Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tỉm hiểu Tiểu luận về maketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.64 KB, 24 trang )

Mục lục
CHƯƠNG I 3
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING 3
I. Sự ra đời của Marke#ng: 3
II.Các định nghĩa về Marke#ng và những tư tưởng chủ đạo của Marke#ng: 4
1. Các định nghĩa về Markeng: 4
2. Những tư tưởng chủ đạo của Markeng: 5
III.Vai trò và các chức năng của Marke#ng: 6
1.Xét trên phạm vi tổng quát thì Markeng có 2 chức năng: 7
2.Xét theo vai trò của Markeng trong quản lý kinh tế thì có 4 chức năng: 7
IV. Các loại Marke#ng: 10
1. Các lĩnh vực chuyên sâu của Markeng: 10
2. Phân loại Markeng: 11
3. Markeng Mix: 11
V. Hệ thống thông #n Marke#ng: 14
1. Nguyên nhân hình thành hệ thống thông n Markeng: 14
2. Khái niệm hệ thống thông n Markeng: 15
3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông n Markeng: 15
CHƯƠNG II 19
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ 19
SẢN PHẨM CAM SÀNH HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 19
I.Sự phát triển của cây Cam sành 19
II.Xây dựng và giữ vững thương hiệu Cam Sành Hàm Yên 20
Chương III: 21
NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING GIÚP 21
SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN PHÁT TRIỂN 21
I.Đối thủ cạnh tranh 21
II.Lựa chọn đoạn thị trường mục #êu 22
III. Những giải pháp marke#ng để giúp Cam sành Hàm Yên phát triển 22
1.Giải pháp kỹ thuật tạo ra sản phẩm an toàn 22
2. Giải pháp thị trường 23


3. Kết quả ban đầu 23
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING.
I. Sự ra đời của Marketing:
Thuật ngữ Marketing có nguồn gốc từ tiếng Anh (Marketing là thị trường, là
cái chợ) được quốc tế hoá sử dụng trực tiếp mà không dịch ngữ. Từ những năm
đầu thế kỉ 20, các nhà kinh doanh nội ngoại thương của Nhật, Anh, Mỹ, Trung
Quốc đã có những chủ trương khẩu hiệu: hãy bán hàng mà khách cần, khách hàng
không mua hãy vui vẻ nhận lại Với các chủ trương này, các nhà kinh doanh
thương nghiệp đã bán hàng nhanh hơn, khối lượng bán lớn hơn và lợi nhuận thu
cũng nhiều hơn. Các nhà kinh doanh nhận thức được là không có thị trường, không
có người tiêu thụ thì không thể tiến hành sản xuất và không thể có lợi nhuận,
không thể có sự giàu sang. Giai cấp tư sản coi trọng thị trường, chú trọng nhiều
hơn đến người tiêu dùng.
Nhờ nhận thức này thì Markering bao hàm một ý nghĩa rộng lớn và mở rộng
lĩnh vực, phạm vi, đối tượng và được ứng dụng rộng rãi hơn. Do đó, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế và của thị trường thì các nhà kinh doanh không thể chỉ
dừng lại ở hoạt động “ làm thị trường” mà họ phải liên kết, phân công nhau cả
trong khâu đưa hàng ra thị trường (tổ chức kênh lưu thông). Với các biện pháp này
thì các nhà kinh doanh đã tạo ra được sự thống nhất giữa cung ứng hàng hoá ra thị
trường và bán hàng. Do vậy, hàng hoá được bán nhiều hơn, lợi nhuận thu được
ngày càng lớn.
Trong suốt một thời kì dài, từ đầu thế kỷ 20 đến trước chiến tranh thế giới lần
thứ II, Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, tức là đã có hàng hoá và
tìm cách đem đi bán để thu lợi nhuận. Ở giai đoạn này người ta gọi là Marketing
truyền thống. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì Marketing không chỉ còn
giới hạn hẹp trong phạm vi thương mại mà nó đã bao trùm tất cả những mặt của
đời sống xã hội. Và Marketing truyền thống xưa kia ngày nay đã phát triển thành
Marketing hiện đại. Marketing hiện đại bao gồm các hoạt động tính toán, suy nghĩ,
ý đồ từ trước khi sản phẩm ra đời đến hoạt động tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng

Nó trở thành giao điểm của nhiều quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thể
thao, quốc phòng
II.Các định nghĩa về Marketing và những tư tưởng chủ đạo của Marketing:
1. Các định nghĩa về Marketing:
Marketing với tư cách là một hoạt động đem lại những hiệu quả kinh tế lớn lao
trên nhiều mặt, ngay từ khi ra đời đã không ngừng được ứng dụng phát triển và
hoàn thiện. Năm 1905 tại trường Đại học Pensylvania (Mỹ), ông W.E.Kreussi đã
tiến hành hàng loạt các bài giảng về Marketing.
Marketing, theo sự đánh giá của giới học giả kinh tế TBCN, là một căn cứ có
vai trò, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn hoạt động thực tiễn đặc biệt quan trọng, khả dĩ
tới mức quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế TBCN. Họ gán cho
Marketing những danh từ thật mỹ miều “Triết học kinh doanh mới”, “bí quyết tạo
nên thành công trong kinh doanh” Và Marketing được coi là một khoa học kinh
tế, là một nghệ thuật kinh doanh. Nó không ngừng phát huy tác dụng và không
ngừng được bổ sung và phát triển, do đó nó được các tác giả, các nhà khoa học đưa
ra các đình nghĩa khác nhau:
- Định nghĩa của Học viện Hamilton (Mỹ):
“Marketing nghĩa là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản
xuất đến người tiêu thụ.”
- Định nghĩa của Uỷ Ban hiệp hội Marketing Mỹ:
“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến
dòng chuyển vận hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.”
- Định nghĩa của Philip Kotler (Mỹ)- Chủ tịch hiệp hội Marketing thế giới:
“Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hoá và kiểm tra những khả năng thu
hút khách hàng của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với hoạt động
với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã lựa
chọn. Hoạt động của Marketing là một quá trình hoạt động được coi như phương
tiện đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá. Hoạt động của Marketing bắt đầu từ
khi sản phẩm được sản xuất ra và kết thúc khi nó bán trực tiếp cho người tiêu
dùng.”

- Định nghĩa của Brifish Institue of Marketing (Anh):
“Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các
hoạt động linh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng
thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đó đến người
tiêu thụ cuối cùng, nằm đẩm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như đã dự kiến.”
- Định nghĩa của John H.Crighton (Autralia):
“Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đúng kênh hay luồng hàng, đúng
thời gian và đúng địa điểm.”
- Định nghĩa của V.J.Stanton:
“Marketing là một hệ thống tổng thể của những hoạt động kinh doanh được biểu
hiện bằng kế hoạch, giá cả, khuyếch trương và phân phối những hàng hoá dịch vụ
nhằm thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của khách hàng hiện tại và tiềm năng.”
- Định nghĩa của Peter Drucker – nhà kinh tế học cận đại Mỹ:
“Marketing là toàn bộ những công việc kinh doanh nhìn theo quan điểm của người
tiêu thụ.”
Từ những định nghĩa nêu trên chúng ta thấy cách hiểu về Marketing hết sức
phong phú và đa dạng. Hại định nghĩa đầu phù hợp với Markeitng truyền thống
còn các định nghĩa sau thì phù hợp với Marketing hiện đại. Mỗi định nghĩa chỉ
đúng xét theo quan điểm về mặt thời gian, đúng tại thời điểm này. Do đó cho đến
nay người ta vẫn thống nhất là không nên và không cần thiết có một định nghĩa,
một khuôn mẫu đối với hoạt động Marketing. Việc làm đó có thể dẫn tới sự hạn
chế tính đa dạng, phong phú và sinh động của hoạt động Marketing trong thực tiễn.
2. Những tư tưởng chủ đạo của Marketing:
Marketing coi trọng khâu tiêu thụ hay ưư tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong
chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp đó là tạo ra lợi
nhuận, do đó các chính sách của doanh nghiệp đều phải làm sao để thu được lợi
nhuận. Vì vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến khâu tiêu thụ.
Chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Điều này là điều
mà doanh nghiệp chú ý trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Người bán
thì nhiều, do đó chỉ bán cái thị trường cần thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại

được.
Nhưng muốn biết thị trường và người tiêu thụ cần gì thì phải tổ chức tìm hiểu
thị trường, tìm hiểu những nhu cầu của thị trường, thị hiếu Từ đó các doanh
nghiệp phải tìm hiểu tỉ mỉ, linh hoạt và phải có những phản ứng linh hoạt, nhạy
bén với thị trường.
Ngoài ra, mục tiêu của Marketing không chỉ là lợi nhuận. Marketing đi liền với
quản lý và tổ chức trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế nói riêng và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung thì
các hoạt động của Marketing đã trở thành điều không thể thiếu trong bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Với những tư tưởng chủ đạo trên thì Marketing đã thực sự trở
thành một công cụ tất yếu nhằm nâng cao khả năng kinh doanh của tất cả các
doanh nghiệp.
III.Vai trò và các chức năng của Marketing:
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh mà không muốn
kiếm lời. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh,
chấp nhận mở cửa, cùng với sự biến đổi không ngừng về thị hiếu và nhu cầu của
người tiêu dùng, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thì các doanh
nghiệp đang bị hút vào một cơn xoáy biến động, do đó sẽ thành công thay cho thất
bại, phá sản thì các doanh nghiệp phải nằm trong sự quản lý vĩ mô hay quản lý Nhà
nước về kinh tế. Thị trường là đối tượng và là căn cứ quan trọng của quản lý vĩ mô.
Thông qua thị trường thì nhà nước sẽ điều tiết sản xuất. Quản lý vĩ mô sẽ làm cầu
nối giữa sự trao đổi chất của doanh nghiệp với thị trường. Nó sẽ giúp cho các
doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững vàng để tồn tại và phát triển. Do đó muốn tìm
hiểu thi trường thì ta sẽ tiến hành nghiên cứu qua lý luận của Marketing.
Tuỳ theo góc độ xem xét và phạm vi nghiên cứu người ta có thể phân biệt các
chức năng của Marketing:
1.Xét trên phạm vi tổng quát thì Marketing có 2 chức năng:
1.1.Chức năng chính trị, tư tưởng:
Marketing theo sự đánh giá của giới học giả kinh tế TBCN là một “thành quả
kinh tế có tính quyết định của họ” Nó có nhiệm vụ chữa cho xã hội tư bản khỏi

những căn bệnh hiểm nghèo là khủng hoảng, lạm phát thất nghiệp Họ cho rằng
Marketing là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng, là bằng
chứng cho thấy CNTB cũng có khả năng biến đổi nhất định như chuyển hoá thành
“một xã hội tiêu thụ” một xã hội sung sướng Họ hy vọng rằng Marketing sẽ tạo
ra một không khí thân mật và tin tưởng cho người tiêu dùng.
1.2. Chức năng kinh tế:
Hoạt động Marketing có mục tiêu đầu tiên đối với doanh nghiệp là đem lợi
nhuận về cho họ. Do đó chức năng kinh tế là chức năng quan trọng nhất của
Marketing. Chức năng này được thể hiện thông qua việc bán hàng ra thị trường và
Marketing sẽ là công cụ cho việc sinh lãi. Chức năng kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp
phải:
- Nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường, từ đó dự đoán triển vọng của khách
hàng.
- Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích như trên thì sẽ lập kế hoạch sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
- Có kế hoạch tài chính để đáp ứng việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Thông qua chức năng kinh tế của Marketing thì người ta sẽ hạn chế bớt những dao
động không ổn định và tự phát của thị trường. Qua đó người ta có thể cản phá
những khả năng xấu có thể xảy ra những rủi ro trong kinh doanh cho doanh
nghiệp.
2.Xét theo vai trò của Marketing trong quản lý kinh tế thì có 4 chức năng:
2.1. Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường:
Mỗi người tiêu dùng đều có những cá tính, thị hiếu khác nhau những khả năng
tiêu thụ khác nhau. Do đó để sản phẩm hấp dẫn người mua thì có thể phải mới
hoặc phải do đặc tính sử dụng của nó luôn được cải tiến, nâng cao. Và với mỗi sản
phẩm thì người tiêu dùng đòi hỏi về chất lượng khác nhau và đòi hỏi này sẽ không
ngừng được nâng cao theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội Do đó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và phải làm cho sản
phẩm của mình phù hợp với người tiêu dùng. Hay Marketing là liên kết tất cả các

khâu từ thiết kế đến tiêu thụ sản phẩm.Và Marketing sẽ chỉ cho doanh nghiệp biết
được thị trường cần gì, bán ở đâu, giá cả như thế nào Với chức năng này thì
Marketing phải giải quyết 2 vấn đề sau:
- Nghiên cứu thị trường để từ đó định hướng các nhà thiết kế, các nhà sản xuất
vào mục tiêu đã định.
- Phối hợp các hoạt động của nhà thiết kế, tạo ra sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm
để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm trên thị trường đã chọn và thỏa mãn tối đa nhu
cầu của nhà tiêu dùng.
Ví dụ: Hiện nay trong các thành phố thì nhu cầu làm cầu vượt đang gia tăng. Một
số doanh nghiệp xây dựng đã nắm bắt được nhu cầu đó và Công ty cầu 12 đã thành
công trong lĩnh vực làm cầu vượt trong thành phố. Đây chính là một minh chứng
của việc “làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường”.
2.2. Chức năng phân phối:
Chức năng này bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động hợp lý nhất
sản phẩm hàng hoá từ khi nó sản xuất xong đến khi giao cho các đại lý, cửa hàng
hoặc trực tiếp giao cho người tiêu dùng. Các hoạt động của chức năng này là:
- Tìm hiểu những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng
nhất.
- Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục kí kết hợp đồng, đơn đặt hàng, phương
thức vận chuyển, thủ tục hải quan và các thủ tục khác có liên quan để sẵn sàng
giao hàng.
- Tổ chức hệ thống bến bãi kho hàng, các điểm nút cảu các kênh lưu thông có
khả năng tiếp nhận và giải toả nhanh dòng hàng hoá vào và ra .
- Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng, khi cần có thể hỗ trợ cả về tài
chính, điều kiện thanh toán.
- Phát hiện ra sự trì trệ, ách tắc của kênh và luồng phân phối để nhanh chóng
điều chỉnh giảm bớt hoặc cắt bỏ một số kênh phân phối nào đó tỏ ra kém hiệu quả
và làm chậm nhịp độ tiêu thụ nói chung.
Ví dụ: Như một công ty sản xuất dầu gội đầu thì họ biết rằng ở những nơi tập
trung dân cư sẽ cần có những cửa hàng đại lý để bán sản phẩm của họ. Còn ở

những nơi dân cư thưa thớt thì sẽ cần những cửa hàng bán lẻ, có vậy việc tiêu thụ
sản phẩm của công ty mới đạt được kết quả cao.
2.3. Chức năng tiêu thụ hàng hoá:
Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ nhanh để có thể đảm
bảo quá trình tái sản xuất thì doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề: chính sách giá,
cơ cấu giá, thành phần giá để vẫn có lãi. Muốn vậy doanh nghiệp phải kiểm soát
giá: khi nào cần bán giá cao, khi nào bán giá thấp so với những đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra chính trong những lúc kiểm soát giá thì cũng chỉ ra cho doanh nghiệp
những nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng để có lợi nhuận. Và chính những chính
sách giá cả có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong xây dựng cơ bản hiện nay các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đấu
thầu các công trình xây dựng giá bỏ thầu với nhiều phương án giá khác nhau. Đến
khi thắng thầu thì họ lại xây dựng giá thi công công trình.
2.4. Chức năng yểm trợ:
Doanh nghiệp phải tạo ra ấn tượng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của
mình, tạo nên lòng ham thích để từ đó kích thích họ mua sản phẩm của mình. Do
đó với chức năng yểm trợ thì Marketing sẽ là quảng cáo, khuyếch trương, tuyên
truyền cho những cái ưu việt của sản phẩm mình nên chức năng trên rất quan trọng
trong toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Thuộc chức năng này thì
Marketing bao gồm các hoạt động:
- Quảng cáo: thu hút, thuyết phục người tiêu dùng.
- Xúc tiến bán hàng: thu hút sự chú ý và làm hấp dẫn người tiêu dùng hơn ở nơi
bán hoặc nơi tiêu thụ.
- Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm: cung cấp thêm người tiêu dùng, sách hướng dẫn sử
dụng, sửa chữa, hội trợ triển lãm.
Ví dụ: một công ty điện tử điện lạnh X vừa tung ra thị trường một loại máy giặt
mới. Công ty vừa quảng cáo trên tivi vừa có những áp phích treo trên khắp đường
phố. Nếu mua loại máy giặt mới đó sẽ được tặng 1 gói bột giặt và được bảo hành
trong vòng 2 năm. Đây là một hình thức bán hàng sử dụng nhiều đến các hoạt động
Marketing.

Song bên cạnh đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách yểm trợ vừa phải,
nội dung hấp dẫn để làm cho người tiêu dùng thật thoải mái, dễ chịu tránh làm
cho họ có ý nghĩ không tốt về sản phẩm của doanh nghiệp mình.
IV. Các loại Marketing:
1. Các lĩnh vực chuyên sâu của Marketing:
Marketing có nhiều nội dung phong phú, có những nội dung được nhấn mạnh
và có những nội dung được đề cao. Cho nên không thể có một công thức chung về
Marketing, trong mỗi lĩnh vực chuyên sâu thì những nguyên tắc cơ bản của
Marketing là phải giống nhau. Mỗi lĩnh vực chuyên sâu chỉ là biến tướng của
Marketing cổ điển mà thôi. Lĩnh vực chuyên sâu của Marketing chia làm 2 nhóm:
- Nhóm Marketing mậu dịch: Marketing trong công nghiệp, xây dựng thương
mại
- Nhóm Marketing phi mậu dịch (Marketing xã hội) bao gồm các lĩnh vực
không sản xuất ra của cải vật chất như: đảng phái, tôn giáo, Ta có thể thấy cả 2
nhóm này đều có thể thương mại hoá được nên ta có thể vận dụng các chức năng,
các chính sách của Marketing căn bản vào trong 2 nhóm trên.
2. Phân loại Marketing:
Với vai trò của Marketing trong nền kinh tế, chính trị, xã hội nên Marketing phát
triển rất nhanh chóng và rất phong phú. Việc phân loại Marketing sẽ cho ta thấy
được bản chất và đặc điểm của từng loại Marketing.
2.1. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm:
- Marketing mậu dịch:
+ Marketing công nghiệp.
+ Marketing thương mại.
+ Marketing dịch vụ.
- Marketing phi mậu dịch: gồm toàn bộ các Marketing của văn hoá, thể thao, xã hội
2.2. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng:
- Marketing trong doanh nghiệp.
- Marketing ngành.
- Marketing khu vực.

- Marketing trong nước.
- Marketing quốc tế.
2.3. Căn cứ vào thời gian và mức độ hoàn thiện lí luận:
- Marketing truyền thống.
- Marketing hiên đại.
3. Marketing Mix:
3.1. Khái niệm:
Marketing – Mix là sự phối hợp hay sắp xếp những thành phần của Marketing
sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Các thành phần của Marketing bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá
cả, chính sách phân phối, chính sách giao tiếp và khuyếch trương. Nếu sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các thành phần mà trôi chảy thì công việc kinh doanh sẽ thành đạt.
Cũng giống như một hoạ sĩ vẽ tranh, những thành phần của Marketing là những
màu vẽ. Người hoạ sĩ sẽ vẽ một bức tranh đẹp thì đó là kết quả của sự phối màu
tuyệt vời. Hay một nhà kinh doanh giỏi thì sẽ biết phối hợp bốn thành phần trên
thật hợp lý để kinh doanh có lãi.
3.2. Các đặc tính biểu hiện của Marketing - Mix:
Marketing – Mix là biểu hiện cụ thể nhất về sự linh hoạt của một doanh nghiệp.
Đó là sự linh hoạt trước sự thay đổi ngắn hạn nhằm phù hợp với nhu cầu mới.
Với cùng một loại sản phẩm thì từng doanh nghiệp sẽ có những chính sách
Marketing – Mix khác nhau: chính sách sản phẩm, giá Doanh nghiệp sẽ dựa vào
chu kỳ sống sản phẩm để đưa ra chính sách Marketing Mix cho phù hợp: đầu tiên
doanh nghiệp sẽ chú trọng tới quảng cáo, sau đó là nơi cung cấp cuối cùng vào
chất lượng.
Ví như một sản phẩm dầu gội mới đưa ra thị trường thì trước tiên doanh nghiệp
sẽ chú trọng đến quảng cáo. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn thì
chi phí cho quảng cáo sẽ giảm đi. Thay vào đó là chính sách phân phối và cuối
cùng đến chính sách sản phẩm khi đó việc bán hàng sẽ có hiệu quả hơn.
Nội dung của Marketing phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ (máy
móc, thiết bị hay hàng tiêu dùng ) tuỳ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trên một

thị trường cụ thể.
Như ở thị trường Hà Nội thì thị hiếu nghiêng về hãng bia Hà Nội còn trong
miền Nam thì nghiêng về hãng bia 333. Do đó mỗi Công ty Bia thì họ sẽ có những
chính sách Marketing Mix sao cho phù hợp với từng thị trường của mình. Do vậy
Marketing Mix cũng sẽ thay đổi theo thời gian và điều kiện cụ thể.
Vậy: không có một công thức cụ thể nào cho Marketing Mix. Những yếu tố
quyết định cơ cấu của nó là:
- Vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tuỳ thuộc vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ.
- Tuỳ thuộc vào các pha khác nhau của chu kì sống của sản phẩm.
- Tuỳ thuộc vào từng thị trường cụ thể.
- Tuỳ thuộc vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Sơ hoạ Marketing Mix trên sơ đồ ở trang bên.
Mục tiêu của Marketing
-Sản phẩm là
-Doanh thu
-Lãi
-Thị tr ờng nào?
-Tỷ trọng trên thị tr ờng
Chiến l ợc Marketing
Sản phẩm
-Thích ứng?
-Thay đổi?
-Phát triển sản phẩm
mới?
Giá cả
-Tổng chi phí?
-Chi phí giới hạn?
-Hoàn vốn?
-Giá thành?

-Cạnh tranh?
Phân phối
-Kênh luồng?
-Chức năng?
-Chi phí?
-Địa điểm?
Xúc tiến bán
-Mục tiêu?
-Nhu cầu thông tin?
-Nhu cầu xúc tiến?
-Nhu cầu dịch vụ sản
phẩm?
Marketing - Mix
Sn phm
-Thành phần
-Cấu tạo
-Lợi ích
-Chức năng
-Sự phô diễn
-Bao gói
-Giao ếp
Giá cả
-Cơ cấu giá cả
-Giới hạn thấp
-Giảm giá, trừ tiền
-Chiết khấu
Phân phối
-Lựa chọn trực tiếp
-Điều kiện bán
-Chức năng phân

phối
-Hỗ trợ bán hàng
Xúc tiến bán
-Phác thảo nội dung
-Chọn ph ơng tiện
-Hoạt động xúc tiến
bán hàng
-Hỗ trợ sản phẩm
V. Hệ thống thông tin Marketing:
1. Nguyên nhân hình thành hệ thống thông tin Marketing:
Trong thế kỷ 19 các doanh nghiệp còn nhỏ, do đó họ biết rất rõ các khách hàng
cá biệt của mình. Các nhà quản lý tự thu thập thông tin Marketing, khi hướng đến
mọi người, theo dõi họ, trao đổi với họ, đưa ra các câu hỏi cần thiết.
Vào thế kỷ 20 có 3 lý do buộc các doanh nghiệp phải hình thành hệ thống và
thu thậpcác thông tin Marketing trên một phạm vi rộng lớn hơn với chất lượng cao
hơn. 3 lý do đó là:
- Chuyển từ Marketing trên phạm vi địa phương đến Marketing toàn quốc. Do
các doanh nghiệp mở rộng danh giới thị trường lãnh thổ của mình nên những
người quản lý doanh nghiệp không có điều kiện biết trực tiếp khách hàng. Điều đó
đòi hỏi phải có những biện pháp đặc biệt để thu thập thông tin Marketing.
- Chuyển từ không đủ mua đến đòi hỏi mua. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh và tương đối ổn định, thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng theo, những
người mua trở nên ngày càng khó tính khi lựa chọn sản phẩm. Những người bán
càng khó tiên lượng, phán đoán được phản ứng của người muavới đặc trưng khác
nhau, hình thức và các đặc tính khác nhau của hàng hoá. Điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hướng đến việc nghiên cứu Marketing để hình thành hệ thống thông
tin Marketing.
- Chuyển từ cạnh tranh giá cả đến cạnh tranh chi phí giá cả. Các doanh nghiệp
bán hàng ngày càng sử dụng phổ biến các công cụ lập giá với chi phí giá cả cá biệt
của hàng hoá song song với việc tăng cường quảng cáo và kích thích tiêu thụ. Do

vậy doanh nghiệp rất cần những thông tin xem sự phản ứng của người tiêu dùng
như thế nào đối với các biện pháp Marketing đã đưa ra của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đòi hỏi các thông tin ngày càng nhiều để phục vụ cho việc
kế hoạch hoá, điều chỉnh các mục tiêu Những thông tin nay bao gồm các thông
tin về quá khứ, hiện tại và tương lai về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình đó bắt buộc các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin Marketing.
2. Khái niệm hệ thống thông tin Marketing:
Hệ thống tông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên liên tục của
sự tương tác giữa con người, thiết bị và các phương tiện tính toán dùng để thu thập,
phân loại, phân tích đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác, kịp thời, cần
thiết để người phụ trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ
chức thực hiện, điều chỉnh kế hoach Marketing và kiểm tra việc áp dụng các biện
pháp Marketing.
3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin Marketing:
3.1. Hệ thống báo cáo nội bộ:
Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có sự thuyết trình bên trong thông qua hệ
thống báo cáo nội bộ, phản ánh các chỉ tiêu về lượng tiêu thụ thường xuyên, tổng
chi phí, khối lượng vật tư dự trữ, sự chu chuyển tiền mặt Ngày nay đang trong
thời đại vi tính hoá thì những nhà quản lý có thể nhận biết được nhiều thông tin
trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
3.2.Hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài:
Hệ thống này phục vụ đắc lực cho những người lãnh đạo về các sự kiện diễn ra
trên thương trường. Thông tin này có thể thu thập từ sách báo, ấn phẩm chuyên
ngành, thông tin đại chúng, truy cập Internet, nói chuyện với khách hàng, với các
nhà cung cấp, tổ chức tài chính Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì
các doanh nghiệp phải tìm nhiều cách, áp dụng nhiều phương pháp để có được
những thông tin bên ngoài một cách thường xuyên, kịp thời và chính xác.
3.3. Hệ thống nghiên cứu Marketing:
Nghiên cứu Marketing là việc xác định một cách có hệ thống những tài liệu cần
thiết về hoàn cảnh Marketing đứng trước công ty, là thu thập, phân tích và báo cáo

kết quả về các thông tin đó. Quá trình nghiên cứu Marketing gồm 5 giai đoạn:
- Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu.
- Lựa chọn nguồn thông tin.
- Thu thập thông tin.
- Phân tích thông tin đã thu thập được.
- Trình bày kết quả nghiên cứu.
3.4. Hệ thống phân tích thông tin:
Hệ thống phân tích thông tin Marketing là tập hợp các phương pháp phân tích
hoàn thiện tài liệu và các vấn đề Marketing được thực hiện. Nó bao gồm:
- Ngân hàng thống kê: là tổng hợp những phương pháp hiện đại của việc xử lý
thống kê thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phụ thuộc lẫn
nhau trong phạm vi lựa chọn tài liệu và xác lập mức độ tin cậy thống kê của chúng.
Nhờ đó, người quản lý có thể có những lời giải đáp về những vấn đề sau:
+ Đâu là vấn đề cơ bản nhất ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
+ Đâu là tiêu chuẩn quan trọng nhất để khách hàng chọn sản phẩm của doanh
nghiệp mình.
+ Điều gì sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp đặt giá bán cao và thấp.
+ Việc phân đoạn thị trường theo tiêu thức nào là phù hợp với năng lực của
doanh nghiệp.
-Ngân hàng mô hình: là tập hợp những mô hình toán học giúp cho nhà quản
trịthông qua các quyết định Marketing tối ưu hơn. Như mô hình hệ thống định giá,
mô hình hệ thống tính toán cơ cấu giá
VI. Tổ chức hoạt động Marketing trong doanh nghiệp:
Với sự phân tích về những lý luận chung về Marketing thì ta có thể thấy nó có
chức năng hoạt động rất phong phú, Marketing đã ít nhiều ảnh hưởng tới sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Nó nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm mới,
tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, các hoạt động yểm trợ để cuối cùng nhằm đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Do đó để tổ chức có hiệu quả các hoạt
động Marketing thì các nhà quản lý phải hình dung ra tất cả các hoạt động đó, sắp
xếp chúng vào các bộ phận chức năng để đảm bảo phối hợp bộ phận này với các bộ

phận khác để tạo nên sự hoạt động tổng thể cho toàn doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của Marketing trong doanh nghiệp:
Theo sơ đồ tổ chức Marketing này ta thấy có sự tập trung cao, các phân tích viên
được bố trí ở 1 bộ phận Marketing cụ thể, việc tiếp xúc khách hàng thông qua 1
đầu mối.
Trưởng
bộ phận
Bé phËn
Marketing
Nh©n viªn phô t¸
C¸c ph©n tÝch viªn
Kh¸ch hµng
Bé phËn
Marketing
Tr ëng bé
phËn
Nh©n viªn phô t¸
C¸c ph©n tÝch viªn
Kh¸ch hµng
Theo sơ đồ tổ chức Marketing này ta thấy các phân tích viên nằm trong 1 bộ phận
Marketing nhưng việc tiếp xúc với khách hàng được tách đều.
Theo sơ đồ tổ chức Marketing này ta thấy các phân tích viên nằm rải rác ở các bộ
phận, không có sự tập trung vào 1 bộ phận Marketing.
Khi tổ chức hoạt động của Marketing trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp
cũng cần chú ý đến những tài nguyên cho Marketing. Đây là điều không thể thiếu
và nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt dộng của bộ phận Marketing trong doanh
nghiệp. Đó là:
- Tạo lập ngân sách hay chính là quĩ dành cho Marketing.
- Nhân lực.
C¸c ph©n tÝch viªn

Kh¸ch hµng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CAM SÀNH HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG
I. Sự phát triển của cây Cam sành
Trong những năm gần đây, cây cam sành đã trở thành một trong những cây
trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân trên địa bàn huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Và hiện nay, cây cam sành đã được huyện Hàm Yên
quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, diện tích và năng suất cây cam
hàng năm đều tăng lên rõ rệt.
Trước năm 2000, huyện Hàm Yên có gần 1.500 ha cam sành, chủ yếu là các
vườn cam nhỏ lẻ, phân tán. Chưa hình thành vùng sản xuất tập trung mà chỉ mang
tính tự phát, quảng canh, ít có đầu tư, năng suất chỉ đạt 5-6 tấn/ha, mẫu mã quả lại
không “bắt mắt”, thiếu chỗ đứng trên thị trường. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây,
cây cam sành đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm
cam quả từng bước được nâng lên, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay huyện Hàm Yên có gần 2.500 ha cam sành, trồng tập trung ở 9 xã.
Trong đó xã Phù Lưu có hơn 900 ha, với hơn 600 hộ trồng cam. Những vườn cam
diện tích lớn, chất lượng tốt mẫu mã đẹp tập trung ở các xã Phù Lưu, Yên Lâm,
Minh Khương, Tân Thành… Theo đánh giá của các chủ vườn cam trên địa bàn
huyện Hàm Yên, hiện nay thời tiết thuận lợi và nhờ người trồng cam đã áp dụng
các biện pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học nên cam ra đều, mẫu mã đẹp,
hàm lượng dinh dưỡng cao.
Điều đáng mừng đối với người trồng cam ở huyện Hàm Yên, đó là năm nay
sản phẩm Cam sành Hàm Yên tiếp tục được vinh danh vào top 10 thương hiệu,
nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2013. Vụ thu hoạch cam năm 2012, năng suất
bình quân đạt trên 130 tạ quả/ha, sản lượng đạt gần 30.000 tấn, trị giá trên 220 tỷ
đồng. Đặc biệt năm 2012, huyện Hàm Yên đã triển khai áp dụng quy trình sản xuất
cam sạch trên toàn bộ diện tích, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt
đối, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần mang lại thu nhập ổn

định cho người dân, đồng thời khẳng định vị thế của một trái cây đặc sản trong xu
thế hội nhập và phát triển.
II. Xây dựng và giữ vững thương hiệu Cam Sành Hàm Yên
Từ năm 2005 trở lại đây, cây Cam sành phát triển mạnh cả về số lượng, chất
lượng, mẫu mã sản phẩm cam quả từng bước được nâng lên, chất lượng thơm
ngon. Tuy diện tích và sản lượng cây cam hàng năm đều tăng như vậy, nhưng
trong thực tế nghề trồng cây ăn quả có múi nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang
nói riêng đã và đang gặp phải những khó khăn lớn như: Năng suất không ổn định,
chất lượng quả giảm sút, chu kỳ khai thác quả bị rút ngắn.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, một số hộ nông dân đã áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa một số giống cam mới vào sản
xuất, thay thế phương pháp nhân giống từ cành triết chuyển sang trồng bằng cây
ghép, bón phân cân đối, kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân khoáng, tỉa
cành tạo tán hợp lý, dùng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ăn
quả, sản xuất theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm, đã dần cải thiện được mẫu
mã, chất lượng sản phẩm cam quả từng bước được nâng lên.
Xuất phát từ việc sản phẩm Cam sành Hàm Yên là một loại trái cây ngon, giầu
chất dinh dưỡng, nhưng do trước đây chưa có thương hiệu nên sản phẩm chưa
được người tiêu dùng nhìn nhận theo đúng giá trị thực của nó. Năm 2009 Uỷ ban
nhân dân Huyện Hàm Yên đã xây dựng thương hiệu Cam sành Hàm Yên, quảng bá
sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuy nhiên khả năng cung cấp
sản phẩm cho thị trường vẫn còn hạn chế, chưa tiếp cận được với các siêu thị và
nhà hàng tại các thành phố lớn.
Chương III:
NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING GIÚP
SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN PHÁT TRIỂN
I. Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường, nhưng cam sành Hàm Yên phải
đối mặt với những thách thức không nhỏ như: sự cạnh tranh của Cam Trung Quốc
về giá cả, thời gian bảo quản vv

Xác định được những khó khăn gặp phải đối với sản phẩm Cam sành Hàm
Yên, được sự hỗ trợ của Dự án Nông nghiệp nông thôn nông dân tỉnh Tuyên
Quang tổ công tác Chuỗi giá trị của tỉnh đã tiến hành nghiên cứu phân tích về
chuỗi giá trị cam Tuyên Quang từ tháng 9/2011-12/2011 tại huyện Hàm Yên và đã
đưa ra các thuận lợi, khó khăn trong chuỗi giá trị. Đây là một nghiên cứu quan
trọng, không chỉ giúp cho tỉnh Tuyên Quang có một sự bao quát và hệ thống, sản
phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn giúp các dự án có thể có các chương trình giúp
đỡ phù hợp cho cây Cam phát triển trong thời gian tới thông qua kết quả phân tích
chuỗi giá trị này.
Để nâng cấp, phát triển bền vững chuỗi giá trị Cam sành Hàm Yên cần quan
tâm tới các nút thắt trong chuỗi giá trị như: Người trồng Cam chưa được tập huấn
kỹ thuật sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; việc thu hái vận chuyển còn sử
dụng phương pháp truyền thống dẫn tới tỉ lệ quả dập nát cao, chất lượng bị ảnh
hưởng; Công tác tiếp cận thị trường còn hạn chế sản phẩm chưa vào được các
trung tâm bán lẻ có uy tín; Cơ sử hạ tầng còn khó khăn chi phí vận chuyển do
đường xấu nên đội giá thành Cam lên cao; Khâu bảo quản sau thu hoạch chưa tốt
nên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh các nút thắt đó nghiên cứu thị trường cũng cho thấy cơ hội của
sản phẩm Cam sành Hàm Yên: Sản phẩm Cam sành Hàm Yên đã được xây dựng
thương hiệu; Mẫu mã quả khi chín có màu vàng tươi đẹp hơn hẳn so với các sản
phẩm cùng loại; Cam có vị ngọt đậm, tỷ lệ đường cao hàm lượng các vitamin và
khoáng chất cao hơn hẳn so vơi các giống cam khác.
Đối diện với nhiều thác thức trong hoạt động, nhưng cũng không thiếu
những cơ hội mới, nếu nắm bắt kịp thời và có giải pháp nâng cao, khẳng định vị
thế cạnh tranh tốt sẽ tạo đà để sản phẩm Cam sành Hàm Yên được phát triển bền
vững.
II. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu
Sau khi đánh giá những đoạn thị trường khác nhau, Dự án phải quyết định sẽ
nhằm tới bao nhiêu đoạn và những đoạn nào. Thị trường mục tiêu bao gồm một tập
hợp người mua có nhu cầu hoặc những đặc tính giống nhau mà công ty quyết định

sẽ phục vụ.
Thực tế, những người mua có nhu cầu và ước muốn duy nhất và do đó,
người bán có thể xem mỗi người mua là một thị trường mục tiêu riêng biệt. Một
cách lý tưởng người bán có thể thiết kế một chương trình marketing riêng biệt cho
mỗi người mua. Tuy nhiên, mặc dù vẫn có một số công ty cố gắng phục vụ những
người mua một cách riêng biệt nhưng hầu hết phải tìm cách phục vụ một số lượng
lớn các khách hàng nhỏ và việc hướng đến các khách hàng riêng biệt là không khả
thi. Thay vào đó, họ tìm kiếm những đoạn khách hàng lớn hơn. Nhìn chung, việc
lựa chọn thị trường mục tiêu có thể được thực hiện ở vài mức độ khác nhau.
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu của mình, Dự án quyết định sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp marketing kết hợp đối với mỗi phân đoạn thị
trường và khách hàng. Tuy nhiên, tập chung vào hệ thống phân phối bán lẻ là các
siêu thị lớn và thị trường các tỉnh phía Nam.
III. Những giải pháp marketing để giúp Cam sành Hàm Yên phát triển.
Xác định được những lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh Dự án tập
chung vào các hoạt động chính để hỗ trợ gỡ các nút thắt trong chuỗi giá trị Cam
sành:
1. Giải pháp kỹ thuật tạo ra sản phẩm an toàn.
Trước tiên Dự án tập chung xây dựng 02 mô hình sản xuất Cam an toàn
theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 5ha để bà con vùng trồng cam học tập từ đó
nhân rộng mô hình và tạo ra sản phẩm Cam an toàn được chứng nhận đạt tiêu
chuẩn VietGAP.
- Thuê các tổ chức tư vấn kỹ thuật, đánh giá, giám sát nội bộ, tổ chức
chứng nhận sản phẩm cam VietGAP cho các hộ tham gia mô hình trung tâm.
- Đồng thời, trong quá trình thực hiện mô hình dự án cũng tiến hành mở các
lớp tập huấn cho các hộ trồng cam về việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Giải pháp thị trường
Bên cạnh việc nội tại vùng sản xuất tạo ra thói quen sản xuất sản phẩm sạch
tạo niềm tin với khách hàng, dự án còn tập chung vào khâu thị trường:
- Hỗ trợ giá để bà con đưa sản phẩm Cam sành Hàm Yên đi giới thiệu tại

các hội chợ.
- In các tờ rơi quảng cáo về sản phẩm Cam sành Hàm Yên. Phối hợp với
cac báo, đài để đăng tin, quảng cáo cho sản phẩm.
- Hỗ trợ tem, bao bì đựng sản phẩm cho các hộ đưa sản phẩm đi bán tại
siêu thị, hội chợ.
- Liên hệ mời các nhà bán lẻ có danh tiếng như hệ thống Big C, Metro đến
thăm quan, mở ra các hướng hợp tác bền vững của người sản xuất với các nhà phân
phối lớn.
3. Kết quả ban đầu
Với một loạt các kế hoạch và chương trình triển khai thực hiện, cam sành
Hàm Yên bước đầu đã thu được thành công. Vụ thu hoạch năm 2012, nhưng người
trồng cam ở Hàm Yên luôn có trong tay hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các siêu
thị, các chợ đầu mối trong cả nước. Hội Cam sành Hàm Yên luôn phải cử người
đại diện có mặt ở Hà Nội để phân phối sản phẩm. Hiện nay (vụ năm 2012) Siêu thị
Big C Hà Nội đã ký hợp đồng với Hội Cam sành Hàm Yên mua từ 5-7 tấn
quả/ngày. Có nhiều khách hàng ở tận miền Nam như Bình Định, Bến Tre, Tiền
Giang cũng tìm đến Hàm Yên, mỗi ngày mua trên 100 tấn để mang về tiêu thụ.
Theo lộ trình hỗ trợ cho sản phẩm cam sành Hàm Yên Dự án đã kết nối
chính thức với hệ thống bán lẻ Big C để hợp tác phân phối lâu dài trên cả nước.
Cuối tháng 10-2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam thông báo “Cam sành
Hàm Yên đã được người tiêu dùng và các cơ quan chức năng bình chọn trong danh
sách 14 loại đặc sản nổi tiếng và giá trị của Việt Nam được công bố lần thứ nhất
ngày 25-10-2012 tại TP Hồ Chí Minh”. Cam sành Hàm Yên được công nhận là 1
trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam, trở thành thương
hiệu nổi tiếng trên thị trường cả nước, được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc tuyển
chọn những sản phẩm có chất lượng để tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm
trong và ngoài tỉnh đã góp phần nâng cao vị thế của cây cam trên đất Hàm Yên.
Cam sành Hàm Yên còn được giới thiệu trên Cổng thông tin điện tử Kỷ lục Việt
Nam, Top Việt Nam, các ấn phẩm “Top đặc sản thiên nhiên và ẩm thực Việt
Nam”, niên giám “Kỷ lục Việt Nam 2012-2013”. Đến nay, cây cam sành đang trở

thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Hàm
Yên.

×