa gen kháng R chống Begomovirus.
Nguồn kháng bệnh đã được tìm thấy ở một số mẫu giống cà chua dại Solanum
pimpinellifolium, Solanum habrochaites, Solanum peruvianum và Solanum
chilense (Hassan et al., 1984; Pilowsky and Cohen, 1990, 2000; Zakay et al.,
1991; Zamir et al., 1994). Hiện nay, có khoảng 5 gen kháng chủ yếu Begomovirus
đã được phát hiện thấy trên cà chua dại, quan trọng nhất là Ty1 và Ty3.
5
1.4. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai
1.4.1. Nghiên cứu biểu hiện ưu thế lai trên các tính trạng ở cây cà chua
Năm 1946, giống cà chua ưu thế lai đầu tiên trên thế giới đưa ra sản xuất.
Nhiều công bố cho rằng, giống cà chua ưu thế lai cho năng suất vượt so với thuần
từ 0-300% (Barbara et al., 2013). Yordanov (1983), bên cạnh năng suất, tăng khả
năng phát triển của cây, chín sớm, thích nghi cao hơn với môi trường bất thuận,
quả đồng đều hơn là những biểu hiện của ưu thế lai trên cà chua.
Bhatt et al. (1998) nghiên cứu cho thấy ở cây lai F1 có tỷ lệ khá cao của ưu
thế lai (60,4% và 52,4%) về hàm lượng vitamin C trong quả.
1.4.2. Một số thành tựu về chọn tạo giống cà chua ưu thế lai
Từ 1960, Đài Loan đã bắt đầu sử dụng giống ưu thế lai F1, đến nay hầu hết
diện tích sản xuất cà chua được sử dụng giống ưu thế lai F1, ngành sản xuất cà
chua lai đã trở thành một ngành kinh doanh lớn ở Đài Loan, có vai trò quan trọng
trong xuất khẩu (AVRDC, 2010).
Ở Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm (năm


1870), từ đó đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học

California đã chọn ra được những giống cà chua như: UC-105; UC-134; UC-

82
cho năng suất và có nhiều đặc điểm tốt như: quả cứng và tính chống

chịu nứt quả
cao (Hồ Hữu An và cs., 1996).
1.5. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Trong những năm qua công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt
Nam đã đạt được một số kết quả khá trân trọng. Một số giống cà chua lai mới
được chọn tạo thành công như: Lai Số 1, VT3, HT9, HT42, HT160, HT144 xong
chủ yếu các giống tạo ra thích hợp trong vụ Đông, thiếu bộ giống cà chua có năng
suất cao, chất lượng tốt, khả năng chịu nóng, kháng virus xoăn vàng lá, trồng trong
vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông.
1.6. Một số nghiên cứu về bệnh virus xoăn vàng lá cà chua ở Việt Nam
Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 cả tỉnh có
2.711ha cà chua, trong đó 817ha bị bệnh xoăn lá nặng. Gần đây, dựa vào nghiên
cứu phân tích phân tử, có ít nhất 3 Begomovirus được phát hiện gây ra bệnh xoăn
vàng lá cà chua ở Việt Nam, gồm: tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV)
(Green et al., 2001), tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV) và
tomato yellow leaf curl Kanchanaburi (TYLCKaV) (Ha et al., 2008). Trong số 3
virus trên, 2 virus được phân lập trên mẫu cà chua gây bệnh xoăn vàng lá ở miền
Bắc là ToLCVV và TLCVNV. Cũng dựa trên các phân tích phân tử, Việt Nam
được coi là trung tâm đa dạng của Begomovirus (Ha et al., 2006, 2009)
6
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Vật liệu tham gia nghiên cứu đánh giá tập đoàn các mẫu giống, gồm 200
mẫu giống cà chua của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Vật liệu nghiên cứu, đánh giá các dòng cà chua thuần mới, gồm 26 dòng
được đặt tên, mã hóa từ D1 đến D26.
- Vật liệu thử (Tester) trong nghiên cứu thử khả năng kết hợp chung (GCA) là
giống cà chua Hồng Lan (Tester-1) và C155 (Tester-2),
- Vật liệu thử khả năng kết hợp riêng (SCA) là các tổ hợp lai đơn được tạo ra
từ 9 dòng: D7, D8, D10, D12, D13, D15, D18, D20 và D24.
- Vật liệu tham gia nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản là 8 tổ hợp lai ưu tú và
khảo nghiệm vùng sinh thái lá 5 tổ hợp lai triển vọng.
- Giống đối chứng là C155, VT3 và Savior.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu nguồn vật liệu chọn giống cà chua
2.2.1.1. Nghiên cứu đánh giá tập đoàn các mẫu giống cà chua
Đánh giá, phân lập tập đoàn 200 mẫu giống cà chua về hình thái, sinh trưởng
phát triển, sâu bệnh hại, năng suất, yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng quả.
2.2.1.2. Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng cà chua mới
Đánh giá về đặc điểm sinh trưởng phát triển, hình thái, năng suất và chất
lượng quả. Nghiên cứu, đánh giá diễn biến bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng
ruộng, lây nhiễm nhân tạo, phân tích chỉ thị phân tử ADN liên kết để xác định sự
có mặt gen kháng Ty trong các vật liệu nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá khả năng
chịu nóng và đánh giá đa dạng di truyền 26 dòng cà chua bằng phương pháp
marker phân tử SSR.
2.2.2. Nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng cà chua và tuyển chọn các tổ
hợp lai ưu tú
Đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng thông qua lai đỉnh. Đánh giá
khả năng kết hợp riêng của các dòng tuyển chọn thông qua lai luân giao và biểu hiện
ưu thế lai trên tính trạng năng suất và yếu tố cấu thành năng suất, chọn lọc các tổ hợp
lai ưu tú.
2.2.3

. Nghiên cứu, khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo
nghiệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng
bằng
sông Hồng
Nghiên cứu, khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai ưu tú tại Hải Dương và khảo
nghiệm các tổ hợp lai triển vọng tại một số địa phương thuộc các tỉnh ĐBSH.
7
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm
- Nghiên cứu đánh giá nguồn vật liệu, chọn lọc dòng và tuyển chọn các tổ
hợp lai ưu tú thực hiện tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Liên Hồng,
Gia Lộc, Hải Dương.
- Nghiên cứu lây nhiễm nhân tạo, phân tích chỉ thị phân tử ADN liên kết
với gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá (XVL), đa dạng di truyền được tiến
hành tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh cây nhiệt đới và Khoa Công nghệ sinh
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai triển vọng tại các tỉnh: Nam Định,
Hải Dương và Bắc Giang.
2.3.2. Thời gian
Từ năm 2010 đến năm 2014, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu từ năm 2007.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp áp dụng cho các thí nghiệm nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá nguồn vật liệu cà chua
a) Thí nghiệm khảo sát đánh giá tập đoàn: bố trí tuần tự tập đoàn, không nhắc
lại, diện tích ô thí nghiệm là 10m
2
. Phân nhóm các mẫu giống theo các tính trạng
được áp dụng theo tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm

tính khác biệt, tính đồng

nhất đối với cây cà chua (10TCN 557-2002). Đánh giá bệnh mốc sương
(Phytophthora infestans) được đánh giá cho điểm, theo thang điểm từ 0-5 (Theo
hướng

