Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de kiem tra sinh 1 tiet HK1 lop 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.46 KB, 3 trang )

KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Sinh học 12
Họ và tên Lớp 12A
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Học sinh chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Thể đột biến là
A. cá thể có đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
B. cá thể sinh vật có thể bị đột biến.
C. cá thể có đột biến đã hoặc chưa biểu hiện ra kiểu hình
D. cá thể có đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 2: Cođon nào của mARN mã hoá axitamin?
A. UAA B. UGG C. UAG D. UGA
Câu 3: Một đơn vị mật mã di truyền gồm
A. 3 nu liền nhau ở mạch ARN B. 3 nu liền nhau ở 1 mạch gốc ADN
C. 3 nu liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN D. Cả A và B
Câu 4: Gen hai mạch thì mạch gốc chứa bộ 3 mã mở đầu là
A. 3' AUG 5' B. 5' AUG 3' C. 3' TAX 5' D. 5' TAX 3'
Câu 5: Hiện tượng tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch do hiện tượng
A. khuyết nhiễm sắc thể. B. thừa nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn NST.
Câu 6: Hai NST tương đồng là hai NST
A. giống nhau về hình dạng, kích thước, vị trí các gen, cùng nguồn gốc
B. khác nhau về hình dạng, kích thước, vị trí các gen, cùng nguồn gốc.
C. giống nhau về hình dạng, kích thước, vị trí các gen, khác nguồn gốc
D. khác nhau về hình dạng, kích thước, vị trí các gen, khác nguồn gốc.
Câu 7: Cây lai xa giữa cải dại (2n
R
= 8) và cải bắp (2n
B
= 18) hữu thụ được gọi là:
A. thể lưỡng bội với n


R
+ n
B
= 18 NST
B. thể đa bội chẵn với 2(n
R
+ n
B
) = 36 NST
C. thể tứ bội 4n = 36 NST
D. Thể song nhị bội hay dị tứ bội 2n
R
+ 2n
B
= 36 NST
Câu 8: "Nhân tố di truyền" mà Menđen gọi, ngày nay được xem là
A. NST B. Operon C. locut D. alen
Câu 9: Nếu mạch gốc có đoạn TAX ATG GGX GXT AAA thì mARN tương ứng là
A. AUG UAX XXG XGA UUU B. ATG TAX XXG XGA TTT
C. AUX AUG GGX GXU AAA D. ATG TAX GGX GXT AAA
Câu 10: Locut là
A. vị trí của gen trên NST B. 1 điểm trên NST
C. vị trí của 1 nu trên ADN D. 1 điểm trên gen
Câu 11: Tác động gây đột biến của 5 BU được minh hoạ bằng sơ đồ
A. T - A  T - 5 BU  X - 5 BU  X - G B. A - T  A - 5 BU  X - 5 BU  X - G
C. A - T  A - 5 BU  G - 5 BU  G - X D. T - A  T - 5 BU  G - 5 BU  G - X
Câu 12: Tên và thứ tự các vùng gen cấu trúc là
A. Tiếp nhận - Chính - Kết thúc B. Mã hoá - Điều hoà - Kết thúc.
C. Mở đầu - Mã hoá - Kết thúc. D. Điều hoà - Mã hoá - Kết thúc.
Câu 13: NST ban đầu ABCDoEF đột biến thành ABCDoF. Đó là đột biến

A. mất đoạn B. đảo đoạn NST C. chuyển đoạn NST D. mất nu
Câu 14: Loại phân tử cấu tạo nên riboxom là
A. tARN B. mARN C. ADN D. rARN
Câu 15: Enzim ARN - polymeraza di chuyển trên ADN theo chiều
A. 5' - 3' B. cả hai chiều
C. 3' - 5', 5' - 3' tuỳ loại. D. 3' - 5'

Câu 16: Người bị Hội chứng Đao thuộc dạng
A. thể ba B. thể một C. thể một kép D. thể không
Câu 17: Các thành phần tạo nên NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là
A. Cromatit Sợi nhiễm sắc  Nucleoxom  ADN + Histon NST
B. ADN + Histon Nucleoxom  Sợi nhiễm sắc  Cromatit NST
C. Nucleoxom  Sợi nhiễm sắc NST  Cromatit  ADN + Histon
D. NST  Cromatit Sợi nhiễm sắc  Nucleoxom  ADN + Histon
Câu 18: Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA'BBCC thì dạng thể một là
A. AA'BB'C B. AA' C. AA'BB' D. AA'BC
Câu 19: Quy luật phân li của Menđen có thể tóm tắt là
A. 2 tính trạng quy định bởi 2 gen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.
B. 2 tính trạng quy định bởi 2 cặp alen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.
C. 1 tính trạng quy định bởi 1 alen tồn tại riêng rẽ, phân li đồng đều và tổ hợp ngẫu nhiên.
D. 1 tính trạng quy định bởi 1 cặp alen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.
Câu 20: Nếu muốn tạo giống cây có thân, lá, rễ cho năng suất cao bạn nên dùng phương pháp
A. gây đột biến gen B. gây đột biến đa bội
C. gây đột biến lệch bội D. gây đột biến lặp đoạn
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Một gen có 3000 nu với 20% Guanin. Tính số liên kết hiđro của gen và chiều dài của gen
2. Viết các giao tử của cá thể có kiểu gen aaBbCcDDEe
























×