Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án bài dự thi Tiết kiệm điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.68 KB, 3 trang )

Họ và tên:
Năm sinh:
Giới tính:
Nghề nghiệp:
Địa chỉ:
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ”
Câu 1: Ngày 01/01/2011, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(SDNLTK&HQ) chính thức có hiệu lực. Luật đã được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thông
qua ngày 17/6/2010. Ngày 9/7/2010, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố
Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
gồm 12 chương và 48 điều.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và
bảo vệ môi trường.
2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến
khâu sử dụng cuối cùng.
3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và toàn xã hội.
Câu 2: chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tăng
cường thực hiện tiết kiệm, cung cấp điện; chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 18/02/2011 của UBND
tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện,cung cấp và vận hành hệ thống điện trong năm 2011 trên
địa bàn tỉnh, có những giải pháp đề cập liên quan đến việc tiết kiệm điện dùng cho sinh hoạt và
lĩnh vực công tác, sản xuất liên quan đến tôi:
Đối với việc dùng điện cho sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ:


- Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hoà, bình nước nóng,
bàn là điện, ) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện, từ 17 giờ đến 21 giờ hàng ngày;
khuyến khích sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng compact hoặc bóng đèn huỳnh
quang T8, T5, chấn lưu hiệu suất cao, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, thiết bị
điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, ngắt các thiết bị điện không sử dụng ra khỏi nguồn điện
- Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí
ngoài trời vào giờ cao điểm buổi tối của hệ thống điện; trường hợp có yêu cầu đặc biệt, từ sau
22 giờ tắt toàn bộ đèn chiếu sáng các pano quảng cáo tấm lớn
- Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, . . . tuân thủ nghiêm các quy định tại địa
- 1 -
phương về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử đụng điện khi có
thông báo của Điện lực tại địa phương trong trường hợp xẩy ra thiếu điện.
Câu 3:Trắc nghiệm:
A. Giờ cao điểm trong sử dụng điện dược quy định vào thời gian:
a) Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
B: Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang thông thường được tính theo
c. 7 mức giá- cho kWh từ 0 dến 70
C: Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thường xuyên có mức sử dụng điện
không quá:
a: 50 kWh/ Tháng
D: Trên thị trường hiện nay, sản phẩm đèn tiết kiệm phổ biến là:
d: cả ba loại trên
E: Sản phẩm đèn Compact Lamp Điện lực tiết kiệm tối đa được điện năng:
a: Tiết kiệm 40%
F: Sản phẩm đèn compact tiết kiệm điện quang được bảo hành bao nhiêu thời gian kể từ ngày
sản xuất:
c: 15 tháng kể từ ngày sản xuất.

