Ngày soạn: 18/9/2014
Ngày dạy:
Tiết 11 – Bài 10: Thực hành:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH
GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG
ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
- Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kĩ năng vẽ biểu đồ
đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng số liệu về diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây, Bảng số
liệu số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng
- HS: SGK, vở ghi, compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
9A: 9B: 9C:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết đặc điểm ngành trồng trọt nước ta trong thời kì 1990-2002?
- Đặc điểm ngành chăn nuôi nước ta?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hướng dẫn bài tập 2:
Bài tập:
Dựa vào bảng số liệu (Bảng 10.2): Số
lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng
Bài tập 2:
a. Vẽ đồ thị:
trưởng (năm 1999=100%)
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng
trưởng gia súc và gia cầm qua các năm.
* GV treo bảng 10.2 cho HS quan sát
và nhận xét.
- Với bảng số liệu và đặc điểm số liệu
này ta nên vẽ biểu đồ nào cho phù hợp
nhất?
- Nêu những đặc điểm về số liệu cần vẽ
- Trình bày những yêu cầu của loại
biểu đồ này?
* GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ:
- Xác định hệ trục tọa độ:
+ Trục tung: biểu thị số %.
+ Gốc tọa độ: 0
+ Trục hoành: chia các năm, chú ý
khoảng cách năm. Năm 1990 đặt ở gốc
tọa độ.
- Vẽ đồ thị: Vẽ theo số liệu trong bài.
- Chú giải: GV hướng dẫn hs làm bảng
chú giải riêng và ghi số liệu
* GV gọi 2 HS lên bảng vẽ mẫu và HS
dưới lớp vẽ vào vở.
GV nhận xét phần trình bày của hs và
cho điểm.
* Hướng dẫn HS cách nhận xét và giải
thích:
- Dựa vào bảng số liệu, nhận xét xxem
chỉ số nào tăng, chỉ số nào giảm?
- Dựa vào kiến thức đã học về ngành
chăn nuôi để giải thích sự biến động
- Vẽ biểu đồ hình cột, hoặc trục đồ thị
- Số liệu dựa vào bảng SL của bài tập
- Yêu cầu
+ Vẽ đồ thị:
+ Trục hoành: thể hiện chỉ số về thời
gian (năm, tháng, giai đoạn ) được
chia đều theo từng khoảng cách
+ Trục hoành: thể hiện chỉ số về sản
lượng hoặc tỉ lệ, được chia đều theo
từng khoảng cách
- Biểu đồ mẫu:
b. Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét: Nhìn chung, từ 1990-2002,
đàn bò, lợn và gia cầm đều tăng, song
tốc độ tăng khác nhau. Đàn trâu không
tăng.
Dẫn chứng:
của các ngành. + Đàn gia cầm tăng nhanh nhất:
+ Đàn lơn tăng nhanh thứ 2:
+ Đàn bò tăng nhẹ:
+ Đàn trâu không tăng:
* Giải thích:
- Đàn lợn gia cầm tăng nhanh nhất do:
+ Nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh, phù
hợp với tập quán ăn uống của người dân
+ Đã giải quyết được nguồn thức ăn cho
chăn nuôi.
+ Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn
nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ
gia đình.
+ Gia cầm tăng nhanh nhất do dễ nuôi,
vốn ít, thị trường rộng mở.
- Đàn bò tăng chủ yếu do nhu cầu thịt,
sữa ngày càng tăng.
- Đàn trâu không tăng mà có xu thế
giảm, do nhu cầu về sức kéo của trâu
trong nông nghiệp giảm (NN được cơ
giới hóa). Trước đây nuôi trâu bò lấy
sức kéo và phân bón, hiện nay lấy thịt,
sữa là chính.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ thực hành và cho điểm hs.
- Hướng dẫn cách làm bài tập 1 ở nhà.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập.
- Ôn tập đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam (Địa lí 8).
PHỤ LỤC:
Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm