Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.58 KB, 20 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1 Giai đoạn xây dựng dự án
Quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án Nhà máy
sản xuất, chế biến dăm gỗ dự kiến diễn ra trong thời gian 04 tháng. Các hoạt
động và nguồn gây tác động môi trường trong quá trình này được trình bày
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các hoạt động, nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án.
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động
1
Tập kết, dự trữ, bảo quản
nhiên nguyên vật liệu
phục vụ công trình
- Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, xi
măng, sắt thép, cát, đá,…phát sinh bụi và khí
thải
- Phát sinh tiếng ồn từ hoạt động xếp dỡ
nguyên liệu
2
Xây dựng nhà xưởng, lắp
đặt máy móc, đường giao
thông, hệ thống cấp thoát
và xử lý nước, …
- Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt
nóng chảy gây ô nhiễm không khí, nước.
- Ô nhiễm không khí từ việc sử dụng các vật
liệu xây dựng.
3
Sinh hoạt của công nhân
tại công trường
Sinh hoạt của khoảng 40 công nhân viên trên
công trường gây phát sinh CTR sinh hoạt,


nước thải sinh hoạt.
3.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây dựng
bao gồm:
- Bụi sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên
vật liệu (đá, cát, xi măng, sắt thép, );
- Bụi và các chất khí SO
2
, NO
2
, CO, THC do khói
thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành các thiết bị
xây dựng (xe lu, máy trộn bê tông, các phương tiện xe cơ giới ).
a) Ô nhiễm bụi, khí thải từ vật liệu xây dựng tập kết tại công trường và
các phương tiện vận chuyển:
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ
gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán ra từ các
nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép.
Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi thì tổng khối lượng nguyên vật liệu
cần sử dụng cho công trình là 2.500 tấn (xi măng, cát, đá, sắt thép, ván
khuôn,…). Như vậy, nếu quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ
nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và tập kết
tương đương với hệ số phát thải của vật liệu san lấp (0,075kg/tấn) [theo
WHO, 3] thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình này là 187.5 kg bụi (trong
04 tháng thi công). Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong
giai đoạn xây dựng là 1,6kg/ngày.
b) Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi
công.
Ngoài việc phát sinh bụi và khí thải, các phương tiện vận tải và thi công

còn phát sinh tiếng ồn.
Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng
cơ sở, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển,
máy trộn bê tông,… tham gia trong quá trình xây dựng.
Bảng 3.2: Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Stt Thiết bị
Mức ồn (dBA),
cách nguồn ồn 15 m
Tài liệu (1) Tài liệu (2)
1 Máy ủi 93,0 -
2 Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 - 74,0
3 Xe tải - 82,0 - 94,0
4 Máy trộn bê tông 75,0 75,0 - 88,0
Nguồn: Tài liệu (1) - Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự; Tài liệu (2) -
Mackernize, L.da, năm 1985.
3.1.1.2. Tác động ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước mưa
a) Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh
hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và
các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm nếu không được xử lý.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối lượng
các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra
trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD
5
45 – 54

2 COD 72 - 102
3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145
4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30
5 Tổng nitơ 6 – 12
6 Amôni 2,4 - 4,8
7 Tổng photpho 0,8 - 4,0
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
Số lượng công nhân tham gia xây dựng dự án trung bình khoảng 40
người/ngày. Với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày và
lượng nước thải phát sinh bằng 80 % (80 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước
thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 3,2 m
3
/ngày. Từ
tải lượng, số lao động và lưu lượng nước thải, ta tính được nồng độ các chất
ô nhiễm có trong nước thải theo công thức sau:
C =
Q
NC .
0
Trong đó:
C: Nồng độ chất ô nhiễm, (mg/l)
C
0
: Tải lượng ô nhiễm, (g/ng.ngđ)
N: Số công nhân, (người)
Q: Lưu lượng nước thải, (m
3
/ngđ)
Ta có bảng kết quả nồng độ chất ô nhiễm.
Bảng 3.4. Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm
Tải lượng
(g/người.ngđ)
Nồng độ
ô nhiễm
(mg/l)
QCVN
14:2008/BTNMT
cột B (mg/l)
BOD
5
54 65.25 50
COD 102 106.25 -
TSS 145 151.04 100
Dầu mỡ 30 31.25 20
Tổng nitơ 12 12.5 50
Amoniac 4,8 5 10
Tổng photpho 4,0 4.1 10
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý với Quy chuẩn nước thải (QCVN 14: 2008, cột B) thì hầu hết các
thông số đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Do vậy chủ dự án sẽ
phải có biện pháp giảm thiểu.
b) Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu
thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước
mưa còn cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào
nguồn nước mặt gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thủy sinh.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán như
sau:
Q = 0,278 x K x I x F

Trong đó:
- K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6)
- I: là cường độ mưa (mm/h)
- F: Diện tích lưu vực (m
2
)
Với trận mưa I = 100mm/h = 100.10
-3
m/h, trên diện tích dự án là
13.978,5m
2
,
thì Q = 0,278 x 0,6 x 100.10
-3
x 13.978,5 = 233,2 m
3
/h.
Việc xác định được lưu lượng nước mưa tối đa rơi trên bề mặt khu đất
dự án cũng là cơ sở quan trọng để thiết kế mạng lưới thoát nước mưa của dự
án.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, quá trình thi công tập trung chủ yếu vào
mùa hè nên lượng nước mưa chảy tràn là không lớn. Trong trường hợp có
mưa sẽ cuốn theo đất đá và một phần vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá
trình thi công vào hệ thống thoát nước của khu vực hoặc đổ ra biển ở phía
Đông. Do đó chủ dự án cũng đã có các phương án giảm thiểu tác động ô
nhiễm của nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng.
3.1.1.3. Tác động ô nhiễm do chất thải rắn
Quá trình thi công công trình còn phát sinh các loại chất thải rắn gây ô
nhiễm, các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân

tại công trường, thành phần chủ yếu của CTR sinh hoạt là túi nilông, giấy
vụn, bao gói thức ăn thừa,…). Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại
khu vực dự án thải ra khoảng 0,8 ~ 1,0 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất
thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân
huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có
40 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có
thể ước tính được là 32 ~ 40 kg/ngày.
- Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng
chất thải rắn như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo,
…Tuy nhiên, đây là loại chất thải rắn có giá trị sử dụng nên chủ dự án sẽ cho
tận thu để sử dụng lại hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu vì vậy các loại
chất thải rắn này ít có khả năng phát thải ra môi trường ngoài.
- Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường
cũng có thể gây phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau
nhiễm dầu nhớt,… đây là các dạng chất thải nguy hại cần phải được thu gom
bảo quản và xử lý đúng quy định.
3.1.1.4. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong quá trình thi công xây dựng được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá
trình xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ.
STT Nguồn gây tác động
1 Nguồn nước mưa gây rửa trôi đất cát.
2 Sụt lún nền, đường,…do gia cố không cẩn thận , xe chở quá trọng tải
3
Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội tại địa
phương,

3.1.2. Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt

động của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày trong
bảng 3.6.
Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động
1.
Phương tiện vận tải
nguyên liệu cho nhà máy
Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm
như SO
x
, NO
x
, CO, CO
2
, THC, Bụi,…phát sinh
từ khói thải của phương tiện cơ giới.
2. Sinh hoạt và vệ sinh hàng
ngày của công nhân viên
nhà máy.
- Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh,
dầu mỡ, Nitrat, chất hữu cơ, trong nước thải
sinh hoạt.
- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ nhà vệ
sinh của công nhân,…
- Mùi hôi thối sinh ra từ quá trình phân hủy
nước thải tại các hố ga, hầm tự hoại, khu chứa
chất thải rắn sinh hoạt,…
3. - Hoạt động chế biến dăm
gỗ của nhà máy

- Bụi, bụi dăm gỗ phát sinh từ quá trình băm,
sàng tuyển, khu vực chứa sản phẩm.
- Tiếng ồn từ hoạt động băm, sàng tuyển
3.1.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn gây tác động ô nhiễm không khí của Nhà máy sản xuất, chế biến
dăm gỗ gồm các nguồn sau :
- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu
(không đáng kể do 100 % đường giao thông đối nội và đối ngoại được trải
nhựa hoặc bê tông hóa).
- Bụi phát sinh từ quá trình băm, sàng tuyển và khu vực bãi chứa sản
phẩm.
- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải và từ máy
băm gỗ.
a). Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
 Đối với bụi và khí thải giao thông
Hầu hết các tuyến đường trong phạm vi dự án đã được bê tông hóa
hoặc trải nhựa, do đó bụi bốc lên từ hoạt động vận chuyển của các phương
tiện cơ giới được xem là không đáng kể.
Khí thải từ hoạt động giao thông: số lượng xe chở nguyên liệu trong
một ngày khoảng 110 xe/ngày (trung bình 1 xe chở 10 tấn, cả đi lẫn về) và
đoạn đường trung bình mỗi phương tiện chạy 50 km/ngày (từ nơi khai thác
đến nhà máy) thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông
trong 1 ngày được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1
ngày
Động cơ
Số lượt
xe
Đoạn đường
chạy (km)

Mức tiêu thụ
(lít/km)
Tổng lượng
xăng (lít)
Xe hơi động cơ
>2.000cc 110
50
0,15 825
Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông: Tham khảo tài liệu
đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới về hệ số ô nhiễm do khí thải giao
thông được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới
Động cơ
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi SO
2
NO
2
CO VOC
Xe hơi động cơ > 2.000cc 0,76 20S 27,11 169,7 24,09
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO 1993
Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện
Chủ Dự án có kết quả dự báo tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông
vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy được trình bày trong bảng 3.9:
Bảng 3.9. Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông
Động cơ
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Bụi SO
2
NO

2
CO VOC
Xe hơi động cơ >2.000cc 0,627 0,072 22,36 140,02 19,87
Thực tế, các phương tiện vận chuyển không tập trung một chỗ mà hoạt
động rải ra ở nhiều nơi, chất ô nhiễm được phát tán theo luồng không khí
chứ không tập trung tại một nơi, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán
khí thải thì tác động do khí thải giao thông là không đáng kể trên đoạn
đường vận chuyển và khu vực dự án.
 Đối với bụi gỗ từ quá trình băm, sàng tuyển và tại khu vực bãi chứa:
Vị trí dự án được đặt gần cầu cảng nên việc phát tán bụi dăm gỗ trong
quá trình vận chuyển sản phẩm là rất nhỏ. Do vậy không gây ảnh hưởng môi
trường trên đường vận chuyển như các nhà máy khác.
Bụi ở đây phát sinh chủ yếu tại khu vực băm gỗ, sàng tuyển và bãi
chứa sản phẩm.
Tại khu vực băm gỗ và sàng tuyển đều được che phủ xung quanh nên
lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh là không đáng kể.
Do vậy lượng bụi gỗ ở đây chủ yếu phát sinh từ bãi chứa sản phẩm.
Với đặc điểm khí hậu tại khu vực thì vận tốc gió ở đây rất lớn. Từ tháng IV
đến tháng VII hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng IX
đến tháng II năm sau hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Bắc và Tây
Bắc; vào tháng VIII thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông Nam
sang Tây - Tây Bắc với tốc độ gió trung bình từ 2,9 m/s, vận tốc gió cực đại:
40m/s. Do đó với hướng gió chủ đạo này sẽ phát tán bụi dăm gỗ và gây ảnh
hưởng đến khu vực của cảng quốc tế Gemadept Dung Quất và Cảng PTSC.
Tuy nhiên, trong quá trình sàng tuyển đã phân loại các kích cỡ dăm.
Đối với dăm có kích thước nhỏ sẽ được chứa riêng (lượng dăm này không
đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ nhỏ) để xuất với giá thành thấp hơn. Do vậy đối với
loại dăm có kích thước lớn thì khả năng phát tán bụi dăm do gió là rất thấp.
Còn đối với loại dăm có kích thước nhỏ thì khả năng phát tán do gió là rất
lớn vì vậy cần phải có biện pháp giảm thiểu để tránh gây ảnh hưởng cho khu

vực xunh quanh.
 Đối với tiếng ồn và rung động
Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải
và từ máy băm gỗ. Tuy nhiên, do thiết bị máy băm được đặt âm dưới đất 2m
vì vậy tiếng ồn và độ rung gây ra sẽ giảm đi rất nhiều.
3.1.2.2. Tác động đến môi trường do nước thải và nước mưa.
Với đặc điểm hoạt động của Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ thì
không có nước thải sản xuất. Do vậy, nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khoảng 40 công nhân viên nhà
máy và nước mưa chảy tràn.
a) Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy:
Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh
hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và
các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm nếu không được xử lý. Số lượng công nhân viên nhà máy khoảng 40
người, với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày và lượng
nước thải phát sinh bằng 80% thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
tại công trường hàng ngày khoảng 3,2 m
3
/ngày.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua
xử với Quy chuẩn nước thải (QCVN 14: 2008, cột B) thì hầu hết các thông
số đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Do vậy chủ dự án sẽ phải có
biện pháp giảm thiểu.
b). Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là nước sạch có thể thải trực tiếp ra môi
trường nếu không nhiễm các chất bẩn khác. Đối với Nhà máy sản xuất, chế
biến dăm gỗ do không sử dụng hóa chất và có hệ thống thu gom nước mưa,
vì vậy mức độ ô nhiễm do nước mưa gây ra là rất ít.

3.1.2.3. Tác động đến môi trường do chất thải rắn
1). Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nhìn chung chất thải rắn sinh ra do Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ
chủ yếu là các dạng chất thải sinh hoạt dễ xử lý, và rác thải từ hoạt động bảo
dưỡng thiết bị trong phạm vi của nhà máy.
Có thể đưa ra một số nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên (giấy, túi nilon,
thức ăn thừa, chai nhựa, bao gói, ).
- Chất thải từ hoạt động sản xuất, bảo dưỡng thiết bị (như giẻ lau dầu
mỡ)
2). Tải lượng phát sinh chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: Tải lượng chất thải rắn sinh hoạt được tính
trung bình khoảng 0,8 ~ 1,0 kg/người/ngày. Với quy mô người lao động 40
người thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa trong ngày
đạt khoảng 32 ~ 40 kg/ngày.
- Chất thải rắn sản xuất: Do tính chất của nhà máy là băm gỗ từ các
thanh gỗ đã được bóc vỏ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất không phát sinh
chất thải rắn sản xuất.
- Chất thải rắn nguy hại: giẻ lau dầu mỡ trong quá trình bảo trì thiết bị.
Tuy nhiên lượng chất thải này rất ít khoảng 3kg/tháng.
3.1.2.4. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn
hoạt động của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày
trong bảng 3.10.
Bảng 3.10: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai
đoạn hoạt động
Stt Nguồn gây tác động
1 Nước mưa có thể gây ngập úng cục bộ tại khu vực nếu chủ dự án không có
phương án tôn nền và có phương án thoát nước hiệu quả.
2 Sự tăng mật độ và thành phần người lao động có thể gây các vấn đề tiêu

cực mất trật tự khu vực nếu Chủ dự án không có hướng quản lý hiệu quả.
Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án Nhà
máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
Stt
Đối tượng bị tác
động
Quy mô bị tác động
1
Công nhân và cư dân
địa phương
Tất cả công nhân trực tiếp tham gia xây dựng tại
công trường và các công trình lân cận.
2 Đường giao thông Tuyến đường giao thông vận chuyển.
3
Bầu khí quyển khu
vực dự án
Bán kính ảnh hưởng khoảng 300 m từ tâm khu đất
xây dựng dự án.
4
Môi trường nước mặt
và nước ngầm
- Môi trường nước ngầm tại khu vực bị tác động
do tiếp nhận các nguồn thải (CTR, nước thải, nước
mưa, ).
- Mức độ tác động đến nước mặt là không đáng kể
(do Chủ dự án đã có phương án xử lý nước thải
sinh hoạt và các chất thải phát sinh trước khi thải
ra nguồn tiếp nhận).

3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án
Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày trong bảng 3.12 .
Bảng 3.12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động của dự án
Stt Đối tượng bị tác
động
Quy mô bị tác động
1
Các dự án xung
quanh
Tác động đến các dự án lân cận: cảng quốc tế
Gemadept Dung Quất, Cảng PTSC
2 Đường giao thông
Tăng mật độ phương tiện ở các đường giao thông
nội bộ Cảng và đường giao thông liên vùng.
3
Môi trường nước mặt
và nước ngầm
- Mức độ tác động không đáng kể (do nước thải
sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn đạt
tiêu chuẩn trước khi thấm ra ngoài),
- Đối với nước mưa chảy tràn (được thu gom theo
hệ thống thoát nước trong toàn bộ khu vực)
4 Người dân trong vùng
- Bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ hoạt động vận
chuyển và hoạt động sản xuất của máy móc.
- Tác động tích cực (tạo công việc làm, thúc đẩy
các dịch vụ thương mại trong khu vực phát triển).
3.4. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra
3.4.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng

(1). Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất
ngờ trong nhiều tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án. Có thể
được tóm tắt một số dạng tai nạn như sau:
- Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao
thông để đến công trường, rời công trường, dạng tai nạn này cũng có thể xảy
ra ngay trên công trường do các phương tiện thi công và vận chuyển nguyên
vật liệu gây ra đối với công nhân.
- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu
với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động,
- Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc
do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công
nhân thi công cũng có thể gây tai nạn đáng tiếc.
- Công việc lao động nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài
có thể ảnh hưởng đáng kể đến khoẻ của công nhân, gây tình trạng mệt mỏi,
choáng váng hay ngất xỉu cho công nhân tại công trường;
Như vậy nếu các rủi ro về tai nạn lao động và tai nạn giao thông xảy ra
sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân,
gây tổn thất lớn về tinh thần cho các gia đình có người gặp nạn. Vì vậy vấn
đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng cần được Chủ dự án
đặc biệt quan tâm.
(2). Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và chứa nhiên
liệu hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt
hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên
nhân cụ thể như sau:
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết
bị kỹ thuật trong quá trình thi công (sơn, xăng, dầu DO, ) là các nguồn gây
cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, vật
chất và môi trường;

- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể
gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao
động cho công nhân;
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (hàn xì, đun, ) có
thể gây ra cháy, phỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp
phòng ngừa.
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công.
Tuy nhiên nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản
và môi trường khu vực.
3.4.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động
(1). Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là do công nhân không tuân thủ các
nguyên tắc an toàn như:
- Trang phục không gọn gàng, gây vướng víu vào dây chuyền sản xuất,
máy móc;
- Bất cẩn khi vận hành máy móc, nguồn điện;
- Không có trang bị bảo hộ lao động;
- Bốc xếp và vận chuyển hàng hóa;
- Ý thức chấp hành nội quy không tốt.
Với mật độ phương tiện khoảng 110 chuyến/ngày (cả đi và về) vận
chuyển nguyên liệu cho nhà máy nếu không chấp hành đúng luật giao thông
rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
(2) Sự cố cháy nổ:
Trong quá trình sản xuất có thể xảy ra cháy nổ do các nguyên nhân:
- Tích trữ các nguyên, nhiên vật liệu dễ bắt lửa tại nơi có nguồn nhiệt
phát sinh, gần lửa, điện;
- Hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi;
- Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cấm lửa, phòng cháy
chữa cháy;
- Các sự cố về thiết bị điện, sự cố môi trường (sét đánh)

4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu
4.1.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy
4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do bụi
Như đã đánh giá tại chương 3, bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ
yếu từ các phương tiện vận chuyển vật liệu, từ các vật liệu xây dựng và quá
trình thi công xây dựng. Để giảm thiểu các nguồn ô nhiễm này trong quá
trình xây dựng chúng tôi thực hiện các việc sau:
- Che chắn xung quanh khu vực xây dựng dự án nhằm giảm thiểu mức
độ tác động của bụi, các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ra bên
ngoài;
- Tưới nước trong các ngày nắng ở các khu vực đường nội bộ;
- Yêu cầu các loại xe chuyên chở nguyên vật liệu (đất, cát, sỏi, xi
măng…) và xà bần phải có bạt che phủ hợp lí để tránh phát tán bụi;
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương
tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt
nhất về mặt kỹ thuật;
- Có kho chứa vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép) để bảo quản và hạn
chế phát tán bụi.
4.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn:
Đây là công trình thi công đơn giản, các hạng mục công trình ít,
không tập trung nhiều các thiết bị thi công cùng lúc. Do vậy, lượng khí thải
từ các thiết bị phát sinh ra không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa
các tác động tiêu cực từ nguồn gây ô nhiễm không khí nêu trên, chúng tôi sẽ
thực hiện các giải pháp sau:
- Có giải pháp quản lý, tổ chức thi công hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả
nhiên liệu, giảm thiểu lượng khí thải phát sinh.
- Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải quy định;
- Không sử dụng các thiết bị đã quá hạn, không được phép lưu hành, sử
dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử

dụng nhiên liệu xăng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, sử dụng nhiên liệu
đúng với thiết kế của động cơ để giảm thiểu ô nhiễm;
- Các phương tiện vận chuyển hạn chế nổ máy trong thời gian dừng chờ
bốc dỡ nguyên vật liệu.
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh trường hợp các máy móc
cùng hoạt động cùng lúc;
- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi
công;
4.1.1.3. Giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy
tràn
Để giảm thiểu các tác động từ nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy
tràn, Chủ dự án thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng nhà vệ sinh tự hoại ba ngăn để thu gom và xử lý nước thải
sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường.
- Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực
dự án.
4.1.1.4. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: chủ dự án sẽ phổ biến cho công nhân
trên công trường bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom và ký hợp đồng với
công ty môi trường để xử lý định kỳ.
- Đối với chất thải rắn xây dựng: sẽ được tận dụng để tôn nền, hoặc bán
phế liệu.
- Đối với chất thải nguy hại giẻ lau dầu mỡ sẽ được thu gom riêng để
xử lý đúng quy định.
4.1.2. Trong giai đoạn nhà máy đi vào sản xuất
4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi, khí thải
Như đã phân tích tại chương 3, ô nhiễm môi trường không khí ở dự án này
chủ yếu là bụi dăm gỗ bị phát tán do gió. Do vậy, để giảm thiểu tác động này
chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Các khu vực băm, sàng tuyển sẽ được che chắn tránh phát tán bụi ra

ngoài.
- Băng chuyền được thiết kế phủ kín.
- Xây tường rào cao 3m xung quanh toàn bộ khu vực dự án để hạn chế
phát tán bụi do gió.
- Toàn bộ sân trong khu vực nhà máy được trãi bê tông.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án để giảm thiểu mức độ phát
tán bụi.
- Sàng tuyển phân loại dăm có kích thước nhỏ để dễ kiểm soát mức độ
phát tán bụi.
- Tiến hành sản xuất đến đâu xuất khẩu đến đó tránh trường hợp tồn
đọng sản phẩm tại bãi chứa nguyên liệu.
4.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung động:
Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và từ
thiết bị băm gỗ. Để giảm thiểu tiếng ồn chúng tôi thực hiện các biện pháp
sau:
- Yêu cầu các phương tiện vận chuyển nguyên liệu hạn chế nổ máy
trong thời gian dừng chờ bốc dỡ nguyên vật liệu.
- Thiết bị máy băm gỗ được thiết kế âm dưới đất hơn 2m.
- Đế móng đặt các thiết bị được thiết kế sâu, mac bê tông cao và các
thiết bị các đệm chống ồn.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong nhà máy (như
khẩu trang, nút tai chống ồn…)
4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
Đối với dự án này thì nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là
nguồn nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy và nguồn nước
mưa chảy tràn. Để hạn chế các tác động trên chúng tôi thực hiện các biện
pháp sau:
- Xử lý nước thải sinh hoạt
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của nhà máy được xử lý bằng hệ thống
hầm tự hoại. Việc thiết kế và xây dựng hầm vệ sinh được tuân thủ theo quy

chuẩn xây dựng. Hầm vệ sinh tự hoại xây dựng tại nhà máy là dạng hầm 3
ngăn.
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng gồm: lắng và phân
huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng
của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Các số liệu
thống kê thực tế cho thấy mỗi người cần khoảng 0,2 ~ 0,3 m
3
bể tự hoại,
tổng số người làm việc thường xuyên trong nhà máy khoảng 40 người, cho
phép tính được thể tích hầm tự hoại cần xây dựng tại khu vực là 8 ~ 12 m
3
.
- Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy sẽ cuốn theo đất, cát, chất
cặn bã xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước mưa chảy tràn này có thể
gây tác hại xấu tới môi trường sinh thái trong khu vực và các vùng phụ cận
nếu như không có hệ thống thu gom và xử lý thích hợp. Nắm được tính chất
quan trọng này chủ dự án đã thiết kế và cho thi công mạng lưới thoát nước
mưa với các tiêu chí như sau:
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước xung quanh nhà máy để thu nước
chảy tràn triệt để, tránh ngập úng cục bộ.
- Lắp các lưới chắn rác, nước mưa sau khi thu gom sẽ chảy về hố ga để
lắng cặn trước khi hòa nhập vào hệ thống thoát nước mưa chung.
4.1.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt:
Với số lượng nhân viên toàn nhà máy khoảng 40 người làm việc, trung
bình môi người thải ra khoảng 0,8 ~ 1 kg/ngày, số lượng rác sinh hoạt mỗi
ngày khoảng 32 ~ 40kg. Nhà máy sẽ sử dụng thùng Composit thể tích 240
và 660 lit đặt tại các nơi qui định và yêu cầu tất cả các nhân viên trong nhà
máy phải thực hiện bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định. Lượng rác này sẽ

được công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.
b. Chất thải rắn nguy hại: là giẻ lau dầu mỡ sẽ được thu gom riêng để xử
lý đúng quy định.
4.2. Phòng chống sự cố
4.2.1. Biện pháp an toàn lao động
- Tất cả công nhân làm việc trong nhà máy phải được huấn luyện về
quy tắc sản xuất và nguyên tắc an toàn lao động;
- Ban hành nội quy an toàn lao động, trang bị các thiết bị bảo hộ lao
động;
- Các trang thiết bị điện đều có hệ thống cầu dao tự ngắt khi có chập
điện xảy ra;
- Trang bị bình cứu hỏa;
- Các khu vực nguy hiểm đều có biển báo hiệu;
- Trang bị các dụng cụ y khoa sơ cứu khi có xảy ra tai nạn.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho toàn thể
cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
4.2.2. Biện pháp an toàn giao thông:
Do số lượng xe chuyên chở nguyên liệu là rất lớn do vậy chủ đầu tư sẽ
thường xuyên nhắc nhở các lái xe thực hiện nghiêm công tác an toàn giao
thông và bố trí người điều hành các phương tiện ra vào khu vực cảng hợp lý
tránh trường hợp ách tắc giao thông trước khu vực cảng.
4.2.3. Biện pháp cháy nổ:
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có khả năng xảy ra cháy nổ do chập điện
hoặc do sét đánh. Với đặc thù sản xuất sử dụng nguyên liệu là gỗ nên khả
năng cháy nổ rất lớn. Để phòng tránh các sự cố này, nhà máy sẽ áp dụng các
biện pháp:
- Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ thiết kế - trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy cũng như các hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát phòng
cháy chữa cháy.
- Bố trí các hạng mục công trình, khu vực lưu trữ nhiên liệu có khả năng

gây cháy nổ tại các vị trí phù hợp.
- Trang bị các phương tiện ứng cứu sự cố khẩn cấp như bình chữa cháy,
cầu dao ngắt điện, đảm bảo các trang thiết bị đó luôn ở trong điều kiện sẵn
sàng đáp ứng khi cần thiết.
- Ban hành và phổ biến các nguyên tắc, quy định về phòng chống cháy
nổ cho công nhân.
- Bố trí cột thu lôi chống sét tại nhà xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn
tính mạng công nhân viên, tài sản và trang thiết bị khi thời tiết mưa bão.
* Nhận xét chung: Các biện pháp đưa ra trong chương 4 để giảm thiểu
các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường mang tính khả thi, dễ áp
dụng, hiệu suất xử lý cao, giảm được vấn đề ô nhiễm môi trường.

×