Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Khoá luận tốt nghiệp trầu cau trong văn hóa việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.33 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH Sử
VÜ VĂN DŨNG
TRẦU CAU TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
■ ■ ■ ■
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa
Ngưòi hướng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Văn Vinh
HÀ NỘI – 2015

Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy (cô) trong Khoa Lịch sử - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Văn Vinh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận
này.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy (cô) trong Khoa Lịch sử để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Vũ Văn Dũng
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trinh bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu
của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Văn Vinh. Kết quả nêu
trong đây là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Vũ Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trầu cau ừong đòi sống văn hóa người Việt là một ưong những phong
tục cổ truyền của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như ở Việt Nam.
Trầu cau từ ngàn xưa luôn tiềm tàng mọi giá trị về vật chất, tinh thần và giá trị
tâm linh trong văn hóa người Việt. Bởi trầu cau không chỉ là một món ăn dùng
để thưởng thức ừong các buổi sinh hoạt lớn, nhỏ trong gia đình, xóm làng mà
nó còn là thứ để con người gửi gắm những thứ tình cảm bạn bè, gia đình, xóm
làng và nhân duyên vào trong đó.
Trầu cau là một vật phẩm vô giá, một di sản vô cùng quý giá trong kho
tàng văn hóa Việt Nam mà không phải nơi nào, quốc gia, dân tộc nào cũng có
được. Nó cùng với cư dân lao động Việt Nam tạo nên một nét đẹp, một giá trị
nhân văn sâu sắc trong cách ứng xử, giao tiếp; là ngôn ngữ biểu đạt tình cảm
giữa con người với nhau; là sợi dây vô hình kết nối giữa con người với thế giới
tâm linh.
Trải qua bao thăng tràm của lịch sử, nhiều tập quán, thói quen cũng đã
thay đổi, giờ đây ăn trầu không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên trầu cau và ý
nghĩa của nó vẫn được lưu truyền gần như nguyên vẹn trong đòi sống và tâm
linh của người Việt. Trầu cau, một giá ừị đẹp, một văn hóa ứng xử tình nghĩa
trước sau, một triết lý nhân sinh nồng hậu, thắm đượm tình người. Vì thế mà
4
những giá trị, nét đẹp của trầu cau sẽ mãi là văn hóa, là vật thiêng, sẽ không
thể thiếu vắng cho dù cuộc sống rồi có phát triển đến đâu đi chăng nữa.
Với những lý do trên, đề tài “Trầu cau trong văn hóa Việt” không chỉ có ý
nghĩa đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nghiên
cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, chúng tôi sẽ tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong văn
hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa của người Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trầu cau là một nét đẹp của giá trị Việt Nam truyền thống, của triết lý và
giao tiếp truyền thống. Trầu cau biểu hiện một phong cách Việt, vừa là thể hiện
tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đàu câu chuyện. Miếng trầu không chỉ

làm ngưòi với người gần gũi, cỏi mở với nhau hơn, mà miếng trầu còn là sợi
dây kết nối giữa con người với thần thánh, với tổ tiên. Vì thế mà, Trầu cau
không chỉ biểu thị xã hội về vật chất, tinh thần và tình cảm mà nó còn là
nguyên lý của hành vi, tư tưởng, đạo đức và tâm linh.
Để trở về với cội nguồn, ữở về vói những giá trị truyền thống xưa mà đã
có không ít các học giả, các nhà nghiên cứu đã chọn Trầu cau làm đề tài nghiên
cứu của mình, từ đó xuất hiện một số các tác phẩm, các ấn phẩm được ra mắt
bạn đọc như:
Năm 1989, Nguyễn Ngọc Chương đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách
“Trầu cau” hay còn có tên gọi khác là “Trầu cau Việt điện thư”, được xuất bản
bởi nhà xuất bản Sở văn hóa thông tin Hà Nam Ninh. Trong cuốn sách này,
ông chủ yếu kể lại hành trình truy tìm và giải mã ừầu cau bắt đầu từ Núi Trâu,
giếng Việt. Câu chuyện của ông có đủ hình tượng của mẹ Đất (bà Diêm Vương
thòi mẫu hệ), rốn đất (giếng), nhau thai (rắn có mào) và Núi Trâu bao bọc và
bảo vệ, để rùi từ đó mà ông đã nêu ra được nguyên lý, nguyên mẫu ẩn chứa
trong văn hóa Trầu cau của mình.
Trong cuốn sách thứ 2 của mình mang tên “Trầu cau nguyên nhất thư”
được nhà xuất bản bởi Sở văn hóa thông tin. Nguyên Ngọc Chương vẫn tiếp
5
tục cuộc hành trình đi tìm những giá trị cổ mẫu của văn hóa Trầu cau, đồng
thời chứng minh những giá trị cổ mẫu này.
Đến năm 2003, Tràn Quốc Vượng đã cho ra mắt cuốn sách “ Văn hóa
Việt Nam tìm tời và suy ngẫm” được xuất bản bởi nhà xuất bản Văn học.
Trong cuốn sách này Trần Quốc Vượng đã cho chúng ta thấy được nét đẹp và
giá trị của văn hóa Trầu cau, một nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt.
Năm 2006, tác giả Phạm Côn Sơn với tác phẩm “Cau trầu đầu chuyện”,
đã cho ta một góc nhìn khác của văn hóa Trầu cau. Tác giả đã phân tích, nêu
lên các giá trị của Trầu cau thông qua các câu chuyện dân gian trong cuộc sống
hàng ngày từ đó đúc kết lên những giá trị tồn tại trong đó.
Ngoài ra, còn có một số các ấn phẩm, các bài viết được các tác giả

nghiên cứu trong các cuốn tạp chí nghiên cứu như:
Nguyễn Hiếu ừong bài viết “Trầu cau trong văn hóa Việt Nam” in trong
cuốn Tạp chí nghiên cứu Văn hóa - Lịch sử An Giang (6/2014) số 111.
Phạm Văn Tình trong bài viết Yêu nhau cau sáu bổ ba được in trong cuốn
Tạp chí Đông Nam Á (2007) số 3 +4.
Lê Thị Tuyết trong bài viết Dì sản văn hóa trầu cau của người Việt in trong
Di sản văn hóa phi vật thể (2012) số 4.
Những tác phẩm, bài viết của các tác giả trên hầu hết đều chỉ ra cho
chúng ta thấy những giá ừị và nét đẹp của Trầu cau tồn tại trong văn hóa người
Việt Nam dưới mọi góc nhìn, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dù những giá trị ấy
đến ngày nay đang ngày một mất dần những trong tiềm thức của mỗi người
dân Việt Nam, giá trị và nét đẹp truyền thống đó mãi mãi không thể nào phai
nhòa.
Từ những công trình nghiên cứu, những tác phẩm, bài viết trên đã trở
thành tiền đề, là cơ sở để chúng tôi có thể hoàn thiện và phát triển thêm được
đề tài về “Trầu cau trong văn hóa Việt” của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu vấn đề “Trầu cau trong văn hóa Việt Nam” như
sau:
6
+ Tìm hiểu về một vài nét phong tục tập quán của người Việt xưa, và cụ
thể là tục ăn trầu của người Việt.
+ Từ việc tìm hiểu tục ăn trầu của người Việt, ta có thể thấy được những
giá trị, nét riêng và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài
lịch sử đất nước.
4. Đổi tượng nghiền cứu và phạm vi nghiền cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Trầu cau trong văn hóa Việt Nam”
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Thời gian: Tìm hiểu và nghiên cứu về “Trầu cau trong văn hóa Việt
Nam”.

+ Không gian: Không gian của đề tài là “Trầu cau ừong văn hóa Việt
Nam”
5. Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu là các nguồn sách, báo, tạp chí văn hóa có liên
quan đến tục Trầu cau của người Việt.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
chủ nghĩa Mác - Lênin về nghiên cứu lịch sử. Khi nghiên cứu đề tài, ngưòi viết
sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic là phương pháp chủ
đạo
Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp: miêu tả, tường thuật, sưu
tầm, thu thập thông tin thống kê, so sánh để xác minh các dữ kiện.
6. Đóng góp của đề tài
Với đề tài: “Trầu cau trong văn hóa Việt Nam” chúng tôi
mong muốn có những đóng góp sau:
7
+ Góp phần hiểu biết hơn về những giá trị truyền thống xưa của dân tộc
Việt Nam, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đó. Trong
đó, tục ăn trầu của người Việt là một trong những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc.
+ Đề tài là sự đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu, tìm hiểu về “Trầu cau trong văn hóa Việt’
7. Bố cuc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài bao gồm 2 chương:
Chương 1: Hình tượng ữầu cau trong văn hóa dân gian.
Chương 2: Trầu cau trong đời sống văn hóa người Việt.
Chương 1 HÌNH TƯỢNG TRẦU CAU TRONG VĂN HÓA DÂN
GIAN
1.1. TRẦU CAU, NGUYÊN MẪU VÀ NGUYÊN LÝ VIỆT NAM

1.1.1. Nguyên mẫu Việt Nam
Trầu cau là một nét đẹp của giá trị Việt Nam truyền thống, của triết lý
và giao tiếp truyền thống, Với ngưòi Việt Nam, ữầu cau biểu hiện một
phong cách Việt, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu
câu chuyện. Ở Việt Nam, miếng ưầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ làm tám,
làm tư, vỏ chay rễ quạnh luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu
làm người với người gàn gũi, cởi mở với nhau hơn. Tuy nhiên, Trầu cau
không chỉ biểu thị xã hội về vật chất, tinh thần và tình cảm mà nó còn là
nguyên lý của hành vi, tư tưởng. Trầu cau là cái nguyên nhất và là trung tâm
để làm mực thước trong xã hội xưa.
Xét riêng cây cau ta cũng thấy nguyên mẫu và nguyên lý của ngưòi
Việt Nam mà nó mang theo. Bởi cây cau là trung tâm, là cây nguyên nhất.
- Cây cau là sự móc lối giữa hai con vật được dùng trong can chi như
mèo và chuột, đại diện cho âm dương ngũ hành. Trong đó, chuột đại diện cho
âm vì chuột ở trong hang, mèo đại diện cho dương vì mèo ở ừên mặt đất.
Để giải thích cho sự móc nối này, giáo sư Nguyễn Ngọc Chương ừong
tác phẩm “Trầu cau Việt điện thư” cũng đã phân tích câu ca dao dân gian:
“Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đồng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”
“Trong câu ca dao này, con mèo đang frèo cây cau là ngày hôm nay,
con chuột là đêm hôm trước. Cha chủ mèo là ngày hôm trước nữa, đã đi qua,
6
chết rồi nên phải đi giỗ. Mèo chuột đại diện cho trời và trăng, cho tự nhiên,
cho quỉ luật, cho chu kỳ nối tiếp, cho sự vĩnh cửu ” [8; tr.48].
“Trời và trăng là vũ trụ và lại thực hiện hôn nhân vũ trụ qui thức thông
thường và thiết yểu của mối quan hệ âm dương. Cho nên vũ trụ cũng xuất
nguồn từ hôn nhân, hôn nhân là hồn của vũ trụ. Vì vậy, nói gì thì nói thì cũng
trở về với cây nguyên nhất của ước lệ hôn nhân: Trầu và Cau ” [8; tr.48].

