Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận về sinh thái công nghiệp cuộc cách mạng công nghiệp lần iii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.75 KB, 18 trang )

Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

1
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
Tóm tắt: Báo cáo bàn về các hiểm hoạ con người đã, đang và sẽ đối mặt trong
thế kỷ 21, mà xuất phát điểm của chúng lại chính từ 2 cuộc cách mạng công
nghiệp(CMCN) lần I và lần II. Phân tích làm rõ các nguyên nhân vì đâu lại dẫn
đến những hệ luỵ tiêu cực cho tương lai trái đất. Từ đó đưa ra các giải pháp sáng
tạo cho một nền công nghiệp mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên (hệ sinh thái) tiến
đến một cuộc cách mạng công nghiệp lần III. Cuối cùng, đề xuất một số giải
pháp cho nền công nghiệp sản xuất ở nước ta.
Bao gồm các phần:
I. Đặt vấn đề
II. Tích cực, tiêu cực từ hai cuộc CMCN
III. So sánh giữa hệ sinh thái và nền công nghiệp
IV. Cuộc CMCN lần III và các giải pháp.
V. Ứng dụng cho nước ta như thế nào?
*********************************************
I. Đặt vấn đề
Vũ Trụ của chúng ta là một vũ trụ vật lý. Mọi sự sống và mọi vật quanh ta
đều vận hành theo các định luật vật lý hoàn toàn có thể đoán được. Mối
quan hệ thiết yếu giữa các định luật vật lý, lý thuyết vật lý và những điều kiện
cần thiết cho việc sản xuất, tiêu dùng và sống còn của chúng ta không được
quan tâm cho lắm trong các lớp học hiện nay. Nhưng ta có thể thấy rằng,
nhờ việc quan sát các luật vật lý học mà chúng ta hiểu được những thay đổi
nhỏ của nhiệt độ, áp suất và độ ẩm có thể tạo ra những điều phi thường trong
giới tự nhiên. Với vẻ đẹp, sự đơn giản và tính hiệu quả, các sản phẩm ấy làm
lu mờ những thành quả kỹ thuật biến đổi gen. Động lực ấy thôi thúc chúng
ta thôi tìm hiểu cách thức tự nhiên sử dụng vật lý.
Hơn nữa, nhiều nhà khoa học đã thừa nhận rằng cách đây mấy tỉ năm, sự
sống trên trái đất đã tiến hoá và thích nghi với điều kiện tương đối ổn định.


Mọi loài sinh vật đã học cách hoạt động với những gì hiện có tại chỗ. Được
tạo thành bởi các định luật không thể tách khỏi vật lý, mọi loại với cuộc hành
trình kéo dài hàng tỉ năm trên con đường tiến hoá đã biết cách vượt qua
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
những thách thức để sống còn, chỉ sử dụng những gì có được và làm những
gì chúng có thể làm tốt nhất.
Ngược lại, sau một tỉ năm tiến hoá các loài, chỉ có loài người khôn ngoan
mới tìm ra cách kiểm soát cân bằng động của tự nhiên vốn chịu tác động của
các lực vật lý. Chúng ta thu hoạch năng lượng để sử dụng một cách tuỳ ý -
ban đầu từ lửa, rồi đến nhiên liệu hoá thạch và năng lượng hạt nhân. Chúng
ta khai thác và nhào nặn vật chất để làm nên những sáng chế. Tuy nhiên,
những thành tựu của nền công nghiệp đã làm căng sức chịu tải của hành tinh
chúng ta. Việc sản xuất hoang toàng và tiêu dùng phung phí đêm lại những
điều ngoài ý muốn chúng ta và phá huỷ hay gây tổn hại cho những gì các hệ
thống tự nhiên đã tạo ra hàng ngàn năm. Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường
và xem xét các khả năng lựa chọn cho tương lai. Liệu chúng ta sẽ chung sống
hài hoà và hữu ích hoặc tự tiêu diệt mình như chúng ta đã bắt đầu tiêu diệt
các loài khác hay chết ngợp trong sự thừa thải vô ích và lượng rác thải to lớn
của chúng ta?
Đối phó lại với những dự báo ảm đạm về tương lai, nước Mỹ và cả Châu
Âu đang ủng hộ tích cực cho một phương thức sản xuất mới, một tư duy mới
cho nền công nghiệp. Phương thức đó phải thân thiện với môi trường, không
chỉ mang lại lợi ích, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiến đến điều lý tưởng “phát
thải không”. Những ý tưởng đó hướng đến một tương lai phát triển bền vững
cho toàn nhân loại, thay đổi nhận thức của chúng ta và nó xứng đáng được
với tên gọi “ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN III”
Như Leonardo da Vinci tóm tắt cô đọng về hệ sinh thái và bảo tồn vật

chất” Mọi thứ đều đến từ mọi thứ; mọi thứ đều làm bằng mọi thứ; mọi thứ
đều biến thành mọi thứ, tất cả những gì tồn tại trong các nguyên tố đều được
làm bằng các nguyên tố”.
II. Tích cực, tiêu cực từ hai cuộc CMCN
Thật lạ lùng khi thấy xã hội hiện đại ít có logic tự nhiên như thế nào. Để
làm mát nhà, các chuyên gia về điều hoà nhiệt độ lại bơm khí lạnh lên, Muốn
làm sạch nước, chúng ta đổ hoá chất vào để tiêu diệt mọi sự sống. Tại sao
lại trả hơn 100 đô la Mỹ cho mỗi kilowatt giờ điện từ một pin gây độc hại
cho môi trường. Một trăm ngàn tấn titan khai thác và tinh chế ở nhiệt độ cao
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
bị ném vào bãi rác khi chúng ta thải những dao cạo “dùng một lần”. Tất cả
các thành tựu trên đều là các sáng chế trong các cuộc cách mạng công
nghiệp. Mặc dù, chúng ta không hoàn toàn phủ nhận vai trò của hai cuộc
cách mạng công nghiệp, thứ đã đưa nền văn minh loài người phát triển rực
rỡ sau trong 300 năm gần lại đây, sau hơn 50.000 năm trong hang động. Các
thành tự chúng ta có thể kể đến như là:
Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
- Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ
dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
- Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18 cọc
suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
- Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà
bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
- Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại
chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền
- Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh
mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các
nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện
rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học
Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy
dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là
mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra
cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện
được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của
máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng
luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số
lượng và chất lượng thép hồi đó.
- Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu
máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa
đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu
Âu và châu Mĩ.
- Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho
những mái chèo hay những cánh buồm.
- …
Song song với đó con người và tự nhiên cũng phải gánh chịu vô số loại ô
nhiễm mà trước đây ông bà tổ tiên loài người chưa từng biết đến, do loài
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
người sử dụng quá nhiều năng lượng, thải khí nhà kính và gây tổn hại cho
môi trường. Chúng ta ngạc nhiên khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ngạc
nhiên hơn khi chúng ta phải đối mặt 8 mũi tiến công của ô nhiễm môi trường
bao trùm lên môi trường sống đó là:
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:

- Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu
không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các
chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và
xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít
nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh
sáng mặt trời.
- Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm.
- Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người
như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa
học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa
ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim
loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo
hóa.
[2]

- Ô nhiễm phóng xạ từ việc sử dụng nguyên liệu hạt nhân.
- Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công
nghiệp
- Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại
với mật độ lớn.
- Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng
một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá
trình phát triển của động thực vật…
Chúng ta đã từng say sưa xen lẫn khiếp sợ khi xem các bộ về ngày tận thế,
và cầu trời cầu phật cho mình không phải rơi vào một thế giới đầy chết chóc
như vậy. Như một cơn ác mộng chỉ có trong đầu óc bất bình thường của các
tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng, mô tả sự hủy diệt của nền văn minh do

một thảm họa tồn vong như chiến tranh hạt nhân,đại dịch, người ngoài hành
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

5
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
tinh xâm lăng, va chạm với thiên thể, người máy nổi loạn, kì dị công
nghệ, thoái hóa giống nòi, hiện tượng siêu nhiên, ngày phán xét cuối
cùng, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên…
Ngoài ra còn có một thể loại khác là hậu tận thế mô tả văn minh loài
người sau những thảm họa trên. Thời gian có thể là ngay sau tai nạn, xoáy
vào các khó khăn và đời sống tâm lý của những người sống sót, hoặc một thời
gian sau tận thế, khi nền văn minh ban đầu đã trở thành truyền thuyết. Trong
các tác phẩm hậu tận thế, đôi khi văn minh con người quay trở lại thời đại
nông nghiệp hay thấp hơn, hoặc chỉ còn vài tàn tích của công nghệ.
Tất cả những thứ “kinh tởm” chúng ta tưởng tượng không còn là ảo tưởng
mà nó đang dần dần trở thành một sự thật hiển nhiên. Để giải thích nguyên
nhân gốc rễ vì đâu dẫn tới sự tận diệt của nhân loại, ta quay lại 2600 năm
trước để nghe Đức Phật giảng kinh Quả Báo của ba nghiệp ác, trong đó ngài
có nhắc đến 3 thứ nọc độc Tham, Sân, Si. Mà xuất phát của 3 thứ độc trên
là Si, tức là ngu dốt, thiếu hiểu biết. Chúng ta đâu biết rằng tư nhiên rất giàu
có và đủ khả năng cung cấp lương thực, năng lượng và chỗ ở cho mọi loài kể
cả 8 tỉ người. Trong chúng ta cũng ít ai nhận ra rằng tự nhiên đã giải sẵng rất
nhiều bài toán qua hơn 1 triệu năm tiến hoá, việc của chúng ta không phải
là đi giải lại và tốn thêm 1 triệu năm nữa. Chúng ta chỉ cần quan sát tự nhiên
thật tinh tế và tìm ra lời giải cho vấn đề của mình. Hệ luỵ của sự thiếu hiểu
biết(Si) chính là tham lam: chỉ muốn làm lợi cho mình và đất nước mình, khai
thác tận diệt,tàn phá tự nhiên và vô cảm trước sự nghèo đói. Thứ hai là sân
hận: Mỗi năm loài người chi hàng ngàn tỉ đô cho các cuộc chiến tranh, quốc
phòng, chống khủng bố… Oán báo oán cứ chất chồng lên nhau. Chúng ta
có thể thấy 2 cuộc cách mạng công nghiệp gắng liền với 2 cuộc chiến tranh

thế giới và vô số các cuộc chiến lớn nhỏ khác. Những tai hoạ trên theo Phật
chính là Quả của cái nhân thiếu hiểu biết(Si) của loài người. Lời phật dạy suy
cho rộng ra quả là có lý.
Tóm lại, qua những vấn đề được nêu ra, chúng ta nhận thấy rằng cuộc
cách mạng công nghiệp lần 1 và lần 2 đã thực hiện xong nhiệm vụ trong lịch
sử phát triển của loài người. Nó không còn khả năng giúp loài người giải quyết
các bài toán hiện nay. Muốn giải các bài toán này cần phải phát minh ra các
quy luật phát triển mới. May mắn thay, chúng ta đã tìm ra quy luật đó, nó có
sẵng trong tự nhiên. Việc xây dựng một hệ thống công nghiệp mới lấy cảm
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

6
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
hứng từ các hệ thống sinh thái tự nhiên là một giải pháp không phải mới,
nhưng trong đó chưa vô tận các ý tưởng từ vô số các loại động vật, thực vật,
vi sinh vật…
III. So sánh giữa hệ sinh thái và nền công nghiệp
Trong một hệ sinh thái, dựa vào các lý thuyết sinh học chúng ta đều biết
rằng các sinh vật trong tự nhiên, do sự thay đổi hoàn cảnh, môi trường
sống(hiểu theo nghĩa rộng), cũng gặp nhiều vấn đề và chúng giải quyết bằng
cách thay đổi tập tính, hành vi hoặc đột biến gien, tức là thực hiện các phép
thử khác so với quá khứ. Chọn lọc tự nhiên đào thải các phép thử sai, giữ lại
các phép thử đúng là lời giải và chỉ có sinh vật giải quyết được các vấn đề của
mình mới sống sót, tiến hoá và phát triển đến ngày nay.
Cũng vì sau nhiều lần thử và sai mới có lời giải, chỉ có cá thể, giống loài
nào có khả năng thử với số lượng lớn và đa dạng mới thích nghi được với sự
thay đổi và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. VD: Để chắn chắn thụ thai, trong
mỗi mililít tinh dịch của người đàn ông phải có khoảng 3 triệu tinh trùng trở
lên. Ít hơn số lượng này bài toán có nguy cơ không có lời giải.
Tất cả các phép thử trên đều hướng đến một hệ sinh thái mới được tiếp

nhận đầy đủ các chức năng mới, ổn định trong quá trình hoạt động và bền
vững với thời gian.
Ta có thể thấy rất nhiều mặt đối lập giữa hệ sinh thái và nền công nghiệp
hiện đại của chúng ta hiện nay qua 4 sau:
LÃNG PHÍ
Nhiều ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp,cũng tạo ra một lượng chất
thải quá lớn. Nhà máy bia chỉ sử dụng tinh bột từ lúa mạch và loại bỏ phần
còn lại. Trồng lúa chỉ để lấy hạt, những phần khác, nhất là rơm rạ bị xem như
chất thải. Bắp canh tác cũng chỉ dùng hạt làm thức ăn gia súc,chất dẻo hay
nhiên liệu sinh học. Cả ba giành nhau cái hạt nhỏ ấy nên giá bắp tang vụt. Vì
vậy nhiều người dân các nước đang phát triển ở châu Mỹ la tinh không còn
khả năng mua arepas hay tortillas, những thức ăn chính để chống đói của họ.
Rồi cà phê,ngoại trừ nhân hạt, các phần cong lại đều bị để cho thối rữa; hay
việc sản xuất mía chỉ dùng 17% làm đường, còn lại phần lớn thì đốt bỏ. Đốn
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

7
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
cây xenluloza làm giấy,nhưng hơn 70% sinh khối của nó bị thiêu hủy. Đứng
đầu sanh sách phát thải khí nhà kính là metan thoát ra từ phân bò sữa thối
rữa vì không được xử lý. Bất cứ khi nào chúng ta không biết làm gì với “chất
thải” thì chúng bị loại bỏ. Điều đó hoàn toàn tương phản với cách thức hoạt
động của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
Đa số các ngành công nghiệp của chúng ta đều tạo ra khối lượng rác
rất lớn. So với khu dân cư, lượng chất thải phát ra từ việc khai thác mỏ,sản
xuất và phân phối sản phẩm nhiều gấp 71 lần. Ngoài ra, còn có chất thải hạt
nhân, đất trộn lẫn kim loại nặng, nước ngầm nhiễm crom, bãi chon rác đầy ứ
những chai nhựa vứt bỏ. Cặn bã từ sự tiêu dùng của chúng ta còn được chôn
ở những khu đất tập trung và được tiêu hủy khi khối lượng tích tụ quá lớn.
Thật giả dối nếu nói rằng đốt rác sẽ tạo ra năng lượng. Phần nhiều rác được

thiêu hủy chỉ giảm khối lượng vì nước trong đó bốc hơi. Ngoại trừ nước ra, đa
số các thành phần của rác đều tồn lại.
Hằng năm ở Hoa Kỳ, ước tính chi phí dành riêng cho việc vận chuyển
rác đến các bãi chứa lên đến con số gây sửng sốt là 50 tỉ đô la. Nếu cộng thêm
chi phí thu gom, chuyên chở, phân loại và vứt bỏ chất thải từ ngành xây dựng,
nông nghiệp, khai thác quặng mỏ và công nghiệp thì phí tổn quá mức khó tin
được là một ngàn tỉ đô la. Như vậy, số tiền chi cho rác hàng năm nhiều hơn
gói kích thích kinh tế năm 2008 của cả nước Mỹ, và cũng nhiều hơn thâm hụt
ngân sách to lớn ở châu Âu do chính phủ các nước này phải bơm số tiền tương
đương vào các ngân hàng suy yếu. Trong khi những khoản tiền hỗ trợ hàng
ngàn tỉ này được coi là một hoạt động hữu ích cho nền kinh tế quốc gia, thì
rõ ràng việc quản lý rác quá tốn kém quả là vô ích và tạo ra những việc làm
chẳng khi nào nên xếp vào loại thân thiện với môi trường. Sử dụng đất làm
chỗ chứa rác là điều bất hợp lý. Không thể chấp nhận nước rỉ độc hại và chi
phí ngăn chặn nó – một chi phí mà toàn xã hội phải trả, chứ các công ty không
được yêu cầu phải khấu trừ vào lợi nhuận của họ.
CHÀO ĐÓN RÁC THẢI NHƯ THẾ NÀO
Có lẽ chúng ta sẽ hiểu việc thải rác không phải là vấn đề chúng ta phải
giải quyết. Nếu một sinh vật không tạo ra rác, rất có thể nó không còn sống
hoặc ít ra cũng mắc bệnh rất nặng. Vấn đề cần xử lý ở đây là chúng ta đã
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

8
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
phung phí rác mà chúng ta thải ra. Bạn hãy lưu ý rằng quá trình biến đổi rác
thành thực phẩm vừa tiêu dùng vừa sản xuất năng lượng cho những ứng dụng
thương mại cũng như trong gia đình thì các hệ sinh thái không bao giờ cần nối
điện. Không một thành viên nào của hệ sinh thái phải sử dụng nhiên liệu hóa
thạch hay điện lưới để có đầu ra; và cũng không một hệ thống tự nhiên nào
lại xả rác. Trong tự nhiên, chất thải từ quá trình này luôn là chất dinh dưỡng,

vật liệu hay nguồn năng lượng cho một quá trình khác. Mọi thứ đều nằm trong
dòng dinh dưỡng. Do đó, bằng cách áp dụng các mô hình quan sát được ở
một hệ sinh thái, chúng ta có thể tìm thấy giải pháp không chỉ cho các vấn đề
ô nhiễm môi trường mà còn cho tình trạng thiếu hụt trong kinh tế nữa. Có lẽ
chúng ta sẽ có khả năng xoay chuyển tình thế lưỡng nan bằng cách mở rộng
tầm nhìn của chúng ta và từ bỏ khái niệm chất thải.
Căn cứ vào những khả năng thay thế không có tác động hay sản phẩm
phụ (side effect) độc hại, đã đến lúc phải thúc đẩy các nhà khoa học và doanh
nghiệp chấp nhận những quy trình sản xuất bền vững. Công nghiệp và thương
mại cần được hỗ trợ để có thể nhận biết cơ hội kinh doanh gắn liền với một
cách tiếp cận như thế, cũng như thấy rõ giá trị của những môi trường hỗ trợ
sức khỏe và đời sống.
ĐẠT TỚI SỰ PHONG PHÚ
Những người hoài nghi có thể biện luận rằng việc mô phỏng các hệ sinh
thái tự nhiên chỉ có thể thành công nếu vượt qua được mọi khó khăn, nhưng
trên thực tế, các hệ thống ấy được thiết kế theo một cách khó có thể thất
bại. Các hệ thống ấy cung cấp những mô hình sản xuất hiệu quả và tiêu dùng
đúng mực có khả năng hoạt động tốt và rất hấp dẫn. Mặc dù chúng ta hết
sức ngưỡng mộ và ca tụng một loài sinh vật cá thể, nhưng chính các hệ sinh
thái đa dạng trên khắp thế giới mới cho thấy những cách thức hiệu quả để
đáp ứng nhu cầu cơ bản của mọi người bằng những gì có được ở địa phương.
Đó là một nguyên tắc cơ bản của Sinh Thái Công Nghiệp tương phản với
cách thức hoạt động trong giai đoạn hiện tại của lịch sử kinh tế, khi một hệ
thống được thiết kế bằng những gì chúng ta không có. Bạn hãy dừng lại,
ngẫm nghĩ: mọi hệ sinh thái đều đạt tới tình trạng tự túc. Mặc dù ban đầu
chúng ta có thể cảm nhận sự khan hiếm nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

9
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III

sẽ thấy một thực tế phong phú và đa dạng. Càng phong phú chừng nào, nó
càng có nhiều đầu ra hơn với số đầu vào ít hơn và tính đa dạng cũng sẽ lớn
hơn. Các hệ sinh thái không phát triển thành cơ chế độc quyền với một ít
đấu thủ chi phối tất cả. Chúng phô bày những đặc tính gần với điều kiện thị
trường mà nhà sáng lập kinh tế học hiện đại Adam Smith đã đề xuất; hàng
ngàn đấu thủ điều chỉnh chính xác hoạt động của mình, như thể có một
bàn tay vô hình hướng họ đến sự phân phối và sử dụng nguồn lực tốt nhất.
ĐỘ BỀN VỮNG
Rất thường khi ngành công nghiệp tìm thấy những chất tự nhiên thay thế
các sản phẩm hiệu quả nhưng độc hại, rồi sản xuất những chất ấy theo phương
thức truyền thống “đun nóng, tăng áp” , tạo ra một dấu chân carbon quá lớn.
Hay khi ngành công nghiệp đã tìm thấy những giải pháp sinh học, nhưng để
chắc chắn đạt được những kết quả “có thể dự đoán trước” , họ lại dừng
phương pháp nhân dòng vô tính và thủ thuật biến đổi gen. Như vậy, việc lấy
cảm hứng từ tự nhiên để tìm những hợp chất thay thế sản phẩm tiêu chuẩn
của thị trường đòi hỏi nhiều hơn một sự thay đổi đơn thuần từ hợp chất này
sang hợp chất khác . Hợp chất và hệ thống sản xuất phải mô phỏng các quá
trình tự nhiên để đạt tới sự hội tụ ở trạng thái bền vững theo mong muốn. Hệ
sinh thái cung cấp một cẩm nang dựa vào vật lý và tự nhiên cho việc lựa chọn
vật liệu và phương pháp sản xuất.Trên cơ sở đó, nó đề xướng một dòng thác
sáng tạo và tái tạo, một dòng thác của những đổi mới khả thi. Như vậy, chúng
ta có được sản phẩm lâu bền, hoạt động sản xuất và hệ thống tổng thể bền
vững. Về mặt lợi ích kinh tế , điều ấy dẫn đến những sản phẩm những quy
trình và mô hình kinh doanh có sức cạnh tranh, vượt xa những hoạt động kinh
doanh cũ.
IV. Cuộc CMCN lần III và các giải pháp.
Chúng ta có thể tóm gọn lại các dấu hiệu cho thấy sự kết thúc của cuộc
cách mạng công nghiệp lần 2:
- Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biểu hiện là sự liên tục tăng giá dầu
mỏ. Đòi hỏi còn người phải tìm các loại nguyên liệu mới.

- Ô nhiễm môi trường làm chúng ta nhận ra phải thay đổi cách thức sản
xuất.
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

10
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
- Sự khủng hoảng của nền kinh tế hiện tại, thất nghiệp ngày một tăng khiến
chúng ta phải suy nghĩ cách làm mới tạo nhiều việc làm hơn.
NĂM TRỤ CỘT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN III
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần III sẽ có ảnh hưởng lớn đối với thế kỷ
XXI cũng như hai cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên đối với thế kỷ XIX và
XX. Và cũng giống như hai cuộc cách mạng công nghiệp trước, nó sẽ làm thay
đổi về căn bản cách chúng ta sống và làm việc. Cách thức tổ chức từ trên
xuống của xã hội truyền thống là đặc trưng cho phần lớn đời sống kinh tế, xã
hội và chính trị của những cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nhiên liệu
hóa thạch đang nhường chỗ cho những mối quan hệ hợp tác và chia sẻ trong
thời đại công nghiệp xanh đang hình thành. Chúng ta đang chứng kiến một
sự thay đổi sâu sắc về cách thức tổ chức của xã hội, chuyển từ quyền lực
phân cấp sang quyền lực ngang hàng. Giống như mọi cơ sở hạ tầng truyền
thông và năng lượng khác trong lịch sử, những trụ cột của một cuộc Cách
mạng công nghiệp lần III phải được dựng lên cùng lúc nếu không nền tảng sẽ
bị đổ vỡ. Đó là vì mỗi trụ cột chỉ có thể hoạt động trong mối tương quan với
các trụ cột khác. Năm trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp lần III là:
(1) Chuyển qua sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu sạch.
(2) Chuyển hóa các công trình xây dựng thành các “sinh vật sống” ;
(3) Áp dụng các quy luật của tự nhiên vào sản xuất sạch;
(4) Sử dụng công nghệ Internet để chuyển đổi lưới điện của tất cả các lục
địa thành một liên mạng lưới chia sẻ năng lượng, chất thải, nguyên liêu hoạt
động giống như Internet.
(5) Đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu để có một đội ngũ lao động mới.

Chúng ta có thể nhận ra rằng, năm trụ cột trên mô phỏng một hệ sinh thái
tự nhiên. Trong đó các nhà ở, nhà máy, công trình kiến trúc có sự trao đổi
thông tin (nhờ internet), năng lượng và vật chất( nhờ hệ thống liên kết vd:
mạng điện). Đặc biệt hơn chúng ta sử dụng các nguồn năng lượng dồi dào
trong như gió, ánh sáng… Như vậy các công trình, các phương tiện của chúng
ta không còn dựa trên quy tắc 1 chiều : Thu năng lượng và xã chất thải. Tất
cả như được sống thật sự trong một vòng tuần hoàn khép kín.
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

11
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
Các giải pháp đột phá có thể thực hiện
 Xoá bỏ hoang mạc
Nhờ hiểu rõ các quy luật của tự nhiên, chúng ta sẽ phục hồi lại những gì
thế hệ trước đã gây ra cho tự nhiên. Những sa mạc, thảo nguyên, những vùng
đất chua sẽ trở thành các rừng rậm nhiệt đới nhờ các quy luật vật lý, luật cộng
sinh giữa các loài sinh vật, giúp cây cối có thể phát triển trong điều kiện khó
khăn. Vd: sự kết hợp giữa thông Caribe và nấm mycorrhiza đã biến vùng thảo
nguyên khô cằn Vichada ở Columbia trở lại thành rừng mưa như xưa. Hoặc
Isareal, một nước không có lợi thế về tự nhiên đã áp dụng các thành tự khoa
học vào sản xuất nông nghiệp trên sa mạc, không chỉ đủ ăn trong nước mà
còn xuất đi các nước khác.
 Xoáy nước thay cho hoá chất.
Các hệ thống tự nhiên không giải quyết vấn đề nhiễm khuẩn bằng các trận
mưa hoá chất có tính huỷ diệt. Chúng ta có thể học cách tự làm sạch của
các dòng sông. Lợi dụng vật lý và nhu cầu dinh dưỡng của các họ vi khuẩn
khác nhau. Chuyển động cuồn cuộn của các dòng liên tục tạo ra các xoáy
nước. Một xoáy nước làm tăng áp suất ở trung tâm của nó đến mức độ sức
ép và lực ma sát trong phạm vi nanomet chọc thủng màng vi khuẩn. Rồi các
loài vi khuẩn ấy trở thành mồi cho loài khác ở đấy sông. Thức ăn phân kết

hợp với oxy hoà tan và những vùng hiếm khí trong dòng sông cho phép vi
khuẩn và tảo chuyển hoá phần sinh khối dư một cách mau lẹ. Đồng thời sự
chuyển đổi từ vùng hoà tan nhiều oxy đến nơi thiếu không khí khiến các vi
khuẩn hiếu khí có hại không sống sót được.
Công nghệ xoáy nước hiện đang được nghiên cứu trong việc xử lý nước
thải, sản xuất nước sạch…
 Loài dòi phi thường
Trong tự nhiên, khi một con thú chết và bắt đầu phân huỷ, ruồi bu lại cả
bầy. chúng ăn và đẻ trứng. Dòi nhanh chóng xuất hiện tiêu thụ thịt đã thối
rữa. Mất thịt, vi khuẩn không còn cơ hội sinh sôi nảy nở. Còn dòi trở thành
ruồi hoặc bị chim, cá tiêu thụ. Một điều đặt biệt ở dòi là enzim của dòi là
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

12
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
một loại thuốc chữa viết thương rất tốt đã được sử dụng rất lâu từ thế
chiếm thứ 2.
Ta có thể sử dụng dòi để xử lý các chất thải từ lò mổ, các xí nghiệp
chế biến cá, thịt…














Ích lợi:
- Tạo vòng tuần hoàn vật chất và tạo việc làm
- An ninh lương thực
- Giảm lượng ruồi ở các vùng khác(vì ruồi tập trung hết ở đây)
- Bảo vệ môi trường.
 Khám phá các khả năng mới về năng lượng.
Thiên nhiên khai thác 6 nguồn điện: Nhiệt, ánh sáng, lực ma sát, áp suất,
từ trường và những hệ thống sinh hoá. Lực từ trường góp phần lớn vào
việc sản xuất điện trên toàn thế giới. Những nhà máy điện, cho dù là nhiệt
điện, thuỷ điện, hay hạt nhân tất cả đều ứng dụng hiện tượng cảm ứng
Ruồi
Chất thải
lò mổ
Dòi
Thức ăn
cho cá
Enzim chữa
vết thương
Ngâm nước
muối
Để nhả enzim
Thức ăn
cho chim
cút
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

13
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III

điện từ để sản xuất điện. Điện do ánh sáng mặt trời ngày càng được sử
dụng nhiều hơn nhưng với chi phí cao. Những dòng điện yếu hơn có thể
sinh ra trực tiếp từ nhiệt, áp suất và lực ma sát. Phản ứng hoá học trong
pin là phương tiện sản xuất ra điện xưa nhất, mặt khác lại có tác động lớn
đối với chúng ta nhất. Các hợp chất hoá học tạo ra nguồn điện trong cơ
thể và lấy nguyên liệu từ thức ăn. Chúng ta có mô phỏng quá trình tạo ra
các dòng điện nhỏ trong cơ thể tổng hợp lại để phục vụ cho mục đích của
ta. Có 4 tìm năng đang được quan tâm trong lĩnh vực năng lượng điện:
1. Điện năng từ độ pH
2. Điện năng từ sự chênh lệch nhiệt độ
3. Điện tạo ra bởi áp lực và sức ép.
4. Năng lượng điện từ các sự chuyển động
Trên đây là một số giải pháp đột phá trong thời gian qua, Tất cả các
phát minh trên đang đẩy nhanh tốc độ hướng đến cuộc cách mạng công
nghiệp lần 3. Chúng ta có quyền tin tưởng, lạc quan ở tương lai rằng với
sự sáng tạo vô hạn và khả năng chưa khám phá hết của con người. Trái
đất chúng ta sẽ trở thành một hành tinh tốt đẹp hơn.
KHÓ KHĂN
Chúng ta cần biết những rào cản đang làm chậm quá trình tiến đến
cuộc CMCN lần III. Cũng có thể nói đây là những bài toán sẽ đêm lại sự
giàu có cho những ai, những quốc gia nào giải quyết được trước.
1. Trình độ văn hoá và chênh lệch giàu nghèo giữa các nước. Đây là
trở ngại lớn nhất, thường thì văn hoá thấp dẫn đến ý thức thấp về
môi trường, còn nghèo khó thì hay phá hại môi trường nhất.
2. Các tập đoàn lớn sẵng sàng bỏ tiền để dìm chết các công nghệ mới,
nếu chúng gây thiệt hại kinh tế cho họ.
3. Thiếu nguồn đầu tư vào các giải pháp mới, vì mục tiêu các nhà đầu
tư là lợi nhuận, họ chỉ quan tâm cái lợi hiện tại và không mấy quan
tâm đến các nguồn lợi ở tương lai.
4. Không có tiếng nói chung giữa các quốc gia trong việc cùng xây

dựng một nền công nghiệp mới. Nguyên nhân nằm ở lợi ích quốc
gia.
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

14
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
CƠ HỘI
Song song với khó khăn luôn là các cơ hội mở ra, dưới đây là những
có hội có được từ cuộc CMCN lần III:
1. Tạo ra vô số công ăn việc làm mới.
2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
4. Đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hành tinh.
V. Ứng dụng cho nước ta như thế nào?
Hiện nay, nước ta khá nổi tiếng với việc xuất khẩu cà phê và gạo trên toàn
thế giới. Hai hoạt động xuất khẩu trên để lại trong nước ta một lượng chất thải
khá lớn bao gồm, vỏ trấu, thân cây lúa và thịt hạt café. Mặc khác, Khi chuyển
sang thế kỷ XXI , nấm đã vượt qua cà phê , trở thành mặt hàng trao đổi nhiều
thứ hai trên thế giới. Thiết nghĩ, nước ta có một nguồn nguyên liệu rất lớn từ
phế thải của 2 mặt hàng chủ đạo có thể dùng trồng nấm, trong khi đó giá nấm
và nhu cầu sử dụng nấm đang tăng lên rất nhanh vì sự nhận thức được giá trị
dinh dưỡng và giá trị thuốc của nấm. Theo một thống kê mới đây: mỗi người
Mỹ dùng 175 gram nấm/ năm; người Canada gấp đôi người Mỹ và mỗi người
Hồng Kông đạt con số khá ấn tượng 13.6 kg/năm, nêu người Mỹ ăn như
Canada hay Hồng Kông thì đây chính là một cơ hội to lớn cho Viêt Nam. Giờ
đây, một cơ hội mới xuất hiện làm tăng thêm giá trị của cả hai: nấm trồng trên
chất thải cà phê, trấu và rơm. Phần lớn chất thải phát sinh ở nông trại sau khi
lấy hạt, được gọi là “thịt quả”. Việc pha chế cà phê tạo ra dòng thải thứ hai
gọi là “bã”. Từ khi hạt cà phê rời nông trại cho đến lúc nấu xong bình cà phê
, 99.8% sinh khối bị thải bỏ và chỉ có 0.2% được người uống cà phê hấp thụ.

Trong khi thực tế ấy góp phần làm vấn đề quản lý chất thải trở nên nghiêm
trọng, hiện nay có một phương pháp tích cực và sáng tạo để chuyển các dòng
chất thải từ nông trại cũng như từ tiệm cà phê tới dòng mang chất dinh dưỡng
nuôi nấm ở nước ta, thực tế cho thấy “bã” cà phê được chứng minh là môi
trường thuận lợi để nấm phát triển và không cần phải khử khuẩn vì nó đã
được ngâm nước sôi. Phương pháp ấy mở ra một cơ hội chưa từng có.

Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

15
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
LỢI ÍCH NHIỀU MẶT CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN HÓA CHẤT THẢI CÀ PHÊ
THÀNH NẤM ĂN
CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
NGƯỜI SẢN XUẤT
CHO HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA
GIÀU HƠN
Cà phê cung cấp
dưỡng chất lý
tưởng và môi
trường để trồng
nấm
ÍT NĂNG
LƯỢNG
Bã cà phê đã
được khử trùng,
không cần xử lý
thêm
SẠCH HƠN
Cả việc pha chế

lẫn việc cấy bào tử
đều chỉ cần nước
nóng
ÍT metan HƠN
Bã cà phê sử dụng
nén không phân
hủy ở bãi rác và ít
thải khí nhà kính
hơn
NHANH HƠN
Caphein khiến
nấm mọc nhanh
hơn
ÍT đồng cỏ hơn
Thân nấm còn lại
sau thu hoạch là
thức ăn lý tưởng
cho gia súc
RẺ HƠN
Nguyên liệu miễn
phí
ÍT đốn cây hơn
Cà phê là một loại
cây gỗ cứng và
thay thế cây sồi
rất tốt
BỔ DƯỠNG
HƠN
Nấm giàu protein,
lại không có

cholesterol và
chất béo
ÍT rác hơn
Phần lớn bã cà
phê được sử dụng
nên cần ít bãi rác
hơn


AN NINH
LƯƠNG THỰC
Chất thải từ nông
sản hàng hóa bảo
đảm lương thực
cho địa phương
Rất tiếc các trang trại để cho thịt quả cà phê thối rữa, viện cớ đó là phân
bón tốt. Mỗi năm, ở nước ta, có đến 1.75(ước tính theo lượng cà phê xuất khẩu)
triệu tấn chất thải hữu cơ phân hủy ở các nông trại cà phê và bãi rác , phát ra
hàng triệu tấn khí nhà kính . Phương pháp sản xuất nấm từ thịt quả còn làm
giảm nhu cầu khai thác gỗ, phá rừng. Nhờ đó, cây cối, nhất là những loại cây gỗ
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

16
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
cứng như sồi, có thể cố định carbon lâu dài, làm giảm tác hại của biến đổi khí
hậu. Đưa chất thải trở lại chu trình dinh dưỡng sẽ đơn giản hóa việc quản lý chất
thải và cắt giảm khí metan phát sinh từ quá trình phân hủy khối. Như vậy, sự kết
hợp nấm với cà phê dẫn đến việc giảm mạnh mọi tiêu cực.
Nếu nhìn cà phê từ góc độ phát triển cho đất nước, ta sẽ thấy rằng việc
sử dụng thịt quả cà phê ở các trang trại có thể loại trừ những tác động tiêu cực

đã làm hoen ố việc độc canh cà phê trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, cà phê với
tính cách là một nông sản hàng hóa chỉ đem lại sinh kế cho chủ nông trại và
cộng đồng của họ khi giá thị trường cao. Ở thời điểm cà phê hạ giá xuống dưới
một ngưỡng nhất định , chủ nông trại, gia đình và cộng đồng của họ phải chịu
khổ. Những lần sụt giá đáng kể , cái nghèo lại đến khủng khiếp đến nỗi nhiều
người trồng cà phê ở Tây Nguyên đã cày lấp bụi cà phê, trở lại tình trạng canh
tác tự cung tự cấp và vài con bò trên mảnh đất của họ và ít có cơ may, và thậm
chí không bao giờ có cơ may kiếm đủ sống nữa. Mất khả năng nuôi gia đình và
không được chuẩn bị làm việc gì khác để cứu họ khỏi đói, người chủ vườn cà
phê cùng vợ co mình dưới các khoản nợ, tìm những việc làm lương thấp với một
tương lai u ám.

Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

17
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III






















Mô hình sản xuất nấm từ thịt và bã cà phê

Vườn cà
phê
Nông Trại
(Chế biến tại chỗ)
Nhà máy sản xuất
cà phê
hạt cà phê
nhân cà phê
Khu sản
xuất NẤM
Khu chăn
nuôi gia súc
Xuất Khẩu
thành phẩm

Tiệm bán cà phê
thịt cà phê
thân nấm
dưới đất
phân
bã cà phê

Nấm
Học phần : SINH THÁI CÔNG NGHIỆP

18
Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
KẾT LUẬN:
Các nền văn minh xuyên suốt lịch sử đã trải qua những khoảnh khắc quyết
định nhận thức được thời điểm họ buộc phải thay đổi hướng đi một cách triệt
để nhằm đáp ứng một tương lai mới hoặc đối mặt với viễn cảnh sụp đổ. Một số
nền văn minh có khả năng biến đổi theo thời gian, một số khác thì không. Tuy
nhiên, trong quá khứ, hậu quả khi các nền văn minh sụp đổ chỉ giới hạn trong
không gian và thời gian mà không ảnh hưởng đến toàn thể các loài. Điều khiến
cho thời kỳ này khác biệt chính là xác suất ngày càng tăng của sự thay đổi định
tính trong nhiệt độ và cấu tạo của Trái đất do biến đổi khí hậu mang lại, điều
này có thể khơi mào sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài động thực vật và cùng
với đó là khả năng tuyệt diệt quy mô lớn của chính loài người.
Nhiệm vụ trọng yếu trước mắt của chúng ta là khai thác các nguồn vốn công,
vốn thị trường, và đặc biệt là vốn xã hội của loài người để thực hiện sứ mệnh
chuyển dịch thế giới sang nền kinh tế Cách mạng công nghiệp thứ ba và kỷ
nguyên hậu carbon. Một sự chuyển đổi ở quy mô này sẽ đòi hỏi một bước nhảy
vọt đồng thời đến với ý thức sinh quyển. Chỉ khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ như
một gia đình toàn cầu mở rộng không chỉ bao gồm loài người mà còn tất cả
những người bạn đồng hành khác trong hành trình tiến hóa trên Trái đất, chúng
ta mới có thể cứu cộng đồng sinh quyển chung và phục hồi hành tinh này cho
các thế hệ tương lai.
Tài liệu Tham khảo:
- The Blue Economy (GS.TS Gunter Pauli)
- Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III (Jeremy Rifkin)
- />g_nghi%E1%BB%87p

×