Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giới thiệu một vài nét về nguyễn huy tưởng và kịch bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.63 KB, 2 trang )

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Huy Tưởng và
Kịch Bắc Sơn”
November 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Huy Tưởng và
“Kịch Bắc Sơn”.
1. Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà
Nội. Ông là gương mặt tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng lịch sử, cảm hứng
cách mạng in đậm trong tiểu thuyết và tác phẩm kịch của ông.
Về tiểu thuyết có: “Đêm hội Long Trì”, “An Tư công chúa”, “Sống mãi với Thủ đô”, “Truyện Anh
Lục”,…
Về kịch có: “Vũ Như Tô”, “Cột Đồng Mã Viện ”, “Bắc Sơn ”, “Những người ở lại”,…
Về truyện viết cho thiếu nhi: “An Dương Vương xây thành ốc”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Kể
chuyện Quang Trung”…
2. Nguyễn Huy Tưởng viết kịch “Bắc Sơn” vào cuối năm 1945- đầu năm 1946. Vở kịch được công
diễn lần đầu vào đêm 6-4-1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn đã nổ ra vào cuối nàm 1940 đầu năm 1941,1à một trang sử oanh liệt của nhân dân ta và Đảng
ta. Vở kịch của Nguyên Huy Tưởng đã nói về cuộc khởi nghĩa này .
Nguyễn Huy Tưởng là gương mặt tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam hiện đại
3. Kịch “Bắc Sơn” có năm hồi. Có thể tóm tắt như sau:
Ở Vũ Lăng bùng nổ khởi nghĩa. Nhiều Tây và quan lại bị bắt và bị giết. Nhân dân rầm rập kéo đi mít
tinh, đem bò, lợn, gạo ủng hộ quân cách mạng. Cụ Phương, cậu con trai tên là Sáng nhiệt liệt hưởng
ứng. Bà cụ Phương, con gái là Thơm, nho Ngọc (chàng rể) thì sợ hãi, lừng chừng, lẩn tránh. Cửu, một
nông dân 24 tuổi, người Tày trở thành cốt cán của phong trào.
Sau đó, cấp trên cử giáo Thái về Vũ Lăng để lãnh đạo. Các hiện tượng lệch lạc về quân sự, về chính trị,
về tổ chức… được uốn nắn, để xốc phong trào lên.
Ngọc là một tên Việt gian bị bắt, sắp bị xử tử thì bà cụ Phương “nói khó với thằng Cam” cháu nể tình
cô ruột nên đã tha cho nó! Sau đó, Ngọc dẫn Tây về đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhiều người bị bắt, bị bắn
giết dã man. Sáng bi giặc bắn. Cụ Phương trúng đạn giặc mà hi sinh. Bà cụ Phương sợ, bỏ nhà đi đâu
mất.
Ngọc được thưởng nhiều tiền, may áo mua vàng cho vợ. Hắn dẫn Tây đi lùng bắt cán bộ, bắt anh Thái
và Cửu. Hắn đi suốt đêm. Hắn được quan cho nhiẻu bạc để mua nhà mới, tậu mấy mẫu ruộng, mơ hàm


cửu phẩm và ăn khao. Nửa đêm, Ngọc, lí trưởng, quan, bọn Tây truy đuổi theo anh Thái và anh Cửu,
hai người chạy lên nnà Ngọc. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ. Khẩu
súng lục của cụ Phương để lại đã được Thơm tặng cho giáo Thái.
Quân khởi nghĩa rút vào rừng. Biết được Ngọc ngày mai sẽ dẫn Tây vào đánh úp, Thơm đã băng rừng
giữa đêm khuya vào tận căn cứ tiếp tế muối, chăn và báo cho quân cách mạng kịp thời ứng phó. Thơm
quay về gặp Ngọc, bị hắn bắn trọng thương. Còn Ngọc thì lại trúng đạn lũ quan thầy mà chết. Cuộc vây
quét của Tây bị thất bại, quân cách mạng thu được nhiều súng đạn. Thái và Cửu cứu chữa cho Thơm.
Trong cơn mê sảng, cô nói: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa! Đi mau lên, các ông! Các ông
cố lên nhớ! Mau lên! Có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi!”. Trong lúc đó, tiếng hát của dù kích
quân cất lên vang lừng, hùng dũng, văng vẳng…
4. "Bắc Sơn” là vở kịch nói đầu tiên biểu hiện thành công chủ đề cách mạng. Nó ca ngợi tinh thần
chiến đẩu và vai trò lãnh đạo của cán bộ cách mạng, biểu dương tình yêu nước và chí khí chiến đấu sôi
sục của nhân dân, nó nói lên một cách chân thực cảm động quá trình giác ngộ và đứng hẳn về phía cách
mạng của người phụ nữ, của quần chúng. Đồng thời kịch “BắcSơn” đã căm thù vạch trần tội ác vô cùng
dã man của thực đán Pháp, vạch mật lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh.
Read more: />son/#ixzz3mY0MdTWf

×