Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa tẻ gieo cấy tại xuân hòa phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.72 KB, 59 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
=====***=====

LƯU THỊ HUỆ


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
NÔNG SINH HỌC VÀ GIÁ TRỊ CHỌN GIỐNG
CỦA 10 DÒNG LÚA TẺ GIEO CẤY
TẠI XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Di truyền học





HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
=====***=====

LƯU THỊ HUỆ



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
NÔNG SINH HỌC VÀ GIÁ TRỊ CHỌN GIỐNG
CỦA 10 DÒNG LÚA TẺ GIEO CẤY
TẠI XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Đào Xuân Tân
TS. Phạm Xuân Liêm

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Xuân
Tân: Viện Nghiên cứu & Hợp tác KHKT Châu Á – Thái Bình Dương (IAP),
TS. Phạm Xuân Liêm: Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (VACC) đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Trân trọng cám ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Hà Nội 2 và các thầy cô
giáo khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành khóa luận.
Tôi cũng xin được cám ơn sự giúp đỡ quý báu của gia đình ông Nguyễn
Văn Giang – Hợp tác xã Đồng Xuân, Phường Xuân Hòa, Thị xã Phúc Yên,
Vĩnh Phúc, cùng các bạn trong nhóm đề tài đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.


Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lưu Thị Huệ






LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công
trình nào khác.

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lưu Thị Huệ







DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IRRI : Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế.

FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.
P1000 : Khối lượng 1000 hạt.
NSLT : Năng suất lý thuyết.
TGST : Thời gian sinh trưởng.
VFA : Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
NXB : Nhà xuất bản.
KHKT : Khoa học kỹ thuật




DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn
IRRI 14
Bảng 3.1: Khả năng đẻ nhánh. 18
Bảng 3.2: Chiều cao cây. 20
Bảng 3.3: Số lá trên cây. 22
Bảng 3.4: Chiều dài lá đòng. 24
Bảng 3.5: Chiều rộng lá đòng. 26
Bảng 3.6: Chiều dài lá công năng. 28
Bảng 3.7: Chiều rộng và góc lá công năng. 31
Bảng 3.8: Chiều dài bông lúa. 33
Bảng 3.9: Một số đặc tính nông sinh học khác 35
Bảng 3.10: Số bông trên khóm. 36
Bảng 3.11: Số hạt trên bông. 38
Bảng 3.12: Số hạt chắc trên bông. 40
Bảng 3.13: Khối lượng 1000 hạt. 42
Bảng 3.14: Năng suất hạt. 44

Bảng 3.15: Thời gian sinh trưởng 45




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1: Khả năng đẻ nhánh. 18
Biểu đồ 3.2: Chiều cao cây. 20
Biểu đồ 3.3: Số lá trên cây. 23
Biểu đồ 3.4: Chiều dài lá đòng. 25
Biểu đồ 3.5: Chiều rộng lá đòng. 27
Biểu đồ 3.6: Chiều dài lá công năng. 29
Biểu đồ 3.7: Chiều rộng và góc lá công năng. 31
Biểu đồ 3.8: Chiều dài bông lúa. 33
Biểu đồ 3.9: Số bông trên khóm. 37
Biểu đồ 3.10: Số hạt trên bông. 38
Biểu đồ 3.11: Số hạt chắc trên bông. 40
Biểu đồ 3.12: Khối lượng 1000 hạt 42
Biểu đồ 3.13: Năng suất hạt. 44
Biểu đồ 3.14: Thời gian sinh trưởng 46



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguồn gốc của cây lúa 3

1.2. Phân loại cây lúa 4
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm sinh học. 4
1.2.2. Phân loại theo tính quang cảm của cây lúa. 4
1.2.3. Phân loại theo hình dạng hạt. 4
1.2.4. Phân loại theo đặc tính sinh hóa của hạt gạo. 4
1.2.5 Phân loại theo điều kiện môi trường canh tác 4
1.3. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa 4
1.3.1. Đặc điểm về hình thái 4
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa 6
1.4. Đặc điểm của cây lúa tẻ 8
1.5. Giá trị kinh tế của cây lúa. 8
1.5.1.Giá trị dinh dưỡng. 8
1.5.2. Giá trị sử dụng. 9
1.5.3. Giá trị thương mại. 9
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới. 9
1.6.1. Trên thế giới. 9
1.6.2. Trong nước 10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng. 13
2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu. 13


2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. 15
2.3. Phạm vi nghiên cứu
16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đặc điểm nông sinh học. 17
3.1.1. Khả năng đẻ nhánh 17

3.1.2. Chiều cao cây. 19
3.1.3. Số lá trên cây 21
3.1.4.Chiều dài lá đòng 23
3.1.5. Chiều rộng lá đòng. 26
3.1.6. Chiều dài lá công năng 28
3.1.7. Chiều rộng và góc lá công năng 29
3.1.8. Chiều dài bông lúa 32
3.2. Một số đặc tính nông sinh học khác của cây lúa 34
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất. 35
3.3.1. Số bông trên khóm 35
3.3.2. Số hạt trên bông 37
3.3.3. Số hạt chắc trên bông. 39
3.3.4. Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) 41
3.4.5. Năng suất hạt 43
3.3.6. Thời gian sinh trưởng 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lúa gạo là lương thực chính của người dân Châu Á, cũng như bắp của
dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc
Mỹ. Đặc biệt đối với người nghèo: gạo là nguồn thức ăn chủ yếu. Trên thế
giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm làm từ gạo. Hiện
nay, có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo ở mức độ khác nhau.
Lượng lúa sản xuất ra và mức tiêu thụ gạo tập trung nhiều nhất ở khu vực

Châu Á. Theo thống kê, chỉ riêng ở Châu Á đã có 1,5 tỉ dân sống nhờ lúa gạo,
chiếm 2/3 dân số Châu Á [2].
Ở Việt Nam, lúa được trồng từ lâu đời và là cây lương thực chính cung
cấp cho hơn 90 triệu người dân. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông
nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho trồng lúa là chính khoảng 4,3 triệu ha
(chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp). Theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 12/2013 tổng diện tích gieo
cấy lúa ước đạt gần 7,9 triệu ha lúa, tăng hơn 138 ngàn ha, sản lượng lúa ước
tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338 nghìn tấn so năm 2012. Cây lúa không chỉ là
cây lương thực quan trọng mà còn là cây trồng chính góp phần làm tăng thu
nhập quốc dân.
Lúa gồm 2 loại: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ vừa là nguồn lương thực chủ
yếu vừa là loại lúa chính được sản xuất để xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều giống
lúa tẻ còn có chất lượng thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Nghiên cứu
đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa tẻ gieo cấy
tại Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” nhằm góp phần đưa các dòng giống
lúa mới vào sản xuất.



2
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ ổn định về một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố
cấu thành năng suất của 10 dòng lúa tẻ gieo cấy vụ mùa năm 2014 tại khu vực
Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Làm cơ sở để chọn các dòng chuẩn bị đưa vào sản xuất đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học và các yếu

tố cấu thành năng suất của 10 dòng lúa tẻ với các tính trạng:
1

Khả năng đẻ nhánh

11

Trạng thái trục chính
2

Chiều cao cây

12

Màu sắc vỏ trấu
3

Số lá trên cây

13

Màu sắc vỏ cám

4

Chiều dài lá đòng

14

Màu râu


5

Chiều rộng lá đòng

15

Số bông trên khóm

6

Chiều dài lá công năng

16

Số hạt trên bông
7

Chiều rộng lá công năng 17

Số hạt chắc trên bông

8

Góc lá công năng

18

Khối lượng 1000 hạt


9

Chiều dài bông lúa

19

Năng suất hạt

10

Sắc tố antoxian trên bẹ 20

Thời gian sinh trưởng

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Khảo sát một số đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10
dòng lúa tẻ nhằm chọn được dòng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện
sinh thái khu vực, trước khi đưa vào sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các dòng có triển vọng có thể mở rộng trong sản xuất.



3
Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc của cây lúa
Cây lúa trồng Oryza sativa L. là loài thực vật sống một năm, có 12 cặp
nhiễm sắc thể (2n = 24), được tạo ra do sự tiến hóa liên tục của cây lúa dại

thuộc Chi Oryza dưới tác động của con người và thiên nhiên qua nhiều thiên
niên kỉ. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đều cho rằng Đông Nam Á
là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới.
Theo các tài liệu ghi chép thì cây lúa đã được trồng ở Trung Quốc
khoảng 2800 - 2700 năm trước công nguyên, thường thấy ở các vùng xung
quanh sông Dương Tử. Các dẫn liệu khảo cổ, các hạt thóc hóa thạch tìm được
ở Ấn Độ có tuổi 1000 – 750 năm trước công nguyên [3].
Việt Nam cũng nằm trong nền văn minh lúa nước cùng với các nước
Đông Nam Á, vào thời kì đồ đá mới, nền văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn có sự
xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, còn có cả một nghệ thuật trồng lúa
nước [1].
Ngoài các tài liệu khảo cổ, khí hậu và địa thế ở Đông Nam Á cũng
chứng minh nguồn gốc của cây lúa là ở đây. Đông Nam Á là vùng có diện
tích lúa trồng tập trung và diện tích lớn nhất trên thế giới, có điều kiện khí hậu
nhiệt đới gió mùa thích hợp cho sự phát triển của cây lúa, đồng thời đây có
nhiều loài lúa dại là tổ tiên của các loài lúa trồng hiện nay như: Oryza fatia,
Oryza oficinalis, Oryza minuta [3].
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các di tích khảo cổ, đặc điểm nông sinh
học của cây lúa trồng nhiều người đã thống nhất rằng nguồn gốc của cây lúa
là ở Đông Nam Á, sau đó lan dần đi các nơi. Đồng thời lịch sử và đời sống
văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á gắn liền với lúa gạo đã chứng minh
nguồn gốc của lúa trồng.



4
1.2. Phân loại cây lúa
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm sinh học
Lúa trồng (Oryza sativa) là một loài cây thân thảo, được thuần hóa từ
cây lúa dại (Oryza fatua) thuộc bộ Hòa thảo (Graminales), họ Hòa thảo

(Graminacea), chi Oryza [3]. Chi Oryza hiện nay phân bố rộng trên thế giới
với 21 loài, trong đó có 2 loài lúa trồng là:
- O.sativa L: trồng phổ biến trên thế giới.
- O.glaberrima L: trồng tại một số nước Châu Phi.
Việc phân loại lúa trồng (Oryza sativa ) có nhiều quan điểm khác nhau:
 Theo Kikawa và Kota (1930) đã chia O.sativa thành 2 loài phụ:
- O.Sativa.L.sub.sp.Japonica (loài phụ Nhật Bản).
- O.Sativa.L.sub.sp.India (loài phụ Ấn Độ).
 Theo Gustchin (1934 – 1943): chia O.sativa thành 3 loài phụ là:
Indica, Japonica, và Javanica.
 Theo Hoàng Thị Sản (1999): O.sativa L được chia thành 2 thứ:
- O.Sativa.L.Var.Utilissima A. Camus: Lúa tẻ.
- O.Sativa.L.Var.Gulutinosa: Lúa nếp.
1.2.2. Phân loại theo tính quang cảm của cây lúa: lúa mùa, lúa chiêm và
lúa hè thu.
1.2.3. Phân loại theo hình dạng hạt: lúa hạt dài và lúa hạt tròn.
1.2.4. Phân loại theo đặc tính sinh hóa của hạt gạo: lúa nếp và lúa tẻ.
1.2.5 Phân loại theo điều kiện môi trường canh tác: lúa cạn và lúa nước.
1.3. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa
1.3.1. Đặc điểm về hình thái
1.3.1.1. Rễ lúa
Rễ lúa là rễ chùm gồm 2 loại rễ: rễ chính (rễ mầm) và rễ phụ (hay còn
gọi là rễ bất định).
Rễ chính mọc ra khi hạt lúa nảy mầm, giúp hạt lúa bám vào đất khi gieo



5
sạ trên đồng lúa. Rễ mầm không phân nhánh, chỉ có lông ngắn, cung cấp nước
cho phôi phát triển, sẽ chết khi mạ được 3,4 lá.

Rễ phụ mọc ra từ mắt đốt gốc của thân lúa, mỗi mắt có từ 5 – 25 rễ phụ,
rễ phụ có nhiều nhánh và lông hút để hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã
già có màu đen. Số lượng và chiều dài của rễ tùy thuộc vào điều kiện nước
ruộng, thời kì phát triển và tình trạng dinh dưỡng của lúa.
1.3.1.2. Thân lúa
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kì lúa trổ thân lúa là thân
giả được bao bọc bởi bẹ lá, thân thường dẹt và xốp. Khi lúa vươn đốt, hình
thành thân thật gồm nhiều lóng nối với nhau kế tiếp qua các đốt. Chỉ vài lóng
dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng sát bông sẽ dài nhất.
Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh của mắt đốt trên thân
cây mẹ. Từ cây lúa mẹ có thể đẻ ra nhiều nhánh con. Các nhánh con hình
thành nhiều nhánh khác. Nhánh con được đẻ ra khi cây lúa có 4 – 5 lá thật.
Cây lúa có 2 thời kì đẻ nhánh:
- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu là các nhánh có bông.
- Giai đoạn đẻ nhánh vô hiệu: là các nhánh có thời gian sinh trưởng
ngắn, không sinh ra bông, sau một thời gian sẽ lụi dần và chết đi.
1.3.1.3. Lá lúa
Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Có 2 loại lá lúa:
- Lá lúa không hoàn toàn (lá bao) là loại lá chỉ có bẹ lá ôm lấy thân.
- Lá lúa hoàn toàn (lá thật) là loại lá có phiến lá, cổ lá, bẹ lá, lá thìa, tai
lá. Phiến lá hẹp, phẳng là nơi thực hiện quang hợp chủ yếu của cây. Phiến lá
gồm một gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chóp lá.
Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao lấy phần non của thân.
Bẹ lá có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây, dẫn khí trên lá xuống rễ, dự
trữ các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp cần thiết chuẩn bị cho



6

thời kì trổ bông. Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Cổ lá càng nhỏ,
góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng đứng thuận lợi cho quang hợp. Tại cổ lá
còn có lá thìa và tai lá. Lá thìa là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Cạnh lá thìa
là một cặp tai lá hình lưỡi liềm.
Trên một nhánh lúa, các lá lúa mọc đối nhau. Lá trên cùng sát bông
nhất được gọi là lá đòng, khi lúa chưa trổ bông, bẹ lá bao lấy đòng. Từ sau khi
trổ bông, lá đòng hoạt động mạnh để nuôi dưỡng bông lúa. Lá dưới lá đòng
được gọi là lá công năng. Trên một thân lúa lá lúa ra theo quy luật: lá ra sau,
lá trước sẽ lụi đi nên thông thường trên cây lúa chỉ duy trì 4 – 5 lá xanh.
1.3.1.4. Bông lúa
Bông lúa gồm cuống bông, cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt. Cuống
bông là lóng trên cùng của cây lúa, phần cuối của thân bông. Cổ bông là đốt
giữa cuống bông với thân bông.
Thân bông (trục bông) có từ 5 – 10 đốt, gié cấp I xuất phát từ trục bông,
gié cấp II xuất phát từ gié cấp I. Mỗi gié cấp I và gié cấp II lại chia thành
nhiều chẽn, mỗi chẽn đính một hoa.Thông thường bông lúa có 9 – 15 gié cấp
I, 22 – 30 gié cấp II và 100 – 150 hoa [3].
Hoa lúa gồm vỏ trấu trong, vỏ trấu ngoài, 2 mày trấu, nhụy gồm bầu
noãn và vòi nhụy chẻ đôi, nhị đực có 6 bao phấn bên trong có chứa nhiều hạt
phấn. Hoa lúa là hoa lưỡng tính.
Hạt gạo nằm bên trong vỏ lúa, gồm 2 phần: phần phôi (mầm) và phần
nhũ. Phần phôi nằm ở góc dưới hạt gạo, chỗ đính vào đế hoa, ở về phía trấu
lớn. Phần nhũ chiếm phần lớn hạt gạo, là nơi dự trữ tinh bột. Bên ngoài hạt
gạo có một lớp vỏ mỏng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ khi nảy mầm đến khi chín phụ
thuộc vào giống, thời vụ và môi trường sinh trưởng. Ví dụ: giống CR203 ở vụ
xuân thời gian sinh trưởng là 130 – 135 ngày, còn vụ mùa là 108 – 112 ngày.




7
Nắm được quy luật sinh trưởng của cây lúa là cơ sở để chúng ta xác định thời
vụ gieo cấy, cũng như xây dựng kế hoạch thâm canh tăng vụ [3].
Trong thời gian sinh trưởng, cây lúa hoàn thành các giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Về mặt nông học, chia đời sống
cây lúa làm 3 thời kì: thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, thời kì sinh trưởng sinh
thực, thời kì chín.
Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kì được tính từ khi gieo cấy
đến khi làm đòng. Ở thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ
quan sinh dưỡng như: rễ, thân, lá, đẻ nhánh,…
Thời kì sinh trưởng sinh thực: là thời kì cây lúa hình thành hoa, tập hợp
nhiều hoa thành bông lúa. Nếu chăm sóc tốt, thời kì thứ nhất đã đẻ nhánh, thời
tiết thuận lợi thì số hoa của bông lúa sẽ được hình thành tối đa, tiền đề để có
nhiều hạt trên một bông.
Cả hai thời kì này đều phát triển ảnh hưởng đến nhau, thời kì sinh
trưởng sinh dưỡng ảnh hưởng đến việc hình thành số bông, thời kì sinh trưởng
sinh thực ảnh hưởng đến số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông, hạt lép trên
bông, trọng lượng 1000 hạt (P1000 hạt),…
Thời kì chín hoa lúa được thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột và
sự phát triển hoàn thiện của phôi. Nếu dinh dưỡng đủ, không bị sâu bệnh phá
hoại, thời tiết thuận lợi thì các hoa đã được thụ tinh phát triển thành hạt chắc –
sản phẩm chủ yếu của cây lúa.
Theo IRRI (1996) [12], cây lúa được chia làm 9 giai đoạn:
1. Giai đoạn nảy mầm. 6. Giai đoạn trổ bông.
2. Giai đoạn mạ. 7. Giai đoạn chín sữa.
3. Giai đoạn đẻ nhánh. 8. Giai đoạn vào chắc.
4. Giai đoạn vươn lóng. 9. Giai đoạn chín hoàn toàn.
5. Giai đoạn làm đòng.





8
1.4. Đặc điểm của cây lúa tẻ
Lúa tẻ có tên khoa học là Oryza sativa utilissima, là loại hình đầu tiên
được hình thành từ lúa dại, từ các giống lúa dại khác nhau tạo ra rất nhiều
giống lúa tẻ như: Lúa tẻ Chiêm, Tám thơm, Q5, Khang Dân, DT10, DT11,
IR64,…
Ở Việt Nam, lúa tẻ chiếm khoảng 90% sản lượng lúa, là lương thực
chính trong các bữa ăn hằng ngày. Gạo tẻ có màu trắng, hạt thuôn dài, hạt gạo
cứng, một thời gian sau khi nấu hạt cơm sẽ trở nên cứng. Hạt lúa của các
giống lúa tẻ thường có bề dài lớn hơn bề ngang hai lần. Hạt gạo tẻ có ít tinh
bột mạch nhánh, phần lớn là tinh bột mạch thẳng (amylose), hút ion nhiều, bột
gạo tẻ biến thành màu xanh tím khi hòa tan trong kali iodua (KI) [2].
Tùy theo lượng amylose trong tinh bột hạt gạo mà người ta phân biệt
lúa nếp và lúa tẻ, hàm lượng amylose trong tinh bột hạt gạo càng thấp thì hạt
gạo càng dẻo. Theo IRRI (1988), hàm lượng amylose ở gạo như sau: 0 – 2%:
gạo nếp; 3 – 20%: gạo mềm (hàm lượng amylose thấp); 20 – 25%: gạo mềm
cơm (hàm lượng amylose trung bình); >25%: gạo cứng (hàm lượng amylose
cao). Hiện nay nước ta đang tập trung phát triển loại gạo tẻ mềm cơm có hàm
lượng amylose trung bình.
1.5. Giá trị kinh tế của cây lúa
1.5.1. Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất
cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/người/năm tại các nước Châu Á,
khoảng 10 kg/người/năm tại các nước Châu Mĩ. So với lúa mì và ngô tuy hàm
lượng protein của gạo có thấp hơn nhưng gạo có chứa hàm lượng xenlulozo
lớn và hàm lượng tro cao, đồng thời protein gạo có giá trị dinh dưỡng cao hơn
hẳn protein các loại ngũ cốc khác do trong hạt gạo giàu các amino acid không

thay thế [3].
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và



9
giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu chất đường
bột. Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm 10% trọng lượng khô, là thành
phần bổ dưỡng của lúa chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất và vitamin
đặc biệt là vitamin B1.
1.5.2. Giá trị sử dụng
Gạo có thể được chế biến thành cơm, thành bánh làm nguồn thức ăn
cho con người hoặc sử dụng gạo để làm môi trường nuôi cấy niêm khuẩn,
cơm mẻ, men hoặc dung để cất rượu, cồn,…
Mặt khác, những sản phẩm phụ của cây lúa như cám có chứa nhiều
vitamin nhóm B nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em, điều trị cho người
bị bệnh phù thũng hoặc sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm. Trấu được dùng
làm chất đốt, chất độn chuồng, vật liệu chế tạo cacbon và silic,…
1.5.3. Giá trị thương mại
Gạo còn là nguồn xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, góp phần đáng kể
làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA), Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế
giới đạt 6,74 triệu tấn (năm 2013), là một trong năm quốc gia xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới.
Việt Nam có dân số trên 90 triệu người và 100% người dân Việt Nam
sử dụng lúa gạo là lương thực chính, vì vậy hạt gạo Việt Nam không những
góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn đóng vai trò rất
quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới.
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới
1.6.1. Trên thế giới

Diện tích trồng lúa trên thế giới gia tăng rõ rệt từ năm 1955 – 1980, đặc
biệt là sau cuộc cách mạng xanh của thế giới với sự ra đời của các giống lúa
thấp cây ngắn ngày, không quang cảm, tiêu biểu là các giống IR5, IR8. Các
giống này có yêu cầu kĩ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển
tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện



10
phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao [2].
Mặc dù sản lượng lúa còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á
những năm gần đây đã đóng góp rất lớn cho sản lượng lúa thế giới.
Năm 2013 được đánh giá là năm không thành công về sản lượng sản xuất
lúa gạo của hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn
Độ. Theo đó, sản lượng lúa gạo thế giới năm 2013 được FAO dự báo ở mức
494 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số
này cho thấy trong 10 năm trở lại đây, sản lượng gạo thế giới trung bình tăng
10 triệu tấn một năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp
thứ 2 mà sản lượng gạo thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm.
Năm 2014, sản lượng gạo thế giới tăng trưởng chậm. Theo số liệu dự báo
của tổ chức FAO, sản lượng gạo thế giới có thể đạt 501,1 triệu tấn, chỉ tăng 4
triệu tấn, tương đương 0,8 % so với con số năm 2013. Sản lượng lúa gạo ở
khu vực Châu Á được dự báo đạt 453,2 triệu tấn trong năm 2014, chỉ tăng 0,5
% so với mùa vụ trước. Trong đó, sản lượng lúa của Trung Quốc được dự
đoán tăng lên 207,44 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2013. Các nước Ấn Độ,
Thái Lan,… sản lượng gạo tăng nhẹ.
Theo những dự báo mới nhất của FAO, dự trữ gạo của ba quốc gia có sản
lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới: Pakistan, Thái Lan, Việt Nam dự kiến
tăng mạnh.
1.6.2. Trong nước

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long, hằng năm sản lượng cả nước đạt 33 – 34 triệu tấn thóc.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn gạo, mang về nguồn thu
nhập quốc dân lớn cho đất nước mặc dù năm 1988 nước ta vẫn còn là một
nước nhập khẩu gạo. Để có kết quả này là nhờ một phần không nhỏ của khoa
học chọn giống, thay thế giống cũ bằng giống mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt.



11
Về tình hình sản xuất nông nghiệp, theo báo cáo của Cục trồng trọt –
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 12/2014, các địa
phương miền Bắc tiếp tục gieo mạ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ
sản xuất đông xuân 2015. Các tỉnh miền Nam tập trung thu hoạch vụ lúa mùa
và xuống giống lúa đông xuân 2015. Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng cả
nước đạt hơn 7,8 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,4 tạ/ha, sản lượng đạt
44,84 triệu tấn. So với năm 2013, diện tích lúa cả năm giảm 96,8 ngàn ha,
năng suất tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng tăng 80,4 triệu tấn.
Cũng theo báo cáo của Cục trồng trọt, trong năm 2014 khối lượng gạo
xuất khẩu tháng 12 ước đạt 6,52 triệu tấn. Trong đó, thị trường lớn nhất trong
11 tháng đầu năm 2014 là Trung Quốc với 30,3%. Đáng chú ý nhất là thị
trường Philippin có sự tăng trưởng đột biến, vươn lên đứng vị trí thứ 2 về thị
trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, tiếp đến là Malaysia, Gana và Indonesia
chiếm thị phần lần lượt là 7,38%, 5,90%, 5,13%. Các thị trường xuất khẩu
trọng điểm truyền thống của Việt Nam có tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận sản xuất và xuất khẩu Việt nam vẫn
đang tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức cần phải khắc
phục.
Những năm gần đây, ở miền Bắc, diện tích các giống Q5, KD 18 đã

giảm dần theo từng năm do nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của người
dân. Các giống lúa tẻ thuần chất lượng thơm như T10, Bắc thơm số 7 (BT7),
Hương thơm 1 (HT1), Nàng Xuân,… các giống lúa chất lượng như PC6, X26,
ĐB5,… và một số giống lúa lai như D – ưu 527, Nhị ưu 838, Bắc ưu 903,…
có thời gian sinh trưởng ngắn (105 – 115 ngày) đang được mở rộng và phát
triển mạnh, chiếm 80 – 90% diện tích lúa Xuân ở miền Bắc.
Hiện nay, các giống lúa tẻ đang được cải thiện cả về chất lượng và sản
lượng. Xu hướng của các nhà chọn giống hiện đại là chọn tạo ra các giống lúa
có hương thơm cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mong (2005), các



12
giống lúa tẻ đặc sản Nam Bộ cho chất lượng cơm dẻo đậm và ngon, nhiều
giống lúa cho chất lượng hương thơm rất tốt [6].
Các giống lúa tẻ được tạo ra mang nhiều đặc tính tốt, năng suất khá,
gạo thơm ngon, tuy nhiên bộ giống lúa tẻ thơm của Việt Nam vẫn chưa đa
dạng phong phú, tính thích ứng còn hẹp. Do vậy, việc chọn tạo và phát triển
giống lúa có chất lượng cao, cơm ngon, năng suất khá, thích ứng với điều
kiện thâm canh hiện tại là đòi hỏi vô cùng cấp bách đối với nhà chọn tạo
giống lúa trong nước.




13
Chương2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 10 dòng lúa tẻ do phòng Chuyển giao Công nghệ Viện IAP cung cấp

ghi theo mã số: Dòng C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, trong
đó dòng C11 là giống đối chứng (ĐC).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
- Hạt giống của 10 dòng lúa được ngâm, ủ riêng biệt cho tới khi nảy
mầm thì đem gieo. Khi mạ có 3 – 4 lá thật thì đem cấy.
- Đất ruộng làm kỹ, san phẳng, chia thành luống rộng 1,2m và dài theo
chiều dài ruộng.
- Mật độ cấy: 40 khóm/m
2
(cấy 1 dảnh/khóm). Lặp lại 3 lần mỗi lô thí
nghiệm.
- Tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chung.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Căn cứ để xác định, theo dõi và thu thập số liệu về đặc điểm nông sinh học
và giá trị chọn giống:
- Tài liệu 1: “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” – IRRI NXB
Nông nghiệp (1996) [11].
- Tài liệu 2: “Quy phạm khảo nghiệm giống lúa”. Bộ Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn, NXB Nông nghiệp (2005) [12].
Các chỉ tiêu (tính trạng) khảo sát theo 9 giai đoạn sinh trưởng và phát triển.







14
Bảng 2.1.Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa

theo tiêu chuẩn IRRI
STT

Các chỉ tiêu quan sát
Giai
đoạn
khảo
sát
Thang xác định
Đơn vị
tính
1 Khả năng đẻ nhánh 5 Đếm số dảnh/10 khóm Dảnh
2 Chiều cao cây 9
Đo từ gốc sát mặt đất lên
đỉnh bông dài nhất, không
tính râu của 10 mẫu (1 mẫu =
10 khóm).
Cm
3 Số lá trên cây 9 Đếm số lá trên một khóm lúa Lá
4 Chiều dài lá đòng 6 Đo từ cổ lá đến đầu mút lá Cm
5 Chiều rộng lá đòng 6
Đo ngang chỗ rộng nhất của
lá đòng
Cm
6 Chiều dài lá công năng 6 Đo từ cổ lá đến đầu mút lá Cm
7 Chiều rộng lá công năng 6
Đo ngang chỗ rộng nhất của
lá công năng.
Cm
8 Góc lá công năng 4 – 5


Quan sát Điểm
9 Chiều dài bông lúa 8 Đo từ cổ đến đỉnh bông Cm
10 Số bông trên khóm 8 – 9

Đếm số bông của 5 khóm
điển hình rồi tính trung
bình/5 mẫu
Bông
11 Sắc tố antoxian trên bẹ 5 Quan sát Điểm
12 Trạng thái trục chính 9 Quan sát Điểm
13 Màu sắc vỏ trấu 9 Quan sát Điểm



15
14 Màu vỏ cám 9 Quan sát Điểm
15 Màu râu 6 Quan sát Điểm
16 Số hạt trên bông 9
Đếm số hạt của tất cả các
bông thuộc 5 khóm điển
hình/1 khóm là một mẫu
Hạt
17 Số hạt chắc trên bông 9
Đếm số hạt chắc của tất cả
các bông thuộc 5 mẫu điển
hình.
Hạt
18 Khối lượng 1000 hạt 9 Cân 1000 hạt ở độ ẩm 13%. Gam
19 Năng suất hạt

Năng suất hạt = Số
khóm/m
2
* Số bông/khóm *
Số hạt chắc/bông * P1000
hạt * 10
-5

Tấn/ha
20 Thời gian sinh trưởng 9
Thời gian từ khi gieo đến khi
có 85% số hạt chín.
Ngày

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính theo công thức sau bằng chương trình Excel.
- Giá trị trung bình:
1
n
I
i
X
X
n





- Sai số trung bình :

m
n

 


- Độ lệch chuẩn :
 
2
1
n
i
i
X X
n









16
<30
Trong đó n: Dung lượng (kích thước mẫu).

X
i

: Giá trị biến số.

- Hệ số biến động:
CV% =



× 100% .
CV% < 10%: mức biến động thấp.
CV% = 10 – 20%: mức biến động trung bình.
CV% > 20%: mức biến động cao.
- Năng suất hạt (tấn/ha).
Năng suất hạt = Số khóm/m
2
* số bông/khóm * số hạt chắc/bông *
P1000 hạt * 10
-5
(tấn/ha).
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống
của 10 dòng lúa tẻ ở 9 giai đoạn sinh trưởng thông qua việc khảo sát 20 chỉ
tiêu (tính trạng) như đã nêu.
2.4. Địa điểm nghiên cứu
Khu ruộng thí nghiệm đặt tại Hợp tác xã Đồng Xuân – Xuân Hòa – Thị
xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
2.5. Thời gian nghiên cứu
Từ 6/2014 – 4/2015.

×