Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.8 KB, 2 trang )
Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa
September 17, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
Câu ca có hai nhân vật trữ tình đốì lập nhau: chàng trai và cô gái. Về nhân vật thứ nhất, có thể có nhiều cách hiểu. Người thì cho
đấy là một chàng trai đã từng thầm yêu cô gái, nhưng lại chậm nhận lời, lỡ bước, nay cô đã có chồng và cuộc trò chuyện hiện tại
chỉ là cách để anh “bộc lộ sự nuối tiếc, thiết tha và bất lực, để bày tỏ tình yêu và nỗi buồn cùng cô gái”. Người thì cho đây là một
chàng trai gặp gỡ và đem lòng yêu cô gái vào lúc đả muộn – cô đã có chồng, do vậy anh “rơi vào tình trạng thất tình ngay khi
tình yêu mới nảy nở”. Nếu quả thế thì cái hành vi có vẻ khó hiểu của anh ta (hết “trèo lên cây bưởi” lại “bước xuống vườn cà”,
vào vườn cà lại chẳng thể hái hoa cà mà đi tìm nụ tầm xuân, chẳng rõ nụ tầm xuân lúc đó đích thực màu trắng hay hồng, chỉ biết
anh nhìn thấy nó như có màu xanh biếc) chỉ là biểu hiện của tâm trạng bối rối, không có chủ định do mình đem lòng yêu một cô
gái đã có chồng. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng rõ là ở người con trai chỉ có nỗi buồn tiếc, cho dù có xót xa đi nữa, bởi lẽ
anh vẫn còn tự do, vẫn còn nhiều cơ hội để yêu trong những mối tình khác. Trọng tâm diễn tả của bài ca nằm ở phần lời của cô
gái (ngay số câu thơ đã thể hiện điều đó: sáu câu so với bốn câu của chàng trai). Ở đây không chỉ có nỗi buồn tiếc vì cuộc gặp gỡ
muộn mằn này mà, quan trọng hơn, còn có cả nỗi tuyệt vọng: Cô đã có chồng. Điều đó có nghĩa là cô không chỉ tuyệt vọng trong
mối tình này của chàng trai này – chàng trai đang bối rối tỏ tình trước mặt cô đây, cô còn, sè còn phải tuyệt vọng trong bất cứ mối
tình nào khác. Hình ảnh “lá trầu cay” giá chỉ ba đồng (loại trầu lá đã già thì giá phải thấp) ẩn dụ cho sự tự đánh giá khiêm nhường
của cô xuất hiện đúng vào lúc này, trong sự đối sánh trớ trêu giữa tình cảnh “bây giờ” bị lệ thuộc, với quá khứ của “những ngày
còn không”, đã nói lên nỗi đau đớn trong tuyệt vọng của nhân vật trữ tình. Nỗi tuyệt vọng đến đau đớn ấy được cô gái diễn tả
bằng một câu hỏi: “Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?” chất đầy tâm trạng. Trong cái câu hỏi tưởng như chỉ xoáy vào
lòng chàng trai, thật ra còn xoáy (và xoáy mạnh hơn, sâu hơn, đau hơn) vàỡ chính lòng cô gái, chúng ta nhận ra tình cảnh hiện tại
của cô. Hình ảnh “chim vào lồng”, “cá cắn câu” được láy đi láy lại theo trật tự đảo ngược cho thấy nỗi đau của cô gái sâu đến
mức nào. Hình ảnh Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra đã dồn nén cả niềm tiếc nuối thuở còn tự do, cả
tâm trạng đau khổ, rối bời, cả thái độ vừa là cam chịu, vừa là biết hi sinh những nhu cầu tình cảm cá nhân cho hạnh phúc, sự êm
ấm của gia đình hiện giờ mà chỉ cần một chút vị kỉ của cô cùng đủ làm tan vỡ.
Nhà thơ Trung Hoa Trương Tịch, đời Đường có viết bài “Tiết phụ ngâm” thật hay:
Chàng hay em có chồng rồi
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành
Vấn vương những cảm mối tình
Em đeo trong áo lót mình màu sen
Nhà em vườn ngự kề bên
Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang