Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 110 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




TẠ THỊ MAI HẠNH




NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC
ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ NGA




HÀ NỘI - 2015





LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa thông tin và du lịch tỉnh
Phú Thọ, Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, Ban tuyên giáo tỉnh Phú Thọ, Thư viện tỉnh
Phú Thọ, UBND các xã trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: Th.s
Nguyễn Thị Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp K37A - CN Lịch Sử, trường ĐHSP Hà Nội
2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả

Tạ Thị Mai Hạnh




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Tạ Thị Mai Hạnh




MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của khóa luận 8
7. Bố cục của đề tài 9
NỘI DUNG 10
Chương 1. ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ
THỌ 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 10
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10
1.1.2. Lịch sử phát triển 12
1.1.3. Tình hình kinh tế - văn hóa- xã hội 14

1.2. ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 16
1.2.1. Đình làng trong không gian văn hóa vùng đất Tổ 16
1.2.2.Thực trạng di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ 18
1.2.3. Chức năng và quá trình biến đổi của đình làng tỉnh Phú Thọ 24
Chương 2. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNH
LÀNGỞ TỈNH PHÚ THỌ 33
2.1. KHÁI NIỆM ĐÌNH LÀNG 33
2.2. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ
THỌ 34
2.2.1. Bố cục không gian mặt bằng 34



2.2.2. Kết cấu bộ khung 37
2.2.3. Bộ mái đình 39
2.3. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ
THỌ 40
2.4. MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG TIÊU BIỂU Ở TỈNH PHÚ THỌ 45
2.5. GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ QUY HOẠCH ĐÌNH
LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 71
2.5.1. Các giải pháp bảo tồn, tôn tạo đình làng ở tỉnh Phú Thọ 71
2.5.2. Quy hoạch du lịch văn hóa đình làng trong phát triển du lịch
tỉnh Phú Thọ 77
2.5.3. Du lịch đình làng kết hợp với lễ hội 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đình làng được coi là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là
một yếu tố của văn hoá vật thể. Tìm hiểu, nghiên cứu về đình làng sẽ cho
chúng ta những hiểu biết về làng xã truyền thống Việt Nam, về tư duy, tín
ngưỡng, thẩm mỹ, kiến trúc, xây dựng của người nông dân Việt Nam từ xưa
tới nay. Qua đó, chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về cách sống, cách
nghĩ của người nông dân trên con đường đổi mới. Từ đó, chúng ta có những
cơ sở để gìn giữ, bảo vệ và phát huy vốn văn hoá cổ truyền trong thời đại mới.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn,
do nhận thức của người dân, do chính sách của Đảng và Nhà nước, một thời
gian dài, các công trình như đình, chùa, miếu, đền bị tàn phá, hư hại mà
không được bảo vệ, tu sửa, khôi phục.
Đình làng từ chỗ là nơi linh thiêng trong tâm linh người Việt bị biến
thành nơi hoang phế hoặc đem sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Thời
gian ấy, đình làng không còn là nơi thờ Thành Hoàng, không phải là nơi sinh
hoạt tập thể của cộng đồng làng xã, không có những hội hè đình đám. Đình
làng đã bị lãng quên cùng với các hoạt động văn hoá gắn liền với đình làng đã
trở thành một vết khuyết trong nền văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Ngày nay, trong điều kiện hoà bình và phát triển, đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu trở về với các giá trị văn hoá cổ
truyền càng trở thành nguyện vọng tha thiết của người dân không chỉ ở nông
thôn mà cả ở thành thị. Đặc biệt nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước về
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc trong đó có việc
tu tạo lại các di tích lịch sử văn hoá như đình, chùa nên nguyện vọng đó của
nhân dân ta được đáp ứng. Việc nghiên cứu đình làng cũng như các di sản văn


2

hoá vật thể và phi vật thể khác trở nên cần thiết trong quá trình bảo tồn, tôn

tạo và phát huy nền văn hoá cổ truyền.
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của dân tộc, nơi bảo lưu và cất giữ
nhiều giá trị văn hoá từ buổi đầu khởi dựng đất nước. Chính vì vậy, trên địa
bàn Phú Thọ có rất nhiều di sản văn hoá từ thời Hùng Vương cho tới nay,
trong đó có các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Gắn liền với các
công trình đó là các di sản văn hoá phi vật thể như các lễ hội, trò chơi dân
gian, các làn điệu dân ca, các câu chuyện truyền thuyết Cũng giống như
đình làng trong cả nước, đình làng ở Phú Thọ một thời gian dài nằm trong
lãng quên, bị biến thành trụ sở hành chính, nhà kho, trường học hoặc hoang
phế. Ngày nay, số lượng đình làng ở Phú Thọ còn lại không nhiều hoặc đã
không còn là đình từ lâu, hoặc không còn nguyên vẹn, hoặc chỉ còn là dấu
tích, phế tích.
Theo chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành Văn hoá thông tin cùng
với các cấp các ngành có liên quan đã và đang có chủ trương khôi phục lại
các đình làng và các di sản văn hoá phi vật thể có liên quan đến đình làng.
Việc nghiên cứu hệ thống đình làng ở Phú Thọ là một việc làm thiết thực
đóng góp cho công tác bảo tồn di sản văn hoá lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ nói riêng và góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện chính sách của Đảng và
Nhà nước nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
Vì vậy, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghệ thuật kiến trúc
điêu khắc đình làng ở tỉnh Phú Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
lịch sử văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đình làng là hình ảnh quen thuộc của làng quê cổ truyền Việt Nam, là
biểu tượng của văn hoá làng truyền thống. Vì thế, đình làng là đối tượng quan


3


tâm của nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: Văn hoá dân gian, kiến trúc,
điêu khắc, tín ngưỡng thờ thành hoàng, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử
Nhiều công trình nghiên cứu đình làng Việt Nam từ sớm. Tác giả Ngô
Huy Quỳnh đã đề cập tới đình làng dưới góc độ đình làng là một công trình
kiến trúc cổ trong tác phẩm"Nền kiến trúc Việt Nam"do nhà xuất bản Văn
hóa thông tin xuất bản năm 1962 được sử dụng làm tài liệu học tập cho sinh
viên trường kiến trúc. Ngôi đình làng cũng được chính tác giả Ngô Huy
Quỳnh dành một phần trang trọng trong tác phẩm"Lịch sử kiến trúc Việt
Nam” do nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 1998. Tác phẩm này
gồm hai phần: kiến trúc dân gian – khái quát về những giá trị truyền thống về
nền kiến trúc phong phú của các dân tộc của Việt Nam, vấn đề học tập phát
huy truyền thống kiến trúc dân tộc; kiến trúc Việt Nam từ thời dựng nước đến
các bước thịnh suy phong kiến – khái quát về kiến trúc Việt Nam những thế kỉ
dựng nước và thịnh đạt phong kiến, kiến trúc Việt Nam trên bước đường cát
cứ và suy thoái phong kiến kiến trúc dưới triều đại cuối cùng và vấn đế phát
huy kiến trúc dân tộc.
Đình làng không chỉ là công trình kiến trúc mà bản thân mỗi ngôi đình
là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật lớn với nhiều bức chạm khắc có giá trị
nghệ thuật cao. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến với đình làng
để tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian. Công trình nghiên cứu “Điêu
khắc gỗ dân gian Việt Nam” thế kỷ XVI, XVII, XVIII với 3 tập do Viện Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 1971 đã đem lại cho người xem nhiều
cảm xúc bởi những bức chạm khắc ở các đình làng Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Trần Văn Cẩn có bài viết: “Nghĩ về nghệ thuật điêu
khắc cổ Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 1 năm 1973
đã đề cập tới đình làng dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu mỹ thuật.
Bài viết này nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn nghệ thuật điêu khắc Việt Nam


4


qua các thời kì. Đồng thời bài viết này còn giúp người nắm bắt được văn hóa,
cũng như phong tục con người Việt Nam.
Ngoài ra cũng có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, tập san chuyên
khảo có trình bày về đình làng. Các tác giả Nguyễn Đăng Thục có bài “Văn
hoá đình làng”đăng trên tập san tư tưởng Sài Gòn số 1-1973, tác giả đã tuần
tự xét cứu các phương diện văn hóa dân tộc của Đình làng như sau:
- Nguyên lai của đình làng
- Đình với tín ngưỡng dân gian Việt Nam
- Hội hè đình đám
- Tế lễ, hình thức thờ phụng
Trần Bình Lâm có bài đăng trên tạp chí Kiến trúc ngày nay với nhan đề
“Tại sao mỗi làng thường có một ngôi đình” mang đến cho bạn đọc nhiều
hiểu biết vừa rất quen, vừa rất lạ về các ngôi đình làng và lý giải về việc xây
dựng đình làng ở mỗi làng. Đồng thời, buộc chúng ta phải giật mình về cách
ứng xử của mình đối với của hương hỏa mà cha ông để lại. Chu Quang Trứ đã
chỉ ra vị trí của đình làng trong đời sống của cư dân đồng bằng Trung du Bắc
Bộ qua bài “Chùa và đình trong sinh hoạt văn hoá của người Việt qua một
làng Trung Du Bắc Bộ”.
Nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng cũng đã dành nhiều thời gian để tìm
hiểu về ngôi đình ở Việt Nam với các công trình như:“Kiến trúc đình làng”
đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2-1989, đưa đến người đọc những hiểu biết
phong phú về kiến trúc cổ truyền và nét độc đáo của kiến trúc dân tộc cũng
như những nét giao thoa văn hóa giữa kiến trúc Việt với kiến trúc của các
nước láng giềng, đặc biệt là với kiến trúc Trung Hoa, “Đình làng Phù Lao
trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ” (luận án PTS Khoa học lịch sử - năm
1994). Nội dung luận án đề cập những vấn đề chung nhất về ngôi đình: đất
dựng đình, mặt bằng tổng thể kiến trúc, kết cấu bộ mái tòa đại đình, kết cấu



5

bộ khung của đại đình, điêu khắc trang trí, hình tượng kiến trúc, niên đại đình,
giới thiệu đình Phù Lão trong nền cảnh đình làng Bắc bộ.
Trần Lâm Biền là một nhà nghiên cứu khá nhiều và khá sâu về lĩnh vực
đời sống văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam với hàng loạt các nghiên
cứu có liên quan tới đình làng như: “Quanh ngôi đình làng lịch sử”đăng trên
tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 4-1983 đã đề cập đến giá trị đặc sắc của văn
hóa xung quanh ngôi đình làng; “Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam” đăng
trên tạp chí Mỹ thuật số 2-1985, tác giả nói đến hình tượng Rồng qua các giai
đoạn lịch sử; “Đồ thờ trong di tích của người Việt”do nhà xuất bản Văn hoá
thông tin xuất bản năm 2003. Tác phẩm này gồm có 2 phần: Phần 1: Một số
vấn đề liên quan đến đồ thờ; Phần 2: Đồ thờ trong kiến trúc tôn giáo tín
ngưỡng của người Việt.Nội dung của các bài nghiên cứu này là đi vào nghiên
cứu những chi tiết, hình tượng cụ thể của ngôi đình làng Việt
Trong hơn một thập niên gần đây đã có thêm các công trình nghiên cứu
về đình làng Việt Nam. Trong đó nổi bật lên là “Đình chùa lăng tẩm nổi
tiếng Việt Nam”của tác giả Nguyễn Mạnh Thường do nhà xuất bản văn hoá
thông tin xuất bản năm 1999, giới thiệu các công trình kiến trúc cổ đã được
xếp hạng cấp quốc gia trên địa bản cả nước. Tác phẩm “Đình làng Việt
Nam”, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002, tác giả Hà
Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự đưa ra một cách nhìn khái quát, tổng thể về đình
làng ở Việt Nam. Tiếp đó phải kể đến tác phẩm “Đình làng miền Bắc” của
tác giả Lê Thanh Đức do nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 2001 đã giới
thiệu một bức tranh toàn cảnh về đình làng Bắc Bộ.
Phú Thọ là nới có nhiều đình làng trong hệ thống đình làng Trung Du
Bắc Bộ. Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Vĩnh Phú trước đây cũng như Sở
Văn hoá Thông tin tỉnh Phú Thọ hiện giờ đều có những chú ý thoả đáng tới
đình làng trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình khảo cứu về đình làng ở Phú Thọ



6

đã được thực hiện. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của tiến
sĩ Nguyễn Anh Tuấn. Tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên
cứu về đình làng với các đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật trang trí của cụm
đình Hương Canh, báo cáo khảo sát đình Kinh Kệ (xã Kinh Kệ - Lâm Thao),
khảo sát di tích đình Đào Xá (Xã Đào Xá - Thanh Thuỷ), khảo sát đình Lâu
Thượng (xã Trưng Vương - Việt Trì) và nhiều các phát hiện mới về các ngôi
đình làng ở Phú Thọ. Trong lĩnh vực này còn có nhiều nhà nghiên cứu như
Văn Kim Chung, Đỗ Thị Cúc, Bùi Công Cương, Nguyễn Mai Thoa, Đặng
Văn Tuyên Họ đã nghiên cứu khảo tả nhiều ngôi đình làng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã cho chúng ta thấy đình làng quả
thực là một vấn đề không mới nhưng điểm lại nội dung các công trình thì
phần nhiều các công trình tập trung vào nghệ thuật kiến trúc và trang trí đình
làng, chức năng của đình làng nói chung và vị trí của đình làng trong đời sống
văn hoá cư dân đồng bằng Bắc Bộ.Đây chỉ là công trình mà bản thân tác giả
cố gắng sưu tầm nghiên cứu phát hiện ra sắc thái riêng của nghệ thuật kiến
trúc văn hoá dân gian vùng Đất Tổ, nhằm góp phần nào vào kho tàng bản sắc
văn hoá truyền thống dân gian của đất nước, dân tộc. Đó cũng là tiếng nói góp
phần bảo tồn gìn giữ di sản trước thách thức của thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tác giả khi lựa chọn đề tài nghiên cứu về nghệ thuật kiến
trúc của đình làng ở tỉnh Phú Thọ đó là:
- Làm nổi bật giá trị thẩm mỹ qua những tác phẩm chạm khắc đình làng.
- Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải pháp mong
muốn góp phần bảo tồn các di tích đó, cũng như việc giữ gìn văn hóa làng xã

Việt Nam.


7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, thì đề tài nghiên
cứu tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Tiến hành khảo sát thực tế các đình làng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của
các di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ.
- Làm sáng tỏ nghệ thuật trong kiến trúc và điêu khắc đình làng ở tỉnh
Phú Thọ
- Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm cho việc nghiên cứu về di
tích lịch sử - văn hóa của vùng Đất Tổ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài thì đối tượng nghiên cứu của khóa luận sẽ là: nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc của những ngôi đình làng thuộc tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài tập trung khảo sát, mô tả phân tích, làm rõ các mặt giá trị kiến
trúc, điêu khắc đình làng ở tỉnh Phú Thọ trong nền cảnh đình làng Việt Nam
cùng thời. Không gian kiến trúc xưa và hiện nay.
Khóa luận cũng đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu không gian hữu hình
về văn hóa đối với đình làng ở Phú Thọ, đó là không gian thiêng của các linh
thần, nhân thần.
Mặt khác đề tài cũng sẽ phân tích mối liên hệ với các di tích đình làng
ở khu vực trung du Bắc Bộ.
- Về thời gian: Đề tài dành sự nghiên cứu về các lớp văn hóa thể hiện

qua kiến trúc các đình làng, xác định niên đại từ thế kỉ XVII – XX.


8

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã khai thác những
nguồn tài liệu rất phong phú và có giá trị khoa học. Ngoài các sách, các bài
tạp chí nghiên cứu đã được xuất bản thì những nguồn tài liệu rất quan trọng
đó là các thống kê của các Phòng và Sở Văn hóa. Đặc biệt, người viết còn tiến
hành khảo sát thực địa, thực hiện phỏng vấn các nhân chứng cũng như thu
thập các nguồn tư liệu dân gian. Dựa trên các nguồn tư liệu đó, tác giả đã vận
dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành để đưa ra những kết quả
khách quan nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lập trường, quan điểm triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng về nghiên cứu văn hóa, người viết
đã sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp tài liệu, tra
cứu hồ sơ, văn bản của tỉnh Phú Thọ, của ngành Văn hóa nhằm nghiên cứu cơ
sở lý luận của đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo
sát, sưu tầm tư liệu; phương pháp phân loại, phân tích, hệ thống hoá tư liệu;
phương pháp chuyên gia hội thảo; phương pháp thiết lập bản đồ, sơ đồ, đạc
hoạ, chụp ảnh.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa đến cái nhìn tổng thể, đầy đủ về các mặt kiến
trúc điêu khắc của đình làng ở Phú Thọlàm cơ sở luận chứng góp phần khẳng
định tính đặc sắc về văn hóa nghệ thuật của công trình kiến trúc đình làng độc

đáo tại tỉnh Phú Thọ.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn tạo, quy


9

hoạch phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, cũng như giữ gìn nét văn
hóa làng xã Việt Nam.
Đồng thời, công trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng như là nguồn
tư liệu trong việc giảng dạy, học tập về văn hóa đình làng, về lịch sử và văn
hóa địa phương.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo,
khóa luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Đình làng và văn hóa đình làng ở tỉnh Phú Thọ
Chương 2:Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của đình làng ở tỉnh Phú Thọ






10

NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

1.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý khá đặc biệt. Nằm ở vị trí
giữa 21
0
-22
0
vĩ bắc và 105
0
kinh đông, Phú Thọ như một cái gạch nối giữa
miền Đông Bắc và miền Tây Bắc, giữa miền núi cao và miền thấp châu thổ
của nước ta. Vì vậy, Phú Thọ vừa tiếp giáp với các tỉnh miền núi, vừa tiếp
giáp với các tỉnh trung du và tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng. Phú Thọ tiếp
giáp với 6 tỉnh: Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh
Hoà Bình, phía Đông giáp Hà Nội và Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Hai con sông bao bọc và là giới hạn tự nhiên của Phú Thọ, sông Lô là giới
hạn tự nhiên với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, con sông Đà là giới hạn tự
nhiên với tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra trung du Bắc Bộ Việt Nam trên rìa bán
đảo Đông Dương gần như chính xác nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Đối với
vùng tam giác châu sông Hồng thì Việt Trì và vùng xung quanh (tức là Phú
Thọ) là đỉnh xưa nhất của tam giác. Xét về vị trí địa lý ta có thể nhận ra, Phú
Thọ trong buổi đầu là vùng hội tụ, tiếp xúc và giao lưu với vùng lục địa phía
Bắc, vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam, vùng ven biển Đông Nam Trung
Hoa và vùng Thanh - Nghệ, Trung Bộ.
Từ vị trí địa lý đó, Phú Thọ có vị thế địa - chính trị, địa - văn hoá đặc
sắc, là xuất phát điểm địa lý của sự hình thành nhà nước Văn Lang, nhà nước
đầu tiên của người Việt Cổ; là vùng hội tụ, giao thoa văn hoá không chỉ thời


11


cổ mà cho cả tới bây giờ, Phú Thọ vẫn giữ được bản sắc địa - chính trị, địa -
văn hoá của mình.
Miền tả ngạn sông Hồng gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần
đất huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì có
nhiều gò đồi san sát như bát úp. Nhờ nằm ven các con sông như sông Hồng,
sông Lô, sông Chảy nên miền này hàng năm được phù sa bồi đắp, đất đai màu
mỡ, có nhiều cánh đồng lớn, trở thành vựa lúa của tỉnh.
Miền hữu ngạn sông Hồng chiếm tới 2/3 diện tích toàn tỉnh, gồm đất
đai các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Sông Thao và
một phần huyện Hạ Hoà, chủ yếu là đồi núi. Các dãy núi ở đây thuộc đoạn
cuối của mạch Hoàng Liên Sơn. Tuy vậy vùng ven sông Bứa, sông Đà, sông
Hồng cũng có nhiều cánh đồng, bãi đất trồng hoa màu, cây công nghiệp
nhưng không phát triển.
Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất trên đây đã tạo cho Phú Thọ khá
nhiều khoáng sản, được phân bố rộng rãi khắp các huyện nhưng tập trung chủ
yếu ở các huyện phía hữu ngạn sông Hồng, các khoáng sản đã phát hiện ở
Phú Thọ có sắt, than đá, vàng, mica, cao lanh, đa chì (graphit), perit Trước
cách mạng tháng Tám, bọn thực dân tư bản đã cho khai thác mỏ than Tu Vũ,
mỏ sắt ở La Phù (Thanh Thuỷ), Thạch Khoán (Thanh Sơn). Hiện nay, các mỏ
quăczit, pizit, phenphat, cao lanh đang được khai thác phục vụ cho công
nghiệp trong tỉnh.
Phú Thọ còn có một hệ thống sông ngòi, ao đầm phong phú. Các đoạn
sông lớn chảy qua tỉnh như sông Thao dài 140 km, sông Lô dài 70 km, sông
Đà dài 41 km, đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông, đồng
thời tạo điều kiện giao thông đường thuỷ giữa các vùng trong tỉnh và tỉnh bạn.
Phú Thọ còn có gần 70 con ngòi lớn nhỏ nằm rải rác khắp các huyện, điển
hình là ngòi Lao (Hạ Hoà), ngòi Me (Sông Thao) ngòi Lát (Thanh Thuỷ)


12


Ngoài ra, Phú Thọ còn có nhiều đầm hồ thiên tạo: đầm Ao Châu, đầm Chí,
đầm Năng, đầm Lãi (Hạ Hoà), đầm Chính Công (Thanh Ba), đầm Meo (Cẩm
Khê), đầm Thượng Nông, đầm Dị Nậu, đầm Liên Từ (Tam Nông, Thanh
Thuỷ) Các đầm hồ này vừa có tác dụng tích nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp vừa điều hoà khí hậu. Một số hồ có cảnh quan đẹp còn là nơi
tham quan du lịch cho nhân dântrong tỉnh và du khách thập phương.
1.1.2. Lịch sử phát triển
Phú Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến lâu đời. Cách đây
hàng ngàn năm, các vua Hùng đã chọn làm đất đóng đô của nhà nước Văn
Lang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền
thống của cha ông đoàn kết một lòng, kiên cường dũng cảm trong xây dựng
và bảo vệ quê hương đất nước.
Thời tiền sử, trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Lô, sông Đà
đã có các thị tộc bộ lạc người nguyên thuỷ sinh sống. Những chứng tích còn
lại là dấu vết hoá thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) và rất nhiều
công cụ bằng đá được phát hiện, khai quật từ năm 1965, nằm rải rác hầu hết
các địa bàn trong tỉnh thuộc nền văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi - Lâm Thao) giai
đoạn hậu kỳ đã cũ có niệm đại cách đây 11 đến 18 ngàn năm.
Tiếp nối thời đại đồ đá là thời đại kim khí: đồ đồng và đồ sắt - thời đại
xuất hiện những nền văn minh đầu tiên và cũng là thời kỳ mở đầu cho sự
nghiệp dựng nước của dân tộc. Phú Thọ là một nơi tiêu biểu của cả nước có
các nền văn hoá kế tiếp nhau của thời kỳ dựng nước, trong đó phải kể đến văn
hoá Phùng Nguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau, tồn tại khoảng cuối thiên niên kỷ
II TCN) và Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồng thau, tồn tại vào khoảng cuối thiên
niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ 1 TCN). Với thời đại đồng thau phát triển, cư
dân Việt cổ bước vào thời kỳ nhà nước Văn Lang - thời kỳ các vua Hùng của
lịch sử Việt Nam. Các vua Hùng đã chọn vùng hợp lưu của ba dòng sông



13

(sông Hồng, sông Lô, sông Đà) tức là vùng Việt Trì, hạ huyện Lâm Thao là
kinh đô của nước Văn Lang. Các di tích khảo cổ học dày đặc ở vùng này, nhất
là khu di tích mộ táng làng Cả (Việt Trì) cùng với những truyền thuyết lưu
truyền bao đời nay trong dân gian và hàng trăm ngôi đình, đền, miếu thờ các
vua Hùng cùng vợ con Vua và các tướng lĩnh của vua Hùng đã nói lên điều đó.
Phú Thọ là vùng đất đầy huyền tích, những huyền tích này đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu đến với Phú Thọ. Những thành tựu nghiên cứu của họ
đã dần dần sáng tỏ diện mạo một Phú Thọ đất Tổ, với một vị thế "địa – chính
trị và bản sắc địa - văn hoá " đặc biệt. Phú Thọ là nơi chuyển tiếp của địa hình
đồng bằng sang địa hình miền núi với đặc trưng là các đồi trung du. Phú Thọ
cũng là cầu nối giữa miền Đông bắc với miền Tây bắc. Sự xuất hiện sớm của
cư dân Việt cổ và sự đa dạng của nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đã
tạo cho Phú Thọ một nền văn hoá truyền thống lâu đời và phong phú. Hàng
loạt các di chỉ khảo cổ ở xung quanh khu vực kinh đô Văn Lang xưa đã nói
lên rằng Phú Thọ là vùng đất địa linh - là nơi khởi nguồn của dân tộc Việt, là
vùng đất Tổ vua Hùng, là điểm xuất phát địa lý của nhà nước đầu tiên của
người Việt cổ.
Nhân dân Phú Thọ từ lâu đời đã cần cù lao động sản xuất, dũng cảm
trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, dần dần hình thành nên truyền thống
chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động. Với vị trí địa lý của
mình. Phú Thọ còn như một tấm áo giáp che chắn cho kinh thành Thăng Long
ở phía bắc. Nhân dân Phú Thọ đã bao phen đương đầu với giặc phương Bắc,
trải từ đời này qua đời khác, tinh thần đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm đã
trở thành một truyền thống tốt đẹp của Phú Thọ và mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng thì nhân dân Phú Thọ lại phát huy truyền thống đó, không tiếc máu
xương để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.



14

Những người con đất Tổ hôm nay tự hào và quyết tâm gìn giữ các
truyền thống quý báu mà các thế hệ ông cha để lại, đồng thời phát huy các
truyền thống đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc góp phần xây
dựng vùng đất Tổ ngang tầm thời đại.
1.1.3. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
Phú Thọ là tỉnh miền núi với diện tích tự nhiên là 3.465,12 km
2
, dân số
1,3 triệu người. Trong đó, dân tộc thiểu số có 190,7 ngàn người, chiếm 15%
dân số toàn tỉnh, có 12 huyện, thành thị, trong đó có 9 huyện miền núi, 1
huyện và thị xã có xã miền núi; có 216/ 274 xã, phường, thị trấn là xã miền
núi, được phân định thành 3 khu vực:
Khu vực I: 48 xã, thị trấn, số dân là 307.182 người.
Khu vực II: 126 xã (trong đó 10 xã ATK), số dân là 490.413 người.
Khu vực III: 40 xã, 32 thôn, bản, động vùng cao, vùng sâu, số dân là
136.944 người.
Tỉnh Phú Thọ có trên 34 dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số có số dân
đông, sinh sống tập trung thành vùng, có bản sắc văn hoá đậm nét là các dân
tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan, dân tộc H’Mông, sinh sống chủ
yếu ở các xã khu vực II, các xã ATK, các thôn bản vùng cao, vùng sâu và xen
kẽ ở 1 số xã miền núi khu vực II và khu vực I. Còn các dân tộc khác sống di
cư hoặc do kết hôn mà đến sinh sống tại tỉnh Phú Thọ, có số dân ít, sống xen
kẽ với người Kinh và các dân tộc khác, không duy trì được bản sắc văn hoá
cộng đồng riêng của dân tộc mình.
Trước Cách mạng tháng Tám, kinh tế Phú Thọ chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp độc canh cây lúa. Sau hoà bình lập lại, Phú Thọ dần hình thành
cơ cấu kinh tế nông - công - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại - các khu công
nghiệp lớn ra đời như Việt Trì, Bãi Bằng, Lâm Thao, Thanh Ba đã tạo cho

Phú Thọ một diện mạo mới trong phát triển kinh tế và xã hội.


15

Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh Phú Thọ bên cạnh những thuận lợi, còn gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, sự điều
hành của Ủy ban Nhân dân, tinh thần phấn đấu của các cấp, các ngành và mọi
tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ vẫn tiếp tục phát
triển và đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan.
Do điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối, dân cư tỉnh hội Phú Thọ phân
phối không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,
vùng dân tộc tiểu số; phần lớn dân cư Phú Thọ sống bám dọc theo triền các
con sông chạy qua địa bàn tỉnh, đó là Sông Thao (Sông Hồng), Sông Lô,
Sông Đà; kinh tế chủ yếu là xuất nông, lâm nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, là
nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các khu công nghiệp phát triển
những năm gần đây.
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn
hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh
vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của
dân tộc Việt. Nơi đây có di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ,
khu di tích đền Hùng.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng
Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc
trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục
ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo Các lễ
hội chính trong tỉnh có thể kể đến:
+ Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch,
hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.

+ Lễ hội Gia Thanh
+ Hội Đào Xá


16

+ Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Lương)
+ Hội đình Cả
+ Hội chọi trâu Phù Ninh
+ Hội Chu Hóa
+ Hội mở cửa rừng
+ Hội đánh cá
+ Lễ Cầu tháng Giêng
+ Hội phết Hiền Quan
+ Hội Xoan
+ Hội đền Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tôn vinh sứ quân
Kiều Thuận.
+ Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, vào ngày
chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm.
+ Hội đền Nghè ở xã Năng Yên, Thanh Ba vào ngày mùng 7 tháng
giêng hàng năm.
+ Hội Đâm Đuống ở Xã Lai Đồng,Tân Sơn vào ngày tết hàng năm.
1.2. ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1. Đình làng trong không gian văn hóa vùng đất Tổ
Phú Thọ vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất Tổ - cái nôi của nền văn
hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt thời các vua Hùng dựng nước
Văn Lang. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể tích hợp
tầng sâu của nền văn hoá Việt Nam như: Lễ hội đền Hùng, hội đền mẫu Âu
Cơ, hội Phết, rước voi, rước Chúa Gái, hội bơi chải Bên cạnh đó là những
văn hoá gắn với thời đại các vua Hùng như: đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình

Lâu Thượng và các di chỉ khảo cổ nổi tiếng: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò
Mun, Gò De, Thanh Đình, làng Cả Trong đó, cơ bản nhất là hệ thống các
đình làng.


17

Đình làng là nơi thờ thành hoàng, vị thần sẽ phù hộ, che chở, bảo vệ
cho dân làng có được cuộc sống bình yên, no ấm. Đình làng là nơi tôn kính,
trang nghiêm, là nơi họp bàn việc làng, việc nước, nơi những chức sắc trong
làng ra vào trịnh trọng, nơi những dân đinh trong làng được ra vào dự việc
làng. Ở những làng có đình, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày luôn kèm
theo những kiêng kỵ tránh phạm hèm, phạm huý của các thần.
Đình làng ở Phú Thọ nói riêng còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền
thống, các trò chơi dân gian, các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhân dân
trong làng. Lễ hội dân gian truyền thống hay nói theo lối nói của người dân là
"hội làng", " hội làng quê" là biểu hiện tổng hợp và tập trung cao nhất của văn
hoá làng xã. Lễ hội thu hút vào nó không chỉ những thành phần tín ngưỡng,
tôn giáo, những trò vui chơi, hội đám mà còn là toàn bộ sinh hoạt nông thôn
với phong tục tập quán cho tới các nghề nghiệp truyền thống.
Các đình làng ở Phú Thọ hầu như đều có hội mở theo lệ, trừ một số
trường hợp cá biệt, chỉ làm lễ mà không có hội như đình Nông Trang (không
có trường hợp có hội mà không có lễ). Hội làng thường mở vào mùa xuân, khi
công việc mùa màng tạm ngơi. Đình làng là nơi diễn ra lễ hội và nhân dân cả
làng đều tham gia. Phần lễ tổ chức ở đâu cũng trang trọng, phần hội làng nào
tổ chức cũng vui vẻ, chẳng thế mà nhân dân ta có câu thành ngữ "vui như
hội". Bên cạnh những điểm chung của hội làng như những nơi khác, ở mỗi
làng lại có nét độc đáo riêng trong lễ hội của làng mình tạo thành những dấu
ấn đặc sắc. Đó là những lễ hội đặc biệt, những trò chơi, trò diễn độc đáo
những làn điệu dân ca cổ truyền như hát Xoan của An Thái, Kim Đức; hát Ví

của Nam Cường mà ở nơi khác không có đã tạo nên sự phong phú, đa dạng
cho lễ hội ở Phú Thọ.



18

1.2.2. Thực trạng di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ
1.2.2.1. Niên đại của đình làng ở tỉnh Phú Thọ
Để xác định niên đại cho một ngôi đình hiện nay là một công việc phức
tạp. Bởi vì hầu như các ngôi đình này không phải là đình nguyên khởi mà đã
qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.Mỗi lần tôn tạo, trùng tu, đình lại bị bóc đi lớp
vỏ nguyên bản của nó và được khoác thêm một lớp áo mới, mang những dấu
ấn lịch sử văn hoá mới. Vì thế, khó có thể xác định được niên đại chính xác
của đình.
Người ta thường dựa vào những thời gian xây dựng được ghi trên bức
cốn, trong thần tích, thần sắc.Tuy nhiên số lượng những đình còn bút tích
chính xác niên đại là rất ít, thậm chí không loại trừ khả năng đó là niên đại
của lần tu sửa về sau. Những ngôi đình còn lưu lại thời gian trên di tích ở Phú
Thọ hiện không nhiều, có thể kể ra được. Như đình Hương Trầm (Dữu Lâu-
Việt Trì) được xây dựng vào năm 1693, đình Hùng Lô (Hùng Lô - Việt Trì)
được xây dựng năm 1697. Đình Đông Trấn (Cao Mại - Lâm Thao) còn lưu lại
niên đại xây dựng vào năm 1776, đình Bình Chính ( ở Cao Mại-Lâm Thao)
còn lưu lại năm xây dựng là 1761. Đình Ngọc Tân không còn rõ năm xây
dựng nhưng còn dấu tích cho biết đình được dựng thời Gia Long. Đình Trại
(Đồng Xuân - Thanh Ba) được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830),
Đình Hội (Tuy Lộc - Sông Thao) được xây dựng năm 1853, đình Làng Thao
(Ngọc Quan - Đoan Hùng) có ghi niên đại 1940 (có nhiều khả năng đây là
năm tu sửa hoặc dựng lại).
Xác định niên đại đình ở Phú Thọ còn căn cứ vào sự kể lại của các cụ

già trong làng. Những câu chuyện dân gian còn truyền lại đến ngày nay là nhờ
truyền miệng. Chính vì thế, các câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời
khác đã lưu giữ nguồn sử liệu giá trị cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên cần phải
nhận thấy là niên đại xây dựng đình làng qua lời kể của các cụ không chính

×