Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 30 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP














BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD : TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH : PHAN TẤN TUYỀN
LỚP : XC11D
MSSV : 115160223




Đơn vị thực tập


CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT
Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, P. 4, Q.Tân Bình, TP.HCM
















TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
I. ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT
THUAN VIET TRANDING AND CONSTRUCTION CO., LTD
Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, Phường. 4, Q.Tân Bình, TP.HCM


Điện thoại: (84-8) 38.111.048 – 39.119.684
Fax: (84-8)38.111.410
Email:
Website: www.thuanviet.com.vn

II. THỜI GIAN THỰC TẬP
8 tuần
Từ ngày 22/07/2015 đến ngày 16/09/2015
III. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tìm hiểu bộ máy tổ chức của đơn vị thi công, cơ cấu tổ chức của bộ máy
quản lý, tổ chức và thực thi trực tiếp các công việc trên công trường.
2. Tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình xây dựng:
chủ đầu tư; tư vấn giám sát; nhà thầu chính, nhà thầu phụ v.v…
3. Tìm hiểu các hồ sơ và bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của công
trình thực tập.
4. Tìm hiểu các biện pháp thi công, tổ chức thi công công trình, công nghệ thi
công mới để đảm bảo bảo chất lượng công trình và các biện pháp an toàn lao
động.
5. Tham gia giám sát thi công các hạng mục công tác của một công trình.
6. Tìm hiểu các tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành sử dụng trong thi công.
7. Tìm hiểu về kế ho
ạch, cách thức phối hợp giữa các bên và kinh nghiệm về tổ
chức thi công để đảm bảo tiến độ đề ra.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

















Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng …năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN







LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một học phần quan trọng, nằm trong chương trình đào tạo
Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của trường ĐH Giao thông
Vận tải TP.HCM. Nhằm giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức giữa lý thuyết và thực tế,
để có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong thời gian 8 tuần với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các anh chị
Nhân viên, Cán bộ kỹ thuật và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại
Thuận Việt đã tạo điều kiện để em thực hiện báo cáo này cũng như hoàn thành tốt quá
trình thực tập.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy TS Phạm Tiến Cường với sự hướng dẫn tận tình của thầy trong suốt quá
trình thực tập và thực hiện báo cáo.
- Ks Trần Hữu Hoài Phương và Ks Nguyễn Văn Danh Cán bộ kỹ thuật Công ty
TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực
tập và chia sẽ nhiều kinh nghiệm trong công việc.
- Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt và Ban chỉ huy công

trường Dự án 1330 căn hộ tái định cư Bình Khánh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình thực tập.
Với những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ đợt thực tập này, đã giúp em có
những định hướng cho đề tài tốt nghiệp sắp đến và tự tin có thể đáp ứng những công
việc của các công ty sau khi tốt nghiệp.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 09 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Phan Tấn Tuyền
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 1
Chương 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY NƠI THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu chung về Công Ty.
Tên công ty : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT
Tên quốc tế : THUAN VIET TRANDING AND CONSTRUCTION CO., LTD
Địa chỉ trụ sở : Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, P. 4, Q.Tân Bình,
TP.HCM.
Điện thoại: (84-8) 38.111.048 – 39.119.684
Fax: (84-8)38.111.410
Email:
Website : www.thuanviet.com.vn
Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt được thành lập vào năm 1999,
với những chức năng: nhận tổng thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ
thuật hạ tầng, san lấp mặt bằng, trang trí nội ngoại thất, tư vấn thiết kế, kinh doanh thương
mại vật tư xây dựng, bên cạnh đó còn tham gia đầu tư, góp vốn liên kết liên doanh với một
số doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản, kinh doanh khai thác hạ tầng Khu công nghiệp
và khai thác khoáng sản v.v…

Với ý chí nỗ lực vươn lên không ngừng, với sức mạnh thiết bị hiện đại, với hàng
trăm kỹ sư, kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm, hàng ngàn công nhân lành nghề, Thuận Việt
đã đảm nhận nhiều công trình lớn như Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ phục vụ cho
Seagames 22; Quảng trường Trung tâm Thành phố Đà Lạt; Cụm chung cư KCN Tân Bình;
Tháp 3 và 4 phase 2 dự án Saigon Pearl; B
ệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn; Bệnh viên
đa khoa 1500 giường Bình Dương; Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam; Dự án
2200 căn hộ và 1330 căn hộ khu Chung cư tái định cư Bình Khánh v.v…
Với khẩu hiệu : “Vươn lên tầm cao mới” Thuận Việt đang hướng đến mục tiêu trở
thành một trong những công ty Xây dựng hàng đầu tại Việt nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 2
1.2. Sơ đồ tổ chức của Công Ty.

1.3. Lĩnh vực hoạt động.
- Xây dựng công nghiệp.
- Xây dựng dân dụng.
- Sửa chữa nhà và trang trí nội thất, mua bán vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội
thất.
- Thiết kế: Tổng thể mặt bằng xây dựng công trình.
- Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ.
- Kinh doanh nhà.
- Mua bán hàng kim khí điện máy, máy móc thiết bị văn phòng.
- Dịch v
ụ hỗ trợ, phát triển và chuyển giao công nghệ thông tin điện – điện tử.
- Sản xuất, mua bán thiết bị trường học, đồ dùng dạy học.
- San lấp mặt bằng, đầu tư, xây dựng, kinh doanh kỹ thuật hạ tầng khu đô thị – khu
dân cư – khu công nghiệp.
- Xây dựng, công trình cầu đường, hệ thống cấp thoát nước.
- Đào tạo nghề, đ

ào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập
nhật kiến thức, kỹ năng.
- Tư vấn du học, quản lý doanh nghiệp, kinh doanh vui chơi giải trí, nhà hàng ăn
uống, kinh doanh khách sạn.
1.4. Quá trình hoạt động.
- Khởi nghiệp năm 1989 từ một Đội thi công nhỏ của trường Đại học Bách Khoa
TPHCM do ông Võ Văn Bé trực tiếp điều hành.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 3
- Năm 1993-1998, tiến thêm một bước trong lĩnh vực hoạt động thi công xây dựng,
ông Võ Văn Bé đã thành lập Công ty TNHH Xây Dựng Việt Phát. Trong giai đoạn này,
công ty đã thi công hàng loạt các công trình sử dụng vốn ODA, các công trình trọng điểm
quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục của Bộ Giáo dục Đào tạo.
- Năm 1999, chia tách Việt Phát, ông Võ Văn Bé thành lập Công ty TNHH Xây dựng
- Thương Mại Thuận Việt. Bắt đầu kể
từ đây, Thuận Việt đã có những bước đột phá mới
cùng với xu hướng phát triển của xã hội đồng thời khẳng định uy tín, thương hiệu của mình
qua việc hoàn thành các công trình có quy mô lớn.
- Đến năm 2003, Công ty Thuận Việt đã chính thức tham gia vào lĩnh vực bất động
sản bằng việc góp vốn đầu tư cùng Công ty cổ phần Tập đoàn SSG với dự án trọng điể
m là
Khu dân cư phức hợp Sông Sài gòn- Saigon Pearl, dự án có tầm cỡ Quốc tế, có quy mô lớn
nhất TP.HCM. Hiện nay, ông Võ Văn Bé đang là Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Việt
Nam Land SSG (liên doanh Saigon Peal).
- Đến năm 2009, Thuận Việt tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản. Ông Võ
Văn Bé chính thức là Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình
giao thông 677 thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông 6.
- Năm 2011, Thuận Việt thành lập Công ty Cổ phần TV.Window, chuyên thi công
Nhôm kính mặt dựng công tình cao tầng, t
ạo một vòng tròn khép kín hỗ trợ cho công trình

Thuận Việt và cung cấp nguyên vật liệu cho thị trường xây dựng.
1.5. Tóm tắt dự án thực tập.
- Tên dự án: Xây dựng 1.330 căn hộ tái định cư (Khu 4), phường Bình Khánh, Quận
2, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Địa điểm xây dựng: Khu 4 (gồm lô R8, R9) thuộc Dự án Khu dân cư tái định cư
phường Bình Khánh, Quận 2, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
-
Chủ đầu tư: Liên danh Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) –
Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành
Thành Công.
- Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Ánh Sáng Phương
Nam.
- Tổng thầu thi công: Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt.
- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư dự án xây dựng 1.330 căn hộ tái đị
nh cư sản
phẩm cuối cùng bàn giao cho Ủy ban nhân dân Thành phố 1.330 chung cư cùng với đầy đủ
hạ tầng kỹ thuật trong khu dự án.
- Quy mô đầu tư xây dựng dự án gồm: 1.330 căn hộ chung cư (trong đó có hai khu:
Khu R8 gồm 4 Block A1, A2, B1 và B2; Khu R9 gồm 3 block C, D và E)
- Tổng mức đầu tư: 2.199.139.020.000 đồng (bằng chữ: Hai ngàn một trăm chín mươi
chín tỷ một trăm ba mươi chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng).
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 4
Chương 2
QUY TRÌNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG
2.1. Sơ đồ tổ chức bảo hộ lao động.

-
Hội đồng bảo hộ lao động công ty:


1. Phó Tổng Giám đốc Chủ tịch HĐ BHLĐ
2. Đại diện người lao động Phó chủ tịch HĐ BHLĐ
3. Trưởng Ban BHLĐ công ty Uỷ viên thường trực, kiêm thư ký hội đồng
4. Cán bộ kỹ thuật Uỷ viên
5. Xưởng trưởng Uỷ viên
6. Các Chỉ huy trưởng công trình Uỷ viên
-
Ban bảo hộ lao động công ty:

1. Uỷ viên thường trực, kiêm thư ký hội đồng
BHLĐ công ty
Trưởng Ban BHLĐ
công ty
2. Cán bộ BHLĐ công ty Uỷ viên
3. Một số cán bộ BHLĐ công trình Uỷ viên

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 5
-
Ban an toàn lao động công trình:

1. Chỉ huy trưởng công trình Trưởng ban
2. Cán bộ BHLĐ Phó ban phụ trách ATLĐ
3. Kế toán công trình Phó ban phụ trách PCCN
4. Thủ kho công trình Phó ban phụ trách VSMT
5. Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD
6. Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD
7. Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD
8. Phụ trách điện công trình Uỷ viên phụ trách AT điện
2.2. Công tác huấn luyện.

Tuỳ theo tính chất công việc và theo quy định của Nhà nước, hàng tháng công ty tổ
chức huấn luyện ATLĐ cho người lao động.
- Đối với người lãnh đạo công ty: hàng năm công ty cử Ban Tổng Giám đốc công ty
tham gia học các lớp huấn luyện về BHLĐ dành cho người sử dụng lao động do sở Lao
động Thương binh và Xã hội tổ chức tại Tp.HCM.
- Đối với cán bộ làm công tác BHLĐ: công ty cử các cán bộ
này tham giam học các
lớp huấn luyện về BHLĐ dành cho người làm công tác BHLĐ do sở Lao động Thương
binh và Xã hội tại Tp.HCM và một số các tỉnh thành khác tổ chức.
- Đối với các Trưởng phòng, Ban và cán bộ quản lý của công ty cũng tham gia học
các lớp huấn luyện về BHLĐ do sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tp.HCM và một
số các tỉnh thành khác tổ chức dành cho người quản lý vào hàng năm.
- Đối với ng
ười lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì
công ty cũng gửi các đối tượng này tham gia học các lớp chuyên ngành phụ hợp với công
việc họ đang làm tại các trung tâm huấn luyện an toàn lao động.
- Ngoài các đối tương trên thì người lao động còn lại thường xuyên được huấn luyện
về các lớp sau:
+ Huấn luyện an toàn lao động cho các đối tượng khác: do công ty tổ chức (cán bộ
BHLĐ công ty tổ chức với các kỹ
sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, các thanh tra viên
của Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các tỉnh (thành) mà công trình đang thi công
trên địa bàn đó).
+ Huấn luyện về Sơ cấp cứu: do công ty tổ chức với thành phần huấn luyện là các trung
tâm y tế hoặc các trung tâm vệ sinh lao động.
+ Huấn luyện về PCCC: do công ty tổ chức với thành phần huấn luyện là lực lượng
cảnh sát PCCC của các tỉnh (thành) mà công trình đang thi công tại địa bàn
đó.
Hàng tuần công ty tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động mới
tuyển dụng hoặc thay đổi chức danh công việc theo đúng ngành nghề, công việc của từng

người như nội dung đã nêu trên.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 6
2.3. Công tác tuyên truyền.
- Định kỳ 2 tuần một lần Ban chỉ huy các công trình tổ chức một buổi nói chuyện
chuyên đề về BHLĐ (AT-VSLĐ & PCCCN) nhằm mục đích nhắc nhở và tuyên truyền cho
người lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ.
- Nội dung của cuộc nói chuyện chuyên đề về BHLĐ là phổ biến những văn bản pháp
quy về BHLĐ của Nhà nước hoặ
c những nội quy, quy trình mới được ban hành và đồng
thời nêu ra những vi phạm về BHLĐ và những tai nạn đã xảy ra trên công trường hoặc các
đơn vị khác, … nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người lao động về việc thực hiện
cho công tác BHLĐ và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn.
2.4. Công tác kiểm tra.
Đối với công tác an toàn lao động thì việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực
hiện công tác Bảo hộ lao
động cực kỳ quan trọng, vì qua đó sẽ ngăn chặn được các rủi ro
mất an toàn và hạn chế được các tai nạn lao động. Trong đó việc kiểm tra được công ty
phân chia theo cấp như sau:
- Đối với Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng BHLĐ công ty: Định kỳ ít nhất 3 tháng tổ
chức kiểm tra tại các công trình và kho xưởng của công ty một lần.
- Đối với Ban BHLĐ công ty: Ban Tổng Giám đốc công ty chỉ đạo Ban BHL
Đ công
ty thường xuyên kiểm tra các công trình hàng tuần ít nhất là một lần, đối với các công trình
xa thì tối thiểu 1 tháng phải thực hiện kiểm tra một lần.
- Đối với Ban BHLĐ công trình: Ban BHLĐ công trình là đối tượng trực tiếp thường
xuyên có mặt ở công trình vì vậy hàng ngày Ban BHLĐ sẽ kiểm tra và kiểm soát việc thực
hiện công tác BHLĐ tại công trình và xử lý các việc vi phạm.
- Đối với các an toàn viên: là lực lương lao động tr
ực tiếp được công ty đào tạo và

trang bị các kiến thức về an toàn lao động nên lực lượng này đống vai trò vô cùng quan
trọng trong việc ngăn ngừa tại nạn lao động. Vì họ thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố
nguy hiểm và có hại, do đó họ sẽ nhắc nhở người lao động thực hiện tốt công tác về an toàn
và báo cáo các mối nguy hiểm và có hại cho Ban BHLĐ công trình và Ban chỉ huy công
trình.
Hình 2.1: Biện pháp bao che và che chắn lỗ sàn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 7
2.5. Máy móc, thiết bị.
Các máy móc, thiết bị được các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm thường
xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc
biệt đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn ngoài việc được kiểm tra, bảo trì,
bảo dưỡng như đã nêu trên, còn được kiểm định an toàn bởi các trung tâm kiểm định có uy
tín của nhà nước, đăng ký sử
dụng với Sở Lao đông Thương binh và Xã hội Tp.HCM theo
đúng quy định của nhà nước.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 8
Chương 3
TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN CÔNG TRÌNH
3.1. Sơ đồ tổ chức thi công trên công trường.

- Chỉ huy trưởng công trình: chỉ huy trưởng, chỉ huy phó công trường do Giám đốc
công ty bổ nhiệm, cùng với giám sát thi công tổ chức thi công công trình theo đúng hợp
đồng đã ký với chủ đầu tư. Giao dịch với Chủ đầu tư giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật phát
sinh. Chỉ huy trưởng công trình là người chỉ huy thay mặt cho Giám đốc công ty có toàn
quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định c
ủa mình trong mọi mặt chỉ đạo
điều hành tại công trường. Giúp việc cho chỉ huy trưởng có nhiều bộ phận khác nhau.
- Bộ phận vật tư, thiết bị, bảo vệ: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công

trường. Căn cứ vào quy trình công nghệ và tiến độ thi công, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ
và đồng bộ cấu kiện, kết cấu, VLXD, thiết kế kỹ thuật, máy móc thiết bị… đảm bảo thi
công liên tục không bị gián đoạn. Đồng thời đảm bảo an ninh trên công trình.
- Bộ phận quản lý chất lượng: quản lý về chất lượng của vật tư, thiết bị sử dụng thi
công trên công trường, kiểm tra khối lượng thi công, phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm
thu và thực hiện bản vẽ hoàn công.
- Bộ phận tài chính: tham mưu cho Ban chỉ huy công trường về kế ho
ạch thu chi tài
chính; cập nhật theo dõi các chế độ tài chính kế toán của các đội thi công; thanh toán lương
và thanh toán khối lượng của các đội thi công.
- Bộ phận hành chính-an toàn: quản lý hành chính nhân sự, giải quyết các vấn đề
chính sách cho cán bộ nhân viên tại hiện trường, đảm bảo thực hiện các quy trình an toàn
lao động trên công trường. Kỹ sư an toàn là người trực tiếp tại hiện trường nhắc nhở, kiểm
tra các đội trong việc thực hiện an toàn lai
động trên công trình.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 9
- Bộ phận kỹ thuật: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công trường, chịu trách
nhiệm về mặt quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình. Gồm:
+ Kỹ sư ME: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các đội thi
công điện nước; phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và k
ỹ thuật cho các
đội thi công trên.
+ Kỹ sư kết cấu: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các đội
thi công cốp pha, bê tông và thép; phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và
kỹ thuật cho các đội thi công trên.
+ Kỹ sư hoàn thiện: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các
đội thi hoàn thiện; phối hợp vớ
i tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và kỹ thuật cho
các đội thi công trên.

+ Kỹ sư trắc đạc: sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dùng như máy kinh vỹ, thủy
bình… để phục vụ các công tác định vị, kiểm tra cao độ, tim mốc.
- Các đội thi công: Máy cơ giới, cofa, cốt thép, cơ khí, thiết bị, bê tông, nề, điện,
nước, hoàn thiện… là các đội trực tiếp tham gia thi công. Mỗi đội có một đội trưởng để
quản lý số công nhân thuộc đội mình nhằm đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao
chất lượng công tác và tiết kiện vật tư.
- Thầu phụ về cáp: phối hợp với các đội thi công thép, cốp pha và kỹ sư kết cấu để
tiến hành thi công cáp, đảm bảo đúng tiến độ và kỹ thuật.
3.2. Biện pháp thi công tầng điển hình.
3.2.1. Thi công cột, vách và lõi tháng máy.
Bước 1: Định vị tim trục và kích thước các cấu kiện
- Căn cứ vào điể
m mốc đã có sẵn,
kỹ sư trắc đạc dùng máy kinh vĩ hoặc
máy toàn đạc xác định các trục của
công trình (các trục này đã được dời so
với trục chính trên bản vẽ). Sau đó
dùng bật mực đánh dấu các trục đó trên
sàn.
- Căn cứ vào các trục đó, cán bộ
trắc đạc dùng thước cuộn xác định kích
thước cấu kiện cột, vách và lõi thang
máy. Sau đó dùng bật m
ực đánh dấu
lại, để thuận tiện cho công nhân đóng
cốp pha cột sau này. Hình 3.1: Tim trục
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 10
Bước 2: Vệ sinh và lắp dựng cốt thép.
- Tiến hành vệ sinh cốt thép cột, vách và lõi thang máy đã chờ sẵn (gõ bê tông còn

bám trên thép).
- Lắp dựng cốt thép chịu lực và cốt đai, thép chịu lực và thép đai được gia công theo
đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ dưới mặt đất; sau đó dùng cẩu tháp cẩu lên
để thi công.
- Dùng máy khoan đục tạo nhám tại chân cột, sau đó dùng nước phun sạch các vụn b

tông và đất cát bẩn dưới chân cột.

Hình 3.2: Cốt thép vách thang máy
Bước 3: Nghiệm thu thép
- Cán bộ hiện trường thông báo đến tư vấn giám sát để tiến hành nghiệm thu sau khi
công tác thép và vệ sinh hoàn thiện.
- Các yêu cầu khi nghiệm thu:
+ Thép chịu lực: đủ số lượng, đúng chủng loại, kích thước thanh thép phải theo bản
vẽ và đoàn neo nối thép phải thỏa mãn và đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thép đai: đúng chủng loại, bước đai, số nhánh đai và v
ị trí của đai tăng cường phải
chính xác theo bản vẽ thi công.
Bước 4: Đóng cốp pha
Trước khi đóng cốp pha, cần thông báo cho đội ME đi các đường ống điện, nước
nếu có trong các cấu kiện.
- Cốp pha của các cấu được gia công sẵn, theo đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật
trong hồ sơ kỹ thuật.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 11
- Căn cứ vào mực đã được trắc đạc đánh dấu, công nhân tiến hành cẩu và lắp ván
khuôn vào đúng vị trí. Trước khi lắp cốp pha phải được làm sạch bề mặt.
- Tiến hành căn chỉnh cốp pha cho đúng tim trục và kích thước của cột dựa vào trục
được trắc đạc đánh dấu. Dùng quả dọi treo vào ván khuôn để chỉnh sửa độ nghiên cho cốp
pha.

- Sau khi
điểu chỉnh xong thì tiến hành chống đở, bắt ti cho cốp pha.

Hình 3.3: Cốp pha vách
Bước 5: Nghiệm thu cốp pha
- Trước khi gọi tư vấn giám sát nghiệm thu, cán bộ hiện trường cần tiến hành nghiệm
thu nội bộ và yêu cầu công nhân chỉnh sửa những sai sót còn lại.
- Những yêu cầu khi nghiệm thu cốp pha:
+ Tim trục và kích thước của cột không được lệch quá 5mm. Xác định dựa vào trục
dời đã được xác địch sẵn.
+ Độ nghiên của cột không được l
ệch quá 5mm.
+ Cây chống ván khuôn phải chắc chắn, tăng đơ đã được căn chặt, với cột biên phải
có biện pháp neo kéo để ván khuôn không bị nghiên.
+ Cốp pha phải chặt khít, tại chân cốp pha cần được bịt chặt.
+ Riêng lõi thang máy cần phải kiểm tra thêm độ lọt lòng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 12
Bước 6: Đổ bê tông
- Lắp dựng sàn thao tác để đổ bê tông.
- Bê tông được đổ bằng cách cẩu phểu từ dưới mặt đất lên.
- Tiến hành đổ bê tông theo đúng quy trình kỹ thuật, đầm dùi kỹ để tránh bê tông bị rỗ
bề mặt.
Bước 7: Tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng.
- Ván khuôn cột được tháo khoảng 14-15 tiếng sau khi đổ, ván khuôn vách và lõi
được tháo sau khoảng 2 ngày kể từ khi đổ bê tông.
- Bả
o dưỡng bằng cách phun nước giữ ẩm cho bề mặt cột.
Các sự cố gặp phải và biện pháp xử lý:
- Cốp pha bị bung trong quá trình đổ bê tông, do tuột ti, gia cường không tốt khi đóng

cốp pha. Cho bê tông chảy hết ra ngoài, sau đó tiền hành đóng lại cốp pha rồi mới đổ bê
tông tiếp tục.
- Bê tông bị rỗ bề mặt, do cốp pha bị hở nước chảy ra ngoài niều trong quá trình đổ bê
tông, ho
ặc đầm dùi không tốt. Tùy mức độ nếu nhẹ có thể dùng xi măng hoặc sika trám vào,
nặng thì phải đục ra đổ lại.
- Bề mặt bê tông bị lõm hoặc phồng ra, do cốp pha đã dùng nhiều lần, hoặc thiếu ti.
Đục đẻo phần dư thừa, còn phần lõm có thể để đến lúc hoàn thiệt dùng vữa trát vào.
3.2.2. Thi công dầm, sàn điển hình.
Bước 1 Định vị tim mốc cao độ sàn: căn c
ứ vào mốc chuẩn đã có cán bộ trắc đạc dùng
máy thủy bình ngắm và đánh dấu có mốc chuẩn tại nhiều vị trí khác nhau. Làm dấu mực
trên các cột, vách, lõi thang máy.
Bước 2: Lắp đặt cây chông, ván khuôn.
- Đội thi công cốp pha
tiến hành cầu và dựng cây
chống dầm, sàn. Việc dựng
cây chống căn cứ vào bản vẽ
thi công dầm sàn và yêu cầu
kỹ thuật.
- Lắp đặt xà gồ đở ván
khuôn, khoảng cách giữa các
cây xà phải đúng yêu cầu kỹ
thuật. Lắp xà gồ đở dầm
trước rồi mới tới sàn.
- Đóng ván khuôn dầm
(đáy và thành dầm) theo
đúng bản vẽ, sau đó tiến hành đóng ván khuôn đáy sàn. Trong quá trình này cán bộ kỹ thuật
hiện trường phải thường xuyên kiểm tra các vị trí ván khuôn dấm về kích thước và vị trí.


Hình 3.4: Cốp pha dầm sà
n

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 13
Bước 3: Lắp thép dầm và rãi thép lớp dưới.
- Khi xong ván khuôn dầm, ván khuôn sàn đóng được khoảng 80% đội thép lắp thép
dầm theo đúng bản vẽ thiết kế.
- Sau khi xong cốp pha đáy sàn, tiến hành vẽ các hộp gen và đội cáp đánh dấu các vị
trí của cáp.
- Đội thi công thép tiến hành rãi thép lớp dưới theo đúng kích thước, chủng loại và
bước thép.
Bước 4: Thi công cáp, điện nước và nghiệm thu cao độ ván khuôn.
- Sau khi gia công xong thép lớ
p dưới, các đội điện, nước tiến hành thi công đi các
đường ống điện và nước trên sàn.
- Đội cáp tiến hành cẩu cáp đã gia công trước lên lắp vào đúng các vị trí đã được đánh
dấu.
- Đội ván khuôn đóng ván khuôn thành sàn.
- Trong quá trình các đội thi công, kỹ sư trắc đạt tiến hành nghiệm thu cao độ sàn.
Hình 3.5: Cốt thép lớp dưới
Bước 5: Lắp thép gia cường và rãi thép lớp trên.
- Đội thép tiến hành lắp thép gia c
ường tại các hộp ghen, đầu neo chết, đầu neo sống
của cáp.
- Đồng thời tiến hành rãi thép lớp trên và đi cao độ cho thép.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 14
Bước 6: Công tác khác
- Đội cáp tiến hành đi cao độ cáp, sau khi thép lớp trên rãi xong.

- Gia cường cốp pha: ván thành dầm, thành sàn, tại các vị trí giao với đầu cột.
- Tiến hành vệ sinh sàn.
- Hàn các sàn âm.
Bước 7: Nghiệm thu
- Cán bộ kỹ thuật nghiệm thu sơ bộ yêu cầu công nhân chỉnh sửa những sai xót, sau
đó thông báo cho tư vấn giám sát tiến hành nghiệm thu.
- Các yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu:
+ Cây chống: phải đảm bả
o đủ số lướng, khoe khoắn, khoảng cách phải phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật, các tăng đơ phải được siết chặt không bị tuột, hệ cây chống cứng cáp chắc
chắn.
+ Ván khuôn: đóng đúng vị trí, chặt khí
+ Thép: phải đủ số lượng, đúng chủng loại, đoạn neo nối chính xác.
+ Sàn phải sạch sẽ.
+ Các đường cáp phải thẳng và đúng vị trí
Bướ
c 8: Đổ bê tông
- Bê tông được bổ bằng máy bơm, đội thi công được phân công rõ ràng nhiệm vụ của
từng người.
- Giám sát quá trình đổ và yêu cầu đầm dùi thật kỹ.
- Bê tông phải được kiểm tra về độ sụt, lấy mẫu thí nghiệm trước khi bơm.

Hình 3.6: Công tác đổ bê tông
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 15
Chương 4
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG SÀN CÁP ỨNG LỰC TRƯỚC
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: NAM CÔNG
4.1. Trình tự thi công.


Ghi chú: Công tác nhà thầu chính thi công
Công tác nhà thầu Nam công thi công
4.2. Vật tư sử dụng.
- Cáp dự ứng lực loại 7 sợi có các đặc tính sau:
Đường kính danh định: 12.7 mm
Diện tích mặt cắt danh định 98.7 mm
2

Giới hạn chảy/bền: 1670 Mpa/1860Mpa
Lực kéo đứt tối thiểu: 183.7 kN
Mô đun đàn hồi: 195 ± 10 Gpa
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 16
Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn: ASTM A416 Grade 270
- Hệ đầu neo kéo gồm: đế neo, khóa neo và nêm.
- Con kê: được làm từ sợi cáp thừa, độ bền tốt dùng đi cao độ cho cáp.
- Ống chưa cáp: có gân xoắn ốc làm từ thép mạ kẽm dày từ 0.23-0.30mm.
- Van bơm vữa: bằng nhựa, được đặt ở các điểm cao nhất dọc theo đường cáp cho
phép nước và khí thoát ra ngoài.
- Vòi bơm vữa: làm bằng nhựa, đường kính khoả
ng 14mm, được đặt tại các đầu vào
của thân neo, đầu ra của mũ bịt đầu neo chết và tại các vị trí của van bơm vữa.
- Hỗn hợp vữa bao gồm: Xi măng Portland PCB-40, nước sạch, phụ gia Sika
Intraplast Z-HV và phụ gia Sikament NN cho vữa

Hình 4.1: Một số vật tư thi công cáp
4.3. Máy móc thiết bị phục vụ thi công.
- Kích kéo căng thủy lực: có tác dụng kéo các sợi cáp trong đường cáp, tạo lực tối đa
256 kN.
- Máy bơm thủy lực: có tác dụng truyền lực cho kích thủy lực theo đúng lực thiết kế,

áp lực này được đo bằng đồng hồ đo áp, khả năng tạo áp 80Mpa.
- Kích đánh rối: dùng để
tạo đầu rối hình củ hành làm tăng khả năng bám dính của
đầu neo chết.
- Máy trộn vữa: dùng cho việc trộn, khuấy vữa và tiến hành bơm vữa.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 17

Hình 4.2: Máy trộn vữa
4.4. Công tác lắp đặt.
- Lắp đặt đường cáp gồm các công việc sau:
+ Lắp ống chứa cáp: các ống chứa cáp đặt dưới mặt đất và được nối với nhau bằng
ống nối nhựa theo đúng độ dài trong bản vẽ thi công.
+ Luồn cáp cho đường cáp: cáp được cắt theo đúng độ dài yêu cầu (không cắt bằng
oxy-acetylen hoặc phương pháp nhiệt tương tự), sau đó luồn t
ừng sợi một vào ống chứa cáp
đặt dưới đất, đánh đấu số thứ tự đường cáp.
+ Tạo đầu neo chết: sau khi luôn xong cáp, sử dụng kích đánh rối tạo đầu neo củ
hành tại các vị trí neo chết và gắn một mũ bịt nhựa có van bơm vữa để nước xi măng không
rò rỉ vào trong quá trình đổ bê tông.
+ Nâng các đường cáp đã gia công: sau khi gia công xong cáp dưới mặt đất, tiến
hành cẩu lên sàn.
+ Lắp
đặt đường cáp đã gia công: sau khi đội thép hoàn thiện xong thép lớp dưới,
tiến hành lắp đặt các bó cáp đã gia công vào đúng vị trí được đánh dấu, tại các vị trí giao
nhau cần kiểm tra cẩn thận theo bản vẽ thi công.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 18
+ Lắp đầu neo chết vào đúng vị trí trên bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp đặt đầu neo kéo: hệ neo kéo được nối với đầu hộc bằng kẽm buộc và băng keo;

thân neo và hộc nhựa được gắn cố định vào ván khuôn thành.
- Đi cao độ cáp: căn cứ trên bản vẽ thi công tiến hành đánh dấu cao độ cáp trên ván
khuôn sàn, công nhân dựa vào đó để đi cao độ cáp.
- Các công việc hoàn thi
ện khi tiến hành đổ bê tông: lắp đặt các van bơm, ống bơm
vữa vào cáp, tiến hành kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng, sửa chữa các hư
hỏng bằng băng dính và dây thép buộc.
- Lắp đầu neo: khi bê tông đạt cường độ và ván khuôn thành được tháo ra tiến hành
gỡ hộc đầu neo, lắp đầu neo vào.

Hình 4.3: Một số hình ảnh lắp đặt cốt thép
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 19
4.5. Công tác kéo căng đường cáp.
- Kéo căng cáp: kiểm tra thiết bị kéo, phun sơn lên tất cả sợi cáp để lấy điểm chuẩn đo
giãn dài của cáp, sau đó tiến hành kéo căng từng sợi, thực hiện kéo 5MPa khử chùng, kéo
50% lực thiết kế và 100% lực thiết kế, sau khi kéo tiến hành đo và lấy kết quả độ giản dài
của cáp.
- Trình tự kéo căng các sợi cáp:

Hình 4.1: Trình tự kéo cáp (Tham khảo tài liệu thi công của Nam Công)
- Dung sai độ giãn dài của đường cáp:
+ Đối với cáp có chiều dài >15m, độ giãn dài giới hạn ±10% trên mỗi sợi cáp nhưng
không quá ±7% trên độ giãn dài trung bình của các sợi cáp trong một đường cáp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 20
+ Đối với cáp có chiều dài ≤15m, độ giãn dài giới hạn ±15% trên mỗi sợi cáp nhưng
không quá ±10% trên độ giãn dài trung bình của các sợi cáp trong một đường cáp.
4.6. Công tác bơm vữa.
Các đường cáp phải được bơm vữa trước một nghìn giờ sau khi kéo căng. Trước khi

