Nghị luận xã hội về tình thương
September 4, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Anh (chị) hãy bàn luận ý kiến đó.
Gợi ý
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát để dẫn đến câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
II. Thân bài
*Giải thích, phân tích, chúng minh vấn đề.
-Tại sao Bắc Cực không là nơi lạnh nhất:
+ Bắc Cực: là nơi băng tuyết phủ quanh năm, rất khó khăn cho con người sinh trưởng và phát triển.
+ Nhưng đó chỉ là cái khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Không ngăn cản được lòng quyết tâm và công việc của con người.
Dẫn chứng:
- Tại sao nơi không có tình thương là nơi lạnh nhất?
+Tình thương và nơi có tình thương:
- Thế nào là tình thương, nơi có tình thương?
- Vì sao sống phải cần có tình thương?
- Biểu hiện của tình thương.
Dẫn chứng:
Nơi không có tình thương:
+ Hậu quả của việc sống không có tình thương,
III. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân về bài học qua câu nói ấy.
Bài làm
Khi nói đến sự lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng không phải ai cũng biết rằng nơi
lạnh lẽo nhất là nơi không có tình thương. “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương?
Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và
phát triển ở nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản
được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang
sống, làm việc ở đấy nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết qua những thước phim mà họ quay được,
như là chương trình thế giới động vật, những bản tin thời tiết hằng ngày vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy
được những biến đổi của khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống loài người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó
con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương lại là nơi lạnh nhất?
Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu của những tình
cảm thiêng liêng nhất. Nơi có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sớt nỗi buồn, khó khăn
cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản
thân con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cầu được yêu thương, được
chia sẻ, đồng cảm. “Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người” (First new). Tình
thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những người đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và
bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa Các Mác và Ăng-Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương
của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Một mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, tình thương
giữa những con người may mắn với những con người kém may mắn sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ
có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm, ấp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình
thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ-men trong
Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri.
Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta thấy rằng nếu không có tình thương thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết
bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu. thương hoàn toàn, nhưng giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con
người chỉ sống bằng lí trí, sống bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi “lạnh lẽo”, “khắc nghiệt”
nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người
trở thành những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những
cú ngã đau đớn trong cuộc đời, sẽ cố đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi “tù ngục”. Sống
không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường sẽ không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang,
sau một trận lũ lụt… không có tình thương thì không có sự sống, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình
thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ… dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.
Nếu như ở Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự
sống, là một thế giới mà mọi loài đều diệt chủng, nơi con người không thể tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình
thương đúng là nơi khắc nghiệt, lanh lẽo nhất trong cuộc sống.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai
không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếch đã nói; "… Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau
là điều cần hơn hết. Đó là bồi thêm ý nghĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của
đời, cái đời nhỏ nhen, tầm thường và ích kỉ”. “Yêu nhau và thương nhau” hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn
trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ
toàn là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có
tình thương, cũng như Bắc Cực không thể nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.
Câu nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” là một triết lí sống cũng là một vấn đề mà
mọi người của thờỉ đại mớí này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi những cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất
những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
Read more: />