Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI HSG ĐỊA LÝ 9 ( Các vùng kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.56 KB, 11 trang )

PHẦN DÂN CƯ VÀ KINH TẾ
Câu : Phân tích hậu quả của việc phân bố dân cư không đều ở nước ta.
Trả lời:
a. Tích cực.
- Những Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường
tiêu thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
b. Tiêu cực.
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động
và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế.
+ Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng dẫn đến
nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân
lương thực và GDP/người thấp.
+ Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng
lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ thuật nên Tài nguyên TN bị lãng phí trong
khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao.
- Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp hoá nên tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành phố tìm việc làm tạo nên sức ép về vấn đề
nhà ở, giáo dục, y tế, giáo dục, môi trường
Câu: Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu
công nghiệp nước ta ?
- Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp( lương thực, thực phẩm, lâm sản, thủy
sản ) của nước ta rất phong phú. Đây là nguyên liệu chính cung cấp cho CN chế biến lương thực,
thực phẩm.
- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các nghành chế biến.
- Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm
,cá, trái cây.
- Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường
nước ngoài ngày càng được mở rộng.
Câu: Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với giao thông vận tải nước ta ?
* Thuận lợi :
- Nước ta nằm ở trung tâm vùng ĐNÁ và giáp biển thuận lợi giao thông đường biển trong nước


và với các nước trên thế giới .
- Phần đất liền kéo dài theo hướng B- N, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển, đường bờ
biển dài vì thv Việc đi lại từ B-N khá thuận lợi .
- Nước ta có mạng lưới sông suối dày đặc, việc đi lại miền ngược đến miền xuôi khá thuận lợi *
Khó khăn :
- Hình thể nước ta hẹp ở miền trung, có nhiều đồi núi và cao nguyên chạy theo hướng TB- ĐN
nên việc đi lại theo hướng Đ-T khó khăn .
- Sông ngòi nước dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc đi lại, xây dựng, bảo vệ đường
sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém .
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập khẩu từ nước
ngoài tốn nhiều ngoại tệ.
VÙNG KINH TẾ
* VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1
Câu : ĐB Sông Hồng có điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực?
1.Thuận lợi:
- Đất phù sa do sông Hồng bồi đắp màu mỡ có diện tích lớn thứ hai cả nước(sau ĐBSCL) thích
hợp trồng cây lúa.
- khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp trồng các loại ưa lạnh trong vụ đông (ngô đông,
khoai tây, su hào…) đem lại hiệu quả kịnh tế cao.
- CSVC-KT trong nông nghiệp tương đối hoàn thiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất lương thực với trình độ thâm canh, tăng vụ cao nên
năng suất lúa cao nhất so với cả nước.
- Chính sách của nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp đưa vùng ĐBSH trở thành vùng
trọng điểm về sản xuất lương thực của cả nước.
2.Khó khăn:
- Diện tích đất canh tác bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng.
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người giảm dẫn đến quỹ đất nông nghiệp ít, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Sự thất thường của thời tiết như bão, lũ, sương giá…

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương
pháp.không đúng liều lượng…
Câu : Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng sông Hồng là gì?
- Đảm bảo cung cấp lương thực cho toàn vùng.
- Đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
- Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Góp phần thúc đẩy các ngành KT khác phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH của vùng.
- Phần nào là mặt hàng xuất khẩu.
* VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Câu :Vì sao bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn có tầm quan trọng hàng đầu trong
lâm nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ?
- Vùng BTB hẹp bề ngang, sườn núi phía đông dãy Trường Sơn dốc, việc bảo vệ rừng phòng hộ
rất quan trọng để tránh lũ lụt. Rừng BTB có nhiều động thực vật cần phải được bảo vệ và phát
triển.
- Rừng phía nam dãy Hoành Sơn đã bị khai thác quá mức cần phải được bảo vệ và phát triển bằng
cách trồng lại rừng mới.
- Rừng còn điều hòa khí hậu,chống nạn cát bay, ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
Câu Các nghành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
+ Chăn nuôi gia súc lớn , trồng cây công nghiệp , trồng rừng : Do diện tích mièn núi trung du khá
rộng chiếm 50%diện tích của vùng , rừng còn chiếm 40% diện tích toàn vùng vì vậy chăn nuôi
gia súc , trồng cây công nghiệp , trồng rừng phát triển ở miền núi , gò đồi ở phía tây .
+ Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản : Bờ biển dài , nhiều bãi tôm , cá ven biển , nhiều đầm phá thuận
lợi nuôi trròng , đánh bắt thuỷ sản .
+ Du lịch : Nhiều cảnh quan đẹp ( Các bãi tắm , Phong nha kẽ bàng , vườn quốc gia ) , nhiều di
tích lịch sử , văn hoá ( Cố đô Huế , Quê Bác, Các nghĩa trang quốc gia, Thành cổ Quảng Trị , đôi
bờ Hiền Lương , ngã ba Đồng lộc
* VÙNG TÂY NGUYÊN
Câu : Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên?

