Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý hóa đất trồng lúa qua hai vụ canh tác tại huyện châu phú, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 78 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG







TRẦN VĂN CHIẾN

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP
ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT
TRỒNG LÚA QUA HAI VỤ CANH TÁC TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng





Cán bộ hƣớng dẫn: Nguyễn Hữu Chiếm
Ngô Thụy Diễm Trang




CẦN THƠ, 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG








TRẦN VĂN CHIẾN

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP
ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT
TRỒNG LÚA QUA HAI VỤ CANH TÁC TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng




Cán bộ hƣớng dẫn: Nguyễn Hữu Chiếm

Ngô Thụy Diễm Trang

CẦN THƠ, 2013



PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Ảnh hƣởng của phân xỉ thép (steel
slag) đến một số đặc tính lý - hóa đất trồng lúa qua hai vụ canh tác tại huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang”, do Trần Văn Chiến thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội
đồng luận văn thông qua.





PGS. TS. Bùi Thị Nga




PGS. TS. Nguyễn Hữu Chiếm TS. Ngô Thụy Diễm Trang












LỜI CẢM TẠ

Xin cám ơn quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Môi
trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên đã dùng hết tâm huyết nghề nghiệp để truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích nhất.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô hƣớng dẫn luận văn, TS. Ngô Thụy Diễm
Trang, PGS. TS Nguyễn Hữu Chiếm đã tận tình chỉ dạy em những kiến thức, những
lời khuyên và góp ý rất chân thành trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân tình đến thầy cố vấn học tập, Ths. Trần Sỹ Nam ngƣời thầy
luôn hết mình vì chúng em, chia sẽ những kinh nghiệm và cho những lời khuyên,
những lời động viên chân tình nhất.
Xin trân trọng cám ơn Dự án Sumitomo (dự án hợp tác giữa công ty phân bón
Sumitomo – Nhật và Trƣờng ĐHCT) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp chi phí trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn chung
nhóm đề tài Dự án Sumitomo.
Xin cám ơn gia đình chú Nguyễn Văn Nhơn tại xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An
Giang đã giúp đỡ trong suốt thời gian làm thí nghiệm đầy khó khăn.
Xin cám ơn các anh chị Cao học và các anh chị K35 ngành Khoa học Môi trƣờng đã
tận tình hƣớng dẫn và chia sẽ các kỹ năng, kinh nghiệm phòng thí nghiệm.
Xin cám ơn các bạn trong tập thể lớp Khoa học Môi trƣờng K36 đã giúp đỡ, cùng
nhau cố gắng trong suốt thời gian học tập và đặc biệt, xin cảm tạ sự giúp đỡ tận tình
của bạn Nguyễn Văn Hài, bạn Nguyễn Hoàng Lâm, bạn Nguyễn Thị Kim Thƣ,…
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin gửi những lời cám ơn thật sâu sắc đến gia đình và ngƣời thân đã quan
tâm, chăm sóc, chuẩn bị những hành trang tốt nhất trên con đƣờng con đi.
Trân trọng!

Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Trần Văn Chiến


i

TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hƣởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý - hóa đất trồng lúa qua
hai vụ canh tác tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” đƣợc thực hiện trong thời gian từ
tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 tại khu vực đất lúa thâm canh 3 vụ ở xã Vĩnh Thạnh
Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nhằm kiểm tra sự ảnh hƣởng của phân xỉ thép đến
đặc tính lý - hóa của đất trồng lúa.
Thí nghiệm đƣợc bố trí với 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại theo kiểu khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với các liều lƣợng phân bón bao gồm NT1: Sử dụng công thức phân bón của
ngƣời dân trong nhiều năm; NT2: Phân bón theo khuyến cáo (RD) + bón lót 4200 kg/ha
phân xỉ thép; NT3: RD + bón lót 8400 kg/ha phân xỉ thép; NT4: RD và NT5: RD + 500
kg/ha CaCO
3
. Mẫu đất đƣợc thu 3 lần, 1 lần trƣớc khi bố trí thí nghiệm và 2 lần khác khi
kết thúc vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về lý hóa
đất bao gồm dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, pH, EC, chất hữu cơ, tổng đạm, tổng lân và
tổng sắt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phân xỉ thép chƣa cải thiện đƣợc các chỉ tiêu lý hóa đất trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Qua đó việc sử dụng phân xỉ thép trên đất lúa qua 2 vụ là
không hiệu quả trong việc cải thiện lý hóa đất lúa 3 vụ ở Châu Phú, An Giang.
Từ khóa: Ảnh hƣởng, phân xỉ thép, lý – hóa đất, Châu Phú – An Giang.




ii

MỤC LỤC
TÓM LƢỢC i
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vi
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu 3
2.2 Sơ lƣợc về giống lúa OM 6976 3
2.3 Sơ lƣợc về một số loại phân bón sử dụng trong nghiên cứu 5
2.3.1 Phân đạm (Urê) 5
2.3.2 Phân lân (DAP) 5
2.3.3 Phân kali (K) 6
2.3.4 Phân Quý 2, Quý 3 7
2.3.5 Phân xỉ thép 7
2.3.6 Vôi 9
2.4 Một số đặc tính vật lý, hóa học của đất 9
2.4.1 Dung trọng (g/cm
3
) 9
2.4.2 Tỷ trọng (g/cm
3
) 11

2.4.3 Độ xốp 11
2.4.4 pH đất 12
2.4.5 EC (Electrical conductivity) 13
2.4.6 Chất hữu cơ trong đất 14
4.2.7 Đạm trong đất 15
2.4.8 Lân trong đất 16
2.4.9 Sắt 17
2.5 Ảnh hƣởng của phân bón đối với môi trƣờng 18
2.5.1 Sự tác động của phân bón đến môi trƣờng trong nông nghiệp 18
2.5.2 Sự thay đổi cơ lý đất do quá trình canh tác nông nghiệp thâm canh 19
CHƢƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.2 Vật liệu và phƣơng tiện nghiên cứu 21
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 21
3.3.2 Tiến trình thí nghiệm 23
3.4 Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu 24


iii

3.4.1 Thu mẫu và chuẩn bị mẫu 24
3.4.2 Phân tích mẫu 25
3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu 25
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1 Tính chất vật lý và hóa học đất khu vực thực hiện nghiên cứu 27
4.2 Tính chất vật lý và hóa học của đất tại điểm nghiên cứu sau 2 vụ lúa 30
4.2.1 Lý đất 30
4.2.2 Hóa đất 34
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC









iv

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Lƣợng phân đơn bón cho giống lúa OM 6976
4
2.2
Thang đánh giá dung trọng đất theo Karchinski (1965); trích bởi Trần
Thành Lập (1999)
10
2.3
Đánh giá tính chất đất thông qua tỷ trọng đất theo Karchinski (1965);
trích bởi Trần Văn Chính (2006)

11
2.4
Đánh giá độ xốp đất theo Karchinski (1965); trích bởi Đỗ Thị Thanh
Ren (1999)
12
2.5
Đánh giá độ chua của đất theo Lê Thanh Bồn (2009)
13
2.6
Thang đánh giá độ dẫn điện theo Western Agricultural Laboratories
(2002); trích bởi Ngô Ngọc Hƣng (2004)
14
2.7
Đánh giá hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất theo Chiurin (1972); trích dẫn
bởi Ngô Ngọc Hƣng (2004)
15
2.8
Đánh giá đất theo hàm lƣợng đạm tổng số (%N) của Metson (1961)
đƣợc trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hƣng (2004)
16
2.9
Đánh giá đất theo hàm lƣợng lân tổng số (%P
2
O
5
) theo Lê Văn Căn
(1978); trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hƣng (2004)
17
2.10
Thang đánh giá hàm lƣợng Fe

2
O
3
tự do (Ngô Ngọc Hƣng, 2004)
18
3.1
Tổng lƣợng phân bón của các nghiệm thức bố trí thí nghiệm
22
3.2
Liều lƣợng bón thúc cho 5 nghiệm thức
23
3.3
Thu mẫu cho tiến trình thí nghiệm
24
3.4
Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hóa đất
25
4.1
Một số chỉ tiêu lý đất tại Châu Phú, An Giang trƣớc bố trí thí nghiệm
27
4.2
Một số chỉ tiêu hóa đất tại Châu Phú, An Giang trƣớc bố trí thí nghiệm
28



v

DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
3.1
Mô hình bố trí thí nghiệm
22
4.1
Dung trọng của đất cuối 2 vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân
bón tại Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
31
4.2
Tỷ trọng của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón
tại Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
32
4.3
Độ xốp của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón tại
Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
33
4.4
pH của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón tại
Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
35
4.5
EC của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón tại
Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
37
4.6
Chất hữu cơ của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân
bón tại Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
38

4.7
Tổng N của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón tại
Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
40
4.8
Hàm lƣợng lân tổng của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức
phân bón tại Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
41
4.9
Tổng sắt của đất cuối vụ lúa ĐX và HT của các nghiệm thức phân bón
tại Châu Phú, An Giang (TB ± SE, n=4)
42






vi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Diễn giải
CHC
Chất hữu cơ
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX
Đông - Xuân

EC
Electrical Conductivity
HT
Hè - Thu
K
Kali
NSS
Ngày sau sạ
NT
Nghiệm thức
RD
Recommended dose of mineral fertilizer
TB
Trung bình
SE
Standar error
TB
Trung bình
TN
Tổng đạm
TP
Tổng lân










1

CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa không những là cây lƣơng thực chính của Việt Nam, hằng năm tiêu thụ
khoảng 120kg/ ngƣời mà nó còn là cây lƣơng thực của nhiều nƣớc trên thế giới (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008). Ở Việt Nam lúa chiếm khoảng 80% tổng sản lƣợng lƣơng thực, trong đó
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, chiếm
khoảng 51% diện tích sản xuất lúa, 51% sản lƣợng lúa cả nƣớc và chiếm khoảng 85%
lƣợng gạo xuất khẩu hằng năm, thu về hàng tỉ USD mỗi năm (Nguyễn Thành Hối, 2010).
Do đó, nhu cầu thâm canh tăng vụ để gia tăng năng suất đƣợc ngƣời dân khai thác ngày
càng triệt để hơn. Ngoài ra, việc canh tác liên tục đã bổ sung vào đất quá nhiều phân bón,
vôi, xác bã thực vật chƣa phân hủy,… làm hàm lƣợng trung bình của chất hữu cơ ở tầng
mặt giảm và các chất dinh dƣỡng cũng giảm dần nên không thích hợp cho sự phát triển và
phân hủy của các vi sinh vật đất. Sự suy giảm dinh dƣỡng trong đất là do hậu quả của việc
sử dụng đất không thích hợp nhƣ tăng vòng quay của đất nhƣng không có biện pháp bồi
dƣỡng hoặc cải tạo đất hoặc kết quả từ quá trình hình thành đất (trầm tích phù sa có
nguồn dƣỡng liệu kém). Bên cạnh đó, thâm canh lúa làm cho đất bị ngập nƣớc quanh năm
ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất lúa theo thời gian
canh tác.
Trong hoạt động sản xuất lúa, phân bón là một trong những vật tƣ quan trọng và
đƣợc sử dụng với một lƣợng khá lớn hàng năm, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây
trồng, chất lƣợng nông sản. Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu
đƣợc sử dụng đúng theo quy định về loại và lƣợng sẽ phát huy đƣợc những ƣu thế, tác
dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con ngƣời,
gia súc. Ngƣợc lại nếu không đƣợc sử dụng đúng, phân bón lại chính là một trong những
tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống, đây là
điểm bất cập lớn nhất trong việc canh tác nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa nƣớc ở Việt

