Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 2 trang )
Bình giảng Bài phát biểu đọc trước mộ Mác của Ăng ghen
September 21, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Bình giảng Bài phát biểu đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen.
Mác và Ăng-ghen là người Đức, đôi bạn chiến đấu chí thân gần suốt bốn mươi năm trời, từ năm 1844 đến năm 1883, khi Mác
qua đời.
Ngày 14/3/1883, Mác mất. Trong lễ mai táng, Ăng-ghen đã thay mặt bạn hữu và đồng chí chiến đấu nói lên lời vĩnh biệt. Bài
phát biểu của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác được nhiều người coi như một bài điếu văn.
Bài phát biểu của Ăng-ghen gồm có ba ý lớn: giờ phút thiêng liêng Mác ra đi và sự trống vắng mà Mác để lại; ca ngợi những
cống hiến to lớn của Mác về triết học, về cách mạng; hàng triệu người trên thế giới tiếc thương Mác.
Mở đầu bài phát biểu, Ăng-ghen trình bày ngày giờ Mác qua đời, đó là chiều ngày mười bốn tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười
lăm phút, năm 1883. Ăng-ghen dùng cách nói giảm, cách so sánh tăng cấp để nén bớt nỗi xúc động đau thương và biểu lộ niềm tự
hào đối với Mác: "… nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ, ông ngủ thiếp đi thanh
thản trên chiếc ghế bành – nhưng là giấc ngủ ngàn thu", “con người đó ra đi là một tổn thất lớn không sao lường trước được… rồi
đây người ta sẽ cảm thấy trổng vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”.
Ăng-ghen dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất để tôn vinh Mác: “nhà tư tưởng vĩ đại nhất, bậc vĩ nhân”. Thật không có cách nói nào
trang trọng hơn, cảm động hơn cách nói của Ăng-ghen trong giờ phút thiêng liêng vĩnh biệt người bạn chiến đấu thân thiết thủy
chung của đời mình.
Tiếp theo, Ăng-ghen phân tích, đánh giá, ngợi ca những cống hiến to lớn của Mác. Lúc thì ông dùng cách nói tăng cấp, lúc thì
ông dùng cách so sánh tương phản đối lập, lúc thì dùng cách liệt kê, rất biến hóa, chặt chẽ và biểu cảm.
Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.
Mác đã chỉ rõ kinh tế là hạ tầng cơ sở. Con người ta trước hết cần ăn, mặc, ở… rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học,
nghệ thuật, tôn giáo… các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật, tôn giáo của một dân tộc, một thời đại chỉ có
thể phát triển từ việc sản xuất, từ một nền kinh tế nhất định.
Cống hiến to lớn của Mác “không chỉ có thế thôi”. Mác đã tìm ra “quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa hiện nay, đã “phát hiện ra giá trị thặng dư của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa”. Ảng- ghen đã dùng cách so sánh đối lập để
khẳng định tầm vóc vĩ đại về triết học của Mác. Khi các nhà kinh tế tư sản cũng như các nhà phê bình xà hội chủ nghĩa đều mò
mẫm trong bóng tối thì Mác đã phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này, lập tức một ánh sáng đă xuất hiện.
Ăng-ghen ca ngợi Mác có một trí tuệ siêu phàm. Đối với khoa học, Mác coi đó là một động lực của lịch sử, một lực lượng cách
mạng. Mác đã tiên cảm, đã có niềm vui thật sự trước mọi phát kiến trong bất cứ khoa học lí luận nào, nhưng niềm vui của ông
còn lớn hơn nữa khi phát kiến đó nhanh chóng có tác động đến công nghiệp, đến sự phát triển của lịch sử nói chung. Ăng-ghen ca
ngợi Mác là nhà cách mạng, vì đấu tranh là hành động của ông. Mác đã tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà