Chương 3. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG
NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT CARRAGEENAN
(Carrageenophytes)
1. RONG HỒNG VÂN EUCHEUMA
1.1 Đặc điểm sinh học
1.1.1. Phân loại và phân bố
1.1.2. Hình thái cấu tạo.
1.1.3. Sinh sản và vòng đời
1.2. Kỹ thuật nuôi trồng
1.2.1. Lựa chọn vị trí
1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng
1.2.3. Các mô hình trồng
1.2.4. Chăm sóc quản lý.
1.2.5. Thu hoạch và sơ chế
2
.
RONG
SỤN
KAPPAPHYCUS
(nt)
.
BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT SẢN XUẤT RONG BIỂN
Trồng rong sụn
1. RONG HỒNG VÂN EUCHEUMA
1.1 Đặc điểm sinh học.
1.1.1. Phân loại và phân bố (1).
Hệ thống phân loại:
Ngành Rhodophyta
Lớp Florideae
Bộ Gigartinales
Họ Solieriaceae
Giống Eucheuma
1.1.1. Phân loại và phân bố (2).
Danh pháp:
Ban đầu, Eucheuma là loài thuộc giống Fucus với tên gọi Fucus
denticulatus Burman 1768.
Năm 1847, Agardh tách từ giống Fucus ra một giống mới với tên
gọi Eucheuma, gồm 7 loài.
Năm 1989, dựa vào thành phần carrageenan, người ta tách từ
giống Eucheuma thêm một giống mới là Kappaphycus. Hiện nay
có 24 loài thuộc 2 giống này trên thế giới.
Phân bố:
Rong phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Á, tập trung nhiều
trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Philippines và
Indonesia.
Eucheuma thích nghi với độ mặn cao trên 30 ppt; khoảng nhiệt
độ từ 20 - 30
o
C; độ trong lớn, ánh sáng mạnh và mức độ luân
chuyển nước trung bình (từ 20 - 40 m/phút).
1.1.2. Hình thái cấu tạo (1).
Hình thái:
– Cơ thể lớn, có thể đạt khối
lượng trên 1kg.
– Rong thường có màu xanh
đến nâu đỏ, trong và giòn
dễ gãy, da rong bóng đẹp.
Trên thân rong có nhiều nốt
sần.
– Hình thái rong có nhiều thay đổi tùy theo môi trường
sống. Các nhánh rong có thể có dạng bò hoặc thẳng tùy
theo khu vực phân bố
1.1.2. Hình thái cấu tạo (2).
Cấu tạo (1).
Đây là giống rong đỏ đa trụ, có nhiều tế bào giả
nhu mô.
– Thân:
1.1.2. Hình thái cấu tạo (3).
Cấu tạo (2).
– Cystocarp:
1.1.3. Sinh sản và vòng đời
Sinh sản:
Trong tự nhiên, Eucheuma chủ yếu sinh sản theo hình thức vô tính
và hữu tính.
Trong nuôi trồng, nguồn giống chủ yếu được nhân lên theo hình
thức sinh sản sinh dưỡng.
Vòng đời:
Cây bào tử và cây giao tử của Eucheuma xuất hiện luân phiên trong
vòng đời. Cây bào tử bốn thành thục (2n) sinh sản (giảm phân)
cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cây
giao tử cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây
giao tử cái hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh, cystocarp sẽ
được hình thành trên cây giao tử cái. Ở giai đoạn chín muồi, bào
tử quả (2n) được phóng ra từ cystocarp và phát triển thành cây
bào tử bốn.
Vòng đời Euchuma
1.2. Kỹ thuật nuôi trồng
1.2.1. Lựa chọn vị trí.
Chọn nơi có sự trao đổi nước tốt nhưng tránh được
sóng gió lớn và xa nguồn nước ngọt.
Đáy cát, cát đá, có san hô càng tốt.
Với mô hình nuôi dàn bè cần chọn nơi có độ trong
lớn hơn 5m.
Độ sâu ít nhất là 1m.
Độ mặn trên 30ppt.
Ít rong tạp, đặc biệt là bọn Hypnea, Laurentica,
Corallina, Caulerpa, Turbinaria,… Ít địch hại như bọn
cầu gai, sao biển, cá dìa,…
1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (1).
Chuẩn bị cây giống:
Chọn cây rong khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Nếu được
thì lấy rong tại chỗ, nếu không thì phải vận chuyển.
Vận chuyển trong thời gian dài, thỉnh thoảng phải nhúng
rong vào nước biển; xếp rong thoáng khí và khi đến vị trí
nuôi trồng phải đưa rong vào ngay nước biển.
Sau đó, cắt rong thành từng đoạn; công việc này nên
được tiến hành vào buổi sáng. Một kg rong được cắt
thành 80 – 100 đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng 10 – 12,5g.
Buộc từng nhánh rong vào dây giống bằng dây nhựa
mềm theo kiểu thắt nơ. Nhúng cây rong mới buộc xong
vào nước biển để giữ rong tươi khỏe.
1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (2).
Chuẩn bị vật liệu nuôi trồng:
Dây giống: có thể sử dụng các vật liệu như
dây cước, dây polyethylene hoặc dây nhựa
dẹp.
Dây buộc giống: dây nhựa mềm hoặc dây
cước.
Vật liệu nâng đỡ: tre, cọc đước, thanh thép
hoặc dây polyethylene.
Phao: có thể dùng thùng phuy, phao nhựa,
phao xốp hoặc chai nhựa rỗng.
1.2.3. Các mô hình trồng (1).
Trồng theo phương pháp dây đơn ngang cố định:
vốn đầu tư thấp, dễ thực hiện nhưng không mang tính
thâm canh cao
– Công trình:
– Kỹ thuật ra giống:
1.2.3. Các mô hình trồng (2).
Trồng theo phương pháp bè dây đơn.
1.2.3. Các mô hình trồng (3).
Phương pháp bè dây ghép
1.2.4. Chăm sóc quản lý (1).
Công việc chăm sóc được tiến hành hàng
ngày, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho rong
sinh trưởng.
Thời điểm thích hợp nhất cho việc chăm sóc là
khi nước triều xuống với phương pháp dây đơn
ngang cố định và khi vùng nuôi ít sóng gió với
phương pháp bè dây ngang.
Cũng cần phải chọn những phương tiện chăm
sóc phù hợp với đặc trưng của từng vùng nuôi.
1.2.4. Chăm sóc quản lý (2).
Các yếu tố môi trường nước phải nằm trong giới hạn
thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rong.
Vệ sinh rong
Kết hợp với vệ sinh rong là việc theo dõi, kiểm tra và
tu sửa khi cần thiết hệ thống nuôi trồng.
Có biện pháp cách ly và xử lý hiệu quả khi dịch bệnh
xảy ra trên rong.
Đánh bắt cá ăn rong và diệt trừ địch hại của rong
trong vùng nuôi.
1.2.5. Thu hoạch và sơ chế (1).
Thu hoạch:
Tiêu chuẩn thu hoạch: khối lượng tối thiểu cây
rong là 1 kg.
Thời gian: tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của
cây rong trong điều kiện sinh thái đặc thù của vị
trí nuôi trồng.
Tiến hành: thu toàn bộ rong và trồng lại bằng
những đoạn rong mới.Những cây rong tốt nhất
được giữ lại làm giống cho vụ sau.
1.2.5. Thu hoạch và sơ chế (2).
Sơ chế:
Cây rong được rửa sạch, loại bỏ rong tạp, động
vật,… Sau đó được phơi dưới ánh sáng mặt trời
cho đến lúc khô, tránh bị ướt do mưa.
Nếu trời nắng, rong có thể chỉ cần phơi trong 2 –
3 ngày để đạt được độ ẩm 40%. Rong khô được
bó chặt trong những túi nhựa và bảo quản nơi
khô ráo trước khi chuyển đi tiêu thụ.
Hiện nay, Eucheuma được bán dưới 4 dạng:
rong nguyên liệu khô, miếng nhỏ được xử lý
kiềm, bột sơ chế, và carrageenan nguyên chất.
Hai dạng sau đang được chuộng trong thương
mại quốc tế.
Trồng rong sụn giảm nghèo
2. RONG SỤN KAPPAPHYCUS.
2.1. Đặc điểm sinh học.
2.1.1. Phân loại và phân bố.
Hệ thống phân loại:
Ngành Rhodophyta
Lớp Florideae
Bộ Gigartinales
Họ Solieriaceae
Giống Kappaphycus
Danh pháp:
Năm 1989, dựa vào thành phần carrageenan người ta tách từ
giống Eucheuma thêm một giống mới là Kappaphycus. Theo đó,
lượng carrageenan được chiết xuất từ Kappaphycus chủ yếu là
kappa - carrageenan.
Hiện nay có 24 loài thuộc 2 giống này trên thế giới.
2.1.1. Phân loại và phân bố.
Phân bố: Rong phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, có nhiều ở vùng Tây
Thái Bình Dương mà đặc biệt là ở Phillipines và Indonesia. Đây là loài
rong phát triển mạnh trên nền rạn nơi có chất đáy cát - san hô, có lưu
chuyển nước ở mức trung bình, và thuộc vùng trung triều đến dưới
triều.
Rong sụn Kappaphycus alvarezii hiện trồng tại Việt Nam là loài rong biển
nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippines, được Phân viện Khoa học Vật
liệu tại Nha Trang nhập nội và trồng từ tháng 2 năm 1993.
Độ mặn: độ mặn cao và tương đối ổn định, tốt nhất là từ 30 ppt trở
lên.
Dòng chảy: Tốc độ dòng chảy thích hợp nhất đối với rong sụn là
từ 20 – 40 m/phút.
Nhiệt độ: từ 20 đến 30
o
C, thích hợp nhất là từ 25 đến 28
o
C
Cường độ ánh sáng: trong khoảng 30.000 – 50.000 lux.
Muối dinh dưỡng: phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ
nước.
2.1.2. Hình thái cấu tạo.
• Cơ thể rong sụn có
cấu tạo đa trụ.
• Màu rong có thể là
xanh lục hoặc nâu
đỏ.
• Hiện có nhiều dạng
khác nhau được
nuôi trồng
2.1.3. Sinh sản và vòng đời (1).
Sinh sản:
trong tự nhiên, rong sụn sinh sản chủ yếu theo phương thức vô
tính và hữu tính.
Trong nuôi trồng, nguồn giống chủ yếu được nhân lên theo hình
thức sinh sản sinh dưỡng.
Vòng đời:
cây bào tử và cây giao tử xuất hiện luân phiên trong vòng đời.
Cây bào tử bốn thành thục (2n) sinh sản theo hình thức giảm
phân cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử
đực và cái.
Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái
hình thành túi trứng.
Sau khi thụ tinh và cystocarp được hình thành trên cây giao tử
cái, bào tử quả (2n) được phóng ra và phát triển thành cây bào
tử bốn.