bơm vữa phải cắt cáp thừa và tiền hành bịt đầu cáp bằng hỗn hợp vữa mác cao.
- Quy trình trộn vữa:
+ Kiểm tra thiết bị trộn v
ữa, sau đó tiến hành trộn theo cấp phối quy định sẵn.
+ Cho nước theo đúng lượng yêu cầu, khởi động máy trộn và cho phụ gia Sikament
NN theo lượng đã định vào.
+ Tiếp theo cho Sika Intraplast Z-HV đã định sẵn vào và trộn trong 2 phút.
+ Sau đó cho xi măng vào trộn trong 2 phút cho tới khi hỗn hợp vữa đồng đều.
- Quy trình bơm vữa: vữa được bơm từ một đầu của đường cáp, bơm đến khi vữa
giố
ng như trong máy trộn thì đóng ống, cần phải bơm liên tục. Nếu quá trình bơm bị ngưng
quá 30 phút thì phải làm sạch bằng nước và thổi bằng khí trước khi bắt đầu lại.
4.7. Công tác giám sát trong quá trình thi công cáp.
Đơn vị thi công cáp cần báo với tư vấn giám sát và đơn vị thi công cùng đi kiểm tra
và nghiệm thu các công việc sau:
- Kiểm tra cáp: tiến hành lấy mẫu cáp trong từng cuộn (số lượng tùy yêu cầu của giám
sát) đi thí nghiệ
m kiểm tra về cường độ và khả năng chịu kéo đứt; kiểm tra các chứng chỉ
sản xuất và xuất xưởng của cáp.
- Nghiệm thu việc lắp đặt cáp: tư vấn giám sát kiểm tra về vị trí lắp đặt, kích thước, độ
thẳng và cao độ của đường cáp; kiểm tra gia cường tại đầu neo chết và đầu neo sống; kiểm
tra các khuyết tật của ống luồn cáp, các van, vòi bơm v
ữa.
- Giám sát việc kéo căng cáp: tư vấn giám sát và cán bộ kỹ thuật của tổng thầu thi
công cùng giám sát việc kéo cáp nhằm phát hiện các sự cố xảy ra, đồng thời đảm bảo đúng
quy trình kéo cáp và lực kéo theo thiết kế.
- Kiểm tra độ giãn dài của cáp: tư vấn giám sát, cán bộ tổng thầu thi công và cán bộ
thi công cáp cùng đi đo lấy kết quả độ giãn dài của cáp, sau đó nhập vào phần mềm để ki
ểm
tra.

- Giám sát quá trình bơm vữa: tư vấn giám sát kiểm tra cấp phối, quy trình trộn, độ sệt
của vữa, yêu cầu lấy mẫu vữa bơm để thí nghiệm kiểm tra cường độ, giám sát toàn bộ quy
trình bơm vữa của đơn vị thi công cáp.
Trong quá trình giám sát nếu phát hiện các sự cố xảy ra cần lập biên bản và yêu cầu
đơn vị thi công khắc phục theo quy trình đã định, xử lý xong mới cho thực hi
ện các công
việc tiếp theo.
4.8. Các sự cố gặp phải và biện pháp xử lý.
- Các vấn đề xảy ra khi lắp đặt và đổ bê tông
+ Khuyết tật cáp: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các sợi cáp bị khuyết tật là do
bị dính hàn xì trong quá trình thi công. Cần làm việc chặt chẽ với nhà thầu chính và các đội
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS PHẠM TIẾN CƯỜNG
SVTH: PHAN TẤN TUYỀN - MSSV: 1151160223 – XC11D 21
coffa, cốt thép để hạn chế vấn đề này. Nếu sợi cáp bị dính hàn xì thì cần phải thay thế sợi
cáp mới trước khi đổ bêtông.
+ Khuyết tật ống gen: khi ống ghen chứa cáp bị khuyết tật được phát hiện trước quá
trình đổ bê tông mà có thể ảnh hưởng tới quá trình kéo căng hoặc bơm vữa thì phải tiến
hành xử lý trước khi đổ bêtông.
+ Rỗ tổ ong tại khu vực neo sau khi đổ bê tông: cần phả
i đục xung quanh để lộ rõ tất
cả các lỗ rỗng sau đó đổ bù bằng SikaGrout 214-11, đợi tối thiểu 3 ngày để đạt cường độ tối
thiểu yêu cầu trước khi căng kéo.
+ Hư hỏng phần cáp chờ để căng kéo: cần phải kiểm tra lại xem nếu phần không hư
hỏng có đủ chiều dài để dùng dụng cụ nòng đơn để kéo hay không. Nếu không thì phải thay
cáp nếu có thể hoặ
c hỏi thiết kế để tìm giải pháp.
- Các vấn đề khi căng kéo: đứt, tuột cáp …
+ Trường hợp đứt cáp: có 2 lựa chọn. Đầu tiên là kiểm tra xem kết cấu làm việc như
thế nào nếu mất đi một trong những sợi cáp, hoặc kéo bù các sợi cáp còn lại trong đường
cáp đó và các đường cáp bên cạnh trong giới hạn cho phép. Thứ hai là thay cáp đứt bằng

một cáp mới nếu có thể.
+ Độ giãn dài vượt quá gi
ới hạn cho phép: nếu độ giãn dài thực tế của sợi cáp “âm”
vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành kéo bù cho sợi cáp đó với lực kéo bằng 103% lực
kéo thiết kế và kết thúc việc xử lý kéo căng ở đây.

×