Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích bài thơ đưa ông phủ của nhà thơ tú xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 2 trang )

Phân tích bài thơ Đưa ông phủ của nhà thơ Tú
Xương
November 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Phân tích bài thơ “Đưa ông phủ” của nhà thơ Tú
Xương
Tú Xương(1870-1907) họ tên là Trần Tế Xương, quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông là nhà thơ
hiện thực trào phúng lỗi lạc nhất của nền văn học Việt Nam cận đại. Ông để lại khoảng 150 bài thơ, bài
phú, văn tê bằng chữ Nôm.
Hai câu thơ 3, 4 gợi lên cái thần bức biếm họa ông phủ. Tác giả không vẽ ông phủ có bộ mặt phì nộn
như quan phụ mẫu trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; cũng không có cung cách như
tri phủ Tú Ân trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác giả cũng không nói đến áo quần sang trọng, bài
ngà, cái giọng nhà quan có gang có thép của quan tri phủ. Mà Tú Xương chỉ nói đến cái tay, cái bút, cái
hành động rất “quen”, rất thành thạo của quan tri phủ Xuân Trường mà thôi:
“Chữ y chữ chiểu không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ tiền.”
Y nghĩa là bằng lòng, đồng ý; chiểu nghĩa là căn cứ vào đó mà thi hành. Y và chiểu là ngôn từ trong
văn bản hành chính mà bọn quan lại ngày trước thường dùng. Câu thơ thứ ba này có dị bản: “Chữ tra,
chữ cứu không phê đến”. Tra, cứu nghĩa là điều tra, xét hỏi.
Việc quan, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí không ngó ngàng đến,
“không phê đến” một chữ “y, một chữ “chiểu” nào. Trái lại, “một chữ tiền” tri phủ lại “quen phê” Ba
chữ “chỉ quen phê” đã làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của “quan phụ
mẫu” này! “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”, quan “chỉ quen phê một chữ tiền” là thế! Những dân
đen “khốn nạn” đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi cho tri phủ. “Ông chỉ quen phê một chữ
tiền” bởi lẽ “vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi” (Nguyễn Công Hoan).
“Đưa ông phủ” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo: giàu giá trị hiện thực trào phúng
Tú Xương đã dùng lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ để châm biếm một cách
sâu cay thói tham nhũng, đục khoét dân của tri phủ Xuân Trường, của bọn quan lại gian tham trong xã
hội thực dân phong kiến. “Một chữ tiền” đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối với
bọn tham quan ô lại thời bấy giờ! Giọng thơ khinh bỉ, mỉa mai bao trùm bài thơ.
“Đưa ông phủ” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo: giàu giá trị hiện thực trào phúng.
Nguyễn Khuyến, người cùng thời với Tú Xương, trong một bài thơ “Vịnh Kiều” đã viết:


“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?”
Cùng với câu thơ của Tú Xương: “Ông chỉ quen phê một chữ tiền” đã để lại bao ám ảnh ghê gớm! Một
thế kỉ sau, chữ tiền trong thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương… còn gợi ra bao điều xấu xa ghê tởm về
nạn tham quan ô lại, về “quốc nạn” tham nhũng trong lòng người!
Read more: />xuong/#ixzz3mXrQCzbu

×