Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 6 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm vụ xuân 2014 tại vùng sinh thái cao minh phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.38 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • • KHOA SINH - KTNN
NGUYỄN THANH HẢI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ GIÁ
TRỊ CHỌN GIỐNG CỦA 6 DÒNG LÚA ĐƯỢC TẠO
RA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIỂN THựC
NGHIỆM VỤ XUÂN 2014 TẠI VÙNG SINH THÁI
CAO MINH - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
Chuyên ngành : Di truyền học
HÀ NỘI, 2015
Lời đàu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Như Toảnngười đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực nghiệm đề tài
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, các thầy cô ừong tổ
bộ môn Di truyền - Tiến hóa, các cán bộ phòng thí nghiệm khoa Sinh - KTNN và các bạn sinh
viên đã giúp đỡ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thày cô và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện
Nguyễn Thanh Hải
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận này với đề tài “Nghiền cứu đặc
điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 6 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp
gây đột biến thực nghiệm yụ xuân 2014 tại vùng sinh thái Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc” là sự thật do tôi thu
thập số liệu từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê, hoàn toàn không có sự sao chép hay bịa đặt,
không trùng với kêt quả nghiên cứu của bất kì tác giả nào.
LỜI CẢM ƠN


FAO
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới.
IAEA : Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế.
P1000 : Trọng lượng 1000 hạt.
BT7 : Giống lúa Bắc thơm 7.
TGST : Thời gian sinh trưởng.
NSLT : Năng suất lý thuyết.
NSTT : Năng suất thực thu.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Ozyra Satỉva L.) là một trong những loại cây trồng có lịch sử trồng
trọt lâu đời, gắn liền với sự phát triển của loài người, có tò khoảng 4000-3000 năm
trước công nguyên.Cây lúa có nguồn gôc chủ yếu từ vùng đầm lầy Đông Nam Á
nhưng ngày nay lúa đã được ừồng ở nhiều nơi trên thế giới: Châu Á, Châu Phi, Châu
Mỹ và Châu Đại Dương. Trong đó Châu Á vừa là quê hương của cây lúa cũng là nơi
có diên tích, sản lượng lúa lớn nhất.
Lúa là cây lương thực có một vị thế hết sức quan trọng: Trên thế giới có khoảng 40%
dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính (chủ yếu các nước ở khu vực Châu Á)
với mức tiêu thụ lúa gạo hàng năm là 180-200 kg/người/năm. Có hơn 25% dân số sử
dụng trên một nửa khẩu phần lương thực hàng ngày (tập trung chủ yếu ở Châu Ầu và
Châu Mỹ), lúa gạo đã ảnh hưởng tới ít nhất 65%trong khẩu phần ăn của dân số thế
giới. Trong lúa gạo có chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, 12% nước còn lại là các
vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin nhóm B (Bl, B2, B6),
vitamin pp, vitamin E Chính vì vậy, tổ chức Dinh dưỡng Quốc tế đã coi “hạt gạo là
hạt của sự sống và "là lương thực, dược phẩm có giá trị lớn”.Nguyễn Hữu Tề,
Nguyễn Đình Giao (1997). [ 12 ]
Ngoài làm lương thực hàng ngày, lúa gạo còn được sử dụng vào nhiều mục
đích khác: sử dụng ừong công nghiệp sản xuất bia rượu, mạch nha, bánh kẹo, thức ăn
gia súc Đã thực sự nâng giá tri của lúa gạo lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất lúa gạo đang đứng trước những thách thức to
lớn: Đó là bùng nổ dân số; quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp với mức giảm về diên tích hàng năm khoảng 2%; diễn biến
thời tiết khí hậu phức tạp và khó lường gây ra rất nhiều khó khăn cho nông nghiệp
Đe khắc phục những khó khăn trên và góp phần nghiên cứu khả năng thích ứng và
chống chịu của một số giống lúa chất lượng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
4
khoa học: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giả trị chọn giống của 6 dòng lúa
được tạo ra bằng phương pháp đột biển thực nghiệm vụ xuân 2014 tại vùng sinh thái
Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khả năng sinh trưởng phát triển và thích ứng của một số dòng lúa
được tạo ra bằng đột biến thực nghiệm tại khu vực xã Cao Minh - Phúc Yên -
Vĩnh Phúc.
- Xác định một số dòng lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm
chất tốt vượt trội so với giống địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ỷ nghĩa khoa học
Tìm hiểu có sở lý luận của đột biến thực nghiệm từ đó góp phần xây dựng và bổ sung
kiến thức về di truyền học trong học tập và nghiên cứu khoa học.
* Ỷ nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của một số dòng lúa
được tạo ra bằng đột biến nhằm tuyển chọn được một số dòng lúa có triển vọng: thời
gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, phẩm chất
tốt góp phần vào việc xây dựng bộ giống lúa mới cho địa phương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc cây lúa
Bắt đầu tò lúa hoang dại, con người đã thuần hóa, chọn lọc để phục vụ
nhucầu cuộc sống và dần có được lúa trồng ngày nay. Lúa thuộc họ Gramỉneae,
chi Oryza, loài Oryza Sativa. Có hơn 25 loài hoang dại được định danh. Việc xác

định trực tiếp tổ tiên của lúa ừồng Châu Á (Ozyra Sativa) vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami
(1958), Oka (1974) cho rằng Ozyrz Sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm
5
Ozyra.rufipogon. Còn các tác giả khác như: Chatterjee (1951), Chang (1976) lại
cho rằng Ozyra satỉva có nguồn gốc từ lúa dại hàng năm Ozyra navara. Nguyễn
Văn Hiển (2000).[4]
Lúa trồng Châu Á có xuất xứ từ Trung Quốc (Ting,1993). Theo công bố
của Chang (1976) thì Ozyra satỉva xuất hiện đàu tiên ừên một vùng rộng lớn từ
lưu vực sông Ganges dưới chân núi Hymalaya qua Miamna, Bắc Thái Lan, Lào
đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao
(1997). [12]
Ngày nay lúa được ừồng ở nhiều nơi ừên thế giới, từ 53 vĩ độ Bắc dọc theo
sông Amua trên biên giới miền trung nước Nga đến 40 vĩ độ nam, phái tây
Aghentina (Lu và Chang,1980). Nguyễn Văn Hiển(1992).[3 ]
1.2. Giá trị kinh tế của cây lúa
Trên thế giới cơ cấu sản xuất lương thực, lúa gạo chiếm 26,5%. Sản lượng
lúa đã vượt lên đứng thứ nhất ừong các cây lương thực với tổng sản lượng là 650
triệu tấn/năm. Mặc dù diện tích trồng lúa gạo đứng sau lúa mì nhưng sản lượng
lúa năm 1993 đã đứng vị trí thứ nhất với tổng sản lượng là 573 triệu tấrynăm. Đặc
biệt ừong những năm gần đây với ỊT phát triển của khoa học kỹ thuật trong công
tác chọn tạo giống và canh tác, phân bón thì năng xuất và chất lượng lúa gạo
không ngừng tăng lên. Bùi Huy Đáp (1999). [ 1 ]
Trên thế giới khoảng 40% dân số coi lúa gạo là cây lương thực chính, tới 25% dân
số sử dụng lúa gạo ừên 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày. Ở Việt Nam 100% dân số sử
dụng gạo làm lương thực chính. Trong lúa gạo chứa đầy đủ các thành phần dinh
dưỡng như tmh bột (62,5%), protein (7-10%), lipit (1-3%), xenlulo (10,9%), nước
(11%) Nguyễn Thị Lẩm (1998). [8]
Ngoài ra gạo còn chứa một số chất khoáng và vitamin nhóm B , các axit amin
thiết yếu như lizin, triptophan, threonin chất lượng gạo thay đổi theo thành phần

axit amin, điều này phụ thuộc vào từng giống.
6
Ở những nước đang phát triển như nước ta thì số lượng lao động hoạt động trong
ngành nông nghiệp mà chủ yếu là ừồng lúa chiếm 80% dân số. Vì vậy việc trồng
lúa cũng góp phàn giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Trong những
năm gàn đây, Việt Nam sản xuất không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà
còn xuất khẩu ra thế giới góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân. Đứng thứ hai
thế giới về xuất khẩu lúa gạo sau Thái Lan.
Do thành phần các chất dinh dưỡng tương đối ổn định và cân đối nên lúa gạo đã
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Lúa gạo được chế biến thành trên 200 món ăn khác nhau . Nguyễn Văn
Hiển, Vũ Văn Hoan (1999). [5 ]
- Lúa gạo được dùng làm thức ăn cho gia súc với một lượng khá lớn. Ở các
nước phát triển lượng lúa gạo dành cho chăn nuôi chiếm một tỷ lệ cao.
- Lúa gạo là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế
biến thức ăn gia súc, sản xuất bánh kẹo, sản xuất rượu, bia Sản phẩm phụ
của cây lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tấm được dùng
để sản xuất rượu, cồn axeton, phấn viết mịn Cám được dùng để sản xuất
thức ăn tổng họp, sản xuất các vitamin nhóm B, chế tạo sơn cao cấp,
làm nguyên liệu chế tạo xà phòng vỏ ừấu để sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc,
vật liệu đóng lót hàng , vật liệu độn phân hữu cơ , làm chất đốt Rơm rạ dùng cho
công nhiệp sản xuất giấy, catông xây dựng, đồ gỗ gia dụng. Gạo là mặt hàng xuất
khẩu làm tăng thu nhập quốc dân, góp phàn ổn định an ninh lương thực nhân loại.
Nguyễn Thị Lam, cs (2003). [9]
1.3. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa
1.3.1. Khả năng đẻ nhánh
Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang
đẻ nhánh. Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài
15 -20 ngày, thậm chí 25 - 30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc.
7

Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá . Thời kỳ này
quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh
tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 - 50
ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ hè thu.
Trong một vụ, các ừà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các ừà cấy muộn.
Thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh
kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ non
thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già.
Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều,
điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đày đủ để trở thảnh nhánh
hữu hiệu (nhánh thành bông).
Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số
bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng
tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá
hoại của sâu bệnh.
1.3.2. Đặc điểm hình thái
* Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành
có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
- Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt
là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.
- Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh,
làm đòng
- Thời kỳ ừỗ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ ừỗ bông, số lượng rễ có
thể đạt tới 500 - 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/cây khi cây được ừồng riêng
trong chậu.
8
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0-20 cm là
chính)

Khi câý lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tàng rễ, trong thời gian này
cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. cấy ở độ sâu thích
hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Đe tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng
nước họp lí, tạo điều kiện cho tàng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh.
Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.
* Thân
lúa +
Hình
thái
- Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi
bẹ lá.
- Tổng số mắt ừên thân chính bằng số lá ừên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở
ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài
hơn 5 mm được xem là lóng dài.
- số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng
trống lớn gọi là xoang lỏi.
- Chiều cao cây, thân:
+Chiều cao cây
Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất +
Chiều cao thân
Được tính từ gốc đến cổ bông.
Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống
lúa.
+ Nhánh lúa
9
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở mộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi
xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2
đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô

hiệu.Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỷ lệ nhánh hữu hiêu cũng
cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền.
- Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện chăm
sóc, ngoại cảnh Cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất
sẽ cao.
* Lá lúa +
Hình thái
- Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Bẹ lá: là phàn đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phàn non của
thân.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
+ Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
+ Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời
gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
- Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
- Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được
1 lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1 lá ở vụ mùa.
- Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12-15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông
cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân
và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống:
1
0
- Giống lúa ngắn ngày: 12 -15 lá
- Giống lúa trung ngày: 16 -18 lá
- Giống lúa dài ngày: 18 - 20 lá +
Chức năng của lá
Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó.

Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và
hình thành hạt.
+ Chức năng của bẹ lá
- Chống đỡ cơ học cho toàn cây
- Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trỗ bông
Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc họp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ
lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
* Bông và hạt lúa
Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng cho đến
khi lúa ừỗ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt, cây lúa đủ dinh dưỡng bông lúa sẽ
phát triển đấy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian phát triển bông ở
giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày.
- Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
+ Gạo lức gồm: phôi và phôi nhũ.
+ Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao
khoảng hai phàn ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12-44 mg. Chiều dài, rông, độ dày của
hạt thay đổi nhiều giữa các giống.
Quá trình chín của hạt gồm: chín sữa, chín sáp và chúi hoàn toàn. Thời gian
chín từ 30 - 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh tác.
1
1
* Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi
chúi hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: Được tính tò thời gian gieo hạt đến lúc thu
hoạch.
Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90-120 ngày,
giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy

có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh
trưởng 200 -240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng
đến 270 ngày
* Các yểu tổ cấu thành năng suất
Mỗi một giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu thành
năng suất:
Năng suất Số Số Tỉ lệ hạt Khối lượng
= , X X , X
hạt bông/m hạt/bông chăc/bông (%) 1.000 hạt
Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một
giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau
nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó
các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh
trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm
sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức càn
thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa.
Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để
có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó
số hạt/bông, số hạt chắc/bông và ừọng lượng hạt đóng góp gần 30%.
1
2
Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh (số
dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón, nhiệt
độ,ánh sáng ). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích.
Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời
vụ màquyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông trên một
đơn vị diện tích. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều chỉnh sao cho số
bông hữuhiệu/đơn vị diện tích là cao nhất và thích hợp nhất, biện pháp tối ưu là:
Số nhánh lúa tối đa -Số bông lúa hữu hiệu = 0

Nhưng trong thực tế quần thể ruộng lúa thì hầu như không có hiệu số này
bởi nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ đẻ nhánh (từ khi cấy lúa bén
rễhồi xanh đến khi phân hóa đòng) thì các nhánh hữu hiệu kết thúc trước khi phân
hóa đòng từ 10-12 ngày, hơn nữa yếu tố mùa vụ cũng liên quan đến việc đẻ nhánh
hữu hiệu, ví dụ trong điều kiện miền Bắc Việt Nam thì vụ chiêm xuân nhánh hữu
hiệu lại tập trung vào thời kỳ cuối, còn vụ mùa lại tập
trung vào thời kỳ đàu. Tuy nhiên việcđiều chính để quần thể ruộng lúa có tỉ lệ số
nhánh hữu hiệu cao nhất là tiền đề để nâng cao năng suất lúa đến mức tối đa là biện
pháp kỹ thuật quan trọng ừong sản xuất lúa.
Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái
hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến
trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình
làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh
trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành
nhị và nhụy) và kết thúc vào bước
6, tác là khoảng 10-12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng
ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh
1
3
sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của
một số giống.
Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt
lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được
quyết định ở thời kỳ trước và sau trồ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thờikỳ này thì
tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tốnói trên mà còn
bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung
bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi ừên 30% hoặc ứiậmchí còn cao hơn nữa.
Yếu tố cuối cùng là khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều
do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối

lượng 1.000 hạt được cấu thành bời 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường
chiếmkhoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn
khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và trên thế giới
1.4.1 Trên thế giới
Cho đến nay đã có hơn một nghìn giống lúa được chọn tạo từ Viện nghiên cứu
lúa gạo quốc tế IRRI, đã cung cấp cho 78 quốc gia ừên thế giới sử dụng là ngồn vật
liệu cho công tác chọn giống và đã đưa vào sản xuất khoảng 65% diện tích lúa trồng
trên toàn thế giới. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tạo ra những giống
lúa mới theo các hướng như: chọn tạo giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và
trung ngày cho các vùng có nước tưới: chọn tạo các giống lúa thích hợp với các vùng
có điều kiện sản xuất khó khăn (đất chua, đất nhiễm mặn, vùng thiếu nước ): chọn
tạo các giống lúa cho mùi thơm, có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh hại:
chọn tạo các giống giàu protein, giàu sắt và các sắc tố khác Lại Đình Hòe (2007).
[6]
Các phương pháp chủ yếu để chọn tạo các các giống lúa hiện nay là lai xa, lai
hữu tính, gây đột biến
1
4
1.4.2. Trong nước
Việt Nam với địa hình phức tạp từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc đến Nam
đã hình thành đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, trong đó có đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai khu vực sản xuất lúa lớn nhất nước ta
(DANIDA, 2000). [ 14 ]
Trong những năm gần đây, với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng
diễn ra khá mạnh mẽ trên khắp cả nước nên diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm
thì con đường tất yếu là phải hiện đại hóa nông nghiệp trong đó việc sử dụng các biện
pháp kỹ thuật để chọn tạo các giống lúa mới là yêu cầu cấp thiết.
Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng và chất lượng những năm qua

các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến giống lúa nhằm tạo ra những
giống lúa có hiệu quả kinh tế cao nhất, các giống lúa đã được đua vào gieo trồng có
thể kể đến như: IR64, ƠM1490, ƠM2031, MTL250, IR62032, P4, P6 Đặc biệt, các
nhà khoa học đã ngiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào vào lúa tạo ra hàng trăm
dòng lúa thuần từ nuôi cấy bao phấn phục vụ công tác sản xuất lúa lai.
1.5. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa bằng đột biến
thực nghiệm trên thế giói và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giói
Vào năm 1964, ở Roma, một hội nghị do FAO và IAEA tổ chức đã đưa ra
những đánh giá về kết quả và triển vọng của phương pháp chọn giống đột biến đối
với cải tiến giống cây trồng và 5 năm sau người ta công bố đã có 77 giống đột biến ra
đời.
Vào năm 1990, hội nghị do FAO/IAEA tổ chức thông báo có 1363 giống cây
trồng được tạo ra từ phương pháp đột biến ở 48 quốc gia, trong đó có 559 giống hoà
thảo và 415 giống cây trồng. Đen 1996, thì cũng theo FAO/IAEA công bố đã có tới
gần 1800 giống cây trồng.
1
5
Còn hiện nay, theo thống kê mới nhất của FAO/IAEA đã có trên 3000 giống
cây trồng mới được tạo ra bằng phương pháp đột biến, trong đó riêng giống lúa là hơn
600 giống và Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực trồng giống
lúa đột biến có những tính trạng đặc sắc.
Hơn 90% các giống đột biến nói trên được tạo ra nhờ nhờ việc sử dụng tia X
và tia Gamma. Và phàn lớn các giống đột biến được đưa vào sản xuất là những dạng
có thay đổi về kiểu hình, thời gian ra hoa, màu và dạng hoa, kích thước và màu
quả,chống sâu bệnh. Một số đột biến có giá ừị khác như thay đổi hàm lượng prôtêin,
axitamin, chất lượng tinh bột ở nội nhũ hạt (lúa, lúa mì, ngô). Ngoài ra,nhờ phương
pháp này người ta đã tạo ra các dòng cận phối ở ngô, lúa có khả năng tổ họp tốt để
cho ra các con lai có ưu thế lai; một số đột biến khác có tính bất thụ đực hoặc phục
hồi tính hữu thụ rất cần cho việc sản xuất hạt lai; một số đột biến lại cho sản lượng

cao hơn dạng ban đầu.
1.5.2. Trong nước
Hầu hết các giống lúa chất lượng địa phương là những nguồn gen đa dạng,
được thuần dưỡng tò lâu đời ở Việt Nam. Trên thực tế, đây là những giống lúa cổ
truyền, có phẩm chất gạo rất tốt và có mùi thơm. Các giống lúa chất lượng thuộc
nhóm lúa mùa chính vụ có thời gian sinh trưởng dài 150-160 ngày, phản ứng chặt chẽ
với ánh sáng ngày ngắn, biên độ thời vụ khá rộng. Hiện nay, có khoảng 12 giống lúa
Tám được ừồng phổ biến ở miền Bắc nước ta, trong đó các giống chất lượng cao nổi
tiến nhất như: Tám xoan Hải Hậu, Tám thơm ấp bẹ, Tám ấp bẹ Xuân Đài, Tám cổ
ngỗng Nam Định Các giống này thường được trồng ở các vùng như Thái Bình,
Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng Các giống lúa Dự thơm, Tẻ di hương cũng là
những giống lúa đặc sản nổi tiếng được trồng ở các tính ven đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay đang được chú ý khôi phục trở lại do tính chất chịu mặn, chịu chua phèn. Gạo Dự
thơm và tẻ Di hương được coi là loại gạo đặc sản dùng trong các ngày lễ, tết Tuy
nhiên, ở hầu hết các giống lúa địa phương đang trong tình trạng bị thoái hóa, chất
1
6
lượng gieo trồng thấp, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp nên chất lượng sản phẩm chưa
đạt yêu cầu như mong muốn, năng suất thấp do nhiều nhược điểm của cây như cây
cao, thân yếu nên chống đổ kém, kém chịu phân, lá dài rủ, hạt thưa, cổ bông dài.
Phẩm chất hạt gạo do nhiều yếu tố quyết định như: giống, môi trường canh tác, kỹ
thuật trồng, công nghệ chế biến Trong đó, yếu tố giống đóng vai trò cơ bản.
Có quan niệm khá phổ biến ở Việt Nam cho rằng, các giống lúa thơm điạ
phương ở nước ta là các nguồn gen ổn định do chọn lọc lâu đời. Do vậy, chúng
thường khó thay đổi đặc tính di truyền, thậm chí có ý kiến cho rằng chúng khá “ trơ ”
với các tác nhân gây đột biến hóa học cũng như vật lý. Trên tực tế việc lai tạo các
giống lúa này thường rất ít kết quả và hạn chế khả năng biến đổi giống. Chính vì vậy,
trong một thời gian dài, có rất ít công trình nghiên cứu cải tạo các giống lúa địa
phương. Chỉ trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất
lượng mới có những thành công bước đầu. Ở các giống lúa Tám, có một số nhóm tác

giả đã nghiên cứu và tạo ra được một số giống và dòng lúa có chất lượng cao và ổn
định. Ngoài ra các giống lúa chất lượng khác như Dự thơm, Tẻ di hương, Nàng thơm
Chợ Đào hay các giống lúa thơm nhập nội cũng đang bắt đầu được quan tâm nhằm
phục tráng hoặc chọn tạo ra những giống mới có chất lượng thương phẩm và các đặc
điểm nông sinh học ưu việt hơn giống gốc. Lê Xuân Đắc(2008. [2]
Một số thành tựu nghiên cứu chọn tạo đột biến ở các giống lúa khác:
- Giống lúa chống sâu bệnh, chịu thâm canh : A20, DT10, Xuân số 5
- Giống lúa chịu mặn, chịu rét, cây cứng: DT11, Xuân số 6
- Giông lúa Tài nguyên ĐB-100, giống lúa tám thơm đột biến không mẫn cảm
với quang chu kì, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng gạo cao.
- Giống lúa thơm đột biến Basmati: giống này có nguồn gốc từ giống Basmati
của Pakistan và ấn độ, giống ban đầu chỉ có năng suất 2-3 ta/năm, gieo trồng 1
vụ, thời gian sinh trưởng 140-150 ngày/vụ . Nhưng sau khi được trung tâm hạt
nhân TP Hồ Chí Minh kết họp với trung tâm khoa học nông nghiệp và phát
1
7
triển nông thôn- Tính Sóc Trăng, xử lí phóng xạ và chọn lọc qua các thế hệ,
hiện nay đã đạt được dòng thuần chủng. Đặc điểm nổi trội của dòng thuần này
là: vẫn giữ được mùi vị của lúa Basmati cũ (kết quả này không thể thực hiện
được bằng phương pháp lai tạo chọn lọc), hàm lượng tinh bột là 19-31%, thời
gian sinh trưởng là 90 ngày, có thể thâm canh 2-3 vụ/ năm, chiều cao từ 90-95
cm, hạt dài thon đẹp và năng suất tăng gấp 2-2,5 lần so với giống cũ. Hiện nay
được trồng khoảng 50 ha ở 2 tỉnh Sóc Trăng , Đồng Nai. Ngoài ra, giống này
có thể trồng trên đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, khả năng chịu sâu bệnh tương đối tốt và nổi trội hơn so với nhiều giống
lúa thơm nhập khẩu khác.
- Xử lí giống lúa Mộc Tuyền bằng tia Gamma tạo ra giống lúa MT1: chín sớm,
thấp, cứng cây, không đổ, chịu chua, chịu phèn, năng suất tăng 15-25%.
- Viện di truyền nông nghiệp là một trong những cơ sở áp dụng kĩ thuật hạt
nhân trong chọn giống cây trồng và đã đưa vào sản xuất nhiều giống lúa đột

biến như: DT10, khang dân đột biến, tám thơm đột biến, lúa chịu mặn CM11,
các giống lúa nếp như DT21, DT22. Trong đó DT10 được tạo ra tò năm 1990
và đến nay vẫn được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 1
triệu ha. Còn giống khang dân đột biến hiện đã phát triển hàng vạn hecta và
được thương mại hoá về bản quyền giống.
- Gần đây giống nếp thầu dầu đã được xử lí chọn tạo dòng đột biến và đạt dược
kết quả thành công: chất lượng tốt, sản lượng cao. Cũng với phương pháp đột
biến bằng kĩ thuật hạt nhân trên giống lúa tám thơm người ta đã thu được kết
quả dạng đột biến: hạt dài, hạt siêu dài và hạt nhỏ đều cho năng suất cao.
Trong đó hạt dài và siêu dài đạt chỉ tiêu xuất khẩu của gạo Thái Lan, còn hạt
nhỏ cho gạo rất trong, thơm, ngon giống tám thơm cổ truyền.
1
8
- Ngoài ra, còn có giống lúa đột biến VND95-20 của viện khoa học kĩ thuật
nông nghiệp miền Nam là một trong 5 giống lúa xuất khẩu chủ lực, được gieo
trồng gần 200.000 ha và được trao tặng giải thưởng nhà nước.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đổi tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của 6
dòng lúa được tạo ra bằng đột biến thực nghiệm được đặt tên là Hl, H3, H5, H9, H10,
H12 các dòng này do Ts. Nguyễn Như Toản và Viện di truyền nông nghiệp cung cấp.
Trong đó, dòng H3, H5, H10 - xử lí giống lúa BT7 ở liều lượng 10 krad; Hl, H9, HI2
(BT7: 15 krad).
- Giống đối chứng: hương thơm số 1. (HT1)
- Nguồn gốc: là giống lúa thuần được nhập từ Trung Quốc
- Đặc điểm: là giống ngắn ngày có thể gieo cấy ở vụ xuân muộn, mùa sớm
(tương đương với khang dân). Sinh trưởng khá, đẻ nhánh trung bình, khóm
gọn, bộ lá nhỏ dài, vỏ ừấu màu nâu, gạo ừong cơm thơm và ngon. Chống chịu
sâu bệnh trung bình , khá sạch sâu bệnh , chịu thâm canh trung bình.
- TGST:

+ Vụ xuân muộn: 120 - 130 ngày.
+ Vụ mùa: 100- 105 ngày.
- Năng suất trung bình đặt 200 - 250 kg/sào
- Thời vụ:
+ Vụ xuân muộn: gieo từ 20/1 đến 05/02, cấy tuổi mạ từ 15 -20 ngày + Vụ
mùa gieo tò ngày 1 -15/6, cấy tuổi mạ từ 15-20 ngày + Mật độ cấy 50-55
khóm/m
2
, cấy 2-3 dảnh/khóm.
2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: vụ đông xuân 6/1-7/6-2014 Địa điểm nghiên cứu: xã
Cao Minh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
1
9
2.3. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 6 dòng lúa được tạo ra bằng phương
pháp gây đột biến thực nghiệm thông qua khảo sát một số chỉ tiêu:
- Sức sống của mạ
- Khả năng đẻ nhánh
- Chiều cao cây lúa
- Thời gian sinh trưởng. IRRI(1996). [7]
* Nghiên cứu các yếu tố cấu thành của 6 dòng lúa đột biến thông qua:
- Số bông trên khóm
- Chiều dài bông
- Số hạt ừên bông
- Số hạt chắc trên bông
- Khối lượng 1000 hạt
- Năng suất lý thuyết
- Nắng suất thực thu. IRRI(1996). [7 ]
* Nghiên cứu khả năng chống chịu của 6 dòng đột biến

- Khả năng chịu khô vằn
- Khả năng chịu đạo ôn
- Khả năng chịu sâu đục thân
- Khả năng chịu rày nâu
- Khả năng chịu bạc lá. IRRI(1996). [7 ]
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Các dòng được bố trí theo khối ngẫu nhiên và được nhắc lại 3 lần
- Mỗi dòng được cấy ừên ô 5 m
2
/ô với mật độ 45 khóm/m
2
(cấy 1 dảnh/khóm)
2.4.2 Phương pháp thu thập
2
0
Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm,
trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng đo đếm
trên mẫu cây hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các
chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.
Quan sát đánh giá chỉ tiêu theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa”
- 1996 của IRRI và “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh
tác và sử dụng của giống lúa, QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT” [11], được
so sánh với giống đối chứng.
Các tình ừạng của các giống được đánh giá và đo theo tiêu chuẩn của IRRI.
Theo tiêu chuẩn của IRRI chiều dài lá đòng được chia như sau:
Ngắn (< 25 cm)
Trung bình (25-35 cm)
Dài (35.1 -45 cm)
Chiều rộng lá đòng:

Hẹp ( <1 cm)
Trung bình (1-2 cm)
Rộng ( >2 cm )
Theo IRRI quá trình phát triển cá thể ở cây lúa gồm 9 giai đoạn sinh trưởng
và phát triển được biểu thị bằng số như sau:
1. Nảy mâm 4. Vươn lóng 7. Chín sữa
2. Vươn lóng 5. Trô bông 8. Vào chăc
3. Đẻ nhánh 6. Làm đòng 9. Chín hoàn toàn
2
1
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu -Số liệu được đánh giá bằng các công
cụ chuyên dụng
- Số liệu thu thập được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học: + Giá tri
trung bình:
_ ± x
x =
Trong đó: n là số cá thể khảo sát
Xi là giá tri các biến số + Độ
lệch chuẩn:
ị Ỳ ( X i - X )
2
s = \'
, n > 30
. , Cv% = = 100%
+ Hệ số biến dị:
x
Nếu Cv% < 10% : Sự biến động không đáng kể
Nếu Cv% từ 10% - 20% : Sự biến động trung binh
Nếu Cv% > 20% : Sự biến động cao
m = ±—ị=

+ Sai số trung bình:
+ Năng suất lí thuyết (NSLT) tấn/ha
NSLT= số khóm/m
2
* số bông/khóm
x
số hạt chắc/bông
x
p
10
00
5
SỐ liệu được xử lý thống kê theo phần mềm trên Microsoft
Excel.
— i=l
1 0

2
2
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng sinh trưởng của các dòng lúa đột biến
Qua thực nghiệm cho thấy: Sức sống mạ của 6 dòng lúa nghiên cứu đều
có sức sống mạnh, cây sinh trưởng tốt, lá xanh, đa số cây trong quàn thể có hơn 1
dảnh, đạt điểm 1 tương đương với giống đối chứng HT1.
Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng của các dòng lúa đột biến
Chỉ tiêu
Dòng
Khả năng đẻ nhánh
Đô tàn lá
(điểm)

Thời gian sinh
trưởng (ngày)
X±SD
cv%
HI 5,76+1,04 18,03 1 145
H3 4,86+1,07 22,07 5 147
H5 4,76+1,07 22,.5 5 145
H9 5,26+ 0,98 18,61 1 150
H10 4,76+ 1,04 21,81 5 146
H12 4,83+ 1,05 21,.79
5 142
HTl(ĐC)
5,03+ 1,15
23,02 5 140
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:
6
5 - 4 - 3 - 2 - 1 - 0 4=
HI H3 H5 H9 H10 H12 HT1
Hình3.1: Khả năng đẻ nhánh
□ Khả năng đẻ nhánh
Khả năng đẻ nhánh: Khả năng đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học quan trọng
của cây lúa. Khả năng đẻ nhánh quyết định đến số nhánh/khóm từ đó ảnh hưởng tới
số bông/m
2
và và dẫn tới ảnh hưởng đến năng suất của lúa.
Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh và biện
pháp canh tác như: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón, lượng nước trong ruộng vì thế ta
phải điều chỉnh cho phù hợp.
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và hình3.1 cho thấy:
Số nhánh/khóm của các dòng khá đồng đều và dao động trong khoảng 4,76+

1,.04 đến 5,76+1,04 nhánh/khóm.Trong đó dòng HI có khả năng đẻ nhánh cao nhất
(5,76+1,04).
Khả năng đẻ nhánh của các dòng được sắp xếp như sau:
HI > H9 > HT1 > H3 > H12 > H5 = H10
Với số nhánh trên khóm như vậy là số lượng nhánh phù họp tạo điều kiện cho
các nhánh phát triển đồng đều và cho năng suất cao nhất.
- Độ tàn /á:sự tản là chậm là một đặc tính tốt của giống lúa cho năng suất cao.
Theo Matsushima (1976) được Nguyễn Đức Man (1991) trích dẫn cho rằng:
2/3 lượng tinh bột do cây lúa tổng hợp tạo thành năng suất do sự đồng hóa
cacbon là biện pháp rất cần thiết.
Ngoài bản chất của giống, độ tàn lá còn bị chi phối bởi yếu tố môi trường và
chế độ dinh dưỡng, sâu bệnh hại.
Quan sát sự chuyển màu của lá ở 6 dòng lúa nghiên cứu và giống đối chứng là
HT1 cho thấy ở giai đoạn chín có lá đòng và lá dưới đòng của các dòng đều chuyển
màu vàng (điểm 5), trừ HI và H9 ở giai đoạn chúi thì lá đòng và lá dưới đòng vẫn còn
xanh (điểm 1).
- Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian từ khi gieo mạ đến lúc 85% số
hạt trên bông đã chúi hoàn toàn.Thời gian sinh trưởng là yếu tố di
truyền của giống quyết định. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, kỹ
thuật canh tác
Yosida (1981) khi nghiên cứu về thời gian sinh trưởng các giống lúa cho
rằng những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể cho năng
suất cao do sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại, những giống lúa có
thời gian sinh trưởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ lốp đổ và chịu
nhiều tác động của ngoại cảnh bất lợi.
Xu hướng của các nhà chọn giống hiện nay là tạo ra những giống có TGST
ngắn, ít nhạy cảm với chu kỳ quang nhằm thực hiện tốt quá trình luân canh tăng
vụ, nâng cao sản lượng lúa gạo trên năm.
Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa vụ xuân 2014 giao động từ 140-

150 ngày, giống HT1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (140 ngày), dòng H9 có
thời gian sinh trưởng dài nhất là 150 ngày.
3.2. Đăc điểm hình thái của các dòng lúa nghiên cứu
Kết quả đánh giá các đặc điểm hình thái của các dòng lúa nghiên cứu như:
chiều rộng lá đòng, chiều dài lá đòng, chiều cao cây, chiều dài bông, độ cứng cây
được trình bày ở bảng 3.2 và bảng 3.3
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng lúa trồng vụ xuân 2014
Chỉ tiêu Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm)
Dòng
X + SD cv% X + SD cv%
HI 33,15 + 1,88 5,68 1,76 + 0,17 10,00
H3 29,91 + 1,51 5,06 1,51 +0,21 13,96
H5 30,08 + 1,98 6,60 1,47 + 0,18 12,78
H9 31,03 + 1,58
5,09 1,64 + 0,20 12,44
H10
24,18 + 1,24 5,13 1,40 + 0,15 10,98
H12
26,06+ 1,02 3,92 1,45 + 0,13 9,31
HT1( ĐC )
25,43 + 1,40 5,53 1,54 + 0,19 12,48

×