Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ thành nấm mồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.39 KB, 2 trang )

Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ thành nấm mồ
September 4, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì vể câu nói sau đây của Brao-ninh: “Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ thành nấm mồ".
Gợi ý
1. Giải thích
- Tình yêu: là trạng thái cảm xúc của tâm hồn biểu thị sự quyến luyến, yêu quý, nâng niu giữa người với người và vạn vật. Tình
yêu là điều quý nhất của đời người.
- Nấm mồ: thế giới âm u, lạnh lẽo, vắng bóng sự sống.
-> Trân trọng và nuôi dưỡng tình yêu để cuộc sống ý nghĩa và đáng sống.
2. Bình luận
- Giá trị cao cả không có gì có thể đổi được của tình yêu.
- Những biểu hiện tình yêu.
+ Tình yêu lứa đôi.
+ Tình yêu giữa người với người.
+ Tình yêu Tổ quốc.
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Tình yêu với vạn vật,…
- Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất này sẽ thành nấm mồ.
- Phê phán thái độ không trân trọng tình yêu; phê phán thái độ, hành động chà đạp mọi giá trị để chạy theo lối sống ích kỉ.
3. Liên hệ bản thân.
Bài làm
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nếu chiến tranh diễn ra liên miên vì hận thù thì trái đất này chẳng có chỗ cho ta hiện hữu.
Rất may, trong đáy tim con người còn có một khoảng trống kì diệu để dành cho những cảm xúc dịu dàng, những rung động êm
ái, yêu thương và mong muốn được gắn bó với nhau. Đó là khi tình yêu xuất hiện và trái đất bỗng xanh tươi tình người. Ngược
lại, “Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”. Lời của Brao-ninh quả thật cảnh tỉnh chúng ta và ca ngợi vẻ đẹp bất
diệt của tình yêu.
Tình yêu trong câu nói của Brao-ninh không dừng lại ở cái bến ái tình – một tình cảm mang tính khoái lạc chủ thể, theo khuynh
hướng chiêm tình, mà chính là tình cảm có tính vị tha, cho nhiều hơn nhận và hàm nghĩa hi sinh, có giá trị nhân văn cao đẹp giữa
con người với con người và vạn vật. Có thể kể ra những “thể loại tình yêu: tình yêu lứa đôi; tình làng nghĩa xóm; tình yêu cha
mẹ, Tổ quốc, thiên nhiên. Tình yêu nâng tâm hồn con người thoát khỏi sự tầm thường, nhưng đó phải xuất phát từ sự hi sinh,
lòng vị tha với những rung cảm chân thành. Có truyền thuyết kể rằng: Chúa trời mang hết tinh hoa của trời đất sáng tạo nên một


người đàn ông và cho vào trú ngụ ở vườn địa đàng xanh tươi. Ngày kia nhìn xuống vườn địa đàng thấy mỗi mình A Dam trong
mênh mông hiu quạnh. Có gì đáng thương hơn sự cô độc! Nhân lúc Adam ngủ say, chúa bèn lấy chiếc xương sườn số bảy của
Adam và làm nên người đàn bà cho có cặp có đôi. Thật ý vị, chiếc xương sườn số bảy nằm cạnh trái tim, ngụ ý đàn bà – phái yếu
sinh ra phải được che chở, yêu thương. Đó là một truyền thuyết giàu tính nhân văn. Yêu là hi sinh chia sẻ, chở che nhau. Nam
Cao thấu đạt ý nghĩa ấy, đã để nhân vật Hộ (Đời thừa) cúi xuống nâng đỡ cuộc đời của Từ lúc cô bị bố rơi. Thông điệp của
“Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri chính là lòng vị tha. Hãy biết sống vì người khác và vì thế mà cụ Bơ -men đã để lại một kiệt tác
chính là đức hi sinh. Chiếc lá là “giả” nhưng hạnh phúc là có thật: Giôn -xi đã sống. Câu hát dân gian Việt Nam nói về tình yêu
đích thực thật là tận tụy, đáng trần trọng: “Yêu nhau, mấy núi cũng trèo; Mấy sông củng lội, mấy đèo củng qua*. Vậy, rõ ràng khi
yêu là mang lại nỉềm vui và những rung cảm cao đẹp cho nhau. Có ca từ còn viết “Khi ta yêu trái tim ta màu xanh” nghĩa là mang
cho nhau những niềm tin tươi sáng. Ngược lại, nếu một gia đình luôn sống trong hờn, ghen, đố kị, nghi ngờ và chán ghét nhau
quả là một địa ngục trần gian – một nấm mồ lạnh lẽo âm u trong lòng nhau.
Ngoài tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, người ta luôn hướng về bậc sinh thành, quê hương đất nước; con người với con
người,… Vì vậy ta thường nhớ thương, trân trọng vô ngần với mẹ cha, xứ sở khi đi xa. Khi ở gần, ta thường vâng lời cha mẹ với
ước mong cha mẹ vui lòng và lòng ta thấy nhẹ tênh vì hạnh phúc: đó là tình yêu. Khi quê nhà Kinh Bắc của Hoàng Cầm tiêu
điều, nhà thơ “Nghe xót xa như rụng bàn tay”; Nguyễn Đình Thi thảng thốt lên “Ôi, những cánh đồng quê chảy máu” và từ ngàn
năm nay có biết bao người “Con gái con trai giống ta lứa tuổi: Họ đã sống và chết: Giản dị và bỉnh tâm” vì tình yêu Tổ quốc khi
đất nước lâm nguy. Rõ ràng đó là tình yêu cao cả, bởi là sự hi sinh quên mình. Chứng kiến nỗi thống khổ của số phận phụ nữ bị
chà đạp trong xã hội phong kiến, Đại thi hào Nguyễn Du thống thiết gọi: hãy cứu lấy phận đàn bà “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân ta, có biết bao nhiêu người con ưu tú của đất nước phải nằm xuống khi tuổi mới độ
thanh xuân. Và rồi cuộc chiến cũng kết thúc. Có những người rời cuộc chĩến, họ đã dành trọn phần đời còn lại để đi tìm hài cốt
của đồng đội minh còn nằm đâu đó trong cảnh ngộ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Tình yêu của người còn sống dành cho đồng
đội minh thật cao đẹp biết bao. Những anh hùng dân tộc trên khắp thế giới như: Lê Nin, Phi-đen -cat-xô; Lê Lợi, Nguyễn Huệ,
Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì tình yêu dân tộc và Tổ quốc mình. Tình yêu ấy đã thắp sáng số phận dân tộc mình thoát khỏi
những tăm tối. Nếu vắng bóng những người anh hùng và tình yêu quê hương đất nước nồng nàn của họ, không chỉ một cá nhân,
mà cả loài người sẽ rơi trong hố thẳm của diệt vong.
Những tham vọng của con người vượt quá giới hạn, đã tàn phá thiên nhiên và tầng ozon và chúng ta đã trả giá: mực nước biển
dâng lên có thể chôn vùi địa bàn cư dân; bão lụt triền miên tàn phá đời sấng con ngưởỉ; lượng nước ngọt càng ngày càng ít đi có
thể gây ra những cuộc chiến tranh vì thiếu nước,… Đó là một bài học cảnh tỉnh chúng ta về sự đối xử thiếu thân thiện với thiên
nhiên, môi trường: ở Việt Nam cũng thế, rất nhiều ví dụ, nhưng xin chọn con sông Thị Vải “hấp hối” và ta đã biết vì sao.
Tóm lại, sống không có tình yêu tức là con người ta đã tật nguyền về cảm xúc và dần rơi vào bóng đêm và chỉ có thể “liếc mắt

đưa tình với địa ngục” như cách nói của Shakespeare. Tình yêu sẽ nâng tâm hồn chúng ta thoát khỏi sự tầm thường. Chỉ có tình
yêu mới có thể vĩnh cửu với thời gian. Vâng, nếu tước bỏ tình yêu, thì trái đất này rất dễ trở thành một nấm mồ chôn tất cả mọi
giá trị, trong đó có sự sống loài người. Chúng ta vẫn tin tưởng con người là động vật thượng đẳng có trái tim vị tha, trái tim có
hình ngọn lửa,sẽ sưởi ấm cho nhau, cho trời đất này mãi mãi tươi xanh.
Read more: />

×