Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

đặc điểm động vật đáy ở hệ thống sông rạch chính tại tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 47 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN



TRẦN TRUNG HIẾU


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường




ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY Ở HỆ THỐNG
SÔNG RẠCH CHÍNH TẠI TỈNH HẬU GIANG



Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Công Thuận







Cần Thơ, 2013




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Công Thuận
đã
cung cấp những kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn và tận tình hướng
dẫn, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô thuộc bộ môn Khoa học Môi
trường nói riêng và toàn thể quý thầy, cô khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên
nhiên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Lời tiếp theo xin cám ơn anh Nguyễn Phan Nhân đã tận tình giúp đỡ cũng
như hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn thân ái nhất đến các bạn lớp Khoa học Môi trường K36
đã giúp đỡ, ủng hộ, động viên trong suốt thời gian học tập và trong thời gian
thực hiện luận văn.
Sau cùng tác giả xin chân thành cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến gia đình đã
giúp đỡ và động viên tinh thần cho tác giả hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ ngày 09 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đặc điểm động vật đáy ở hệ thống
sông rạch chính tại tỉnh Hậu Giang” do
Trần Trung Hiếu thực hiện và báo cáo
đã được hội đồng chấm luận văn thông
qua.







Th.S. Dương Trí Dũng ThS. Nguyễn Thị Như Ngọc









Th.S Nguyễn Công Thuận





TÓM LƯỢC
Đề tài “Đặc điểm động vật đáy ở hệ thống sông rạch chính tại tỉnh Hậu
Giang” được thực hiện vào vụ lúa Đông Xuân (từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3)
và Thu Đông (từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9) năm 2013. Kết quả cho thấy thành
phần động vật đáy nghèo nàn với 27 loài động vật đáy thuộc 7 lớp: Oligochaeta,
Polychaeta, Insecta, Amphipoda, Crustace, Bivalvia, Gastropoda. Số lượng động
vật đáy biến động lớn, từ 52 đến 1273 ct/m
2

, sự biến động mật độ được quyết định
bởi sự phân bố của loài Limnodrilus hoffmeisteri. Sinh lượng động vật đáy biến
động rất lớn từ 0,063 đến 226,729 g/m
2
, do sự đóng góp chủ yếu của các loài
thuộc nhóm hai mảnh vỏ (Bivalvia), đặc biệt là do sự khác biệt lớn về kích thước
và số lượng của loài Corbicula castanea. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số đa
dạng biến động từ 1,293 đến 3,076 và có sự liên quan mật thiết số lượng loài động
vật đáy và tần suất xuất hiện của từng loài động vật đáy.
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy động vật đáy ở hệ thống sông rạch chính
tại tỉnh Hậu Giang có xu hướng tăng về mật độ và giảm về sinh lượng từ vụ Đông
Xuân sang vụ Thu Đông. Điều kiện môi trường (khô và mưa) và chế độ canh tác
giữa hai mùa (mùa mưa và mùa khô) đã phần nào ảnh hưởng đến sự đa dạng của
động vật đáy nơi đây.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ii
TÓM LƯỢC iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Nội dung thực hiện 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Sơ lược về tỉnh Hậu Giang 3
2.1.1. Giới thiệu 3
2.1.2. Tình hình khí tượng thủy văn. 4
2.2. Động vật đáy 6

2.3. Vai trò của động vật đáy trong thủy vực 7
2.4. Đặc điểm động vật đáy thường xuất hiện ở thủy vực nước ngọt 7
2.4.1. Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) 7
2.4.2. Giun ít tơ (Oligochaeta) 8
2.4.3. Lớp hai mãnh vỏ (Bivalvia) 8
2.4.4. Lớp chân bụng (Gastropoda) 8
2.5. Sinh vật chỉ thị 8
2.6. Sử dụng động vật đáy trong quan trắc sinh học 9
2.7. Những ưu điểm của việc sử dụng động vật đáy không xương sống cỡ lớn làm
chỉ thị môi trường nước 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Thời gian và chu kỳ thu mẫu 12
3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 12
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1. Địa điểm thu mẫu 13
3.2 Cách thu và bảo quản mẫu 15
3.3 Phân tích định tính 15
3.4 Phân tích định lượng 16
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 16
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài 17
4.1.1 Thành phần loài 17
4.1.2 Sự biến động thành phần loài 18
a. Tổng thành phần loài Đông Xuân so với Thu Đông 18
b. Thành phần loài vụ Đông Xuân so với vụ Thu Đông 19
c. So sánh thành phần loài giữa các điểm khảo sát 21
4.2 Mật độ và sự biến động mật độ 22
4.2.1 Sự biến động về tổng và giữa các khu vực 22
4.2.2 Sự biến động giửa các điểm 24

4.3 Sinh lượng và sự biến động sinh lượng 25
4.3.1 Sự biến động về tổng và giữa các khu vực 25
4.3.2 Sự biến động giữa các điểm 26
4.4 Chỉ số đa dạng 27
4.4.1 Giữa các thủy vực 27
4.4.2 Giữa các điểm 27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Kiến nghị 29
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang 3
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu trên các sông rạch chính tại tỉnh Hậu Giang 13
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tổng thành phần loài ở 2 vụ thu mẫu 17
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tổng thành phần loài vụ Đông Xuân so với vụ Thu Đông
18
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động loài tại các khu vực thu mẫu ở 2 mùa
19
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động loài tại các điểm thu mẫu ở 2 mùa 21
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ giữa các khu vực ở 2 mùa
22
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự biến động về mật độ giữa các điểm ở 2 mùa 24
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sự biến động về sinh lượng giữa các khu vực ở 2 mùa
25
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện sự biến động về sinh lượng giữa các điểm ở 2 mùa
26



1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã và đang được sử dụng trong nông nghiệp ở
nhiều quốc gia trên thế giới (Heckman and Friberg, 2005; Castillo et al., 2006;
Liess et al., 2008; Beketov et al., 2009). Ở Việt Nam, theo tổng cục bảo vệ thực vật,
lượng thuốc BVTV đã tăng từ 20.300 tấn (1991) lên 33.637 tấn (2000) và tiếp tục
tăng mạnh đến 48.288 tấn ở năm 2004 (Phạm Văn Toàn, 2011); trong đó, Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, lượng
thuốc BVTV sử dụng cũng gia tăng rất nhanh chủ yếu là thuộc nhóm Cúc tổng hợp,
Lân hữu cơ và Carbamate (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011).
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có tới 39 hoạt chất với 83 tên thương phẩm và
trung bình lượng thuốc BVTV sử dụng hằng năm đạt 2.807 tấn. Tuy nhiên, do sự
giới hạn về trình độ dân trí nên việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng sử dụng chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm. Đa số người nông dân sử dụng cao hơn liều chỉ dẫn trên
nhãn thuốc (53%) và tần suất sử dụng cao từ 8 – 15 lần/vụ (Võ Xuân Hùng, 2012).
Ngoài công dụng phòng trừ dịch hại và bảo vệ cây trồng, hoá chất BVTV có
khả năng gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sinh vật nếu được sử dụng quá
mức. Ô nhiễm thuốc BVTV gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hệ sinh thái thuỷ vực
(Margni et al., 2002), ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sinh vật (Liess and
Von der Ohe, 2005; Schafers et al., 2007; Liess et al., 2008) bao gồm nhóm vi sinh
vật (DeLorenzo et al., 2001), động vật không xương sống (Schafers et al., 2007),
thực vật (Frankart et al., 2003), cá (Beketov et al., 2009 trích từ Grande et al., 1994)
và ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của người nông dân thông qua con đường hô
hấp hoặc sử dụng thức ăn, nước uống nhiễm thuốc. Theo nghiên cứu của Phạm Văn
Toàn, (2011) cho thấy thuốc BVTV sau khi được sử dụng sẽ khuếch tán vào thuỷ
vực lân cận như kênh cấp nước và sông rạch chính. Trong khi đó, nguồn nước này
được sử dụng chủ yếu bởi người dân ở vùng nông thôn cho sinh hoạt và ăn uống.
Theo Hellawell (1986) các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đã làm thay đổi điều kiện môi trường nước và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự
phân bố của nhóm động vật đáy. Động vật đáy là nhóm sinh vật có vai trò rất quan
trọng trong thủy vực như là mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn, có khả

năng lọc sạch nước và làm sinh vật chỉ thị cho môi trường (Dương Trí Dũng, 2001;
Thái Trần Bái et al., 2005). Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để
đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường đã đạt được nhiều thành tựu
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước đang
phát triển, đặc biệt là một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan
(Lê Văn Khoa et al., 2007).

2
Đến nay các nghiên cứu về sự biến động quần xã động vật đáy và mức độ ô
nhiễm trên hệ thống kênh rạch chịu tác động của nước thải từ canh tác nông nghiệp
chưa được thực hiện và cũng chưa có đánh giá về mối quan hệ này, do đó đề tài
“Đặc điểm động vật đáy ở các sông, rạch chính tại tỉnh Hậu Giang” cần được thực
hiện nhằm cung cấp dẫn liệu cho việc đánh giá chất lượng nước mặt tại một số sông
rạch chính ở tỉnh Hậu Giang cũng như biết được sự ảnh hưởng của các yếu tố này
lên tính đa dạng của động vật đáy nơi đây.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu biết được sự phân bố của động vật đáy ở
một số sông rạch chịu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác khác nhau giữa hai vụ
lúa Đông Xuân và Thu Đông ở 3 huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang
1.2.2. Nội dung thực hiện:
Xác định sự biến động thành phần loài và sinh lượng của động vật đáy ở 2 vụ
Đông Xuân và Thu Đông
Xác định sự phân bố của động vật đáy của 2 vụ Đông Xuân và Thu Đông












3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về tỉnh Hậu Giang
2.1.1. Giới thiệu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích
1.608 km2, dân số năm 2011 là 769.200 người (cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu
Giang).
Về đơn vị hành chính, tỉnh Hậu Giang có 2 thị xã (Vị Thanh và Ngã Bảy) và 5
huyện (Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Vị Thanh, Long Mỹ). Tỉnh nằm trong
giới hạn 105
o
19’39” – 105
o
53’49” kinh độ Đông và 9
o
34’59” vĩ độ Bắc. Vị trí tiếp
giáp như sau:
Phía Bắc giáp với Thành phố Cần Thơ.
Phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng.
Phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long.
Phía tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.


Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang



4
Về giao thông, Hậu Giang có hệ thống kênh, rạch hình thành mạng lưới đường
thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thuỷ thuận lợi.
Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang. Huyện Long
Mỹ nằm dọc trên các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng của tỉnh và tiểu vùng Tây
Sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên
Giang và với đô thị trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long là Thành phố Cần
Thơ, phía Bắc giáp huyện Vị Thuỷ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp
huyện Phụng Hiệp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu Long Mỹ có điều kiện
thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt
động kinh tế khác. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng
mặt nước nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu nông sản (cổng thông tin điên tử tỉnh Hậu Giang và niên giám thống kê,
2011).
Vị Thủy là huyện cửa ngỏ của tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh và Thành
phố Vị Thanh 08 Km về phía Tây và cách Thành phố Cần Thơ 50 Km về phía
Đông. Tọa độ địa lý: Từ 9
0
40' đến 9
0
54' vĩ độ Bắc và từ 105
0
28' đến 105
0
38' kinh độ
Đông. Huyện Vị Thủy phía Bắc giáp với Châu Thành A, Phía Nam giáp với huyện
Long Mỹ, Phía Đông giáp với huyện Phụng Hiệp và Phía Tây giáp với Thành Phố
Vị Thanh.Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm: trung tâm là Thị trấn Nàng Mau, xã

Vị Bình, xã Vị Thanh, xã Vị Đông, xã Vị Thắng, xã Vị Trung, xã Vị Thủy, xã Vĩnh
Trung, xã Vĩnh Tường, xã Vĩnh Thuận Tây.Diện tích tự nhiên: 23.022,57ha chiếm
7,71% diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang. Trong đó diện tích nông nghiệp chiếm
92,57% diện tích tự nhiên (cổng thông tin điên tử tỉnh Hậu Giang).
Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37. Bắc giáp
huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A; Nam giáp huyện Mỹ Tú của tỉnh Sóc
Trăng; Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ; Đông giáp thị xã Ngã Bảy và
tỉnh Sóc Trăng. Diện tích 484,81 km
2
. Làvùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái,
nuôi trồng thủy sản (cổng thông tin điên tử tỉnh Hậu Giang).
2.1.2. Tình hình khí tượng thủy văn
Dự báo nồng độ mặn tiếp tục tăng cao và có thể kéo dài đến hết tháng 5. Nước
mặn cũng tiếp tục lấn sâu vào nội đồng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và
hàng chục ngàn ha lúa, hoa màu của huyện Long Mỹ, Vị Thủy, thành phố Vị
Thanh.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ và Trung tâm
Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, tình hình khí tượng thủy văn 6 tháng đầu năm
2013 có những xu thế sau:

5
+ Gió mùa Đông Bắc (gió chướng) hoạt động mạnh trong nửa cuối tháng 02
đến đầu tháng 4/2013. Hiện tượng này có khả năng bổ sung triều biển Đông trong
mùa khô hạn, có khả năng đẩy mặn vào sâu nội địa.
+ Nhiệt độ trong mùa khô 2013 xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm, nhiệt
độ cao nhất khả năng xảy ra trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2013 và ở mức 35 –
37
o
C.

+ Tình hình khô hạn có khả năng xảy ra trong tháng 3 đến nửa đầu tháng
5/2013. Thời gian này nền nhiệt độ ở mức 36
o
C – 37
o
C, mực nước kiệt xuống thấp
nhất ở mức - 0,8 đến -1,1m (tại thị xã Ngã Bảy). Điều này có nghĩa mực nước cách
mặt đất ruộng từ 1,0 đến 1,3m; tình hình khô hạn xảy ra ở cuối vụ Đông Xuân 2012
– 2013 và đầu vụ Hè Thu năm 2013.
+ Mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long theo dự báo thấp hơn trung bình
nhiều năm khoảng 0,25 – 0,35m trong suốt mùa khô 2013. Vùng hạ lưu sông Hậu
và các sông đầu nguồn tỉnh Hậu Giang mực nước có xu thế giảm thấp dần từ tháng
02/2013 đến tháng 5/2013.
+ Dự báo xâm nhập mặn xuất hiện ở nửa cuối tháng 02 đến nửa đầu tháng
05/2013. Với tình hình khô hạn và mực nước giảm thấp hơn so với trung bình nhiều
năm nêu trên, năm 2013 mặn có khả năng xâm nhập sâu vào nội đồng ở các huyện
Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ mặn
xâm nhập từ phía Biển Đông, Sông Hậu ở các khu vực Cái Côn, Mái Dầm của
huyện Châu Thành.
Dự báo hướng xâm nhập mặn vào tỉnh Hậu Giang như sau:
+ Hướng sông Cái Lớn: Đi vào sông Cái Tư – kênh Xà No; ảnh hưởng các xã
Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu…Nếu mặn xâm nhập sâu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
Thành Phố Vị Thanh và các xã Vị Đông, Vị Thanh, Vị Bình (huyện Vị Thủy).
+ Theo hướng sông Nước Đục – kênh nàng Mau: Ảnh hưởng các xã Vĩnh
Viễn, Vĩnh Viễn A, Vĩnh Thuận Đông ( huyện Long Mỹ) Vĩnh Thuận Tây, Vị
Thủy, Vị Thắng, Thị trấn Nàng Mau ( huyện Vị Thủy)
+ Theo hướng sông Nước Trong: Ảnh hưởng xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A,
Vĩnh Thuận Đông, Xã Phiên và Thị trấn Long Mỹ .
+ Theo hướng sông Ngang Dừa: Ảnh hưởng của các xã Lương Tâm, Lương
Nghĩa, Xã Phiên, Thuận Hòa, Thuận Hưng.

Tại Hậu Giang, từ giữa tháng 3 đến nay, do nắng nóng gay gắt kéo dài khiến
nồng độ mặn ở các cửa sông thuộc địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh
tăng mạnh.

6
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, nồng độ mặn đo được ngày 2/4 tại
sông Ngã Ba Nước Trong thuộc xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh là 9 phần nghìn,
gần bằng với nồng độ mặn cao nhất đo được trong năm 2010.
Tương tự, tại các cửa sông tiếp giáp với sông Cái Lớn và sông Nước Trong
trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh nồng độ mặn đo được cũng từ
5 đến 9 phần nghìn.
Toàn tỉnh có 49.000ha có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Trong đó khoảng
10.000ha ảnh hưởng hạn mặn, 39.000 ha ảnh hưởng hạn. Phân tích theo thời vụ có:
14.000ha lúa Đông Xuân ở giai đoạn thu hoạch vào cuối tháng 2/2013 và đầu tháng
3/2013; 35.000ha ở giai đoạn đấu vụ Xuân Hè và Hè Thu vào giữa tháng 4/2013.
2.2. Động vật đáy
Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống thủy sinh, sống
trên nền mặt đáy (epifauma) hay trong tầng đáy (infauma) của thủy vực (Dương Trí
Dũng, 2009). Ngoài các đối tượng trên, còn có một số loài sống tự do trong tầng
nước nhưng cũng có thời gian khá dài (theo tỉ lệ thời gian sống) sống bám vào các
giá thể hay vùi mình trong tầng đáy thì vẫn được xếp trong nhóm động vật đáy.
Động vật đáy sống trong một thủy vực không những chịu tác động của các yếu tố
hóa học của nước mà chúng còn chịu tác động trực tiếp với tính chất đáy.
Dựa vào loại hình thủy vực, nơi mà sinh vật đáy phân bố, người ta xếp chúng
vào các nhóm như sinh vật đáy biển, sinh vật đáy ao, sinh vật đáy hồ, sinh vật đáy
kênh,…
Dựa vào kích thước mà sinh vật đáy phân chia thành:
Sinh vật đáy cỡ lớn (Macrobenthos): nhóm này bao gồm các sinh vật đáy có
kích thước lớn hơn 2mm
Sinh vật đáy cỡ vừa (Mesobenthos): sinh vật trong nhóm này có kích thước

nằm trong khoảng 0.1 – 2.0mm.
Sinh vật đáy cỡ nhỏ (Microbenthos): có kích thước nhỏ hơn 0.1mm.
Dựa vào cấu trúc nền đáy nơi chúng phân bố mà chia thành các dạng sinh vật
ưa đáy bùn, ưa đáy cát, ưa bùn cát,… Theo thành phần hạt cát lắng tụ và thành phần
cơ học, tính chất đất của nền đáy thủy vực được chia thành các dạng sau:
Đáy bùn nhão có thành phần hạt mịn chiếm hơn 50%
Đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm 30-50%
Đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm từ 10-30%
Đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm từ 5-10%

7
Đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm ít hơn 5% không có hạt mịn
Dựa vào tập tính sống có thể phân chia chúng thành các dạng:
Sinh vật sống cố định: do đời sống cố định nên nên một số cơ quan bị thoái
hóa như hệ vận động, hệ thần kinh nhưng cũng có một số phần hay cơ quan phát
triển để thích nghi như xúc tu, xúc giác,…
Sinh vật sống đục khoét: chúng đục gỗ hay đá để chui vào đó sống.
Sinh vật tự bơi, bò ở đáy: thường thấy ở giáp xác
Sinh vật dưới đáy: những loài này ít di động và phát triển theo hướng có vỏ để
bảo vệ như da gai (Echinodermata).
Sinh vật chui sâu dưới đáy: chúng sống chui sâu vào nền đáy, đặc điểm thích
nghi là cơ thể dài, có phần phụ như ống hút thoát nước.
Sinh vật sống bám
2.3. Vai trò của động vật đáy trong thủy vực
Thành phần của mạng thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực.
Làm giảm nguồn hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
Loại bỏ chất độc, chất ô nhiễm ra khỏi tầng nước: quá trình lọc nước của thủy
sinh vật đã chuyển từ chất hữu cơ lơ lững thành chất lắng tụ ở nền đáy, quá trình
này chủ yếu do hoạt động của nhóm Bivalvia, khiến cho chất độc và chất hữu cơ

được loại ra khỏi tầng nước.
Sinh vật chỉ thị
2.4. Đặc điểm động vật đáy thường xuất hiện ở thủy vực nước ngọt
2.4.1. Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta)
Chiếm khoảng 63% tổng số loài trong nghành giun đốt và hầu hết sống ở biển.
Đa số có chiều dài nhỏ hơn 10cm với đường kính biến động từ 2-20mm, tuy nhiên
các dạng sống trong môi trường kẽ thường nhỏ hơn 1mm và chiều dài cơ thể có thể
lớn hơn 70cm. Một số loài thuộc Eunice và Nereis có thể đạt tới chiều dài lớn hơn
1m. Nhiều giun nhiều tơ có màu sắc rất đẹp như màu đỏ, hồng, xanh lá cây hoặc kết
hợp nhiều màu sắc.
Giun nhiều tơ có thể sống di động hoặc định cư nhưng đôi khi cũng khó phân
biệt cụ thể. Giun nhiều tơ di động bao gồm một số loài sống nổi hoàn toàn, một số
sống bò dưới các tảng đá và các vỏ sò, một số sống vùi trong cát và bùn nhưng cũng
có một số sống trong các ống cố định. Nhiều loài sống định cư hình thành và sống

8
trong các hang, lỗ hoặc ống cố định với mức độ phức tạp khác nhau. Những loài
sống trong ống bắt buộc thường không thể rời ống và có đưa phần đầu ra khỏi ống.
Hầu hết giun di động ăn thịt nhưng cũng bao gồm những loài ăn lọc, ăn mùn
bã hữu cơ hay ăn tạp. Ngược lại với nhóm sống di động, những loài khác sống chui
rút hoàn toàn trong hang lỗ đơn giản dưới nền đáy hoặc trong các ống cứng có thể
bảo vệ được, đây là nhóm sống định cư.
Lớp Polychaeta có khoảng 25 bộ. Hầu hết sống ở biển hoặc vùng cửa sông.
Lớp giun nhiều tơ có ba bộ thường gặp là: bộ Phyllodocida, bộ Eunicida, bộ
Sabellida với 40 họ (Vũ Ngọc Út, 2010).
2.4.2. Giun ít tơ (Oligochaeta)
Có khoảng 3500 loài giun ít tơ đã được mô tả. Ngược lại với giun nhiều tơ, chỉ
có 6.5% giun ít tơ sống ở biển, hầu hết sống nước ngọt hoặc môi trường trên cạn.
Đa số giun ít tơ, cả dưới nước và trên cạn là những loài ăn xác bã động thực
vật thối rửa, nhất là thực vật. Tảo, mùn bả hữu cơ và các vi sinh vật khác là những

nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài nước ngọt có kích thước nhỏ.Lớp phụ
Oligochaeta có ba bộ (Lumbriculida, Haplotaxida, Lumbricina) với 21 họ thường
gặp. Bộ phụ Tubificina có 6 họ và thường gặp 2 họ là Tubificidae và họ Naididae
(Vũ Ngọc Út, 2010).
2.4.3. Lớp hai mãnh vỏ (Bivalvia)
Lớp hai mãnh vỏ bao gồm 7000 loài gồm nghêu, điệp, vẹm, hàu. Hai mãnh vỏ
chủ yếu sống ở nước mặn, chỉ khoảng 10-15% sống trong nước ngọt. Không có loài
nào sống trên cạn (Vũ Ngọc Út, 2010).
2.4.4. Lớp chân bụng (Gastropoda)
Đây là lớp lớn nhất trong nghành thân mềm, bao gồm 40.000 – 75.000 loài,
chủ yếu là ốc và ốc sên phân bố ở môi trường nước mặn, ngọt và trên cạn. Chúng
thể hiện sự đa dạng về tập tính sống, bao gồm ăn lọc, ăn thịt, ăn thực vật, ăn bùn
cát và những loài sống ngoại kí sinh (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Anh, 2010)
2.5. Sinh vật chỉ thị
Sinh vật chỉ thị là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện
sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng
chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do
đó, sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi
trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh
vật đó. Có rất nhiều sinh vật chỉ thị được lựa chọn để chỉ thị cho nhiều mục đích
khác nhau. Trong các sinh vật chỉ thị đó thì một số nhóm được xác định là phù hợp