- Nhằm khai thác thế mạnh về thủy năng của vùng Tây Nguyên.
2
- Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt cho người dân
của vùng.
- Cung cấp nguồn nước tưới quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng cây
công nghiệp nhất là vào mùa khô thiếu nước kéo dài.
- Phát triển thủy điện còn thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Gián tiếp góp phần ổn định nguồn nước cho các dòng sông ( Sông Đồng Nai, Sông Ba ) chảy
về các vùng lân cận như Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ…
- Đảm bảo nguồn nước cho các nhà máy thủy điện của các vùng lân cận như thủy điện Trị An,
Thác Mơ, Vĩnh Sơn, Đa Nhim…
Câu : Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? Những biện pháp để
phát triển ổn định và vững chắc cây cà phê ở Tây nguyên?
Trả lời:
* Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6 % về sản
lượng ( năm 2001) vì:
- Vùng có diện tích đất badan rộng lớn nhất cả nước ( 1,36 triệu ha), đất ở đây màu mỡ và chất
lượng tốt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
- Khí hậu cận xích đạo với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa thuận lợi cho việc trồng và sinh trưởng của
cây cà phê, mùa khô thích hợp cho thu hoạch, bảo quản và chế biến.
- Với việc phát triển mạnh thủy điện nên vùng đang từng bước cung cấp nước tưới cho cây công
nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng.
- Thị trường tiêu thụ cà phê của vùng ngày càng phát triển không chỉ ở trong nước mà ở cả nước
ngoài như: Nhật bản, Tây Âu, Mỹ…
- Chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho vùng phát huy thế
mạnh để trở thành vùng trồng cây cà phê lớn nhất cả nước.
* Những biện pháp để phát triển ổn định và vững chắc cây cà phê ở Tây nguyên là:
- Nâng cao chất lượng giống cây cà phê
- Hạn chế phá rừng để bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ lương thực cho vùng

- Tăng cường công nghệ chế biến các sản phẩm cà phê
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước
- Nâng cấp mạng lưới GTVT để mở rộng giao lưu trao đổi hang hóa với bên ngoài
- Thu hút đầu tư, hợp tác nước ngoài.
Câu : Các tác nhân làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sông dân cư ở Tây
Nguyên là gì? Khó khăn chủ yếu của nền kinh tế Tây Nguyên là gì? Nhà nước có các dự án
nào để thay đổi diện mạo của vùng Tây Nguyên?
Trả lời:
• Các tác nhân xấu:
- Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cà phê.
- Săn bắt động vật hoang dã bừa bãi
- Mùa khô kéo dài gây hạn hán, cháy rừng nghiêm trọng
• Khó khăn chủ yếu của nền kinh tế Tây Nguyên là:
- Mùa khô kéo dài gây hạn hán, cháy rừng nghiêm trọng
- Dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều. Thiếu lao động đặc biệt là lao động có trình độ
cao
- Cơ sở hạ tầng, giao thong kém phát triển
- Tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao so với cả nước.
• Các dự án của nhà nước
- Xóa đói giảm nghèo
- Nâng cấp đường giao thông ( đường Hồ Chí Minh)
3
- Phát triển các công trình thủy điện ( Y-a-ly, đường dây cao thế 500KV)
- Khai thác Bôxit
- Phát triển vùng trở thành vùng trồng cây công nghiệp hang đầu cả nước.
* VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với
phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
a. Thuận lợi
- Về vị trí địa lí:

+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
+ Vị trí tiếp giáp với Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là
những vùng nông, lâm, thủy sản. Phía Tây giáp Campuchia với nhiều của khẩu quốc tế quan
trọng như Mộc Bài, Xa Mát. phía Đông giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế
- Về tài nguyên thiên nhiên
+ Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất ba dan phân bố ở các vùng đồi thấp, đất xám
trên phù sa cổ phân bố ở các đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp lớn
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo với đặc điểm khí hậu thời tiết khá ổn định
+ Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục
địa nông, giầu tiềm năng về dầu khí
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp
nước tưới cho cây công nghiệp.
b. Khó khăn: Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt
Câu 2: Vì sao Đông Nam bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
- Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,
kĩ thuật vàcơ sở hạ tầng tốt
- Đông Nam Bộ là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh vào bậc nhất nước ta
- Thu nhập bình quân đầu người cao, nhiều khả năng giải quyết việc làm
- Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ, việc hình thành nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất có ý nghĩa thu hút lao động cả nước.
Câu 3: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây
công nghiệp lớn của cả nước
- Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, đất xám
trên phù sa và đất đỏ ba dan tập trung thành vùng rộng
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói
riêng
- Mạng lưới sông ngòi có vai trò cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp

- Có sự hỗ trợ của các nhà máy chế biến
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 5: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
- Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Bàng sông Cửu Long,
những vùng giàu tiềm năng kinh tế, với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy khá thuận
lợi cho việc mở rộng đến các vùng. Phía Tây Campu chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng
nhưu Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp biển, vùng biển giầu tiềm năng phát triển du lịch
4
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Đông Nam Bộ có trữ lượng dầu khí lớn, việc khai thác và chế biến dầu khí đòi hỏi phải phát
triển các hoạt động dịch vụ kèm theo
+ Vườn quốc gia Cát Tiên, khu sinh quyển Cần Giờ, nguồn nước khoáng Bình Châu là những
tiềm năng quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch
- Các điều kiện kinh tế- xã hội
+ Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vất chất kĩ thuật nhất định phục vụ sự phát triển của các
ngành dịch vụ
+ Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu
phát triển
+ Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta
Câu 6: Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta
- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng
đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát. Phía
đông giáp biển, vùng biển nằm gần đường hàng hải quốc tế, cụm cảng Sài Gòn- Vũng Tàu của
vùng là cửa ngõ vào ra quan trọng cho vùng và các vùng lân cận
- Với nguồn tài nguyên dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta, Đông Nam Bộ đã và đang thu hút

đầu tư nước ngoài trong khai thác, tương lai gần là cả chế biến dầu khí
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, với đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng
khác trong nước, đã đáp ứng được sự đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ
thuật cao.
- Đông Nam Bộ xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt hấp dẫn đầu tư nước ngoài
Câu 7: Tại sao các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng
Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp ?
Trả lời:
Các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt
động nhộn nhịp vì:
-Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam.
-Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước rất đông.
-Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.
-Các điểm du lịch trên có cơ sở hạ tầng rất phát triển như: khách sạn, khu vui chơi,
-Khí hậu tốt cho sức khỏe quanh năm.
-Nhiều phong cảnh, bãi tắm đẹp, . .
VII. SO SÁNH CÁC VÙNG KINH TẾ
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
• Gống nhau:
- Địa hình từ Tây sang Đông đều có núi, đồi, đồng bằng, biển đảo.
- Rừng: còn khá nhiều, rừng có nhiều gỗ và lâm sản quí.
- Đất đai: đa dạng.
- Nhiều điều kiện để nuôi, trồng thủy hải sản.
- Nhiều thiên tai: bão lũ, cát lấn, hạn hán…
• Khác nhau:
- Địa hình: Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn Nam Trung Bộ.
- Rừng: Bắc Trung Bộ có nhiều rừng hơn.
- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản hơn.

