Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de kiem tra mon sinh 11 hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.7 KB, 3 trang )

Câu 1: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bướm, ếch nhái. B. Cá, nhện. C. Cào cào, bọ ngựa. D. Châu chấu, ong.
[<br>]
Câu 2: Phát triển của người là một ví dụ điển hình về
A. phát triển qua biến thái hoàn toàn. B. phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
C. phát triển không qua biến thái. D. phát triển qua biến thái.
[<br>]
Câu 3: Trong thành phần của thuốc tránh thai có thể có những loại hoocmôn nào trong những loại sau?
A. FSH và LH. B. Prôgestêron và ơstrôgen.
C. FSH và ơstrôgen. D. LH và prôgestêron.
[<br>]
Câu 4: Hình thức trinh sản có ở
A. ong. B. châu chấu. C. giun đất. D. sâu bọ.
[<br>]
Câu 5: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
C. bằng giao tử đực. D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
[<br>]
Câu 6: Thụ tinh kép là quá trình
A. có 2 giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành 2 hợp tử.
B. có 2 giao tử đực cùng tham gia thụ tinh để tạo một hợp tử.
C. cùng một lúc có 2 giao tử đực tham gia thụ tinh để tạo hợp tử và nội nhũ.
D. một giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành một hợp tử và nội nhũ.
[<br>]
Câu 7: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh.
C. mô phân sinh lóng. D. phần gỗ và vỏ
[<br>]
Câu 8: Kết quả sinh trưởng sơ cấp là
A. tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
B. làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.


C. tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
D. tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
[<br>]
Câu 9: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra ở
A. núm nhụy. B. vòi nhụy. C. túi phôi. D. bao phấn.
[<br>]
Câu 10: Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, sau một thời gian thấy mọc ra đuôi mới. Đây là kết quả của hình thức
sinh sản
A. phân mảnh. B. nảy chồi. C. phân đôi. D. không phải là hình thức sinh sản.
[<br>]
Câu 11: Tỷ lệ đực cái ở động vật bậc cao xấp xỉ tỷ lệ 1:1 phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A. xác định giới tính. B. Ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể.
C. Ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. D. Ảnh hưởng của tập tính giao phối.
[<br>]
Câu 12: Quá trình phát triển của người gồm 2 giai đoạn là
A. giai đoạn phôi và giai đoạn phôi vị. B. giai đoạn phôi và giai đoạn phôi nang.
C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. D. giai đoạn phôi thai và giai đoạn trưởng thành.
[<br>]
Câu 13: Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là
A. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
[<br>]
Câu 14: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi tế bào mô thực vật là
A. tính toàn năng của tế bào. B. khả năng phân hóa của tế bào .
C. tính chuyên hóa của tế bào. D. khả năng cảm ứng của tế bào với hoocmôn.
[<br>]
Câu 15: Thực vật Hai lá mầm có các
A. mô phân sinh đỉnh và lóng. B. mô phân sinh đỉnh và bên.

C. mô phân sinh đỉnh thân và rễ. D. mô phân sinh lóng và bên.
[<br>]
Câu 16: Hoocmôn nào sau đây có tác dụng làm tăng tốc độ phân giải tinh bột?
A. Auxin. B. Giberêlin. C. Xitôkinin. D. Êtilen.
[<br>]
Câu 17: Trinh sản là hình thức sinh sản
A. sinh ra con cái không có khả năng sinh sản. B. xảy ra ở động vật bậc thấp.
C. chỉ sinh ra cá thể cái. D. không cần có sự tham gia của giao tử đực.
[<br>]
Câu 18: Sinh sản bằng hình thức nảy chồi gặp ở
A. giun dẹp. B. động vật nguyên sinh. C. ruột khoang. D. động vật trên cạn.
[<br>]
Câu 19: Hoocmôn điều hòa sự dậy thì ở người là
A. ơstrôgen và testôstêron. B. prôgestêron. C. FSH và LH. D. testôstêron.
[<br>]
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải của hoocmôn thực vật?
A. Hình thành ở một nơi, có thể phản ứng ở một nơi khác trong cây.
B. Có tính chuyên hóa cao.
C. Tính chuyên hóa thấp hơn so với hoocmôn ở động vật bậc cao
D. Có khả năng gây biến đổi mạnh.
[<br>]
Câu 21: Trong kĩ thuật nuôi cá rô phi, người ta thu hoạch cá sau một năm nuôi, khi cá đạt khối lượng từ1,5 kg
đến 1,8 kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba cá có thể đạt tới khối lượng tối đa 2,5 kg vì
A. để thu được lợi nhuận cao nhất. B. năm thứ 2 – 3 cá sinh trưởng mạnh phải ăn nhiều.
C. thịt cá ngon nhất. D. tốc độ tăng trưởng của cá không đổi.
[<br>]
Câu 22: Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi
A. trứng được thụ tinh. B. hình thành hợp tử.
C. hợp tử phân bào. D. con được sinh ra hoặc nở ra.
[<br>]

Câu 23: Hoocmôn điều hoà sự phát triển biến thái ở sâu bọ là
A. tirôxin và juvenin. B. ecđixơn và juvenin.
C. ơstrôgen và juvenin. D. ecđixơn.
[<br>]
Câu 24: Ở động vật đẻ trứng giai đoạn phôi diễn ra ở đâu?
A. Trong trứng chưa thụ tinh. B. Trong trứng đã thụ tinh.
C. Trong tử cung của con cái. D. Trong bụng của con cái.
[<br>]
Câu 25: Phương pháp nào sau đây không dùng trong biện pháp thay đổi số con ở động vật?
A. Sử dụng hoocmôn. B. Nuôi cấy phôi. C. Tách tinh trùng. D. Thụ tinh nhân tạo.
[<br>]
Câu 26: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
A. Tạo được một tập tính của chim. B. Tạo nhiệt thích hợp giúp hợp tử phát triển bình thường.
C. Tạo điều điện chim non nhanh ra đời. D. Tạo nên thói quen tốt.
[<br>]
Câu 27: Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ nhờ dựa vào
A. tầng sinh mạch. B. các tia gỗ. C. vòng năm. D. tầng sinh vỏ
[<br>]
Câu 28: Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là
A. mô phân sinh lóng. B. mô phân sinh đỉnh rễ.
C. m« ph©n sinh ®Ønh th©n. D. m« ph©n sinh bªn.
[<br>]
Câu 29: Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành ?
A. Dễ trồng và ít tốn công chăm sóc. B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch.
C. Tránh sâu bệnh gây hại. D. Ít tốn diện tích đất trồng.
[<br>]
Câu 30: Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?
A. Vì chúng chỉ nhận bộ gen của mẹ. B. Vì chúng sống gần mẹ.
C. Chúng do mẹ nuôi dưỡng. D. Chúng do mẹ sinh ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×