dẫn của AVRDC).
b) Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng thuần. tạo dòng cà chua thuần
được áp dụng theo phương pháp chọn lọc cá thể, phân lập và tạo dòng thuần
(Nguyễn Hồng Minh, 2000).
Nghiên cứu phản ứng của cây với một số bệnh hại trên đồng ruộng: bệnh
mốc sương Phytophthora infestans, bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia
solanacearum và bệnh virus xoăn vàng lá (XVL) được áp dụng theo phương pháp
điều tra, đánh giá một số bệnh hại trên cây cà chua (Trần Thị Thuần, 2000).
Lây nhiễm nhân tạo bệnh virus xoăn vàng lá (XVL) cho 26 dòng cà chua
được áp dụng phương pháp ghép ngọn. Lấy ngọn cây mang nguồn bệnh ghép lên
cây cà chua nghiên cứu.
Phân tích chỉ thị phân tử DNA liên kết với gen kháng bệnh virus xoăn vàng
lá (Ty), gồm: Ty1, Ty2 và Ty3 cho 26 dòng cà chua được áp dụng phương pháp
chuẩn đoán sinh học phân tử (PCR).
Đánh giá khả năng chịu nóng dựa trên 2 chỉ tiêu: tỷ lệ đậu quả và độ hữu dục
hạt phấn của các dòng cà chua ở vụ Xuân Hè.
Phân tích đa dạng di truyền của 26 dòng cà chua bằng chỉ thị phân tử DNA.
Phân tích, vẽ cây di truyền sử dụng phần mềm NTSYSpc2.1.
8
Nội dung 2. Nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng cà chua và tuyển
chọn các tổ hợp lai ưu tú.
Đánh giá khả năng kết hợp chung (GCA) được áp dụng theo phương pháp lai
đỉnh (Topcross) giữa 26 dòng cà chua thuần với hai vật liệu thử (Hồng Lan và C155).
Đánh giá khả năng kết hợp riêng (SCA) được sử dụng hệ thống lai Dialen, sơ đồ lai
Griffing 4.
Nội dung 3. Nghiên cứu, khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú

và khảo nghiệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng.
Khảo nghiệm cơ bản 8 tổ hợp lai ưu tú tại Gia Lộc-Hải Dương và khảo
nghiệm các tổ hợp lai triển vọng tại Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, được áp
dụng theo Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm cây cà chua: QCVN01-
63:2011/BNNPTNT.
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi chính
Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh trưởng, hình thái, năng suất, một số yếu
tố cấu thành năng suất và chất lượng quả.
Chỉ tiêu đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng: bệnh mốc
sương, bệnh héo xanh vi khuẩn, virus xoăn vàng lá.
Chỉ tiêu đánh giá biểu hiện ưu thế lai trên tính trạng năng suất và yếu tố
cấu thành năng suất thông qua độ trội Hp, ưu thế lai thực Hb (%), ưu thế lai
chuẩn Hs (%).
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
- Đánh khả năng kết hợp chung, kết hợp riêng được xử lý theo chương trình
lai đỉnh “line x Tester” và phân tích Dialen theo sơ đồ lai Griffing 4, phần mềm
của Nguyễn Đình Hiền và Ngô Hữu Tình (1996).
- Đánh giá đa dạng di truyền bằng phương pháp marker phân tử SSR bằng
phần mềm NTSYSpc 2.1 (Rohlf, 2000).
- Số liệu thống kê sinh học trên đồng ruộng được xử lý trên chương trình
Excell 2003 trên máy vi tính.
- Phân tích phương sai ANOVA, hệ số biến động Cv(%), sai khác nhỏ nhất
có ý nghĩa LSD
0,05
, so sánh Duncan, bằng phần mềm IRRISTAT ver. 5.0.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu nguồn vật liệu chọn giống cà chua
3.1.1. Nghiên cứu, đánh giá tập đoàn các dòng giống cà chua
3.1.1.1. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo thời gian sinh trưởng

Dựa vào tính trạng khối lượng quả của một số tác giả, chia cà chua thành 3 nhóm:
nhóm quả nhỏ, nhóm quả trung bình và nhóm quả to. Như vậy, trong 200 mẫu giống có
25 mẫu giống quả nhỏ, 134 mẫu quả trung bình và 41 mẫu quả to (bảng 3.1).
9
Dựa vào thời gian sinh trưởng của các mẫu giống nghiên cứu, phân lập
thành 3

nhóm: nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn. Trong
200 mẫu giống cà chua nghiên cứu, có 92 mẫu thuộc nhóm chín sớm (Số 117, Số
126, Số 159, ), 84 mẫu chín trung bình (Số 10, Số 21, Số 24, ) và 24 mẫu chín
muộn (Số 76, Số 90, Số 190, ) (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Phân nhóm các mẫu giống cà chua trong tập đoàn
theo thời gian sinh trưởng ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương
Nhóm giống
TT Tính trạng
Quả nhỏ Quả trung bình Quả to
Tổng số
1 Nhóm chín sớm 13 58 21 92
2 Nhóm chín trung bình 7 60 17 84
3 Nhóm chín muộn 5 16 3 24
Tổng số 25 134 41 200
3.1.1.2. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo đặc điểm hình thái thân, lá và hoa
Nghiên cứu về dạng hình sinh trưởng của các mẫu giống cho thấy, có 5 mẫu
giống thuộc dạng hình sinh trưởng HH, 128 mẫu thuộc dạng BHH và 67 mẫu
giống có dạng hình sinh trưởng VH. Các mẫu giống dạng hình sinh trưởng HH,
chiều cao cây từ 45-64 cm, nhóm BHH chiều cao cây 74,0-122,4cm và nhóm
giống sinh trưởng VH là 115,0-140,4 cm. Có 32 mẫu giống có lá dạng khoai tây
và 168 mẫu giống lá dạng cà chua thường.
3.1.1.3. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo đặc điểm hình thái và chất lượng quả
Nghiên cứu về một số đặc điểm quả, phân lập được 69 mẫu giống vai quả

màu xanh và 131 mẫu vai quả màu trắng xanh, 151 mẫu giống khi chín màu đỏ
tươi, 38 mẫu đỏ thẫm và 11 mẫu màu vàng. Căn cứ vào chỉ số dạng quả đã phân
lập được 72 mẫu quả tròn dẹt, 74 mẫu quả tròn và 54 mẫu quả tròn dài.
3.1.1.4. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo tính trạng năng suất
Tính trạng năng suất cá thể và yếu tố cấu thành năng suất của 200 mẫu giống
được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo tính trạng năng suất và
yếu tố cấu thành năng suất ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương
Nhóm giống nghiên cứu
Tính trạng
Mức độ biểu
hiện
Quả nhỏ Quả trung Quả to
Tổng số
<50 2 9 15 26
50-70 15 91 15 121
Tỷ lệ đậu quả
(%)
>70 8 34 11 53
<12 0 12 14 26
13-19 6 49 15 70
Số quả/cây
(quả)
>20 19 73 12 104
<1,0 12 7 1 20
1,0-2,0 6 48 16 70
Năng suất cá
thể (kg)
>2,0 7 79 24 110
Tổng cộng 25 134 41 200