9
cho mục đích bảo vệ môi trường như thực vật lớn, thực vật nổi, động vật nguyên
sinh, cá, một số vi sinh vật và động vật đáy để chỉ thị một số đặc tính khác nhau của
môi trường nước. Mỗi nhóm sinh vật có đặc điểm sinh học khác nhau và có thể chỉ
thị một điều kiện môi trường khác nhau (Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
2.6. Sử dụng động vật đáy trong quan trắc sinh học
Nhiều hệ thống cho điểm ứng với mức độ ô nhiễm để xác định chỉ số phản ánh
sức chịu đựng của động vật đáy với sự thay đổi của chất lượng nước. Tuy nhiên

việc cho điểm luôn theo qui tắc là dựa vào độ nhạy cảm của các sinh vật khi chất
lượng môi trường thay đổi. Các sinh vật càng nhạy cảm thì sức chống chịu hay sự
thích nghi với môi trường nước của chúng càng thấp. Dựa vào khả năng chịu đựng
ứng với các mức độ ô nhiễm hữu cơ khác nhau của các động vật không xương sống,
các nhà khoa học chia động vật đáy không xương sống thành ba nhóm:
Nhóm 1: nhóm nhạy cảm với sự ô nhiễm gồm: Nhộng Stonefty (thuộc bộ cánh
úp – Plecoptera) các họ Perlidae, Capniidae, Peltopelidae; nhộng Mayfly (thuộc bộ
phù du – Ephemeroptera) có các họ Ephermeridae, Heptageniidae, ấu trùng
Caddisfly (thuộc bộ Trichoptera); họ Corydalidae thuộc bộ Megaloptera; họ
Elmidae, họ Psephenidae thuộc bộ cánh cứng Coleoptera…
Nhóm 2: nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm trung bình: nhộng
Damsefly, Dragonfly thuộc họ chuồn chuồn – Odonata; họ Sialidae thuộc bộ cánh
lớn –– Decapoda…
Nhóm 3: nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm nặng: gồm các ấu trùng
họ Chironomidae (Muỗi vằn Megaloptera, ấu trùng họ Tipulidae thuộc bộ hai cánh
cứng - Diptera; các ấu trùng họ Gyrinidae, Dytiscidae, Haliplidae thuộc bộ cánh
cứng – Coleoptera, và một số họ khác như Gammaridae (Scuds) thuộc bộ chân khớp
hai loại – Amphipoda, Asellidae (sowbugs) thuộc bộ chân giống – Isopoda, họ
Cambaridae (Crayfish) thuộc bộ mười chân – Midge), Simulidae (rệp nước –
Blackfy) thuộc bộ hai cánh – Diptera, các loài ốc thuộc họ Physidae, Planorbidae
thuộc họ chân bụng – Gastropoda; loài đĩa thuộc lớp Hirudinae, loài trùng thuộc lớp
Oligochaeta… (Lê Hoàng Việt và ctv, 2004).
Theo Thái Trần Bái (2001) và Theo Dương Trí Dũng et al.,(2011) thì một số
động vật đáy sẽ thể hiện thính chất môi trường qua đặc điểm sinh học của chúng
như sau:
Các họ Tubificidae, Lumbriculidae thuộc họ Oligochaeta (giun ít tơ): sống
chui rút trong bùn đất, thích sống những nơi có dòng chảy, ưa đáy cát pha bùn.
Chúng được xem là loài có tính chống chịu nhất đối với môi trường. Ở nước ta
thường gặp Limondrilus hoffmeisteri kết thành từng búi dày đặc màu hồng ở cống


10
rãnh và ao nuôi cá. Branchiura sowerbyi có mang ở cuối thân, kích cỡ tương đối
lớn, thường sống xen với loài trên. Thức ăn của chúng chủ yếu là xác bã động thực
vật phân hủy. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.
Họ Nereidae thuộc lớp Polychaeta (giun nhiều tơ) là các loài sống tự do, chui
rút trong bùn, kiếm ăn trên nền đáy trong rong tảo, len lỏi hay bám trên các mãnh
vụn vỏ ốc trai, ưa đáy bùn hay cát pha bùn. Thức ăn của chúng là động vật (giáp xác
bé, thân mềm,…) hoặc tảo. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng.
Họ Chironomidae thuộc lớp Insecta là các ấu trùng sống trong nước. Là các
sinh vật được coi là có sức chống chịu cao với môi trường. Chúng xuất hiện ở hầu
hết các thủy vực như sông, ao, hồ, cống rãnh, nơi giàu chất hữu cơ thối rửa, ưa bùn
mềm. Thức ăn của chúng là chất hữu cơ từ thực vật, động vật phân hủy. Chúng chỉ
thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng.
Họ Petaluridae thuộc lớp Insecta là ấu trùng chuồn chuồn, sống trên nền đáy
thủy vực. Là loài chỉ thị có thời gian nhất định sống trong nước. Chúng chỉ thị cho
môi trường ô nhiễm hữu cơ trung bình.
Họ Parathelphusidae thuộc lớp Crustacea là động vật đáy sống bò, chúng đào
hang làm tổ, thích bùn mềm hoặc cát pha bùn để làm hang. Thăc ăn của chúng là
các xác bã động thực vật phân hủy, mùn bã,… Là loài chỉ thị cho môi trường ô
nhiễm hữu cơ nặng.
Họ Corophiidae thuộc lớp Crustacea là động vật sống trong nước hoặc trên
nền đáy, là loài chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ trung bình.
Họ Mytilidae, Unionidae, Corbiculidae thuộc lớp Bivalvia là các loài có đời
sống ăn lọc, sống vùi trong bùn đáy, ít hoạt động di chuyển hoặc di chuyển rất chậm
Thích sống ở các nền đáy bùn mềm, cát để có thể vùi mình hay chui rúc trong bùn.
Thức ăn của chúng là các vụn vỡ hữu cơ lắng đọng. Chúng chỉ thị cho mô trường ô
nhiễm hữu cơ nặng.
Họ Viviparidae, Pilidae thuộc lớp Gastropoda là các loài sống di động, bò trên
nền đáy. Thức ăn của chúng chủ yếu là các xác bả động thực vật phân hủy. Họ
Viviparidae chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình, họ Pilidae chỉ

thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.
2.7. Những ưu điểm của việc sử dụng động vật đáy không xương
sống cỡ lớn làm chỉ thị môi trường nước
Phân bố rộng và nhiều trong các hệ thống sông, suối, ao, hồ.
Di chuyển không quá nhanh do đó dễ thu mẫu.
Có khóa phân loại ổn định, các tiêu chuẩn rõ rang, dễ định loại.

11
Tập trung phần lớn ở các vùng đáy sông nhất định; do đó, nó là những sinh vật
chỉ thị tốt nhất đối với sự thay đổi của chất lượng nước.
Có vòng đời dài.
Các đơn vị phân loại thu được không đồng nhất, như vậy có thể có những phản
ứng với những thay đổi nào đó trong chất lượng nước (Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
























12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và chu kỳ thu mẫu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013 tại ba huyện
tỉnh Hậu Giang là Long Mỹ, Vị Thủy và Phụng Hiệp vào 2 vụ: vụ Đông Xuân
(tháng 8-9) và vụ Thu Đông (tháng 2-3). Do vấn đề thời gian có hạn nên mẫu ở vụ
Thu Đông (tháng 2-3) chỉ phân tích và do anh Nguyễn Phân Nhân thu mẫu.
3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên các phương tiện:
- Máy xác định tọa độ GPS
- Gàu thu mẫu động vật đáy (Petersen)
- Sàn đáy
- Kính hiển vi, kính nhìn nổi, kính lúp
- Cân
- Bao nilon chuyên dụng, giấy bóng mờ, bút
- Formol 10%, cồn 70
0















13
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Địa điểm thu mẫu
Vị trí thu mẫu


Hình 3.1 Vị trí thu mẫu trên các sông rạch chính tại tỉnh Hậu Giang
Ghi chú : 1. Vị trí thu mẫu Xáng Xà No, 2. Vị trí thu mẫu Sông Cái Lớn, 3. Vị trí thu mẫu xáng Nàng
Mau, 4. Vị trí thu mẫu xáng Lái Hiếu, 5. Vị trí thu mẫu Kênh Quảng lộ Phụng Hiệp (k. Bún tàu), 6. Vị trí thu
mẫu Rạch Mái Dầm.
Lý do chọn điểm thu mẫu:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ canh tác nông nghiệp lên sự phân bố của
quần xã động vật đáy ở 2 vụ Đông Xuân và Thu Đông. Vì huyện Long Mỹ, Vị
Thủy, Phụng Hiệp là 3 huyện sản xuất nông nghiệp lớn nhất của tỉnh Hậu Giang.
Chế độ canh tác và các loại cây trồng tại các huyện cũng khác nhau. Do đó, sự
ảnh hưởng của chúng đến động vật đáy cũng khác nhau. Chính vì vậy, đề tài chọn 6
địa điểm thuộc 3 huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp để so sánh.



6
1

2
3
4
5

14
Điểm thu mẫu
Địa điểm
Toạ độ
Đặc điểm
Đ1
Kênh Xà No
48P 0561028
UTM 1090209
Canh tác lúa 3 vụ nhưng không
hoàn toàn , không xen màu.
Đ2
48P 0560920
UTM 1090077
Đ3
48P 0560875
UTM 1090058
Đ4
Sông Cái Lớn
48P 0566097
UTM 1071703

Canh tác lúa 3 vụ nhưng không
hoàn toàn, không xen màu.
Đ5

48P 0566052
UTM 1071694
Đ6
48P 0566130
UTM 1071732
Đ7
Kênh Lái Hiếu
48P 0572823
UTM 1077788
Sản xuất lúa 2 vụ.
Có xen màu (mía)

Đ8
48P 0572710
UTM 1077727
Đ9
48P 0572539
UTM 1077637
Đ10
Xáng Nàng Mau
48P 0570416
UTM 108628
Canh tác lúa 3 vụ ngoài ra còn
có cây ăn trái.
Trồng mía và bắp theo kiểu
xen khu đất lớn
Đ11
48P 0570503
UTM 1086296
Đ12

48P 0570555
UTM 1086302
Đ13
Quảng Lộ Phụng
Hiệp (Kênh Bún
Tàu)
48P 0583081
UTM 1072161
Trồng lúa 3 vụ
Trồng mía và bắp theo kiểu
xen khu đất lớn
Đ14
48P 0583032
UTM 1072122
Đ15
48P 0582975
UTM 1072079
Đ16
Rạch Mái Dầm
48P 0595532
UTM 1098319
Không canh tác nông nghiệp
Có chợ và các khu công nghiệp

15
Đ17
48P 0595526
UTM 1098314
nhỏ.
Đ18

48P 0595512
UTM 1098301
3.2 Cách thu và bảo quản mẫu
Mẫu ĐVĐ được thu bằng gàu Petersen. Mỗi vị trí thu 3 mẫu tổ hợp như 3 lần
lặp lại dọc theo chiều dài của sông, rạch. Mỗi mẫu gồm 5 gàu cách nhau khoảng 1 –
5 m và mỗi mẫu cách nhau 500 m - 1 km trên sông rạch chính.
Mẫu sẽ được sàn bằng sàn đáy để loại bỏ bùn, đất và rác. Mẫu được chứa trong túi
nylon và trữ trong formol 10%.
Ở phòng thí nghiệm, mẫu được lựa thu lấy động vật đáy và trữ trong cồn 70
0
trong
quá trình chờ phân tích.
3.3 Phân tích định tính
Mẫu sau khi được trữ ở phòng thí ngiệm với cồn 70
o
. Mẫu được quan sát dưới
kính hiển vi, kính lúp và kính nhìn nổi để xác định các đặc điểm về hình thái cấu tạo
về các đặc điểm để phân loại. Các loài động vật đáy được xác định dựa trên tài liệu
phân loại “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của
Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980) và tài liệu phân loại
côn trùng “Aquatic insecs of California” của Robert L. Usinger (1971).
Đa dạng sinh học được xác định là số loài tồn tại trong một khu vực, có thể
làm giảm lượng này bằng cách xác định ở mức phân loại cao hơn. Đối với các nhà
sinh thái học thì phân chia theo bậc dinh dưỡng, nhóm, chu kỳ sống và sự đa dạng
của nguồn lợi sinh vật. Cách xác định đa dạng sinh học dựa vào kết quả thu và phân
tích mẫu tùy theo những đối tượng sinh vật khác nhau. Để tạo sự thống nhất trong
việc so sánh đa dạng, người ta xây dựng nên công thức toán học gọi là chỉ số đa
dạng. Có nhiều chỉ số đa dạng được sử dụng nhưng phổ biến nhất là chỉ số Shannon
– Weiner được tính bởi công thức:


H’= -


n
i
ii
pp
1
2
log

Với pi là tỉ số giữa số cá thể loài i với toàn bộ số lượng loài ( pi=
N
n
i
)
(Gerritsen et al., 1998).


16

3.4 Phân tích định lượng
Mẫu sau khi phân tích định tính sẽ được làm khô và ghi nhận kết quả về số
lượng và khối lượng theo từng loài. Tính mật độ (ct/m
2
) và khối lượng (g/m
2
) của
từng loài của từng vị trí khảo sát dựa vào tổng diện tích mẫu đã thu được.
Công thức tính:

Mật độ động vật đáy: được tính theo công thức N = 10 ∑Xi.
Trong đó:
+ N: mật độ động vật đáy (ct/m
2
).
+ Xi : số lượng từng nhóm động vật đáy trong mẫu
Sinh khối vật đáy: được tính theo công thức W=10 ∑Yi
Trong đó:
+ W: sinh khối động vật đáy (g/m
2
)
+ Yi : khối lượng từng nhóm động vật đáy trong mẫu
3.5 Phương pháp xử lý số liệu.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

17
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài
4.1.1 Thành phần loài
Qua khảo sát vào cả 2 vụ đã phát hiện được 27 loài động vật đáy thuộc 7 lớp:
Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Amphipoda, Crustace, Bivalvia, Gastropoda. Trong đó
lớp Insecta có thành phần loài phong phú nhất với 8 loài chiếm 31%. Lớp Polychaeta,
Amphipoda và Crustace có 2 loài, chiếm tỉ lệ thấp nhất 7%. Lớp Oligochaeta có 3 loài
chiếm 11%, lớp Bivalvia có 4 loài chiếm 15% và lớp Gastropoda có 6 loài chiếm 22%.
7%
7%
22%
7%
15%
11%

31%
Oligochaeta Po lychaeta Insecta Amphipoda Crustace
Bivalvia Gastropoda
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tổng thành phần loài ở 2 vụ thu mẫu
Lớp Oligochaeta có 3 loài thuộc họ Tubificidae là Branchyura sowebyii, Tubifex
sp, Limnodrilus hoffmeisteri.
Lớp Polychaeta có 2 loài là Namalycastis longiciris thuộc họ Nereidae và họ
Sabellidae.
Lớp Insecta có 8 loài thuộc 5 họ là Metriocnemus knabi, Metriocnemus
edwardsi, Tendipes sp, Tendipes riparilus thuộc họ Tendipedidae, Macromia sp
thuộc họ Pelaluridae, Ephemerella nymphs thuộc họ Ephemerellinae, Rhyacophila
sp thuộc họ Rhyacophilidae và Dasyhelea grisea thuộc họ Heleidae.
Lớp Amphipoda phát hiện 2 loài là Corophium homoceratum và Corophium
japonicum thuộc họ Corophiidae.
Lớp Crustace có 2 loài thuộc 2 họ Pinnotharidea và Parathelphusidae.

×