Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hãy diễn giảng đoạn thơ trong trích bản dịch chinh phụ ngâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.04 KB, 4 trang )

Hãy diễn giảng đoạn thơ trong trích bản dịch Chinh phụ ngâm)
November 14, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Hãy diễn giảng đoạn thơ sau đây (trích bản dịch Chinh phụ
ngâm)
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang,
Lời sao mười bẹn chín thường đơn sai.
Dàn ý
I. Mở bài
- Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trường thiên của Đặng Trần Côn, có nội dung giải bày nỗi lòng của người chỉnh phụ trong
thời chiến tranh loạn lạc. Bản dịch gồm 408 câu thơ Nôm theo thể song thất lục bát. Ngoài đoạn mở đầu tả thời kì chinh chiến,
người vợ "tiễn chồng ra trận và đoạn kết thúc với ước mong sum họp, tâm sự của người chinh phụ thật ngổn ngang trăm mối. Đó
là nỗi lo lắng, nhớ thương (câu 65 – 112), lời trách móc (câu 113 – 152), nỗi chán nản, sầu muộn (câu 153 – 228) và nỗi trông đợi
(câu 287 – 328).
- Đặc biệt, sự chờ đợi, nỗi thất vọng và lời trách móc của người chinh phụ được diễn tả bằng ngôn ngữ ước lệ, bút pháp tượng
trưng nhưng thật trữ tình qua đoạn thơ sau đây, trích từ câu 113 đến câu 148 (dẫn đề).
- Ta hãy diễn giảng đoạn thơ trên.
II. Thân bài
Đoạn thơ nói lên sự chờ mong mỏi mòn và nỗi thất vọng ngày càng tăng của người chinh phụ, vì người chồng lỗi hẹn ngày về, lỗi
hẹn nơi về và cứ lần lữa tin tức.
1. Lỗi hẹn ngày về
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
Lúc chàng ra đi, chim oanh chưa bén cành liễu (mùa xuân sắp về), chàng ước hẹn sẽ về khi cuốc kêu (mùa hè).
Nay chim quyên đã đuổi chim oanh đi rồi (hè đã đến từ lâu) và chim én đang hót líu lo (báo hiệu thu về).
Thuở đăng đổ mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chi độ đào bông
Nay đào đã quyến gió đông


Phù dung lại rã bên sông ba xoà.
Chàng lên đường khi hoa mai chưa dạn gió (mùa đông), hẹn về và lúc hoa đào nở (đầu xuân).
Nay đào đã quyện theo gió đông bay đi hết (xuân qua rồi) và hoa phù dung đã tả tơi rơi rụng bên sông (thụ sắp tàn).
Những loài chim, loài hoa tượng trưng cho mùa tiết, nói lên lời than trách của chinh phụ: bao lần hẹn ngày về mà chàng vẫn chưa
về, nhiều phen sai hẹn.
Người chinh phu lỗi hẹn thời gian, nơi hẹn và cứ lần lữa tin tức khiến người chinh phụ ngập tràn sầu muộn
Người chinh phu lỗi hẹn nên niềm hi vọng của chinh phụ ngày càng giảm, nỗi thất vọng táng dần. Cứ hai dòng song thất gợi lên
niềm hi vọng:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
thì tiếp sau đó, hai dòng lục bát thể hiện nỗi thất vọng:
Nay quyên đã giục oanh già
Ỷ nhi đã gáy trước nhà líu lo.
2. Lỗi hẹn nơi về
Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm,
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm xôn xao.
Chàng hẹn về nơi đồn binh núi Lũng Tây. Từ sớm thiếp đã đến nơi hẹn, chờ đợi trước cảnh thiên nhiên buồn, lá rụng ngập ngừng
trên mái tóc, chim chóc xôn xao kêu hót giữa buổi trưa thôn vắng, vẫn không thấy bóng dáng chàng.
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào có tiêu hao
Ngập ngừng gió thổi chéo bào,
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.
Chàng hẹn về tại cầu Hán Dương. Từ chiều thiếp đã đến nơi, đứng lặng yên trước cảnh thiên nhiên buồn, gió ngập ngừng thổi lên
tà áo, nước triều dâng mênh mông trên bãi vắng chiều hôm, vẫn không thấy tăm hơi chàng.
Tên các địa danh tiêu biểu cho những nơi tập quân, đóng quân đều mang tính tượng trưng để nói lên lời thở than trách móc của
người chinh phụ: Chàng cứ sai hẹn nơi về, thiếp cứ đợi chờ với bao sầu muộn.
Trong mỗi khổ thơ trên, nếu niềm hi vọng của người chinh phụ được diễn tả trong dòng thơ thứ nhất và nửa dòng thơ thứ hai:
Hẹn cùng ta Lủng Tây nham ấy,

Sớm đã trông…
thì nỗi thất vọng tăng lên trong hơn hai dòng thơ buồn bã:
… nào thấy hơi tăm,
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm xôn xao.
3. Tin tức lần lữa
Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa đương tàn đã trải rêu xanh,
Rêu xanh mấy lớp chung quanh,
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.
Thư thường tới người chưa thấy tới,
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương,
Bóng dương máy buổi xuyèn ngang,
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.
Tin tức thường nhắn lại nhưng chàng vẫn không về. Thư từ thường gửi đến nhưng chàng vẫn chưa về. Nỗi lo lắng, trông chờ kéo
dài theo năm tháng, làm tăng dần niềm thương nhớ;
Một bước dạo trên sân rêu phong mấy lớp, đầy xác hoa dương liễu là một bước bồi hồi ngơ ngẩn. Ngắm bóng dương xuyên qua
bức rèm thưa, nghĩ về người đi xa, mười lần hen đến chín lần sai hẹn mà xót xa trách móc.
Trách vì chàng lỗi hẹn, đồng thời xót xa vì chàng đang chịu bao gian khổ hiểm nguy nơi đồn thú xa xôi, cảm thông chàng đang
chinh chiến gian khổ nên làm sao đúng hẹn.
Trong mỗi khổ thơ trên, niềm hi vọng mòn mỏi, chỉ còn lại nửa dòng thơ:
Tin thường lại…
mà nỗi thất vọng tràn ngập trong hơn ba dòng thơ còn lại:
… người không thấy lại,
Hoa đương tàn đã trái rêu xanh,
Rêu xanh mấy lớp chung quanh Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.
III. Kết bải
- Đoạn thơ thể hiện một tâm sự buồn. Người chinh phu lỗi hẹn thời gian, nơi hẹn và cứ lần lữa tin tức. Kết cấu các khổ thơ cùng
cho thấy niềm hi vọng ngày cứ giảm dần, nỗi thất vọng ngày càng tăng lên, để tâm hồn người chinh phụ ngập tràn sầu muộn.
- Tâm sự ấy toát lên ý nghĩa phản khổng chiến tranh. Chiến tranh đã làm cho lứa đôi phải chia lìa, kẻ chinh chiến xa xôi, người

ôm sầu mong đợi…
Read more: />ngam/#ixzz3mdmg96WH

×