Nam.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu canh tác và sử dụng phân bón ngày càng rộng rãi, phân
xỉ thép đã ra đời. Đây là một loại phân đƣợc tạo ra bởi quá trình tái chế các sản phẩm gia
công tạo nên một loại phân trung – vi lƣợng để bón cho cây trồng, sản phẩm của công ty
Hóa chất Sumitomo – Nhật bản. Đây là loại phân ít tan trong nƣớc, đƣợc sử dụng để bón
lót cho cây trồng với khối lƣợng lớn. Chúng bổ sung những vi chất thiết yếu cho cây, tuy
nhiên hàm lƣợng các chất trung – vi lƣợng trong phân xỉ thép này khá cao có thể gây nên


2

những biến đổi về tính chất của đất mà khó có thể dự đoán đƣợc chính xác nếu không có
một nghiên cứu nào về vấn đề này, vì đây là loại phân bón hoàn toàn mới đối với ngƣời
dân Việt Nam.
Do đó đề tài “Ảnh hƣởng của phân xỉ thép (steel slag) đến một số đặc tính lý - hóa
đất trồng lúa qua hai vụ canh tác tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” đƣợc thực hiện để
giải đáp vấn đề nêu trên.
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của phân xỉ thép đến đặc tính lý
- hóa của đất trồng lúa.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát các chỉ tiêu lý đất nhƣ dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất ở đầu vụ và
sau khi thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu;
+ Khảo sát các chỉ tiêu hóa đất nhƣ pH, EC, tổng N, tổng P, sắt tổng, và chất hữu cơ
trong đất ở đầu vụ và sau khi thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu về lý - hóa đất, so sánh số liệu giữa 3 lần thu
mẫu (trƣớc khi bón phân, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu).
+ Đánh giá các chỉ tiêu: dung trọng, tỷ trọng, pH, EC, tổng Fe, tổng N, tổng P và
chất hữu cơ trong đất về vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ khả năng ảnh hƣởng đến cây lúa.



3

CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu
Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, với vị trí:
+ Phía Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km;
+ Phía Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân (29,514 km) và huyện
Chợ Mới (6,145 km);
+ Phía Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km;
+ Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.
Về hành chính, huyện Châu Phú gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã: Khánh Hoà, Mỹ
Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình
Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh với tổng diện tích tự nhiên 425,9 km
2

(Phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, 2000; trích bởi Danh Hoài Duy,
2012)
Châu Phú là huyện đồng bằng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên. Để nền nông nghiệp
của huyện không ngừng phát triển và ổn định, đáp ứng thời kỳ hội nhập kinh tế, Huyện đã
tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, đồng thời quy hoạch vùng nguyên liệu lúa thơm Jasamine tại ấp Bình Chơn, xã Bình
Chánh. Hiện nay, 40 siêu thị trong cả nƣớc đã có mặt gạo thơm Châu Phú.
Nhờ làm tốt công tác thủy lợi nên diện tích và sản lƣợng cây trồng của huyện không
ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2005, sản lƣợng lƣơng thực của huyện đạt 492.718,5
tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời là 1.988 kg/ngƣời/năm tăng 29 kg so với năm 2004,
diện tích của các loại cây trồng đạt 77.657,5 ha, trong đó có 74.486 ha sản xuất 3 vụ/năm.
Huyện cũng đã chuyển dịch đƣợc 1.500 ha từ sản xuất lúa sang trồng hoa màu và nuôi

trồng thủy sản. Bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha là 45 triệu đồng/năm.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2005)
2.2 Sơ lƣợc về giống lúa OM 6976
OM 6976 là giống lúa thuần của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ƣơng, đã
đƣợc Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn công nhận giống Quốc gia. Đây là giống có
hàm lƣợng vi chất dinh dƣỡng sắt trong gạo khá cao, rất có triển vọng phát triển cho nhiều
vùng sinh thái trong cả nƣớc.


4

Giống lúa này có thời gian sinh trƣởng từ 95 - 100 ngày (các tỉnh ĐBSCL), cao
khoảng 95 - 100 cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, bông to chùm, đóng hạt dầy, hạt gạo
trong, ít bạc bụng. Chúng có sức chống chịu đối với rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, kháng
bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ở mức khá, thích nghi rộng cho cả 3 vùng Bắc, Trung và
Nam. Chúng có thể đƣợc trồng trên nhiều loại đất từ phù sa ngọt đến phèn nặng. Ngoài ra,
tiềm năng năng suất cao và ổn định (Đông - Xuân khoảng 9 - 10 tấn/ha, Hè - Thu khoảng
9 - 7,5 tấn/ha).
Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm và khuyến cáo sử
dụng phân tổng hợp NPK bón lót và bón thúc. Lƣợng phân bón tùy theo từng loại đất,
trên chân đất trung bình bón:
* Đối với phân tổng hợp NPK:
- Bón lót (trƣớc khi bừa cấy): bón 560 - 700 kg/ha NPK (5:10:3) vụ Xuân; bón 420 - 560
kg/ha vụ mùa, Hè - Thu.
- Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): bón 360 - 380 kg/ha NPK (12:5:10) + 25 - 30
kg/ha Urê, kết hợp làm cỏ sục bùn.
- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái): bón 60 - 80 kg/ha kali.
* Đối với phân đơn:
Bảng 2.1 Lƣợng phân đơn bón cho giống lúa OM 6976
Loại phân

Đơn vị tính
Vụ Xuân
Vụ Mùa, Hè Thu
1ha
1ha
Phân hữu cơ
tấn
8
8
Urê
Kg
160 - 180
140 - 160
Lân
Kg
350 - 400
350 - 400
Kali
Kg
100 - 120
115 - 135
- Bón lót (trƣớc khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân +
40% phân đạm + 20% phân kali;
- Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân kali;
- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lƣợng phân còn lại.
(Nguồn: )


5


2.3 Sơ lƣợc về một số loại phân bón sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1 Phân đạm (Urê)
Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH
2
)
2
CO. Phân đạm có vai trò rất quan
trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá nhƣ rau. Phân đạm
cùng với phân lân, phân kali góp phần tăng năng suất cho cây trồng.
Tỷ lệ đạm trong cây biến động từ 1 – 6% trọng lƣợng chất khô. Tỷ lệ giữa đạm hữu
cơ hòa tan và đạm vô cơ thể hiện tình trạng tổng hợp hữu cơ trong cây, khoảng một nữa
đạm hữu cơ nằm ở dạng các hợp chất amin. Thƣờng khi thiếu gluxit hoặc thiếu các điều
kiện cần thiết cho việc khử đạm nitrate, cho quá trình amin hóa thì tỷ lệ trên giảm xuống.
Đại bộ phận đạm trong lớp đất mặt nằm trong mùn, trong điều kiện bình thƣờng hằng
năm khoảng 2 - 3% mùn đƣợc khoáng hóa cung cấp đạm khoáng cho cây (Vũ Hữu Yêm,
1995).
Đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh
của cây lúa. Đặc biệt đạm có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình đẻ nhánh của cây lúa. Việc
cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo đƣợc
nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng
suất lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành đòng và các yếu tố cấu
thành năng suất lúa khác: số hạt trên bông, trọng lƣợng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Đạm
còn làm tăng hàm lƣợng protein trong gạo nên làm tăng chất lƣợng cho cây lúa. Thừa và
thiếu đạm đều làm sức đề kháng sâu bệnh của cây lúa yếu đi nên dễ bị sâu bệnh gây hại
(Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các cơ thể
sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản
cần thiết cho sự phát triển của cây nhƣ diệp lục và các chất men. Cây trồng đƣợc bón đủ
đạm có màu xanh lá cây thẫm, sinh trƣởng khỏe mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng
suất cao. Bón thừa đạm lá có màu tối, thân lá mềm, tỷ lệ nƣớc cao, dễ mắc sâu bệnh. Tình

hình lốp đổ của các giống lúa cao cây cũng là hậu quả của việc bón quá nhiều phân đạm.
Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ,
khả năng trổ kém, số hạt trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Khi cây lúa thiếu đạm
có phiến nhỏ, hàm lƣợng diệp lục giảm nên lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi
dần dần cả phiến lá biến thành màu vàng.
2.3.2 Phân lân (DAP)
DAP là viết tắt của Diamôn phốt phát có công thức (NH
4
)
2
HPO
4
. Đây là loại phân
có 2 thành phần, 18% đạm và 46% lân. Nếu chỉ xét về hàm lƣợng của lân dễ tiêu thì 1 kg


6

DAP có giá trị bằng 2,8 kg supe lân hoặc lân nung chảy. Điều đặc biệt, DAP là loại phân
trung tính và tất cả lân trong DAP đều tan nhanh trong nƣớc nên cây rất dễ hấp thu, mang
lại hiệu quả rõ rệt và có thể bón lót cũng nhƣ bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất
cả các chân đất khác nhau.
Lân có vai trò rất quan trọng trong thời gian sinh trƣởng đầu của cây lúa, xúc tiến sự
phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, có ảnh hƣởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây lúa. Lân còn
làm cho cây lúa trổ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt thóc
(Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), phân lân có tác dụng trên một số mặt sau: Phân chia tế
bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định
phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt
là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây vững chắc, chống đổ; cải thiện chất lƣợng sản

phẩm, đặc biệt là rau và cỏ làm thức ăn gia súc theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), cây lúa thiếu
lân có màu xanh đậm; có phiến lá dài, mềm yếu; rìa mép lá có màu vàng tía; đẻ nhánh ít;
kéo dài thời kỳ trổ bông và chín; bông có nhiều hạt lép, hàm lƣợng dinh dƣỡng trong hạt
thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng làm giảm chất lƣợng gạo một cách rõ rệt.
2.3.3 Phân kali (K)
Kali clorua (KCl) chứa 50 – 60% K
2
O, dạng bột màu hồng nhƣ muối ớt, có dạng
màu trắng nhƣ muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý, KCl có thể bón
cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), sau đạm và lân, K là nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng
thứ 3 đối với cây trồng, tỉ lệ K trong cây biến động trong khoảng 0,5 - 6% chất khô. Kali
tồn tại trong cây ở dạng ion K
+
. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy K không liên kết
hay nằm trong thành phần hữu cơ nào của mô thực vật. Trong cây một phần nhỏ K tạo
phức không ổn định với chất keo của tế bào và phần lớn tồn tại ở dạng ion trong dịch bào.
Ở cây ngũ cốc tỉ lệ K trong thân lá cao hơn tỉ lệ K trong hạt.
Kali có ảnh hƣởng rõ rệt đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong
điều kiện ngập nƣớc nên có ảnh hƣởng rõ đến sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Kali
có ảnh hƣởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham
gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa. Ngoài ra kali còn có ảnh hƣởng tốt tới
các yếu tố cấu thành năng suất: số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lƣợng 1000 hạt (Nguyễn Nhƣ
Hà, 2006).
Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp K ảnh hƣởng tích cực đến việc trao
đổi đạm và tổng hợp protit. K làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều phân đạm. Thiếu


7


K quang hợp giảm mà hô hấp tăng lên nên năng suất giảm, chất lƣợng kém (Vũ Hữu
Yêm, 1995). Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), cây lúa thiếu K ít ảnh hƣởng đến đẻ nhánh
nhƣng làm cây lúa thấp; có lá hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lƣợng diệp lục thấp, màu
xanh tối. Lúa thiếu K còn dễ bị lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công, nhất là khi đƣợc cung cấp
nhiều đạm. Cây lúa thiếu K ở thời gian làm đòng có các gié của bông thoái hóa nhiều, số
hạt ít, trọng lƣợng hạt giảm, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng, hàm lƣợng tinh bột
trong hạt giảm, phẩm chất gạo bị giảm sút.
Trong đất, K thƣờng ở dƣới 4 dạng khác nhau: hòa tan, trao đổi, không trao đổi và K
trong cấu trúc khoáng. K trao đổi có thể dễ dàng trao đổi với các cation khác nên dễ hữu
dụng đối với cây trồng. Hầu hết lƣợng K dễ hữu dụng cho cây trồng nằm ở dạng K trao
đổi (90%), chỉ một phần nhỏ là ở dạng K hòa tan trong dung dịch đất (Ngô Ngọc Hƣng và
ctv., 2004).
2.3.4 Phân Quý 2, Quý 3
Đây là hai loại phân bón hỗn hợp NPK và một số nguyên tố trung - vi lƣợng khác
đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.
Phân Quý 2 (18-9-5+TL) thƣờng đƣợc bón thúc lần 2 vào khoảng 20 ngày sau sạ
(NSS) với hàm lƣợng dinh dƣỡng: đạm: N 18%, lân: P
2
O
5
9%, kali: K
2
O 5% và thành
phần trung lƣợng: CaO, S…
Phân Quý 3 thƣờng đƣợc bón thúc lần 3, 4 vào khoảng 30 NSS với hàm lƣợng dinh
dƣỡng nhƣ sau: đạm urê 37,5%, đạm sulfate amôn 3,6%, kali KCl 26,7%, thành phần phụ
gia 32,2% gồm các chất nhƣ: Kaoline, đồng sunfate, borat…
2.3.5 Phân xỉ thép
Liebig (1840) đã đƣa ra nguyên tắc: “Chất có hàm lƣợng tối thiểu điều khiển năng

suất, xác định đại lƣợng và tính ổn định của mùa màng theo thời gian”. Trong canh tác,
các chất trung - vi lƣợng chỉ cần một lƣợng ít hơn nhiều so với N, P, K. Tuy nhiên, nếu
không có chúng thì cây trồng có thể gặp nhiều rắc rối bởi vì sự sinh trƣởng của cây cần
thiết phải có đủ liều lƣợng các chất này trong đất, chúng đƣợc xem nhƣ là “vitamin” trong
cơ thể con ngƣời. Trong tự nhiên, các chất này thƣờng có sẵn trong đất nhƣng trong quá
trình canh tác của ngƣời dân Việt Nam chỉ lấy đi mà hiếm khi trả lại các chất vi lƣợng này
vào trong đất, kết quả là chúng ngày càng cạn kiệt và năng suất cây trồng cũng ngày một
kém đi.


8

Phân xỉ thép là loại phân mới, xuất xứ từ Nhật với tên “Medium and micro nutrient
fertilizer steel slag” gọi tắt là phân xỉ thép với thành phần dinh dƣỡng gồm các chất trung
- vi lƣợng sau: SiO
2
13,8%, CaO 44,3%, MgO 6,4%, S 0,07% và B 79 ppm chúng đƣợc
bón lót để cung cấp những dƣỡng chất trung - vi lƣợng hết sức cần thiết cho cây trồng:
+ Silic: Chúng rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại cây
trồng, lớp silica và cutin có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nƣớc không
cần thiết qua lớp biểu bì (trong điều kiện khô hạn, mặn) cũng nhƣ tác dụng bảo vệ cây đối
với sự xâm nhập của nấm bệnh, sâu rầy. Silic giúp cho lá mọc vƣơn thẳng, tạo điều kiện
cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân đạm. Bón
Si vào đất làm tăng hàm lƣợng P dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt P
trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút P của cây. Trong đất, silic có khả năng tạo phức với
sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này
vào trong cây, nhờ vậy cây tránh đƣợc tình trạng bị ngộ độc do hàm lƣợng sắt, nhôm và
mangan quá cao (trong đất chua phèn), bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tƣợng vàng lá,
cháy lá do xì phèn.
+ Canxi (Ca): Canxi giúp ổn định màng tế bào, canxi cần cho việc hình thành hệ

thống rễ. Về mặt sinh lý canxi đƣợc xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây, ngăn
chặn việc hút thừa các ion độc đối với cây. Canxi giúp cây đồng hóa nitrate. Cây đƣợc
bón đủ canxi quá trình trao đổi chất tiến hành đƣợc bình thƣờng (Vũ Hữu Yêm và ctv.,
2001).
+ Magiê (Mg): Magiê nằm trong thành phần cấu tạo của diệp lục nên nó có chức
năng quan trọng là tổng hợp diệp lục, khống chế pH trong tế bào. Giữ cho pH nằm ở
phạm vi thích hợp với hoạt động sinh lý của cây. Tổng hợp protein, hoạt hóa các enzym.
Magiê góp phần vào việc chuyển hóa năng lƣợng và đồng hóa lân của cây. Tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành các lipit. Giúp tăng sức trƣơng tế bào góp phần ổn định cân
bằng nƣớc trong tế bào tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào tiến hành
đƣợc bình thƣờng (Vũ Hữu Yêm, 1995).
+ Lƣu huỳnh (S): Đóng vai trò là chất cấu tạo vì lƣu huỳnh là thành phần của axit
amin và protein, chúng lại có trong thành phần của coenzyme A. Nên lƣu huỳnh cần cho
nhiều phản ứng trong mọi tế bào sống. Lƣu huỳnh có vai trò quan trọng trong nhiều quá
trình trao đổi chất trong cây: Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, việc cố định đạm của
vi sinh vật cộng sinh. Lƣu huỳnh rất cần thiết cho việc hình thành diệp lục. Cây thiếu lƣu
huỳnh có dáng khẳng khiu, thấp bé, các lá non có màu xanh lục nhạt đến vàng sáng (Vũ
Hữu Yêm, 1995).