5
- Biển: Nam Trung Bộ có tiềm năng về kinh tế biển lớn hơn: nguồi lợi hải sản phong phú,
có nhiều vũng, vịnh nước sâu để xây dựng các cảng biển, có hai quần đảo lơn là Hoàng Sa và
Trường Sa.
Câu 2: So sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền
núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Trả lời:
• Khác nhau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng chủ yếu là chè và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt
và ôn đới như hồi, sơn, quế.
- Tây Nguyên:
+ Trồng chủ yếu là cây nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, cao su, trong đó nhiều nhất là cà phê.
+ Ngoài ra đây cũng nơi trồng nhiều chè, đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Giải thích: Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước, DT đất Ferralit lớn
nhất cả nước vì thế có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. khí hậu có
mùa đông lạnh và những vùng núi cao có khí hậu mát quanh năm là điều kiện thuận lợi cho việc
trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Tây nguyên:
+ Khí hậu nhiệt nóng quanh năm với hai mùa mưa và mùa khô, DT đất bazan lớn nhất cả nước,
thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cà phê.
+ Những nơi địa hình cao, có khí hậu mát mẽ quanh năm, nên trồng được chè.
6
VÙNG DUYÊN HẢI NTB
Câu 1: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Cực
Nam Trung Bộ?
- Cực Nam Trung Bộ gồm 2 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận là 2 tỉnh khô hạn nhất cả nước ta
( nhiệt độ tb 27
0
C, lượng mưa: 925mm, số ngày nắng 325 ngày)

- Hiện tượng sa mạc hóa có xu hướng mở rộng nhanh.
- Ven biển Ninh Thuận có địa hình chủ yếu là đồi cát và cồn cát đỏ.
- Ở Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm 18% diện tích toàn tỉnh
- Các cồn cát đang di động xâm lấn đất nông nghiệp do tác động của gió
- Hạn chế bão lũ và triều cường xâm nhập mặn.
- Phát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư?
Câu 2: Vì sao các thành phố cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang được coi là cửa ngõ
của vùng Tây Nguyên?
Trả lời:
* cảng Đà Nẵng:
- Là Đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên vì nhiều hàng hóa và hành khách của Tây
Nguyên được vận chuyển theo QL14 đến Đà Nẵng để ra Bắc hoặc qua cảng để xuất khẩu. -
Ngoài ra nhiều hàng hóa và hành khách từ các vùng trong nước và hàng hóa nhập khẩu phải qua
cảng Đà nẵng vào Tây Nguyên.
* Quy Nhơn:
- Là của ngõ ra biển của tỉnh Gia Lai ( QL19) và Kon Tum
* Nha Trang:
- Là cửa ngõ ra biển của tỉnh Đak Lak bằng quốc lộ 26
Câu 3: Phân bố dân cư ở DHNTB có đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm
nghèo ở vùng đồi núi phía Tây?
Trả lời:
* Phân bố dân cư ở DHNTB:
- Mật độ dân số của vùng là 183 ng/km
2
( năm 1999)
- Dân cư phân bố không đều và có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ở phía Đông và vùng đồi
núi phía Tây.
- vùng đồi núi phía Tây chủ yếu là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ( co tu, Bana, Raglai )
với mật độ dân số thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao
- vùng đồng bằng ở phía Đông chủ yếu là địa bàn cư trú của người kinh và một bộ phận nhỏ

người Chăm. mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.
* phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây vì:
- Dân cư phía Tây đa số là các dân tộc ít người ( co tu, Bana, Raglai ) với trình độ KT và dân trí
thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao nên việc đẩy mạnh phát triển KT sẽ giảm bớt sự cách biệt giàu nghèo
giữa phía Đông và phía Tây.
- Phía Tây là khu vực giàu tiềm năng phát triển KT nên việc xóa đói, giảm nghèo sẽ góp phần
khai thác hiệu quả các tiềm năng KT, đồng thời se bảo vệ được MT, TN rừng
- Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào ở phía Tây của vùng còn gắn với việc củng cố sức
mạnh an ninh quốc phòng.
7
TÂY NGUYÊN
Câu 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp
lâu năm ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên? giải thích?
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với diện tích có quy mô lớn.
- Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng: gồm cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới.
* Khác nhau:
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh có quy mô lớn hơn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (diện
tích gấp gần 7 lần).
- Tây Nguyên có ưu thế trồng cây CN nhiệt đới: như cà phê, hồ tiêu, cao su, trong đó nhiều nhất
là cà phê. Ngoài ra đây cũng nơi trồng nhiều chè, đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, phần lớn là cây chè và
một số cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như hồi, sơn, quế.
* Giải thích:
- Cả hai vùng đều có điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu ) thuận lợi cho trồng cây công nghiệp
lâu năm.
- Tây Nguyên có địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh sản
xuất với quy mô lớn .
- Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình bị chia cắt mạnh khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên

canh.
- Tây Nguyên có đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, khí hậu cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây
công nghiệp nhiệt đới lâu năm (nhất là cây cà phê). Đồng thời khí hậu phân hóa theo độ cao nên
trồng cả cây cận nhiệt đới (có chè và cà phê chè).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và DT đất Ferralit lớn nhất cả
nước vì thế có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây cận nhiệt (chè ).Ngoài ra những
vùng núi cao có khí hậu mát quanh năm là điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây có nguồn gốc
cận nhiệt và ôn đới.
8
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
Bao gồm : Hà Nội, Hưng yên , Hải Dương , Hải Phòng , Quảng ninh , Bắc Ninh , Vĩnh Phúc .
Ý nghĩa :
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá , hiện đại hoá , sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên , nguồn lao động của cả 2 vùng đồng
bằng sông hồng , Trung du miền núi Bắc Bộ
- Về xã hội: tạo thêm việc làm; nâng cao mức sống cho ngưòi dân, phân bố lại dân cư trong vùng.
2. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung :
Bao gồm : Thừa thiên Huế , TP Đà Nẵng , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Bình Định
Ý nghĩa:
- Tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế và sự chuyển dich cơ cấu kinh tế không chỉ với duyên
hải Nam Trung Bộ mà đối với Bắc Trung Bộ và tây Nguyên .
- Góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước
- Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận, cải thiện đời sống nhân dân.
- Cung cấp cho các vùng KT lân cận những sản phẩm CN, DV cần thiết.
3. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Bao gồm : TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh,
Long An
Ý nghĩa:
Là vùng KT trọng điểm phát triển mạnh nhất, có vai trò quan trọng đối với vùng ĐNB, các tỉnh

phía Nam và cả nước
- chiếm 35,1% tổng GDP so với cả nước năm 2002
- GDP trong công nghiệp - xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước
- Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước
9
Câu 5 Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải
nước ta?
a) Thuận lợi:
* Điều kiện tự nhiên:
- Gần các đường hàng hải quốc tế.
- Nằm ở đầu mút các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á.
- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.
- Phần đất liền đại thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc – Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục
ven biển và bờ biểndài trên 3260km nên việc giao thông gữa các miền Bắc Trung, Nam khá dễ
dàng.
- Các cửa sông, các vùng vịnh kín ven biển là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2300 con sông dài trên 10km. Có nhiều sông lớn có
giá trị về giao thông đường thủy như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Tiền,
sông Hậu…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm cho phép khai thác vận tải quanh năm.
* Điều kiện kinh tế xã hội:
- Nước ta hiện nay trong quá trình đổi mới,GTVT được đầu tư và luôn luôn đi trước một bước.
- GTVT nước ta đã xây dựng được một số đầu mối vận tải tổng hợp
- Đã phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí vận tải, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình
độ ngày càng cao.
- Có nhiều chính sách ưu tiên phát triển ngành GTVT.
b) Khó khăn
- Hình thể nước ta hẹp ở Miền Trung và có nhiều đồi núi và cao nguyên chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông – Tây có phần trở ngại.
- Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựngvà bảovệ đường sá,

cầu cống đòi hỏi tốn nhiều công sức và tiền của
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài về tốn
nhiều ngoại tệ.
Câu 6: .Nghành thuỷ sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát
triển ?
* Thuận lợi :
- Có bờ biển dài 3260Km, vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km
2
). Ven bờ biển có nhiều vùng nước
lợ , nước mặn, vũng vịnh ,nhiều đầm phá và diện tích rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng
thuỷ sản.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2300 con sông dài trên 10km, Có hệ thống ao hồ,
sông suối rộng lớn tạo nhiều điều kiện cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nước ngọt
- Có 4 ngư trường đánh bắt thủy sản rộng lớn và giàu tiềm năng.
- Ngoài khơi có các đảo, quần đảo thuận lợi cho đánh bắt thủy sản
- Nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, nhiều bãi cá tôm có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn lao động dồi dào và nhiều kinh nghiệm.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều tiềm năng, nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích
phát triển.
* Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên (bão lũ, hạn hán…)
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa cao, phương tiện đánh bắt thô sơ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu đánh
bắt thuỷ sản ven bờ năng suất thấp.
- Thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động.
- Dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm đáng kể.
10
- Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn.
11

×