- Cây cau móc nối với con trâu ừong lễ hiến sinh là tình nghĩa mẹ con, con chết
cho mẹ, cho cộng đồng. Con trâu chết cho mẹ cau. Trâu biểu hiện: “hiến sinh
cuộc sống bản thể, tự nguyện: phục hồi năng sinh mẹ Đất đã mòn mỏi do con
người đã bòn rút lấy máu thịt của mình. Hiến để yên lòng mẹ đất, như thế của
cải vì thế mới sinh sôi nảy nở” [8; tr.48].
“Người hiến sinh phanh thây, chia làm nhiều mảnh đem chôn vào lòng
đất là đạo lỷ muôn thuở của hiến sinh Trâu. Trong nghi lễ hiến sinh, biểu hiện
cái vận động của Trâu bên cái tĩnh của cây, vạch con sổ không, biểu hiện quy
luật vận hành trong vũ trụ và nhân sinh. Đó là đạo ỉỷ hy sinh, hỷ xả” [8; ư.48
-49].
9
- Cây cau và cây trầu: “những điều đó thu ngắn gọn trong trầu cau là cây hôn
nhân”[8; Ừ.49]. Nguyên mẫu là nơi qui tụ và là nơi phát ra các tín hiệu thể hiện về
các vẻ của cuộc sống. “Hôn nhân kể như trong con người, đại diện cho quy tắc
hai mặt “không và có ” của tồn tại, zero cộng với một sổ dương mới cỏ mười
lần to lên và ngược lại zero cộng với một sổ âm mới có mười lần nhỏ đi. Có
âm dương mới có cỏ cây, thực vật, sinh vật, xã hội, con người và vũ trụ, nên
cây cau là tất cả mang trong mình có cả hoa đực và hoa cái. Cây cau là
nguyên mẫu vì hôn nhân là nguyên lỷ, đại diện cho cuộc sổng bất tận trong
con người và tự nhiên. Người Việt đã lẩy đó làm cơ sở. Cây cau là trụ cột, tụ
điểm trung tâm để mẳc cái “cần ” cho cuộc sổng, từ đây được tỏa đi và thu
vào” [8; tr.49].
Tình cau nghĩa ừầu là tình ca con người và tình ca đất nước. Trong vườn
trầu là cỗ máy nguyên - phân như cây cau trong cả một rừng trầu, mà phân
hoàn thì nguyên toại, từ đó mà nảy nở sinh sôi.
Nguyên lý Việt Nam nằm trong nguyên mẫu. Tìm hiểu rõ nguyên mẫu
thấy được nguyên lý của nó. Nếu cây cau là cây nguyên nhất, là trung tâm, là
nơi quy tụ và là nơi phát ra các tín hiệu thể hiện các vẻ, các mặt của cuộc sống
thì cũng chính nó lại mang nội dung nguyên lý dẫn đến ý nghĩa tổng quát Trầu
Cau.

1.1.2. Nguyên lý Việt Nam
1.1.2.1. Cây hiến sinh
Đối tượng cần tìm hiểu là nền văn hóa Việt Nam và sự hiểu biết về nền
văn hóa ấy. Người Việt Nam là thành phần của chủng loại con người, nên đối
tượng gián tiếp cần tìm hiểu là nền văn minh nhân loại. Hiểu cái chung và cái
riêng là hai mặt giống nhau và khác nhau đưa đến hiểu biết. Điều đó dẫn đến là
hai đối tượng đem so sánh nhau, đối chiếu nhau, có thể làm sáng tỏ vấn đề,
giúp cho chúng ta có thể hiểu được con người nói chung và người Việt Nam
nói riêng, đồng thời xác định được vị trí của văn hóa Việt Nam trong nền văn
minh nhân loại.
Mỗi nền văn minh đã qua đều để lại những túi hiệu ước lệ tàn dư, những
mật mã, nhưng cái chính là tìm được nguyên mẫu duy nhất của các tín hiệu,
quyết định các tín hiệu, quy vào một thể thống nhất. Nguyên mẫu là cái hình
thể bên ngoài chứa đựng cái nội dung nguyên lý bên trong: nguyên mẫu và
nguyên lý xoắn quyện, hòa nhịp với nhau làm một. Khi tinh thần tản đi, bay
hơi vào thời gian và không gian, thì chỉ còn lại hình thể bên ngoài.
“Ở 'Việt Nam, nguyên mẫu của giáo lý quan niệm và hiện thực là một
ngọn cau, cây Đỏ. Cây Đỏ này là cây đỏ máu, xứng đáng có một bản trường
ca. Máu là biểu tượng của sự sổng. Máu là nhiệt huyết, là hy sinh và là hy
8
vọng. Tìm nguyên mẫu là đi vào cái duy nhất và tỉnh thống nhất của đổi tượng
đó ” [8; tr.52].
Thử lấy một vài ví dụ ta có thể thấy như ở đồng bào thượng Tây
Nguyên, trên dãy Trường Sơn có tục, trong những dịp trọng đại (hội hè, hiếu
hỷ ) ừồng một loại cây có đốt như cây cau, gọi là Gơ Nơng và một số tên gọi
khác của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Người Việt và người Mường có từ
Cau lại có từ Nang, Nơng là từ gốc mà nếu thêm tiền từ gơ, pa, pi, mơ thì
thành gơ nơng, pơ nang, pi nung thể hiện nhiều tiếng của nhiều dân tộc để chỉ
cây cau, mà vẫn chỉ là nhiều dạng của một nguồn.
Ở trên nói về thanh, “về hình thì cột Gơ nang là một cây nêu, có đủ yếu

tổ của một cây cau với cột cỏ đốt, lá hình tua dài nhọn như lá cau,với các tàu
lá một lúm tỏa ra từ đỉnh ngọn ” [8; tr.53].
Đồng bào Thượng Tây Nguyên có tục buộc vào gốc cây này một con
trâu để hiến tế, đem đâm chết máu đỏ lòm. Máu được bôi lên cây nên được gọi
1
là cây Đỏ. Khi hình thành chữ viết, thì màu đỏ này có ý nghĩa là máu, biểu hiện
hiến sinh và hy sinh, được loan truyền toàn vùng Nam Á và Đông Á để được
ghi bằng chữ tượng hình là chữ “Châu” hay chữ “Chu” gồm có mộc là cây,
ngưu là ừâu, ý để nói màu đỏ máu là do cái chết của trâu. Màu đỏ ở trong
trường họp này là hình tượng tiền thân của chữ viết, chữ viết mang tinh thần
nguyên gốc của khái niệm. Cây đỏ được viết là “Châu”, thêm bộ mộc vào chữ
chu gồm nguyên tố: cây, trâu và màu đỏ, tức là trong bản thể có ba bộ phận:
mộc, ngưu và mộc, chữ do người Việt ở vùng sông Dương Tử tạo ra tín hiệu
tiền thân của hiến sinh trâu là người Yuê và người Lạc Việt.
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Chương cho rằng: “7 nghĩa trong lễ đâm trâu
như sau: con trâu là đổi tượng của người đi săn, nó có nhiệm vụ chết để nuôi
người, hy sinh cho người. Người đi săn thú vật rừng hung hãn cũng dũng
cảm như trâu, sẵn sàng đổ máu, chết vì nhiệm vụ, cho cộng đồng, được
ví như “Trâu” biểu tượng” [8; tr.54].
Giáo sư Nguyễn Ngọc Chương cũng giải thích cho chúng ta biết rằng: “Cộng
đồng nguyên thủy là do bà mẹ tổ mẫu quản lỷ. Cộng đồng được đại diện bằng
hình tượng tối cao, là mẹ Cau, ghi bằng cây cau hay chữ viết cau. Con trâu
đại diện cho người đi săn, những giới đàn ông, đổ máu bên gốc mẹ là mang ỷ
nghĩa xả thân cho cộng đồng, mang tín hiệu con cau ” [8; tr54].
Có thể nói “Cây đỏ (máu) là giáo ỉỷ bỏ mình (cho con người). Chết
không phải vì tự nhiên mà chết là vì tự nguyện, là biểu tượng của hy sinh.
Nguyên mẫu của máu ẩn nguồn nguyên thủy, sinh ra luồng tư tưởng bỏ mình vì
nghĩa, về sau, ở thời cổ đại, về mặt quân sự cũng như về tôn giáo, vẫn theo
luồng tư tưởng và biểu tượng cũ. Vì thể mà con trâu hay biểu tượng của đầu
trâu vẫn là thần tượng của dũng khí và hỷ xả ” [8; tr.54].

về mặt lịch sử, bóng dáng nguyên mẫu vẫn hiện diện. Ví dụ như ngưòi
Văn Lang và ở nước Văn Lang là những người mang nốt vằn của giáo đâm
(Văn và Lang đều có ý nghĩa là nốt vằn và nốt lang) dớm máu của hy sinh. Đây
là dấu ấn nhuốm trên mình các anh hùng sản xuất, quân sự và văn hóa. Người
Việt ngày nay vẫn còn mang tín hiệu đệm “văn” trong tên mình và vói ý nghĩa
như thế. Ngày nay và ngày hôm qua vẫn là một, tùy từng bối cảnh khác nhau,
sống và chiến đấu lúc nào cũng đòi hỏi sự hy sinh.
Người Việt Nam xưa có thể ý thức được nội dung của tên Văn Lang với
ý nghĩa đầy đủ, cho nên núi Trâu Sơn (Giếng Việt) được gọi là Võ Linh Sơn.
Chính trên cơ sở “võ” mà có “ninh” thời Hùng Vương, nơi đó người ta gọi là
Vũ Ninh hay gọi là Vũ Ninh Sơn, nơi địa đầu của Tổ quốc.
Khi mà tín hiệu còn thông dụng, như một cuốn thông sử, thì người ta ý
thức được biểu tượng một cách rành rọt. Nhưng về sau, xa rời nguyên mẫu,
quá trình biến hóa của thời gian, thì biểu tượng, truyền thuyết chỉ còn trong
10
tiềm thức mà thôi. Vói nền khoa học mới chủ động truy tìm vốn cổ, truyền
thống cũ thì tiềm thức có thể trở thành ý thức, huy động cả hàng nghìn năm để
xây dựng đất nước như thế. Tất nhiên dân tộc nào cũng có những anh hùng.
Nhưng dân tộc Việt Nam có cách làm riêng của họ, gọi là sắc thái dân tộc. Tên
họ có đệm chữ thì là để biết dòng nữ có nghĩa là con của cây thị tổ mẫu, cây thị
là cây “tử” cùng với cây dâu là cây “tang” là chỉ quê hương nơi chôn rau cắt
rốn của mình.
Trong “Búp sen xanh ” cổ nhiều lần nhắc đến gốc thị, gẳn chặt với tình
cảm nông thôn Việt Nam. Với đệm “thị” và “văn” chúng ta trở lại nguyên mẫu
cây cau gắn sừng. Tức là hai vế Tân và Lang, Trầu và Cau, nguyên mẫu vẫn
có phép mầu làm sáng tỏ những ẩn ỷ của các tín hiệu đã bọc kín từ lâu.
Nguyên mẫu như chiếc chìa khóa mở ra của ngõ của hiểu biết Cây cau, cây
thị, cây dâu thay nhau luân phiên vẫn là cây đỏ. Cây Cau, cây đỏ thực hiện
đức cả của hy sinh ” [8; tr.55 - 56].
Như vậy có thể nói rằng: “Máu” là sự sống thiên nhiên, “máu” là sự

sống xã hội. Có giáo lý cơ bản mới có con người đức độ. Quy tắc xã hội vẫn đổ
dồn vào nguyên mẫu. Mục đích tối cao của con người là rút ra tính chất của
con người, đặt con người lên tầng nhân phẩm, triết ra cái lõi nhân lý trong cuộc
sống nhân văn của họ.
1.1.2.2. Cây nguyên sinh và năng sinh
Để giải thích về cây nguyên sinh và năng sinh, Giáo sư Nguyễn Ngọc
Chương trong tác phẩm Trầu cau Việt điện thư có viết:
“Nguyên sinh là ngay lúc ban đầu khởi sáng ra, và từ đó có và cỏ mãi,
tiếp nổi chu kỳ những nấc đốt. Nguồn xuất ra cái ban đầu là Mẹ Đất. Cây
nguyên sinh là cây mọc ra từ lòng đất, và con người bám vào cây ẩy mà sổng.
Cây ẩy là tụ điểm và phát ra rộng và sâu, chiếm thời gian và không gian. Cây
ẩy cho chất bột để sống, yểm dừa mo cau để mặc. Cây cỏ cái cỏ đực, có hoa
11
cái hoa đực. Cây ẩy có đại thụ (cây to) và đằng la (cây leo) hai thứ xoắn nhau
là hôn nhân của cây, tức là tục lệ cưới cây, mà người Việt tạo nguyên lý Trầu
— Cau. Đất có chồng là Trời nên cây cau, cây trầu là Trời và Đất. Người lại
càng như thế. Cái nguyên sinh của cây, của người, của trời đất, của tạo hóa
đều bằng giới tỉnh. Mẹ đất cỏ trời nên sinh ra cây, sinh ra sinh vật, và trong
sinh vật cũng rõ nết tỉnh giao. Trầu cau là cây giới tỉnh của thiên nhiên tạo ra
con người, ra mọi thứ, và mỗi thứ mãi mãi nối tiếp nhau hôn - nhân như
những chu kỳ biểu hiện bằng đốt, nấc để sinh sản ra mãi mãi” [8; tr.57].
Từng ấy thứ đủ để nảy mầm, là mảnh đất để măng mọc, xuất phát ra tinh
thần, tình cảm, tư tưởng, tình yêu, tâm hồn, quê hương, là những thứ siêu cao
do cơ sở yật chất tạo ra lúc ban đầu.
Bên cạnh đó Giáo sư cũng có giải thích về năng sinh như sau: “Năng sinh là
bề dày, dải dài sáng tạo vật chất choán thời gian và không gian, làm cho
không gian và thời gian xuất hiện, về tinh thần đó là sự diễn xuất của nguyên
lỷ thành những hiện tượng muôn màu, muôn vẻ. Nếu vật chất là gốc rễ thì tinh
thần tình cảm là hoa thơm, quả mọng. Mục đích và nguyên nhân là hai yểu tố
của một điều ” [8; tr.57 - 58].