9

+ Bo (B): Hoạt hóa một số men dehydrogenaza; tạo thuân lợi cho việc di chuyển
đƣờng và tổng hợp axit nucleic và các kích thích tố thực vật, rất cần cho việc phân chia và
phát triển tế bào (Vũ Hữu Yêm, 1995). Thiếu Bo ở cây lúa làm giảm chiều cao cây, đầu lá
dần bạc trắng và cuộn lại, có thể chết các đỉnh sinh trƣởng, bông nhỏ, số gié và số hạt trên
bông ít (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
2.3.6 Vôi
Vôi ảnh hƣởng đến việc hình thành màng tế bào, qua việc kết tủa các axit pectic vôi
ổn định màng sơ cấp của tế bào. Vôi đối kháng với nhiều cation khác (Mg

2+
, K
+
, NH
4
+
…)
nên vôi hạn chế sự xâm nhập quá đáng các cation ấy vào tế bào. Trong trƣờng hợp thiếu
Ca
2+
cây dễ bị ngộ độc các nguyên tố vi lƣợng. Do vậy vôi đƣợc xem có tác dụng giải độc
cho cây…
Bón vôi cải tạo tính chất vật lý của đất. Ca
2+
ngƣng tụ phức hệ sét – mùn nên có tác
dụng điều tiết tính chất vật lý của đất. Hiệu lực của nguyên liệu có vôi đặc biệt rõ ở đất sét
và đất nặng, nhƣng ở đất nặng tỷ lệ sét vƣợt quá 25% nếu muốn cải tạo nhanh đặc tính vật
lý của đất phải đƣa pH lên trên 7.
Đối với đất chua. Các loại nguyên liệu có vôi đều có tác dụng trung hòa H
+
trên
phức hệ hô hấp cũng nhƣ trong dung dịch đất.
Đối với đất phèn. Ở đất phèn trong dung dịch đất tồn tại nhiều H
+
, Al
3+
, Fe
3+

Mn

2+
di động độc cho cây. Vôi kết tủa các ion độc dƣới dạng hydroxit.
Bón vôi pH đƣợc cải thiện, chất hữu cơ dự trữ trong đất khoáng hóa nhanh hơn, cây
đƣợc cung cấp thức ăn tốt hơn. Nhƣng chất hữu cơ trong đất do vậy cũng kiệt quệ nhanh
chóng. Nếu không kịp thời bồi dƣỡng chất hữu cơ tính chất vật lý của đất lại xấu đi nhanh
chóng.
(Vũ Hữu Yêm, 1995)
2.4 Một số đặc tính vật lý, hóa học của đất
2.4.1 Dung trọng (g/cm
3
)
Dung trọng là trọng lƣợng của một đơn vị thể tích của đất khô tự nhiên (không bị
nén chặt). Đất canh tác thông thƣờng có dung trọng 0,9 – 1,2 g/cm
3
(Taylor et al., 1966
trích bởi Ngô Ngọc Hƣng, 2004). Tầng đất có dung trọng càng lớn thì đất càng có nguy
cơ nén dẽ mạnh, khả năng trao đổi nƣớc và không khí kém, rễ cây khó xuyên qua. Dung
trọng của đất thay đổi theo chế độ canh tác và tác động của môi trƣờng (Ngô Ngọc Hƣng,
2004).


10

Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng, đƣợc sử dụng để đánh giá độ phì của đất
về mặt vật lý (nhƣ tình trạng nén dẽ, độ xốp, độ thấm) và hóa học (nhƣ ƣớc lƣợng hàm
lƣợng tƣơng đối chất hữu cơ trong đất và điều kiện đất có đƣợc thoáng khí hay không).
Ngoài ra dung trọng có liên quan đến sự giữ nƣớc, trao đổi không khí, phát triển của bộ
rễ, các tiến trình sinh học. Dung trọng cùng với các thông số quan trọng khác phản ánh sự
suy thoái của đất và đánh giá mức độ bạc màu của đất (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Theo Trần Văn Chính (2006), dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ

chặt và kết cấu của đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thƣờng có dung
trọng nhỏ và ngƣợc lại những loại đất chắt bí kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thƣờng
có dung trọng lớn.
Theo Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), việc nghiên cứu dung trọng
cho phép ta sơ bộ đánh giá đƣợc chất lƣợng của đất, đặc biệt là đất cho cây trồng cạn. Các
loại đất có dung trọng thấp thƣờng là những loại đất có kết cấu tốt, hàm lƣợng mùn cao.
Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nƣớc, nhiệt, không khí và dinh dƣỡng phù
hợp cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển.
Dung trọng bị ảnh hƣởng mạnh bởi quá trình làm đất, chuyển động của các phƣơng
tiện máy móc trên mặt đất. Do đó, thƣờng trên các loại đất dung trọng có khuynh hƣớng
tăng ở các độ sâu ngay bên dƣới tầng đất mặt. Dung trọng của loại đất nông nghiệp canh
tác bình thƣờng, thích nghi cho hầu hết cây trồng biến động trong khoảng 900 - 1200
kg/m
3
(Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Bảng 2.2 Thang đánh giá dung trọng đất theo Karchinski (1965); trích bởi Trần Thành Lập
(1999)
Dung trọng
(g/cm
3
)
Đánh giá
< 1,0
Đất quá khô hay giàu chất hữu cơ
1,0 – 1,1
Đất mới đƣợc cày xới hoặc đất rất thuộc
> 1,2
Đất bị nén dẽ
1,3 – 1,4
Đất chặt bị nén dẽ mạnh

1,4 - 1,6
Đất rất chặt thƣờng thấy ở tầng đế cày
1,6 – 1,8
Quá chặt thƣờng thấy ở tầng tích tụ



11

2.4.2 Tỷ trọng (g/cm
3
)
Tỷ trọng đất đƣợc định nghĩa là khối lƣợng của một đơn vị thể tích đất đƣợc nén
chặt, là tỷ số khối lƣợng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt
đất xếp sít vào nhau so với khối lƣợng nƣớc cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4ºC.
Theo Lê Thanh Bồn (2009), tỷ trọng của đất phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: (i) Thành
phần khoáng vật: những loại đất phát triển trên đá có chứa khoáng vật nặng thì có tỷ trọng
lớn và ngƣợc lại; (ii) Thành phần cơ giới đất: hạt đất càng nhỏ thì tỷ trọng càng lớn và
ngƣợc lại và (iii) Hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất: trên cùng một loại đất, nếu đất giàu
chất hữu cơ thì tỷ trọng giảm đi và ngƣợc lại.
Tỷ trọng đất đƣợc sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp, tính tốc độ, thời
gian sa lắng của các cấp hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng
đất ngƣời ta cũng có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét sơ bộ về hàm lƣợng chất hữu cơ,
hàm lƣợng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Đất dùng để tính tỷ trọng không có nƣớc và không khí, nhƣ vậy tỷ trọng không phụ
thuộc vào độ xốp của đất, độ ẩm đất mà chỉ phụ thuộc vào thành phần rắn của đất
(Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Tỷ trọng thay đổi theo thành phần khoáng, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất. Đất ít
hữu cơ có tỷ trọng khoảng 2,4 - 2,6 g/cm
3

, đất hữu cơ 1,4 – 1,8 g/cm
3
. Do đó, cần phải
xác định trực tiếp trị số này cho mỗi loại đất đƣợc nghiên cứu (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv.,
2012).
Bảng 2.3 Đánh giá tính chất đất thông qua tỷ trọng đất theo Karchinski (1965); trích bởi
Trần Văn Chính (2006)
Tỷ trọng đất (g/cm
3
)
Tính chất đất
< 2,50
Ðất có lƣợng mùn cao
2,50 – 2,66
Ðất có lƣợng mùn trung bình
> 2,70
Ðất giàu sắt Fe
2
O
3

2.4.3 Độ xốp
Độ xốp của đất phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tỷ trọng, dung trọng và kết cấu của đất.
Ngoài ra độ xốp đất còn phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp canh tác nhƣ: cày, bừa, xới
xáo, (Lê Thanh Bồn, 2009).


12

Theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2012), độ xốp có ảnh hƣởng rất lớn đến sự trao đổi và

tính thoáng khí của đất. Hơn nữa không khí trong đất cũng đóng vai trò rất quan trọng cho
hoạt động của hệ sinh vật và bộ rễ thực vật.
Ðộ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng vì
nƣớc và không khí di chuyển đƣợc trong đất nhờ vào những khoảng trống hay độ xốp của
đất. Các chất dinh dƣỡng của đất có thể huy động đƣợc cho cây trồng, các hoạt động của
vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính bởi vậy mà ngƣời ta nói độ phì đất phụ
thuộc đáng kể vào độ xốp của đất (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Theo Trần Sỹ Nam (2011), độ xốp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức
độ thoáng khí cũng nhƣ khả năng giữ nƣớc của đất. Số lƣợng tế khổng cũng nhƣ sự phân
bố của các tế khổng có kích thƣớc khác nhau trong đất có ảnh hƣởng rất lớn đến sự di
chuyển của nƣớc và không khí trong đất cũng nhƣ khả năng phát triển của hệ thống rễ cây
trồng. Trong canh tác nông nghiệp, một biểu loại đất đƣợc xem là lý tƣởng khi 50% thể
tích của đất đƣợc chiếm bởi pha rắn và 50% còn lại là nƣớc và không khí.
Bảng 2.4 Đánh giá độ xốp đất theo Karchinski (1965); trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999)
Độ xốp P
r
(%)
Mức độ
70
Ðất quá xốp, đất quá khô
65 - 55
Ðất xốp (lớp đất cày xới tầng mặt)
55 - 50
Trung bình cho lớp đất mặt
< 50
Ðất chặt không đạt yêu cầu
40 - 25
Đất quá chặt (các tầng dƣới)
Theo Trần Bá Linh (2007); trích bởi Trần Hồng Điệp (2012), đất phù sa thƣờng có
độ xốp trong khoảng 40 - 69%.

2.4.4 pH đất
pH đất biểu thị hoạt độ ion H
+
trong dung dịch đất, là chỉ tiêu đánh giá đất quan
trọng, vì nó thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất,
vận tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của dƣỡng chất trong
đất (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Độ chua của đất ảnh hƣởng đến nhiều tiến trình xảy ra trong đất. Nhiều phản ứng
hóa học và sinh học chỉ xảy ra ở một khoảng pH nhất định. Tốc độ phân hủy chất hữu cơ
và hòa tan khoáng sét cũng bị ảnh hƣởng bởi pH đất. Sự tạo thành các loại khoáng sét


13

cũng tùy thuộc pH. Sự sinh trƣởng của cây trồng cũng bị ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián
tiếp bởi pH của đất. pH ảnh hƣởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của các chất dinh
dƣỡng cần thiết cho cây do đó gián tiếp ảnh hƣởng đến sinh trƣởng cây trồng (Nguyễn
Mỹ Hoa và ctv., 2012).
pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự
phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong
đất. Độ hữu dụng của dƣỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất
nhiều vào độ chua đất. Độ chua của đất (tỷ lệ đất/nƣớc = 1/5) đƣợc đánh giá ở bảng sau:
Bảng 2.5 Đánh giá độ chua của đất theo Lê Thanh Bồn (2009)
pH
Độ chua của đất
< 4,5
Rất chua
4,6 – 5,5
Chua vừa
5,6 – 6,5

Chua ít
6,6 – 7,5
Trung tính
7,6 – 8,5
Hơi kiềm
> 8,5
Kiềm nhiều
Theo Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), pH từ 5,5 - 7,0 cho năng suất
cao và ổn định nhƣng theo Đỗ Ánh (2003) thì pH thích hợp cho cây lúa có ngƣỡng thấp
hơn 5,5 - 6,5.
2.4.5 EC (Electrical conductivity)
EC của đất biểu thị cho độ dẫn điện của dung dịch đất, dung dịch càng có nồng độ
muối tan cao sẽ có độ dẫn điện cao. Các muối tan trong đất bao gồm các cation và các
anion tan trong nƣớc. Các cation chủ yếu là Na
+
, K
+
, Ca
2+
và Mg
2+
, liên kết với các anion
Cl
-
, SO
4
2-
, một ít CO
3
2-

và HCO
3
-
(Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Độ mặn tác động đến đời sống cây trồng bằng cách làm giảm lƣợng nƣớc hữu dụng
cho cây. Đất mặn với hàm lƣợng muối Na cao sẽ phá hủy cấu trúc đất, đất mặn thƣờng
chứa một lƣợng lớn muối hòa tan trong dung dịch, những muối này thƣờng làm giảm sự
nảy mầm của hạt và sự tăng trƣởng của cây (Trần Sỹ Nam, 2011).