10
Trong 200 mẫu giống nghiên cứu, có 104 mẫu giống số quả/cây >20 quả, 70
mẫu giống 13-19 quả và 26 mẫu <12 quả, 110 mẫu giống cho năng suất cá thể >2,0
kg, 77 mẫu giống đạt 1,0-2,0 kg và 20 mẫu giống cho năng suất <1,0 kg.
3.1.1.5. Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo mức độ nhiễm bệnh hại trên
đồng ruộng
Theo dõi diễn biến bệnh mốc sương trên 200 mẫu giống cà chua, cho thấy:
hầu hết các mẫu giống đều bị nhiễm bệnh mốc sương, nhưng ở mức độ khác nhau.
Bệnh héo xanh vi khuẩn, xác định có 66 mẫu không xuất hiện bệnh héo
xanh và 29 mẫu giống nhiễm bệnh ở tỷ lệ >20%.
Bệnh virus xoăn vàng lá: có 130 mẫu giống không biểu hiện triệu chứng
bệnh virus XVL ở tất các các giai đoạn sinh trưởng.
3.1.2. Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng cà chua thuần
3.1.2.1. Quá trình nghiên cứu chọn 26 dòng cà chua thuần
Năm 2007, nghiên cứu đánh giá nguồn vật liệu, gồm 200 mẫu giống cà
chua. Phát hiện 26 mẫu giống có một số đặc điểm nông sinh tốt, khả năng kháng
bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng ruộng khá.
Từ năm 2007-2009: áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể từ 26 dòng cà
chua trên, phâm lập và tạo được 26 dòng thuần.
Năm 2010, nghiên cứu đánh giá chi tiết các tính trạng cần nghiên cứu của 26
dòng thuần.
3.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 26 dòng cà chua
Vụ đông năm 2010, nghiên cứu đánh giá các đặc điểm nông sinh học 26
dòng thuần. Xác định được 22 dòng thuộc dạng hình sinh trưởng BHH, thời gian
sinh trưởng 115-125 ngày, chiều cao cây từ 81,79-96,07cm và 4 dòng thuộc dạng
hình sinh trưởng VH, thời gian sinh trưởng 130-140 ngày, chiều cao cây từ 129,74
-147,06 cm.
3.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái quả của 26 dòng cà chua
Trong nhiên cứu này đã xác định được 4 dòng trong 26 dòng cà chua nghiên cứu
có quả vai xanh, khi chín có màu đỏ thẫm, 22 dòng còn lại vai quả màu trắng xanh,

khi chín có mầu đỏ tươi, 4 dòng (D7, D8, D10 và D26) quả dạng tròn dài, 5 dòng
(D2, D4, D6, D12 và D24) quả có dạng tròn dẹt và 15 dòng còn lại có dạng quả tròn.
3.1.2.4. Nghiên cứu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của 26 dòng cà chua
Đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 26 dòng cà chua nghiên
cứu, xác định được 12 dòng có số quả/cây >20 quả, 14 dòng có 15-20 quả. Có 5
dòng khối lượng quả >100 gam, 21 dòng khối lượng quả 50-100gam. 8 dòng
(D2, D3, D7 ) cho năng suất thực thu đạt >40 tấn/ha và 17 dòng đạt 30-40
tấn/ha (bảng 3.3).
11
Bảng 3.3. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 26 dòng cà
chua nghiên cứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương
Tên dòng
Số quả /cây
(quả)
Khối lượng quả
(gam)
NS cá thể
(kg)
NS TT
(tấn/ha)
D1 19,90 de-j 87,83 ef-i 1,65de-g 34,42 jk-m
D2 22,8 ab-e 86,10 fg-i 2,02 abc 42,15 ab-e
D3 25,9 a 83,87 fg-j 2,07a 44,41 abc
D4 22,2 ab-f 78,73 gh-j 1,70 cde-f 34,97 hi-l
D5 16,2 jk 94,60 de-h 1,51 fgh 32,03 lmn
D6 21,9 ab-g 82,23 fg-j 1,75 ab-f 35,85 gh-l
D7 25,3 ab 79,37 gh-j 2,05 ab 44,69 ab
D8 17,6 gh-k 105,87 bcd 1,75 ab-f 38,69ef-j
D9 21,9 ab-f 83,23 fg-j 1,76 ab-f 37,08 fg-k
D10 23,6 ab-d 80,50 fg-j 1,94 ab-d 39,71 cd-i

D11 24,4 abc 68,87 j 1,64 de-g 33,63 ik-m
D12 25,5 ab 72,40 ij 1,88 ab-d 45,96 a
D13 16,7ijk 120,40 ab 1,94 ab-d 42,78 ab-e
D14 16,6 ijk 85,70 fg-i 1,38 gh 30,93 mn
D15 18,3fg-j 105,77 bcd 1,92 ab-d 41,21 ab-f
D16 15,8 jk 118,90 abc 1,74 bc-f 38,22 ef-k
D17 17,4 hi-k 78,70 hij 1,31 h 29,14 n
D18 19,5 de-j 95,57 de-g 1,82 ab-f 38,74 ef-j
D19 21,4bcd-h 87,93 ef-i 1,94 ab-d 40,59 bc-g
D20 20,9 cd-i 84,93 fg-j 1,73 bc-f 38,88 de-j
D21 18,5 fg-j 96,57 def 1,85 ab-e 38,86 de-j
D22 16,2 jk 96,50 def 1,55 ef-h 35,63 hi-l
D23 13,7 k 127,27 a 1,65 de-g 37,12 fg-k
D24 20,9 cd-i 95,40 de-g 1,96 ab-d 40,38 bc-g
D25 18,6 ef-j 103,53 cde 1,82 ab-f 39,88 bc-h
D26 19,9 de-i 88,23 ef-i 1,76 ab-f 36,91 fg-k
C155 23,5 ab-d 85,00 ef-j 2,02 ab-d 43,64ab-d
CV(%) 10,8 9,6 8,5 7,4
Ghi chú: năng suất cá thể (NS cá thể), năng suất thực thu (NSTT)
3.1.2.5. Nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng ruộng ở 26
dòng cà chua
Đánh giá mức độ diễn biến bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng ruộng ở 4 giai
đoạn: sau trồng 25 ngày, sau trồng 40 ngày, sau trồng 65-70 ngày và sau trồng 95
ngày. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 17 dòng không xuất hiện bệnh virus
xoăn vàng lá gây hại ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu, là các dòng: D2, D4, D5,
D10, D15 , có 9 dòng xuất hiện bệnh gây hại ở mức độ nhẹ, riêng dòng D21, D23
và D24 bệnh hại tới 32,67% và 26,45%.
12
3.1.3. Nghiên cứu xác định dòng cà chua kháng bệnh virus xoăn vàng lá
3.1.3.1. Nghiên cứu xác định dòng kháng bệnh virus xoăn vàng lá bằng lây nhiễm

nhân tạo
Phương pháp ghép ngọn, lấy ngọn cây bệnh (nguồn bệnh) ghép lên cây chua
nghiên cứu ở giai đoạn cây 4-6 lá thật làm phương pháp lây nhiễm cho nghiên
cứu này.
Bảng 3.4. Diễn biến mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá trên 26 dòng
cà chua bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo vụ xuân năm 2011
tại Gia Lâm Hà Nội
Tên
dòng
Đợt
ghép
a
Số cây
thí
nghiệm
Tỷ lệ ghép
thành công
(%)
TLB sau
2 tuần
(%)
TLB sau
3 tuần
(%)
TLB sau 4
tuần (%)
TLB sau
5 tuần
(%)
1 10 70 14,3 42,9 71,4 85,7