Đó là những đốt cau theo hình đứng của thòi gian nối tiếp và không gian
quay vòng của ữầu trên mặt phẳng là không gian. “Từ đó mà cỏ nguyên phân
của vận động trên bình diện vĩnh cửu và nhất thời của vật chất và tình thần” [8;
tr.58].
Đá là ngọc của đất, là nền của sông, quê của vạn vật, con dao sắc của kỹ
thuật đàu tiên, nên trầu cau mọc trên mảnh đất ngời sáng của quê hương đất
nước. Bởi cau, trầu, đá là những pháp bảo của nền tư tưởng Việt Nam. Cây
được coi là chuẩn mực bởi lẽ cây là điển hình của quy luật tự nhiên, do đó lại
là để thể hiện của xã hội. Chúng ta thường bắt gắp những nguyên tắc của tự
nhiên và xã hội như: “cơ bản”, “nhân quả”, “ngọn gốc”, “ngọn
12
ngành”, “chững chạc”, “quả chín”, “người”, “chỉn chắn”, “thị tộc” Cở sở trên
lại là do cây là chỗ dựa của đời sống thực tế con người. Con người đàu tiên
sống trên cây, lấy cây làm nhà, lấy tơ tằm, bông se làm áo, lấy bột báng làm
“cây lúa” để ăn, để chăn nuôi Vì thế người xưa mới coi cây là mẹ của người,
mới nảy sinh nhận thức tư tưởng dựa lưng vào cây cối.
Từ cây cau được móc nối trầu, đá, trời trăng, chị Hằng, chim phượng
rồng mây mà từ đó bật ra muôn ánh sáng hào quang, lung linh mà hòn ngọc
Kau-Stubla (của thần Visnu Rama là một hình thể trong vắt, đó là tình yêu như
một luống cây dài”.
1.1.2.3. Cây vũ trụ
Nguyễn Ngọc Chương cho rằng: “Cây Cau là cây nữ chúa của các loài
cây. Đó là cây mẹ của muôn loài. Tất cả đều dựa vào cây, cho nên là cây Ỷ -
La” [8; tr.59].
Mặt tròi “mọc” ta thường nói như vậy. Tức là mặt trời mọc như cây để
chiếu sáng. Chữ Đông là phía mặt trời mọc viết với chữ mộc là cây và ở thân
cây ấy là chữ nhật có nghĩa là mặt trời. Mặt trời buổi sáng đang mọc trên cây.
Mặt trời lặn như con cá theo làn nước bốc hơi do mặt trời chiếu xuống mặt bể,
hồ nước, sông ngòi thành mây mưa. Mưa là con sông thiên hà, mưa là thứ nước
từ trên ười đổ xuống rồi lại vì mặt ữời làm nóng, bốc hơi bay lên không gian.

Con cá là mặt ữời, là mưa, lên xuống, vòng quay của vũ trụ. Lên xuống của
Táo quân cũng dùng biểu tượng của con cá. Táo quân là vua bếp, là bếp. Bếp
có lửa đun nước thành nước mưa ừong nồi “oa”. Cá là sản phẩm của âm dương
(lửa nước), nên cá là lửa, là ười, là biển, là nước đại dương - là vận hành. Cá
treo treo trên cây nêu là cá vũ trụ quan vận hành và nhân sinh quan vận động,
biểu hiện chất liệu cơ bản gồm thực và sinh, cây và vật. Vì là thực sinh nên
phân công lao động tự nhiên theo giới: săn thú và hái lượm. Hiến sinh vật cho
cây như trên chúng ta đã đề cập đến là đức hy sinh cao cả. Cây
13
thể hiện cả vũ trụ và nhân sinh. Nguyên lý của việc lấy bếp và nồi làm vi mô để
nói lên vĩ mô vũ trụ của lửa và nước, âm và dương và đó là táo quân, là trầu
cau. Từ đó, Giáo sư Nguyên Ngọc Chương mới đưa ra ba sự giải thích về cây
cau là cây vũ trụ:
Thứ nhất, cây cau là cây vũ trụ vì đó là cây thẳng đứng để đo bóng mặt
trời, thu hút cả dạng hình của mặt trời từ lúc rạng đông, giờ ngọ, hoàng hôn,
như cả vũ trụ đều thu vào tụ điểm ấy. Con mèo dương tính trên mặt đất và con
chuột âm tính trong hang là trời trăng xoay vần bên cây cau, cho nên có câu đố
dân gian mà trẻ con thường hát.
Điều thứ hai kể đến, Cây cau là cây của qui luật nguyên - phân, của vũ
trụ. Cả một thân cây thẳng đứng là tổng thể, những đốt là các phân thể gộp lại
thành tổng thể như một cái thước đo. Cả thân cây là cuộc sống còn những đốt
nấc là những thế hệ, khoảnh khắc của thòi gian chu kỳ. Với con người là những
dị duệ của tổ tiên, nên cây cau là vật tổ. Những đốt, nấc giống như những
người ngồi xồm lên nhau, như chúng ta đã thấy khắc chạm những hình con
người ấy trên những cây tôtem ở Nam Dương và Thái Bình Dương. Qui luật vũ
trụ và nhân sinh quan xưa lại đồng dạng với nhau làm một. Đó cũng là đặc tính
Việt Nam.
Điều thứ ba trong quan niệm tròi - đất - người, thì cây cau ở trung tâm để
nói đến ữời trong cây đo bóng hút của trời và trăng: là đất vĩ mọc từ trong lòng
đất; là nhân vì cây cau là con người, như ba vị trong câu chuyện trầu cau, là

những người hóa thân thành cây, dây leo, thành đá để hòa đồng với trời đất.
Nhân sinh và vũ trụ đã luyến làm một trong vòng quay vũ trụ; mà cây cau là ký
hiệu [8, ữ.60 - 61].
Cây cau cho bột nhúc để ăn, sợi tơ “sa” và “la” để mặc, nhà sala để ở.
Cây cau là cây nguyên sinh, cây năng sinh, cây nguyên sáng, cây hiến sinh, cây
triết lý, cây tinh thần, tư tưởng, tình cảm, cây người và cây tiền tô tem,
14
cây lúa, cây nước Nói cách khác cây cau là cây một, là nguyên lý của muôn
loài mà người Việt lấy làm đại diện và gửi gắm nhận thức của mình vào đó, coi
như cái gì là sống trong thiên nhiên và con người. “Thật là sáng tạo và táo bạo!
Cây cau là cây Việt của người Việt. Nhìn bóng cây cau thấy điệu hồn người
Việt, có khi đó chỉ là một xúc cảm dường như tự nhiên” [8, tr61].
Con người nguyên sơ, đồng hóa cả vũ trụ với nhân sinh, thiên nhiên và
con người, là cái tổng hợp nhất nguyên, là cái một, nên trầu cau có ý nghĩa lớn
của quá khứ.
Trầu cau gắn chặt vói cuộc sống của con người, bởi lẽ, cây họ cau là cây
nuôi người bằng bột trong lòng cây, bột quang lang, bột Sa Gô, bột báng, bột
nhúc khi chưa phát hiện ra cây lúa nước. Sợi cây làm áo, mo cau yếm dừa thô
sơ dẫn đến nghề dệt the Sa mỏng, lụa La mượt.
Cây cau còn là biểu thị hôn nhân của tình cảm và xã hội. Cây thể hiện
Đạo và Đức. Đạo là vũ trụ quan, vĩ mô thiên nhiên. Đức là nhân sinh quan hỷ
xả, hiến sinh. Trầu cau thể hiện cái “Đức” là ba người cùng sống, cùng chết,
thể hiện cái Đạo là họ cùng đi vào vĩnh cửu, vĩnh hằng.
Nói tóm lại, Cây cau, trong trầu cau là ngọn cây xanh tươi, vươn lên
ữong cuộc sống, ừong không trung bao la, hòa với khí trời, mây nước, trong
sáng, thể hiện tuần hoàn thời gian
Trầu cau thể hiện cuộc sống, một cây mang ừong mình nhựa sống, với
hoa thơm quả mọng. Dù trải qua bão tố, phong ba nhưng trầu cau vẫn vững
trãi, như thạch trụ, là tảng đá bền gan, thử thách, mà tất cả đều hướng tới, như
cái nguyên nhất của cuộc đời. Và trong mình thân cau mang cái sống vật chất,

âm ỷ tinh thần và tâm hồn, như hoa cau vàng óng, thoảng hương thơm.
1.2. HÌNH TƯỢNG TRẦU CAU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN
Từ bao đời nay, người Việt kể truyện trầu cau, lá trầu, đá, vôi, một
nguồn dân ca, ca dao sôi nổi, đằm thắm xung quanh miếng trầu đã sinh sôi,
15
nẩy nở mãi phản ánh tình sâu nghĩa nặng của lòng người Việt Nam gắn bó vói
nhau.
1.2.1. Trầu cau trong câu truyện cỗ dân gian
Truyện Trầu - cau - vôi của người Việt có chủ đề ca ngợi tình vợ chồng
chung thủy, tình anh em hòa thuận, đồng thời cũng phản ánh xã hội xưa. Trong
số những câu truyện kể dân gian về trầu cau có chủ đề ca ngợi tình cảm vợ
chồng thủy chung, anh em hòa thuận, thì câu truyện Trầu - cau - vôi là một
trong những câu truyện thể hiện rõ nét nhất.
Truyện đã xây dựng lên ba nhân vật là Tân, Lang và Xuân Phù, ba nhân
vật đại diện cho mối quan hệ tình cảm anh em, YỢ chồng. Cũng từ ba nhân vật
trên mà tác giả dân gian đã rất khéo léo để xây dựng lên tình huống Xuân Phù
ôm nhầm em chồng và khi người chồng biết được sự tình đã nảy sinh sự nghi
ngờ đối với Lang, nhận thấy sự lạnh nhạt của Tân đối với mình, Lang buồn tủi
và bỏ nhà ra đi Từ đây ta có thể thấy được tình cảm anh em, ruột thịt đang
ngày một rạn nứt bởi sự nghi kỵ và hiểu nhầm. Đối với người anh, sau khi thấy
người em bỏ nhà ra đi tối không thấy về liền đi tìm em và cảm thấy hối hận vì
đã hiểu nhàm em. Khi thấy hai người ra đi không về, người vợ cũng đi tìm. Tác
giả dân gian đã không dùng kiểu kết thúc có hậu theo hướng anh em gia đình
sum họp, hòa thuận như xưa. Bởi cách kết thúc đó không thực tế. Nếu người
anh tìm được em, liệu người em có chịu về ở chung, mà nếu về thì sự khó xử
vẫn cứ xảy ra. Nếu hai anh em về ở với nhau thì người phụ nữ phải ra đi, nếu
yậy thì không những người anh buồn mà người em cũng sẽ áy náy, không yên.
Sự va chạm, nghi kỵ, hiểu nhàm là một thực tế khó có thể tránh khỏi trong mối
quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, tác giả dân gian cũng không lỡ để cho họ chia lìa mà cho họ

hóa thân ở gần nhau hơn, ôm ấp, quấn quýt nhau, thành một biểu tượng đẹp đẽ
về tình cảm anh em, YỢ chồng. Tác giả đã xây dựng cho cây trầu (sự hóa
16
1
thân của người yợ) leo lên ôm lấy tảng đá (sự hóa thân của người chồng) để
biểu hiện tình cảm YỢ chồng thủy chung, gắn bó. Có nhiều bản ghi chép về
truyện Trầu cau lại cho rằng ngưòi chồng hóa thân thành cây cau, còn người vợ
thì hóa thân thành cây trầu, cây trầu quấn quanh cây cau điều này cũng đúng
bởi như chúng ta đều biết rằng các câu truyện dân gian đều được nhân dân
truyền miệng nên có đôi chút bị sai lệch so với bản gốc. Cũng chính vì chi tiết
dây trầu quấn quanh thân cau mà Nguyễn Xuân Lạc đã viết trong cuốn sách
“Giảng văn học dân gian ” cho rằng: “Dây trầu quẩn quanh thân cau vừa mang ỷ
nghĩa âu yếm trong tình cảm vợ chồng, vừa biểu thị người chồng là trụ cột của gia
đình ”. Dù mỗi bản ghi chép có sự khác nhau nhưng điểm chung của các bản
ghi chép đó đều thể hiện tình cảm anh em, tình cảm vợ chồng gắn bó thủy
chung.
Trầu - cau - vôi hòa làm một thành vị cay nồng ấm áp, màu đỏ tươi như
tình máu mủ anh em, tình vợ chồng nồng thắm. Bên cạnh nhân vật Tân và
Xuân Phù, trong truyện tác giả còn xây dựng một hình tượng nhân vật hết sức
độc đáo đó là nhân vật Lang (người em).
Nhân vật người em là một nhân vật nhạy cảm trong mối quan hệ anh em,
yợ chồng ừong gia đình thị tộc, gia đình lớn trong đó có các thế hệ sống cùng
với nhau. Nhân vật người em là phép thử nghệ thuật để đo tấm lòng thân thiết
ruột thịt giữa anh và em, tình cảm thủy chung giữa vợ vói chồng. Nếu em bỏ
nhà ra đi mà anh không đi tìm thì rõ ràng anh không còn thương em, chồng bỏ
đi mà vợ không đi tìm là vợ không còn yêu chồng. Dù trải qua sự hiểu nhầm,
nghi kị, ghen tuông hoặc có những biến động trong đời sống tình cảm gắn bó
keo sơn giữa anh em, YỢ chồng không gì lay chuyển được. Trong hình ảnh tự
nhiên cũng vậy, tảng đá vôi là mối liên kết, chất xúc tác kết liền ưầu cau thêm
nồng thắm, nếu chỉ có trầu cau mà không có vôi thì thật là nhạt nhẽo, vô vị.

2
Nếu có trầu mà không có cau thì thiếu sự mặn nồng. Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đc
đi vào câu ca dao:
“Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”.
“Từ hình ảnh trầu - cau - vôi, tác giả liên hệ đến mối quan hệ xã hội:
Sự nồng ấm ẩy chỉ có trong moi quan hệ vợ chồng, anh em ” [16]. Cũng chính
từ hình ảnh Trầu - cau — vôi, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa
thiên nhiên với tục ăn trầu của người Việt xưa. “Họ đã rất khéo léo để lồng
ghép đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên, vào câu chuyện phong tục, và đã kết
thúc bằng việc đồng nhất các quan hệ tình cảm của ba con người với sự hài
hòa của thiên nhiên ” [16].
Thông qua câu chuyện “Trầu cau” để lý giải về tục ăn trầu của ngưòi
Việt, tác giả dân gian muốn ca ngợi tình cảm thắm thiết thủy chung gắn bó keo
sơn giữa yợ chồng, anh em trong một gia đình và đó cũng là lối sống tình nghĩa
của người Việt. Dù có ừải qua sự thay đổi mô hình xã hội thì mối quan hệ cốt
lõi vợ - chồng, anh - em vẫn mặn nồng, ừong sáng, thủy chung. Hình ảnh trầu -
cau - vôi mãi mãi là biểu tượng đẹp của tình anh em, vợ chồng. Đó là lý do vì
sao truyện Trầu - Cau - Vôi vượt qua thử thách của dân gian còn lại đến ngày
nay. Trong tâm trí dân gian, miếng ữầu không chỉ “là đầu câu chuyện ”, miếng
ữầu chủ yếu là tình, là nghĩa gắn bó keo sơn, không chỉ trong đạo vợ chồng,
nghĩa anh em mà rộng ra là một mối quan hệ giữa những người lao động. Sức
mạnh của tình cảm ấy tạo nên tính bền vững của cốt truyện.
1.2.2. Trầu cau trong ca dao - dân ca
1.2.2.1. Trầu cau trong ca dao
Trầu cau trong ca dao, trong sinh hoạt dân ca, khâu mòi trầu tuy đã có
đặc điểm riêng về nội dung và hình thức của một chặng hát dân gian, ở nhiều
vùng đã thể hiện được những tình cảm sâu sắc, nhưng chưa có tầm khái quát
18
2
cao. Phải đến khi nền thơ ca dân gian phát triển, giữa thơ ca dân gian và văn

học thành văn có mối quan hệ qua lại, thơ ca dân gian gắn bó mật thiết hơn với
các loại hình văn học dân gian khác, hình tượng trầu - cau - vôi thật sự khái
quát được những tình cảm sâu sắc của tâm hồn người Việt. Khi sự giao lưu văn
hóa giữa các vùng được mở rộng, những câu ca đặc sắc không còn là của riêng
một vùng nữa, chúng ta có được những giá trị tinh thần chung đậm đà, phong
phú. Hình tượng trầu - cau - vôi là một hình tượng đặc sắc trong hệ thống hình
tượng thơ ca dân gian.
Dây trầu hình ảnh người con gái, cây cau hình ảnh người con ừai, đôi
hình ảnh hết sức quen thuộc của thơ ca dân gian. Nếp cảm nghĩ toát ra từ hình
tượng trùng hợp vói những mong ước trong truyện kể thần kỳ Trầu - cau - vôi.
Ước mong sum họp, đoàn tụ là ước mong tha thiết nhất của nhân dân mà thơ ca
dân gian đã thể hiện qua nhiều hình ảnh cụ thể.
Cũng cảm xúc ấy nhưng tinh tế hơn biểu hiện ở mầu sắc trầu cau tượng
trưng cho sự hài hòa tương xứng trong tình vợ chồng:
“Trầu vàng sánh với cau xanh,
Duyên em xứng với tình anh tuyệt vời Thơ ca dân gian phản
ánh được những tâm tư thầm kín trong tình cảm thanh niên nam nữ ở nông
thôn. Không bị những luật lệ của xã hội phong kiến gò bó, hình ảnh trao ữầu
trong thơ dân gian khái quát được mối quan hệ gắn bó giữa những lứa đôi, thể
hiện tình cảm lành mạnh của tuổi trẻ.
“Hai ta sang một con đò Trông cho vắng khách frao cho miếng trầu Kín đáo, tế
nhị là phong cách biểu hiện tình cảm của người Việt. Chắt
lọc trong nguồn dân ca, những hình ảnh trong thơ được mài
rũa tinh vi và nghệ thuật điêu luyện rõ rệt. Hình ảnh
trao ữầu tượng trưng lòi hẹn ước, gửi gắm niềm tin:
2
“Giơ tay trao một miếng trầu,
Lòng tin gửi lại cho nhau ỉt nhiều ”.
Lòi hứa một khi thể hiện ở cách cấu tạo hình tượng không chỉ dừng lại ở
lời ca tự sự thường có tác dụng gợi cảm sâu sắc:

“Từ ngày ăn miếng trầu trao Miệng ăn môi thẳm ngày nào cho quên ỉ ”
Hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian chủ yếu thể hiện lòng
chung thủy trong tình yêu nam nữ, trong quan hệ vợ chồng. Nhưng dần dần ý
nghĩa mô tip miếng trầu trong thơ được mở rộng thể hiện tình nghĩa ừong mọi
mối quan hệ giữa người lao động. Khi người ta nhắc nhau:
“Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ấn thì đã vậy lẩy gì trả ơn! ”.
Thì không còn chỉ là tình nghĩa vợ chồng, tình yêu trong gia đình nữa
mà đặt những vấn đề rộng hơn.
Trầu cau còn gắn bó thân thiết với đời sống tâm tư, tình cảm của con
ngưòi, sự gắn bó đó đến độ mỗi khi họ nhìn một người nào, nghĩ đến một điều
gì, họ thường có thói quen liên tưởng, so sánh để cảm nhận về người đó,
chuyện đó qua những hình ảnh, hương vị, mầu sắc của trầu cau, hay những vật
dụng liên quan tới ưầu cau. Sự ví von này rất tài tình, khiến cho những vấn đề
dù tế nhị đến đâu cũng ừở thành rõ ràng trong sáng, đôi khi còn dí dỏm và sâu
sắc nữa.
Trong bài viết về “Trầu cau ừong đòi sống văn hóa dân tộc” của Giáo sư
Phạm Thị Nhung cũng đã viết về người phụ nữ với cái nhìn dí dỏm, hài hước
qua những câu ca dao như:
Như nói về nhan sắc của người thiếu nữ, khi vào độ mơn mởn, xinh tươi,
hấp dẫn, thì quả là đúng thời “cau non vừa độ hái”:
“Vào vườn hái quả cau non
20
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên Hai má có hai đồng tiền Càng non
càng đẹp, càng nhìn càng ưa ”
Cô gái nào có vẻ mặt bầu bĩnh dễ thương thì lá trầu nõn vàng, hình trái
tim tròn ừịa, duyên dáng, sẽ là một hình ảnh diễn tả thú vị:
“Trầu vàng nhỏ lá, rau giẩp cá nhai giòn Khéo
khen phụ mẫu sinh em mặt tròn dễ thương”.
Nếu nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ, người xưa thường chia làm hai

loại, có vẻ đẹp ngoan hiền, và có vẻ đẹp sắc sảo, dù cho là vẻ đẹp nào trong hai
vẻ đẹp đó thì cũng được người xưa ví von rất khéo léo,vẻ đẹp ngoan hiền được
người xưa ví von:
“Trầu lên nửa nọc trầu vàng Đội an phụ mẫu sinh nàng dễ thương”
Còn có vẻ đẹp sắc sảo thì được ví:
“Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em biếc như là dao cau ”
Đối với những người phụ nữ lấy chồng, đã có con, tuổi đời đã chín,
nhưng nếu nàng biết cách điểm trang khéo léo thì ai dám bảo là không đẹp
“Cau già, dao sắc lại nhọn Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưa ”
Không chỉ có vẻ đẹp của người thiếu nữ mới được ví von với cánh trầu
quả cau qua đôi mắt hài hước, dí dỏm của người xưa mà nó còn xuất hiện qua
những câu ca dao về hạnh phúc tình yêu, hôn nhân. Có rất nhiều trường hợp về
tình yêu trai gái được ca dao ví von, lột tả rất thật và hài hước, nhưng trường
họp trai gái vừa nhìn mặt nhau đã ưng liền, hợp liền, khác nào “con dao vàng
rọc lá trầu vàng”. Người ta bảo đó là “diện cảm thường tình” hay “phải lòng
mặt” rồi. Trường hợp này thì đố tránh khỏi cảnh mắt đi, mày lại:
21 “Con dao vàng rọc lá trầu vàng Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa ”
Trong thời gian yêu đương, người con trai thường thực tế, luôn luôn áo
ước được gần gũi với người thương của mình:
“Ước gì anh hóa ra cơi Đe cho em đựng cau tươi, trầu vàng”
Trong khi đó ngưòi thiếu nữ lại ưa mơ mộng, hay tơ tưởng tói những
chuyện hạnh phúc, tình nghĩa còn xa vời:
“Trầu xanh, cau trắng, chay hồng Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên ”
Lại nói đến chuyện hẩm hiu, nếu chẳng may người thiếu nữ đã đến tuổi
trâm cài, lược giắt, má phấn môi son mà vẫn chưa có đối tượng thương yêu thì
tránh sao khỏi buồn tủi cho số phân:
“Cau non, trầu lộc mỉa mai Da trắng, tóc dài đẹp với ai đây?
Đêm đêm nàng nhìn chăn, nhìn chiếu mà than thầm cho cảnh ngộ cô đơn,
bóng chiếc của mình:
“Có trầu, cỏ vỏ, không vôi Có chăn, có chiểu, không người nằm chung”.

Còn những người con gái đã từng được yêu, nay vì gặp cảnh trắc trở
không lấy được người thương mới càng muộn phiền, đến nỗi chẳng còn thiết
làm gì nữa như câu ca dao này:
“Yêu nhau chẳng lẩy được nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau
để già Lại còn những người bị phụ tình, “Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi”, hạnh
phúc chung đôi là thế mà giờ đây phải xa lìa nhau:
“Bây giờ anh bắt gặp nàng
22
Hỏi sao lá ngọc, cành vàng xa nhau?
Xa nhau, ta mới gặp nhau,
Khỉ xưa ta vẫn ăn trầu một cơi Đối vói những người phụ nữ lấy
chồng, gặp phải chồng hèn không xứng đôi vừa lứa, kém bạn kém bè cũng cảm
thấy buồn đến hao mòn thể xác:
“Hai tay sách nước tưới trầu Trầu bao nhiêu lá, dạ sầu bẩy nhiêu.
Trầu vàng ăn với cau sâu Lẩy chồng kém bạn nhưng rầu mà hư”.
Nhiều người phụ nữ khác lại không chịu nổi nỗi cay đắng của cảnh gia
đình nay hợp mai tan, tình duyên trỏng trảnh, chẳng có gì bền vững; thôi thì

×