Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tình bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.39 KB, 2 trang )

Tình bạn
November 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Nhà văn Liên Xô (cũ) Nicôlai ôxtơrốpxki đã nói
về tình bạn:
“Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai
lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ
đồng chí sửa chữa sai lầm”.
Em hiểu câu nói trên như thế nào?
Trong cuộc sống ai cũng cần tình bạn, và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ về tình bạn. Con người không có
bạn bè khác nào cây cỏ thiếu ánh nắng. Nhưng chúng ta phải xây dựng tình bạn như thế nào mớỉ là
điều cần nói, cần suy nghĩ. Về vấn đề này, nhà văn Liên Xô (cũ) Nicôlai ôxtơrốpxki đã nói thật chí tình
chí lí: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm
chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa sai lầm.
Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh
giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm
Thật vậy, mới đọc qua câu nói của ông, ta có cảm giác khe khắt nhưng ngẫm nghĩ kĩ, ta thấy câu nói
hàm chứa bao ý nghĩa. Rõ ràng nhà văn đã nói thật, nói thẳng về mối quan hệ tình bạn. Bạn là người
quen biết, gần gũi, hiểu biết lẫn nhau, cùng mục đích sống… Tuổi học trò thường có tình bạn ngây thơ
trong sáng, dễ thương. Điều mà nhà văn muốn khuyên chúng ta là “tình bạn phải chân thành”. Tại sao
phải chân thành trong tình bạn? Theo em hiểu, chân thành là tự mình bộc lộ ý nghĩ của mình, không
giấu diếm, không dối trá. Bạn cảm thấy tin tưởng thông cảm. Như vậy có chân thật trong quan hệ tình
bạn, chúng ta mới giúp nhau nhen nhóm, nuôi dưỡng ước mơ, tạo điều kiện cho nhau tiến bộ. Người
bạn tốt còn phải biết san sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp nhau trong khó khăn. Trong thực tế cuộc sống, có
những điều không thưa được với cha mẹ, anh chị em, mà chỉ có thể tâm sự với bạn. Bạn tốt có thể
khuyên bảo, động viên ta làm điều tốt, ngăn ta làm điều xấu. Cao hơn tình bạn là tình đồng chí, những
người cùng lí tưởng sống, làm việc tốt đẹp cho xã hội.
Để xây dựng tình bạn, nuôi dưỡng tình bạn, vế hai của câu nói trên càng có ý nghĩa hơn. Đó là việc
“phê bình, sửa chữa sai lầm”. Trong sinh hoạt học tập, chúng ta dễ phạm sai lầm: Có lúc ham vui, ham
chơi đua đòi hoặc phạm những sai lầm khác mà gia đình chưa hay biết, lúc đó bạn cần phải can ngăn,
phê bình góp ý, giúp ta sửa chữa sai lầm, phê bình, góp ý phải có tình, có lí, xuất phát từ sự chân thành,
tình thương.


Nếu phê bình bốp chát, không vô tư, kết quả là bạn không tiếp thu, hoặc ngược lại, bao che khuyết
điểm cho bạn cũng không tốt, sẽ đưa nhau đến sai lầm, tội lỗi. Rõ ràng câu nói của nhà văn có ý nghĩa
nhắc nhở tuổi trẻ rất đúng mực, cần thiết.
Tóm lại, ý nghĩ câu nói là lời khuyên tốt cho mọi người, nhất là tuổi trẻ. Có một danh nhân đã nói:
“Tình bạn là cao cả, là thiêng liêng nhất của tuổi trẻ”. Xây dựng, nuôi dưỡng tình bạn của tuổi học sinh
rất cần thiết để giúp nhau tiến bộ trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng…
Nếu cuộc sống không có tình bạn thì đời tẻ nhạt như sống giữa sa mạc. Hi vọng trong chúng ta, ai
Gũng có nhiều bạn tốt, để cùng giúp nhau tiến bộ.
Read more: />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×