14

Hàm lƣợng muối cao trong đất ảnh hƣởng đến khả năng hút nƣớc của rễ cây trồng.
Đất nhiễm mặn với hàm lƣợng Na cao gây phá hủy cấu trúc của đất. Đất phèn với hàm
lƣợng muối Fe, Al cao gây độc cho cây trồng (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Tổng muối tan là chỉ tiêu đánh giá độ mặn trực tiếp của đất, thƣờng là muối chlor,
sulfate, bicarbonate của các ion Na
+
, Ca
2+
và Mg
2+
. Theo Ngô Ngọc Hƣng (2004), hệ số
chuyển đổi từ độ dẫn điện EC sang nồng độ muối tan:
Nồng độ muối tan (g/L) = EC (mS/cm) x 0,64
Bảng 2.6 Thang đánh giá độ dẫn điện theo Western Agricultural Laboratories (2002); trích
bởi Ngô Ngọc Hƣng (2004)
EC (mS/cm)
Ảnh hƣởng đến cây trồng
Đất nƣớc

(1:2)
Trích bão hòa
< 0,4
0 – 1,0
Không giới hạn năng suất
0,4 – 0,8
1,1 – 2,0
Không ảnh hƣởng đến cây trồng
0,81 – 1,2
2,1 – 4,0
Một số cây trồng có năng suất suy giảm
1,21 – 1,6
4,1 – 8,0
Năng suất phần lớn cây trồng bị hạn chế
1,61 – 3,2
8,1 – 16,0
Chỉ có một số cây trồng mới chịu đựng đƣợc
> 3,3
> 1,61
Chỉ có một vài loài cây trồng
2.4.6 Chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ (CHC) của đất gồm 2 dạng chính: hợp chất mùn (humin, axit humic và
axit fulvic) và hợp chất không phải chất mùn (các sản phẩm của xác bã thực vật đang
trong quá trình phân hủy). Các hợp chất mùn đƣợc tổng hợp trong tiến trình mùn hóa từ
các sản phẩm phân hủy của lignin và hợp chất nitrogen sản sinh trong quá trình phân hủy
chất hữu cơ (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Theo Ngô Ngọc Hƣng (2004), chất hữu cơ của đất đƣợc định nghĩa là các dƣ thừa
thực vật, động vật và vi sinh vật hiện diện trong đất ở tất cả các trạng thái phân hủy. CHC
của đất bao gồm các nguyên tố chính là C, H, O, N, S, P và một hàm lƣợng rất thấp các
nguyên tố vi lƣợng. Vì vậy CHC đƣợc xem là yếu tố quan trọng cung cấp dinh dƣỡng cho

cây trồng, là yếu tố làm tăng lƣợng và chất của CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất
vật lý và khả năng giữ ẩm của đất.


15

Thành phần chất hữu cơ phân hủy có nguồn gốc chủ yếu từ xác bã thực vật, có vai
trò rất quan trọng về mặt hóa học đất, đƣợc gọi một cách chính xác là chất mùn của đất.
Chất mùn của đất không đơn thuần đƣợc hình thành từ sự phân hủy các chất hữu cơ mà
đƣợc hình thành từ cả 2 tiến trình: Sự phân hủy chất hữu cơ và sự mùn hóa trong đất
(Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2012).
Chất hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu đất. Chất hữu cơ đất là
nguồn dinh dƣỡng thực vật đáng kể, trong đất lúa ngay cả khi bón phân thì 50 – 80 %N là
từ chất hữu cơ đất (Hội Khoa Học Đất Việt Nam, 2000).
Sự tích lũy chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật, thực
vật cũng nhƣ bón phân hữu cơ. Hàm lƣợng, thành phần mùn quyết định hình thái và các
tính chất vật lý, hóa học, độ phì của đất (Ngô Ngọc Hƣng, 2004).
Bảng 2.7 Đánh giá hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất theo Chiurin (1972); trích dẫn bởi Ngô
Ngọc Hƣng (2004)
Chất hữu cơ trong đất (%)
Đánh giá
< 1,0
Rất nghèo
1,1 – 3,0
Nghèo
3,1 – 5,0
Trung bình
5,1 – 8,0
Khá
> 8,1

Giàu
4.2.7 Đạm trong đất
Trong khí quyển, khí nitơ chiếm khoảng 78% không khí, dạng này là một trong các
nguồn cung cấp đạm cho cây. Tuy nhiên do cầu nối rất chặt giữa hai nguyên tử N làm cây
không thể sử dụng trực tiếp dạng đạm N
2
. Hàm lƣợng N trong tầng đất mặt thông thƣờng
khoảng 0,02 – 0,5%, trị số 0,15% là trị số trung bình đối với đất canh tác (Ngô Ngọc
Hƣng, 2004).
Trong điều kiện bình thƣờng 98% đạm tổng số nằm dƣới dạng hữu cơ. Trong đó
phần mùn ổn định chỉ khoáng hóa 2 - 3% một năm. Phần khoáng hóa cố định phụ thuộc
vào loại khoáng sét, biến động trong khoảng 20 – 30% tổng số đạm trong đất. Do vậy, chỉ
tiêu đạm tổng số giúp đánh giá khả năng tiềm tàng của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Đạm tổng số bao gồm tất cả các dạng đạm vô cơ và hữu cơ hiện diện trong đất. Phần
lớn đạm trong đất ở dạng hữu cơ (> 95%), một lƣợng nhỏ tìm thấy trong các dạng vô cơ.

×