Câu 4:
Theo tôi, nếu tính theo từng hộ gia đình thì dù ở thời điểm nào người dân chúng ta đều có
ý thức tiết kiệm điện rất tốt, cái chính ở đây là họ tiết kiệm không chỉ vì Nhà nước ta mà còn vì
chính bản thân của mỗi gia đình họ. Họ tiết kiệm mọi thứ trong đó có điện, vì đa số người dân
Việt Nam ta chưa giàu.
Ngược lại thì tại các cơ quan, công sở, những nơi công cộng những nơi mà “ cha chung
chết không ai khóc” mới là nơi có nhiều lãng phí điện nhất.
Ví dụ: Hiện nay vào khoảng thời gian từ 17h00 đến 18h00 trời vần chưa tối nhưng một
số nơi hàng loạt bóng điện đường đã được bật sáng. Cụ thể vào ngày 23, 24 tháng 04 năm 2011
tôi phát hiện việc này tại Phường Ninh Diêm và Ninh Hải Thị xã Ninh Hòa Tỉnh Khánh Hòa,
theo người dân nơi đây thì việc này xảy ra đã lâu rồi.
Hiện nay ngành Điện đang khuyến khích rất nhiều về việc sử dụng đèn compact tiết kiệm
điện. Dường như Điện lực chưa cân nhắc tới sức khoẻ của người dân. Như chúng ta đều biết,
ánh sáng đèn Compact tạo ra là không liên tục còn ánh sáng của bóng đèn tròn là liên tục do sự
đốt nóng sợi tóc. So với đèn Compact thì ánh sáng mà bóng đèn tròn tạo ra tốt hơn nhiều cho
mắt. Đặc biệt khi ta đọc sách. Chính vì vậy, để đỡ hại mắt, mỗi khi con trẻ ngồi vào bàn học
hay ta đọc sách báo, bao giờ ta cũng dùng đèn bóng tròn (hay còn gọi là đèn đỏ). Mặc khác
chúng ta biết ánh sáng có hai chỉ số quan trọng là cường độ ánh sáng tính bằng lumen và độ
màu tính theo thang độ 100 với độ màu tối đa 100 là của ánh sáng mặt trời. Đèn ống ( đèn
Compact )thì có cường độ ánh sáng giảm rất nhanh theo thời gian, bởi vì lớp huỳnh quang tráng
phía trong có tuổi thọ rất thấp (tính theo cường độ ánh sáng) còn độ màu tối đa chỉ đạt 80 đối
với những loại đèn chất lượng cao, còn với đèn thông dụng thì độ màu chỉ đạt 20~40.
- 2 -
Những loại đèn đảm bảo ánh sáng gần với đèn sợi đốt thì giá rất cao và tuổi thọ rất thấp.
Ví dụ một bóng đèn huỳnh quang thông thường có giá 8.000~10.000 đồng thì bóng đèn có độ
màu 80 có giá khoảng 60.000 đồng. Như vậy việc dùng nhiều bóng đèn Compact có tiết kiệm
hơn hay lãng phí hơn cho người dân tôi không dám nói, nhưng có một điều chắc chắn là sẽ có
rất nhiều, rất nhiều các em bị tật khúc xạ ở mắt. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em. Mà chúng
ta đang làm rất nhiều việc cố gắng để giảm bớt lượng các em bị cận thị học đường.
Tuy nhiên, việc thiếu năng lượng không phải chỉ vì lãng phí mà thực sự năng lực

của EVN không phát triển tương xứng với mức độ phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như
Thuỷ điện Hòa Bình từ lâu không đáp ứng được nhu cầu điện năng của miền Bắc, công suất phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết vốn đã rất bất ổn của Việt Nam. Vậy thì vấn đề
cần giải quyết là cung cấp điện năng khi mà hồ Hòa Bình, cũng như một số nơi khác "cạn
nước", bởi lúc đó thì đâu có điện mà tiết kiệm, liệu những nhà máy thuỷ điện đang xây dựng có
làm được điều đó?
Tôi tin chắc rằng ngành điện đã không dự báo được tốc độ tăng trưởng về mức tiêu dùng
điện từ năng của toàn bộ nền kinh tế. Lấy một ví dụ: năm 1990 mỗi hộ tiêu dùng điện chỉ dùng
khoảng 1-2 bóng đèn sợi đốt mà vẫn thiếu điện, đến nay số lượng đã tăng lên gấp nhiều lần kể
cả về các thiết bị sử dụng điện, và chúng ta vẫn thiếu điện. Không hiểu công tác hoạch định
chiến lược của ngành điện như thế nào. Trong khi đó ngành điện lực Việt Nam còn vươn tới thị
trường viễn thông, đó là việc thành lập mạng điện thoại mới ( cố định và đi động). Tôi không
hiểu lắm về nguồn vốn đầu tư cho dự án này lấy từ đâu ra? Nhưng dù là bất kỳ từ nguồn nào thì
sao điện lực thay vì đầu tư vào một lĩnh vực mới lại không dùng số tiền đó đầu tư cho chính
ngành của mình? Khỏi phải tốn công kêu gọi tiết kiệm. Mà việc đầu tư một dự án mới chắc gì
đã đem lại hiệu quả?
Do đó tôi đề nghị ngành điện nên đẩy nhanh các công trình điện trọng điểm quốc gia, đặc
biệt là các nhà máy sản xuất điện bằng khí gas, năng lượng mặt trời và sức gió… (theo một
nghiên cứu nếu thành công thì các nguồn năng lượng này có thể đáp ứng tới 10 lần nhu cầu của
toàn thế giới về điện), tiến tới sử dụng điện sản xuất bằng năng lượng nguyên tử vì mục đích
hòa bình, và nên mạnh dạn phá vở thế đọc quyền trong trong ngành điện. Theo tôi được biết,
hiện nay Nhà máy đường Ninh Hòa đã sản xuất được điện nhưng không được phép tự bán điện
cho người dân, đây cũng là một yếu tố góp phần làm thiếu hụt điện như hiện nay.
.
- 3 -

×