D1
2 10 60 50,4 75,0 100,0 100,0
1 10 80 0 66,7 83,3 100,0
D2
2 10 60 0 48,2 65,7 100,0
1 10 80 0 62,5 74,6 97,5
D3
2 10 50 0 50,8 80,1 100,0
1 10 70 0 0 0 25,9
D4
2 10 80 0 100 100 100,0
1 10 50 20,8 60,7 80,4 100,0
D5
2 10 60 0 50,6 70,6 70,6
1 10 70 0 20,5 100,0 100,0
D6
2 10 80 50 50,9 80,2 100,0
1 10 60 0 47,6 100,0 100,0
D7
2 10 70 50,5 50,5 90,4 100,0
1
10 50 0 0 0 0
D8
2
10 60 0 0 3,7 10,2
1 10 50 0 20,4 100,0 100,0
D9
2 10 70 0 50,5 100,0 100,0
1 10 60 0 0 0 5,6
D10

2 10 70 0 0 0 3,7
1 10 90 33,3 66,7 88.9 100,0
D11
2 10 50 42,7 51,5 100,0 100,0
1
10 80 0 0 0 0
D12
2 10 70 0 0 5,1 5,1
1 10 50 0 0 0 0
D13
2 10 40 0 0 0 10,0
1 10 100 50,2 80,0 90,5 100,0
D14
2 10 70 63,6 81,8 90,9 90,9
1 10 80 0 0 0 0
D15
2 10 100 0 0 0 4,8
1 10 80 0 66,7 100,0 100,0
D16
2 10 70 0 46,5 70,9 100,0
13
Ghép hai đợt: đợt 1 ngày 10/4 và đợt 2 cách đợt 1 là 10 ngày (20/4), số cây
ghép cho mỗi công thức là 10 cây được tiến hành độc lập. Tỷ lệ cây bệnh được
theo dõi hàng tuần cho tới tuần thứ 5.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 19/26 dòng có tỷ lệ bệnh từ 90,0-
100,0% sau lây nhiễm 5 tuần. Trong số này, các dòng D1; D11; D14; D20; D21;
D22 nhiễm bệnh tương đối sớm. Dòng D1 và D11 có tỷ lệ bệnh đạt 100% sau
ghép 4 tuần, dòng D20 và D21 có tỷ lệ bệnh đạt 100% sau ghép 3 tuần, dòng D22
có tỷ lệ bệnh đạt 100% ngay sau ghép 2 tuần. Có 5/26 dòng nhiễm nhẹ là các dòng
D8, D10, D12, D15 và D18, trong đó dòng D10, D12, D13 và D15 nhiễm bệnh

nhẹ nhất, trong khoảng 3,7-5,6% (bảng 3.4).
3.1.3.2. Nghiên cứu xác định dòng cà chua mang gen Ty1, Ty2 và Ty3 bằng chỉ thị
phân tử
a) Xác định dòng cà chua mang gen Ty1
Castro et al. (2007) đã xác định được chỉ thị JB-1 liên kết chặt với gen Ty1.
Các mẫu giống có gen kháng đồng hợp tử Ty1/Ty1 cho hai vệt băng khoảng 433bp
và 500bp. Tiến hành phản ứng PCR với chỉ thị JB-1 trên 26 mẫu giống nghiên
cứu, điện di sản phẩm PCR, sau khi ủ sản phẩm PCR với TaqI thấy 4 mẫu dòng
D10, D12, D13 và D15 vệt băng của 4 dòng này cũng trùng với vệt băng của
giống đối chứng SA (savior) là 433/500 (Hình 3.1).

Cắt sản phẩm PCR gen Ty1 bằng enzym TaqI sản phẩm
Các giếng SA, 10, 12, 15 và 15 chứa gen Ty1, các giếng còn lại không chứa gen
Hình 3.1. Sản phẩm PCR phát hiện gen Ty1 ở 26 dòng
cà chua nghiên cứu năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội
b) Xác định dòng cà chua mang gen Ty2
Gen Ty2 đã được lập bản đồ nằm trên NST số 11. Trong nghiên cứu này, sử
dụng chỉ thị T0302 để phát hiện gen Ty2/Ty2. Sản phẩm PCR với cặp mồi
TG0302F/TY2R1 nếu là Ty2/Ty2 thì nhân lên đoạn 600 bp, là ty2/ty2 nhân lên
đoạn 450 và Ty2/ty2 cho ba đoạn gồm 450, 600 và 700 bp (Garcia và cs., 2007).
14
Kết quả PCR phát hiện gen Ty2 cho thấy: tất cả các mẫu giống đều chỉ cho sản
phẩm là một băng 450 bp (hình 3.2) tương ứng alen mẫn cảm ty2/ty2. Như vậy
trong 26 dòng cà chua nghiên cứu không phát hiện được dòng nào chứa gen
Ty2/Ty2.

Đ. Đối chứng chứa gen, 1-26 các giống cà chua nghiên cứu không chứa gen
Hình 3.2. Sản phẩm PCR phát hiện gen Ty2
c) Xác định dòng cà chua mang gen Ty3.
Gen Ty3 là gen trội nằm trên nhiễm sắc thể số 6 (Ji và cs, 2007; Ji và Scott,

2006). Khi sử dụng cặp mồi P6-25F2/R5 để khảo sát khả năng mang gen kháng
Ty3 ở 26 mẫu giống cà chua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đa số các mẫu giống
đều chỉ cho một băng 320 bp (ty3/ty3). Riêng giống đối chứng chứa gen cho hai
vệt băng 630 và 320 bp. Như vậy, không có dòng nào có chứa gen Ty3 (hình 3.3).

Hình 3.3. Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen Ty3
Đối chứng (Đ). Chứa gen Ty3, các giống nghiên cứu từ 1-26 không chứa gen
3.1.3. Đánh giá khả năng chịu nóng của 26 dòng cà chua
Để đánh giá khả năng chịu nóng của cây cà chua được tiến hành trong vụ
Xuân Hè, gieo hạt 05/3/2011, trồng cây 25/3/2011, nhiệt độ ngoài trời tại thời
điểm lấy mẫu giao động 36-37,5
o
c.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 11 dòng tỷ lệ hữu dục hạt phấn đạt >20% là
dòng D7, D10, D12, D13, D15 và 7 dòng có tỷ lệ hạt phấn hữu dục 15-20%.
Tỷ lệ đậu quả: có 2 dòng tỷ lệ đậu quả >50% là dòng D12 và D15, 7 dòng đạt
40-50% là dòng D3, D7, D10, và 7 dòng đạt 30-40% là D2, D8, D9 (hình 3.4).

15

Hình 3.4. Độ hữu dục của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của 26 dòng cà chua
ở vụ Xuân Xè năm 2011 tại Gia Lộc, Hải Dương
3.1.4. Nghiên cứu đa dạng di truyền 26 dòng cà chua
Dựa vào phân tích đa dạng di truyền, xây dựng sơ đồ hình cây diễn tả quan hệ
di truyền của 26 dòng cà chua (Hình 3.5). Tại HSTĐ = 0,7, đã phân lập 26 dòng cà
chua thành 5 nhóm có khoảng cách di truyền khác nhau. Nhóm I: gồm 6 dòng là
D1, D30, D13, D14, D5, D3. Nhóm II: gồm 4 dòng là D6, D7, D15 và D18. Nhóm
III: gồm 6 dòng là D8, D11, D16, D17, D20 và D29. Nhóm IV: gồm 3 dòng là D10,
D23 và D24; Nhóm V: gồm 7 dòng là D2, D4, D12, D21, D25, D26 và D27.
Kết quả nghiên cứu, phân nhóm trên còn cho thấy: 4 dòng có chứa gen

kháng Ty1 là: dòng D13 (nhóm I), dòng D15 (nhóm II), dòng D10 (nhóm IV) và
dòng D12 (nhóm V). Như vậy khả năng lai giữa chúng với nhau cơ hội cho ƯTL
cao về khả năng kháng bệnh virus XVL típ Ty1.

Hình 3.5. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ di truyền của 26 mẫu giống cà chua
3.2. Nghiên cứu khả năng kết hợp và chọn lọc các tổ hợp lai ưu tú
3.2.1. Nghiên cứu khả năng kết hợp chung của 26 dòng cà chua
* Đánh giá KNKHC trên tính trạng tổng số quả/cây (quả)
Phân tích KNKHC 26 dòng cà chua trên tính trạng tổng số quả/cây, kết quả
đã xác định được 13 dòng có KNKHC cao, giá trị KNKHC từ 0,71 đến +5,86,
16
điển hình là dòng: D7, D10, D15 và D20 13 dòng còn lại không có khả năng kết
hợp chung cao, giá trị KNKHC âm
(bảng 3.5).

* Đánh giá KNKHC trên tính trạng năng suất cá thể (kg/cây)
Phân tích KNKHC 26 dòng cà chua trên tính trạng năng suất cá thể (kg/cây),
đã xác định được 14 dòng có KNKHC cao, giá trị KHKHC từ +0,07 đến +0,47 là
dòng: D7, D8, D10, D12, D15, D18, D20, D21 và D24, 12 dòng còn lại không có
khả năng kết hợp chung, giá trị KHKH âm (bảng 3.5).
* Đánh giá KNKHC trên tính trạng năng suất thực thu (tấn/ha)
Phân tích KNKHC ở tính trạng năng suất thực thu (tấn/ha) xác định được 14
dòng có KNKHC cao, giá trị KNKHC từ +1,36 đến +11,20 là dòng D10, D12,
D14 và D15 12 dòng còn lại không có khả năng kết hợp chung cao, giá trị
KNKHC âm (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Khả năng kết hợp chung trên các tính trạng kinh tế ở 26 dòng
cà chua nghiên cứu trong vụ xuân năm 2011 tại Gia Lộc, Hải Dương
Giá trị KNKHC
Dòng nghiên cứu
Số quả/cây

(quả/cây)
N.suất cá thể
(Kg/cây)
N. suất thực
thu (tấn/ha)
D1 -2,874 -0.380 - 9,69
D2 -1,514 -0.255 - 6,11
D3 -0,999 -0.140 - 3,05
D4 0,701 0.165 4,81
D5 -3,809 -0.500 - 12,54
D6 -0,604 -0.090 - 2,11
D7 5,221 0.340 7,80
D8 2,996 0.305 6,78
D9 0,256 -0.030 - 0,95
D10 5,861 0.359 9,72
D11 -3,364 -0.370 - 9,06
D12 3,091 0.340 8,60
D13 0,016 0.110 2,59
D14 0,756 0.305 7,80
D15 5,026 0.360 9,81
D16 -4,184 -0.385 - 8,89
D17 -5,844 -0.500 - 12,10
D18 3,446 0.330 7,50
D19 -0,504 0.185 3,47
D20 5.786 0.470 11,20
D21 1,686 0.190 4,12
D22 -1,099 0.070 1,36
D23 -4,079 -0.425 - 9,86
D24 2,311 0.295 7,86
D25 -4,034 -0.340 - 8,02

D26 -4,259 -0.450 - 10,92
Sai số của KNKHC của dòng 4,6 4,2 5,4
Sai số KNKHC của 2 dòng 6,5 5,9 7,6
17
3.2.2. Nghiên cứu khả năng kết hợp riêng và tuyển chọn các tổ hợp lai ưu tú
3.2.2.1. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của 36 tổ hợp lai
Nghiên cứu đánh giá 26 dòng cà chua thuần đã chọn ra 9 dòng: D7, D8,
D10, D12, D13, D15, D18, D20 và D24 có KNKHC cao tiếp tục tham gia nghiên
cứu khả năng kết hợp riêng, theo sơ đồ lai Dialen.
Đánh giá tính trạng năng suất của 36 tổ hợp lai nghiên cứu đã xác định được
10 tổ hợp lai có số quả/cây > 20 quả và 26 tổ hợp còn lại có số quả dao động
14,07-19,70 quả. Ở tính trạng năng suất thực thu: có 5 tổ hợp lai: D7/D12,
D7/D15, D8/D12, D10/D13 và D12/D13 đạt năng suất >50 tấn/ha, 13 tổ hợp lai:
D7/D10, D7/D13, D10/D12 năng suất đạt 45-50 tấn/ha và 18 tổ hợp năng suất
<45 tấn/ha (hình 3.6).

Hình 3.6. Biểu đồ năng suất thực thu (tấn/ha) của 36 tổ hợp lai
cà chua ở vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương
3.2.2.2. Nghiên cứu các KNKHR của 36 tổ hợp lai cà chua trên tính trạng năng suất
a) Nghiên cứu KNKHR trên tính trạng số quả trung bình/cây
Phân tích KNKHR trên tính trạng số quả/cây, đã xác định được 15 tổ hợp lai
có giá trị KNKHR (dương) và 21 tổ hợp lai có giá trị KNKHR (âm) ở tính trạng
này. Tổ hợp lai D7/D12, D7/D15, D8/D12 và D8/D13 có giá trị KNKHR dương
cao, đạt từ + 2,11 đến + 6,9.
b) Nghiên cứu KNKHR trên tính trạng khối lượng quả
Phân tích khả năng kết hợp riêng trên tính trạng khối lượng quả: xác
định có 21 tổ hợp lai có giá trị KNKHR dương và 15 tổ hợp lai có giá trị
KNKHR âm. Tổ hợp lai: D8/D12, D13/D15, D7/D12 và D10/D13 giá trị
KNKHR đạt từ +4,19 đến +17,19
c) Nghiên cứu KNKHR trên tính trạng năng suất cá thể

Phân tích KNKHR trên tính trạng năng suất cá thể: xác định có 18 tổ hợp lai có
giá trị KNKHR dương và 18 tổ hợp lai có giá trị KNKHR âm. Tổ hợp lai D7/D18,
D8/D10, D8/D12 và D10/D13 giá trị KNKHR đạt từ +0,05 đến +3,56.
18
d)` Nghiên cứu KNKHR trên tính trạng năng suất thực thu
Phân tích KNKHR trên tính trạng năng suất thực thu, xác định có19 tổ hợp lai
giá trị KNKHR dương và 17 tổ hợp lai có giá trị KNKHR âm. Tổ hợp lai D7/D12,
D7/D15, D8/D12 và D10/D13 có giá trị KNKHR đạt từ +3,06 đến +7,28.
3.2.2.3. Kết quả nghiên cứu mức độ biểu hiện ƯTL theo tính trạng năng suất
Đánh giá độ trội (Hp) của 36 tổ hợp lai nghiên cứu, đã xác định được 4 tổ hợp
lai (D10/D8, D10/D24, D12/D24 và D15/D24), con lai thể hiện ưu thế lai âm (siêu
trội âm), độ trội Hp<-0,5, 4 tổ hợp lai: D7/D8, D7/D20, D12/D18 và D13/D24
biểu hiện hiện di truyền trung gian, giá trị độ trội -0,5<hp<+0,5 và 28 tổ hợp lai:
D7/D12, D7/D15, D8/D12, D10/D13 biểu hiện ưu thế lai dương với chỉ số hp>1.
Đánh giá chỉ số ưu thế lai trung bình và ưu thế lai thực của 36 tổ hợp, xác
định có 4 tổ hợp lai: D7/D15, D8/D12, D10/D13 và D12/D13 cho ưu thế lai trung
bình và ưu thế lai thực đạt >15%, 9 tổ hợp lai: D7/D12, D8/D18, D10/D13 cho
ưu thế lai trung bình và ưu thế lai thực đạt >10%.
So sánh với các giống đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy, có 14 tổ hợp
lai cho năng suất vượt giống đối chứng VT3 >3-16,49%. Trong đó, tổ hợp lai:
D7/D15, D8/D12, D10/D13, D12/D13 năng suất vượt 14,06-16,49% (VT3) và
vượt 3,03-5,23% so với giống đối chứng Savior nhập ngoại.
3.3. Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo
nghiệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng
3.3.1. Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản 8 tổ hợp lai cà chua ưu tú
3.3.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của 8 tổ hợp lai lai ưu tú
Nghiên cứu, đánh giá chi tiết đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 8 tổ hợp lai
cà chua ưu tú năm 2013 cho thấy, có 6 THL thuộc dạng hình sinh trưởng BHH,
thời gian sinh trưởng 120-125 ngày (vụ Đông) và 100-115 ngày (vụ Xuân Hè), có

2 THL thuộc dạng hình sinh trưởng VH, thời gian sinh trưởng là 135-140 ngày.
3.3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thân lá của 8 tổ hợp lai ưu tú
Nghiên cứu, đánh giá một số đặc điểm hình thái cây của 8 tổ hợp lai ưu tú cho
thấy: cây con của các THL: VC3, VT5, VT8, VT10, VT9, VT4 có màu xanh tím,
VT22 và VT31 có màu xanh. Tất cả THL có dạng hình thâm canh, cây cứng, khỏe,
thân lá xanh đậm, dạng hình sinh trưởng BHH, chiều cao cây dao động 95-105cm,
riêng VT4 và Savior là 130-135cm.
3.3.1.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chất lượng quả của 8 tổ hợp lai ưu tú
Nghiên cứu đặc điểm hình thái quả của 8 tổ hợp lai ưu tú cho thấy, 6 THL có
vai quả màu trắng xanh và 2 THL vai quả màu xanh, khi chín màu đỏ tươi đến đỏ
thẫm. Tổ hợp lai VT4, VT9, VT10, VT22 và Savior dạng quả tròn cao, chỉ số
dạng quả (I) trong khoảng 0,9-1,0, THL: VT5, VT8 dạng quả tròn dài, chỉ số
I>1,2, VC3 và VT3 dạng quả tròn dẹt, chỉ số I<0,8.
Phân tích một số thành phần sinh hóa có trong quả của 8 tổ hợp lai nghiên
cứu được trình bày trong bảng 3.6. Tổ hợp lai VT10, VT5, VT4 và Savior có hàm
lượng chất khô và độ Brix (%) cao hơn tất các THL khác. VT10, VT5 có độ Brix
đạt 5,1-5,2% (vụ Xuân) và 5,3-5,8% (vụ Thu Đông).
19
Bảng 3.6. Hàm lượng một số thành phần hóa sinh trong quả của
8 tổ hợp lai cà chua ưu tú khảo nghiệm năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương
Thời vụ
trồng
Tên giống
Đường
tổng số
(% chất
tươi)
Đường
khử
( % chất

tươi)
Axit
tổng số
(% chất
tươi)
VitaminC
(mg/100g
chất tươi)

Chất
khô
(%)
Độ
Brix
(%)
VC3 1,96 1,87 0,41 10,89 4,7 4,8
VT5 2,02 2,00 0,39 12,43 4.6 5,2
VT8 2,40 1,91 0,31 13,09 4,6 4,9
VT10 2,50 1,93 0,38 12,11 5,3 5,1
VT4 2,40 1,91 0,31 13,09 5,0 4.8
VT9 2,10 1,67 0,41 10,78 4,7 4.7
VT22 1,85 1,57 0,34 12,87 4,9 4.6
VT31 1,70 1,53 0,39 12,54 5,0 4.5
VT3 đ/c1 2,23 1,60 0,39 11,11 4,9 4.3
Vụ
Xuân

(gieo hạt
20/1)
Savior đ/c2 2,16 2,34 0,32 12,63 5,1 4,7

VC3 2,55 2,15 0,45 19,80 5,5 5,4
VT5 2,50 2,30 0,27 15,73 5,5 5,3
VT8 3,37 2,90 0,36 12,32 7,0 5,6
VT10 2,70 2,42 0,31 11,01 6,0 5,8
VT4 2,62 2,15 0,30 13,97 5,5 5,4
VT9 2,70 2,30 0,30 13,42 5,5 5,2
VT22 3,23 2,55 0,36 14,52 6,0 5,1
VT31 2,35 2,15 0,29 13,64 5,5 4,7
VT3 đ/c1 3,23 3,14 0,26 13,42 5,7 4,8
Vụ
Đông
(gieo hạt
10/9)
Savior đ/c2 2,70 2,62 0,38 13,09 5,5 5,1
* Nguồn: Phòng sinh hóa và chất lượng nông sản Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm cung cấp
3.3.1.4. Đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 8 tổ hợp lai cà chua
Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 8 THL ưu tú được đánh giá năm
2013 tại Gia Lộc Hải Dương. Kết quả cho thấy, ở vụ Xuân Hè, VT5 cho năng suất
cao nhất, đạt 47,17 tấn/ha, vượt 15,59% so với giống VT3 và 7,45% so với giống
Savior. Ở vụ Thu Đông VT5 cho năng suất thực thu đạt 64,21 tấn/ha (bảng 3.7).
Tổ hợp lai VT10, ở vụ Thu Đông cho năng suất đạt 62,04 tấn/ha và vụ
Đông đạt 78,76 tấn/ha, vượt 51,26% so với giống VT3 và 16,29% so với Savior
(bảng 3.7).
Các tổ hợp lai VT4, VT8 và VT9 cho năng suất đạt 43,12-52,24 tấn/ha (vụ
Thu Đông) và 59,05-63,49 tấn/ha (vụ Đông) (bảng 3.7).
20
Bảng 3.7. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 8tổ hợp lai cà
chua ưu tú ở các mùa vụ năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương
ƯTL chuẩn

(%)
Thời
vụ
trồng
Tên tổ hợp lai

T.Số
quả/cây
(quả)
K.lượng
quả
(gam)
N.suấ
t
cá thể

(kg)
NS. TT

(T/ha)

VT3 Savior
VC3 18,42ab 67,82cd 1,25 34,98b -14,01

-20,32
VT5 23,75a 88,25abc 2,09 47,17a 15,95 7,45
VT8 19,53ab 84,17a 1,64 42,03ab 3,32 -4,26
VT10 20,86ab 81,29bcd 1,69 43,65ab 7,30 -0,57
VT4 17,94ab 100,12ab 1,80 44,05ab 8,28 0,34
VT9 16,22ab 82,61a-d 1,34 36,52ab -10,23


-16,81
VT22 21,47ab 69,53cd 1,49 39,80ab -2,16 -9,34
VT31 20,13ab 65,27d 1,35 36,79ab -9,56 -16,20
VT3 (đ/c1) 14,19ab 104,18a 1,47 40,68ab 1,0 -
Savior (đ/c2) 20,68ab 87,34a 1,81 43,90ab - 1,0
Xuân

(gieo
hạt
20/1)
CV% 13,7 9,2 - 9,1
- -
VC3 20,83ab 79,36c 1,65 42,58de -7,74 -23,40
VT5 26,47a 98,45abc 2,60 64,21a 39,13 15,51
VT8 21,34ab 95,25bc 2,03 50,08be 8,52 -9,91
VT10 25,08a 96,13abc 2,41 62,04ab 30,10 8,01
VT4 18,34ab 121,06ab 2,22 52,24ad 13,20 -6,03
VT9 20,45ab 85,58c 1,75 43,12
de
-6,57 -22,43
VT22 22,71ab 76,27c 1,73 42,19
de
-8,58 -24,11
VT31 19,58ab 75,24c 1,47 37,53
e
-18,68

-32,49
VT3 (đ/c1) 16,14b 122,03a 1,96 46,15ce 1,0 -

Savior (đ/c2) 24,61ab 92,76c 2,28 58,59ac - 1,0
Thu
Đông
(gieo
hạt
28/8)
CV% 12,8 9,7 - 9,2
- -
VC3 21,51bcd 88,72d 1,90 48,37d -7,11 -28,58
VT5 26,87abc 105,72cd 2,84 68,65ab 31,84 1,36
VT8 24,45a-d 107,37cd 2,62 63,49bc 21,93 -6,26
VT10 29,91a 112,65bc 3,36 78,76a 51,26 16,29
VT4 20,17cd 135,91a 2,74 67,54ab 29,71 -0,28
VT9 24,66abc 96,58cd 2,38 59,05bc 13,48 -12,29
VT22 27,83ab 85,43d 2,37 57,24bd

11,77 -14,54
VT31 20,18cd 89,34d 1,78 46,22d -11,23

-31,76
VT3 (đ/c1) 17,35d 131,27ab 2,27 52,07cd 1,0
Đông
(gieo
hạt
10/9)
Savior (đ/c2) 26,54abc 105,34cd 2,79 68,88ab 1,0
CV% 10,8 7,1 - 8,13 - -
21
3.3.1.5. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng ruộng của 8 tổ
hợp lai cà chua ưu tú

Theo dõi mức độ nhiễm bệnh virus XVL trên đồng ruộng của 8 THL ưu tú
tại Hải Dương năm 2013 cho thấy, VT10, VT5, VT4, VT8 và giống Savior không
xuất hiện bệnh virus xoăn vàng lá ở cả 2 vụ Xuân Hè và Thu Đông.
3.3.1.6. Nghiên cứu khả năng chịu nóng của 8 tổ hợp lai cà chua ưu tú.
Đánh giá khả năng chịu nóng của 8THL cà chua ưu tú được tiến hành trong vụ
Xuân Hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổ hợp lai VT5, VT10 có tỷ lệ hạt phấn
hữu dục tương đương giống đối chứng (Savior): VT5 đạt 44,4% và VT10 đạt
41,3%, giống Savior có tỷ lệ hạt phấn hữu dục 46,4%.
3.3.1.7. Đánh giá mức độ biểu hiện một số tính trạng quý từ các dòng bố mẹ ở 8
tổ hợp lai ưu tú
Qua các kết quả khảo nghiệm cơ bản 8 tổ hợp lai ưu tú đã chọn ra 5 tổ
hợp lai triển vọng: VT5, VT8, VT10, VT4 và VT9. Các tổ hợp lai này được tạo
ra bởi các cặp lai đơn từ các dòng bố mẹ có KNKHC cao và có khoảng cách di
truyền khác nhau. Trong đó 4 dòng mang gen Ty1 (D10, D12, D13 và D15) đều
tham gia vào các tổ hợp lai trên.
Các tổ hợp lai VT5, VT10, VT4, VT22 có khả năng chịu nóng, khả năng
chống chịu bệnh virus xoăn vàng khá. Nguyên nhân: khả năng con lai của tổ
hợp lai này đã được thừa hưởng các tỉnh trạng chịu nóng và mang gen kháng Ty
của dòng bố/mẹ (D10, D12, D13 và D15).
Tổ hợp lai VT5, VT10 là các tổ hợp lai cho năng suất cao. Kết quả cho
thấy, các tổ hợp lai này được tạo ra từ cặp lai đơn từ các dòng: D8, D12, D7 và
D15 có KNKHC và KNKHR cao nhất về tính trạng năng suất thực thu.
3.3.2. Khảo nghiệm vùng sinh thái một số tổ hợp lai cà chua triển vọng ở một số
tỉnh đồng bằng sông Hồng
3.3.2.1. Khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua triển vọng tại Nam Định
Khảo nghiệm 5 tổ hợp lai triển vọng: VT5, VT4, VT8, VT9 và VT10 tại
Nam định. Ở vụ Xuân Hè, VT5 đạt năng suất 48,58 tấn/ha cao nhất, vượt giống
đối chứng VT3 là 16,08% và 1,3% so với Savior, các tổ hợp lai còn lại cho năng
suất thấp hơn đối chứng.
Ở vụ Thu Đông, VT10 cho năng suất đạt 65,17 tấn/ha, đạt cao nhất, vượt

giống đối chứng VT3 là 44,7% và 7,2% so với giống Savior.
3.3.2.2. Khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua triển vọng tại Hải Dương
Khảo nghiệm 5 tổ hợp lai triển vọng tại Hải Dương: trong vụ Xuân Hè, VT5
đạt năng suất 46,18 tấn/ha, vượt giống đối chứng VT3 là 10,8% và 3,8% so với
Savior.
22
Ở vụ Thu Đông, VT10 cho năng suất đạt 62,33 tấn/ha, vượt giống VT3 là
23,15% và 8,7% giống Savior.
3.3.2.3. Khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua triển vọng tại Bắc Giang
Tại Bắc giang, tổ hợp lai VT5 cho năng suất ở vụ Xuân Hè, đạt 49,07
tấn/ha, cao hơn giống đối chứng Savior (45,98 tấn/ha) và ở vụ Thu Đông có tổ hợp
lai VT10 cho năng suất cao nhất, đạt 59,09 tấn/ha cho hơn đối chứng Savior
(53,33 tấn/ha).
3.3.2.4. Đánh giá tính ổn định của 5 tổ hợp lai triển vọng tại các điểm khảo nghiệm
Đánh giá sự biến động tính trạng chiều cao cây cuối cùng (cm) và năng suất
thực thu (tấn/ha) của các tổ hợp tại các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính
ổn định của giống.
Bảng 3.8: Năng suất thực thu trung bình của 5 tổ hợp lai triển vọng
khảo nghiệm năm 2013-2014 tại Nam Định, Hải Dương và Bắc Giang
Năng suất Thực thu (tấn/ha)
Thời vụ
khảo
nghiệm
Tên giống

Điểm
Nam Định

Điểm
Hải Dương


Điểm
Bắc Giang

NS. TB
cả 3 điểm
(tấn/ha)
VT5 48,58a 46,18a 49,07a 47,94
VT8 35,72c 38,06b 40,01bc 37,93
VT10 44,75ab 41,62ab 42,52ac 42,96
VT4 39,76bc 43,13ab 46,88ab 43,26
VT9 41,21ac 30,09c 36,16c 35,82
VT3 (đ/c1) 41,85ab 41,67ab 43,58ab 42,37
Savior
(đ/c2)
47,94a 44,48ab 45,98ab 46,13
Vụ Xuân
Hè 2014
(gieo hạt
25/1)
CV(%) 13,6 11,8 9,2
VT5 51,87bc 53,35b 50,37ab 51,86
VT8 49,88bc 43,61c 45,94b 46,48
VT10 65,17a 62,33a 59,09a 62,20
VT4 48,06bc 54,66b 50,63ab 51,12
VT9 40,55bc 45,64c 42,25b 42,81
VT3 (đ/c1) 45,01b 50,61bc 43,57b 46,40
Savior
(đ/c2)
60,76ab 57,31b 55,33a 57,80

Vụ Thu
Đông 2013
(gieo hạt
3/9)
CV (%) 5,1 5,2 6,4
23
Nghiên cứu sự biến động tính trạng chiều cao cây cuối cùng của các tổ hợp
lai tại 3 điểm khảo nghiệm: Nam Định, Hải Dương và Bắc Giang cho thấy: ở vụ
Xuân Hè, chiều cao câu cuối cùng dao động giữa các điểm 1,9% đến 7,2% (VT8 là
1,9% và VT10 là 7,2%). Trong đó, giống đối chứng dao động từ 2,2% đến 7,4%
(giống VT3 là 7,4%). Ở vụ Thu Đông, tính trạng này dao động 2,1-5,1% và giống
Savior đối chứng dao động lên tới 8,7%. Như vậy, các tổ hợp lai có độ ổn định cao
về tính trạng chiều cao cây.
Nghiên cứu sự biến động tính trạng năng suất thực thu: ở vụ Xuân Hè,
tính trạng này dao động trong khoảng 1,3- 4,3%, tổ hợp lai VT9 dao động 15%,
giống đối chứng là 2,8-3.9%. Ở vụ Thu Đông, Tổ hợp lai VT10 cho năng suất
cao nhất, dao động giữa các điểm là 2,8-4,7%, thấp hơn đối chứng VT3 là
(9,1%) (Bảng 3.8).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1) Đã tạo lập, đánh giá đoàn công tác 200 mẫu giống cà chua. Trong đó có
134 mẫu quả trung và 41 mẫu to và 25 mẫu giống quả nhỏ, 92 mẫu giống chín
sớm, 84 mẫu chín trung bình ra hoa tập trung, 92 mẫu chín muộn, 128 mẫu giống
thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn (BHH), 67 mẫu giống vô hạn (VH), 104
mẫu giống có tiềm năng năng suất cao. Có 130 mẫu giống không nhiễm bệnh virus
XVL trên đồng ruộng Đây là nguồn vật liệu giá trị phục vụ cho chọn tạo giống
cà chua lai ở miền Bắc nước ta.
2) Đã chọn lọc được 26 dòng cà chua thuần từ nguồn vật liệu trên. Trong đó
có 22 dòng thuộc dạng sinh trưởng BHH, 5 dòng VH (thời gian sinh trưởng 120-

130 ngày). Đã xác định được 8 dòng cho năng suất >40 tấn/ha, các dòng D8, D10,
D12, D15 và D18 có khả năng kháng bệnh virus XVL qua lây nhiễm nhân tạo, 4
dòng (D10, D12, D13 và D15) mang gen kháng virus XVL típ Ty1 bằng chỉ thị
phân tử xác định, 3 dòng (D10, D11, D13) có tỷ lệ hữu dục hạt phấn và tỷ lệ đậu
quả cao trong điều kiện vụ Hè.
Qua phân tích đa dạng di truyền đã phân lập 26 dòng cà chua ra 5 nhóm
giống có khoảng cách di truyền khác nhau, 4 dòng có chứa gen kháng virus XVL
típ Ty1 nằm trong các nhóm: dòng D13 (nhóm I), D15 (nhóm II), D10 (nhóm IV)
và D12 (nhóm V).
24
3) Nghiên cứu khả năng kết hợp của 26 dòng cà chua theo sơ đồ lai đỉnh đã
xác định được 9 dòng là D7, D8, D10, D12, D13, D15, D18, D20 và D24 khả năng
kết hợp chung (KNKHC) cao về năng suất.
Kết quả lai luân giao 9 dòng cà chua trên đã thu được 15 tổ hợp lai (D7/D12,
D7/D15, D8/D12 và D8/D13 ) có KNKHR cao ở tính trạng số quả/cây, 18 tổ hợp
(D7/D12, D7/D15, D8/D12 và D10/D13 ) có KNKHR cao ở tính trạng năng suất
cá thể và 19 tổ hợp (D7/D12, D7/D15, D8/D12 và D10/D13) có KNKHR cao ở
tính trạng năng suất thực thu. Tổ hợp D7/D15, D8/D12, D10/D13 và D12/D13 đạt
ưu thế lai trung bình và ưu thế lai thực >15% và tổ hợp lai D7/D15, D8/D12,
D10/D13, D12/D13 đạt ưu thế lai chuẩn từ 14,06-16,49% (giống VT3) và 3,03-
5,23% (giống Savior). Từ hệ thống lai Dialel đã chọn ra 8 tổ hợp lai triển vọng.
4) Đánh giá, khảo nghiệm cơ bản 8 tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo nghiệm
sinh thái 5 tổ hợp lai triển vọng từ 8 THL trên tại Nam Đinh, Hải Dương và Bắc
Giang đã tuyển chọn được tổ hợp lai VT5 và VT10. Hai tổ hợp lai này thời gian
sinh trưởng 120-130 ngày, khối lượng quả trung bình 90-100 gam, dạng quả tròn
cao, chín đỏ đẹp, độ Brix>5,0% ở cả 2 vụ (Xuân Hè và Thu Đông), khả năng chống
chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và virus XVL trên đồng ruộng khá. Tổ hợp lai VT5 cho
năng suất đạt 47,7 tấn/ha (Xuân Hè), 64,21 tấn/ha (Thu Đông). Tổ hợp lai VT10 cho
năng suất đạt 62,04 tấn/ha (Thu Đông) và 78,76 tấn/ha (vụ Đông). Giống cà chua
VT5, VT10 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản

xuất thử cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
2. Đề nghị
1) Tiếp tục sử dụng nguồn gen được phân lập, đặc biệt 4 dòng cà chua (D10,
D12, D13 và D15) mang gen kháng bệnh virus XVL vào công tác chọn tạo giống
cà chua lai mới, kháng bệnh virus cho các tỉnh phía Bắc.
2) Tiếp tục đánh giá và mở rộng sản xuất giống cà chua lai VT5 trong vụ
Xuân Hè, vụ Thu Đông và T10 ở vụ Thu Đông và vụ Đông trong cơ cấu chuyên
màu, 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du
miền núi phía Bắc.
3) Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác và sản xuất hạt
giống cho giống VT5, VT10 để nâng cao chất lượng hạt giống, giảm chi phí đầu
vào, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất.

×