Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.08 KB, 2 trang )
Bài 2 : SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay,
con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. Có nơi dân cư tập trung đông,
nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và
khả năng cải tạo tự nhiên của con người.
1. Sự phân bố dân cư
- Quan sát hình 2.1, cho biết :
+ Những khu vực tập trung đông dân.
+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.
Hình 2.1 – Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới
Đến năm 2003, dân số thế giới đã lên tới trên 6 tỉ người. Tính ra, bình quân trên
1km
2
đất liền có hơn 46 người sinh sống. Tuy thế, không phải nơi nào trên bề mặt Trái
Đất cũng đều có người ở. Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết được nơi nào động dân,
nơi nào thưa dân. Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông hòa… đều có mật độ dân
số cao. Ngược lại, những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo… đi lại khó khăn hoặc
vùng cực, vùng hoang mạc…khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục nhựng trở ngại về điều
kiện tự nhiên để sinh sống ở bất kì nơi nào trên Trái Đất.
2. Các chủng tộc
Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi…), các nhà
khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính : Môn-gô-lô-it (thường
gọi là người da vàng), Nê-gro-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
Hình 2.2 – Học sinh thuộc ba chủng tộc làm việc ở phòng thí nghiệm
Dân cư ở châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, ở châu Phi thuộc chủng
tộc Nê-gro-it và ở châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung