Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.73 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRN KINH DOANH
TÔ KIM CƯƠNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
11 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRN KINH DOANH
TÔ KIM CƯƠNG
MSSV: C1200112
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN THÉP
11 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại trường, em đã có cơ hội học hỏi, trao
dồi kiến thức. Đó là những vốn quý, là hành trang vào đời cho cuộc sống và
công việc của em sau này.
Nay đến cuối khóa học, là lúc em vận dụng kiến thức để áp dụng vào
thực tiễn thông qua bài báo cáo luận văn này. Tuy nhiên, trong quá trình học
tập cũng như thực hành, bản thân còn nhiều khuyết điểm và còn có những mặt
hạn chế, sai sót trong bài báo cáo. Kính mong quý thầy cô góp ý để bài báo


cáo của em được hoàn thiện hơn.
Cuối lời, em xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo môi trường
thuận lợi cho chúng em học tập, cám ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tâm
truyền dạy kiến thức cho chúng em. Em xin cám ơn chị Lê Thị Thu Hồng
(Trưởng phòng PGD Quan trung - VietinBank Cần Thơ) đã tạo cơ hội cho em
được thực tập tại Ngân hàng, xin cám ơn các anh chị trong phòng đã hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Và cuối cùng, em xin được cám
ơn thầy Nguyễn Văn Thép đã tận tâm hướng dẫn cho em giúp em hoàn thành
tốt bài báo cáo luận văn.
Kính chúc quý Thầy cô và các anh chị dồi dào sức khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
TÔ KIM CƯƠNG
LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em, và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
TÔ KIM CƯƠNG
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP





















Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Xác nhận của cơ quan thực tập
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG i
DANH SÁCH HÌNH ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Khái quát về tín dụng 3
2.1.2 Quy định của nhà nước về phân loại nợ và dự phòng rủi ro tín dụng 5
2.1.3 Một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 10
3.1 LNCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 10
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam 10
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 11
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 12
3.3 KẾT QUẢ KINH DOANH 3 NĂM 2011- 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 13
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
VIETINBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011 - 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 16
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
16
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CẦN THƠ.18
4.2.1 Phân tích tình hình cho vay 18
4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ 25
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ 32
4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu 38
4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 45
4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng 47
4.3.2 Hệ số thu nợ 47
4.3.3 Dư nợ trên vốn huy động 47

4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu 48
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CHO VIETINBANK CẦN THƠ 49
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
VIETINBANK CẦN THƠ 49
5.1.1 Thuận lợi 49
5.1.2 Khó khăn 49
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO
VIETINBANK CẦN THƠ 49
5.2.1 Về công tác huy động vốn 49
5.2.2 Về hoạt động tín dụng 50
5.2.3 Giải pháp khác 51
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN 52
6.1 KẾT LUẬN 52
6.2 KIẾN NGHN 52
6.2.1 Đối với nhà nước và các bộ ngành liên quan 52
6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước 53
6.2.3 Đối với VietinBank 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
i
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011-2013
.13
Bảng 4.1 Cơ cấu tổng nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ trong giai đoạn từ
năm 2011-6/2014 17
Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời gian của VietinBank Cần Thơ trong giai
đoạn từ năm 2011-6/2014 20
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của VietinBank Cần Thơ

trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 22
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 24
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thời gian của VietinBank Cần Thơ trong giai
đoạn từ năm 2011-6/2014 27
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 29
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ trong
giai đoạn từ năm 2011-6/2014 31
Bảng 4.8 Tình hình dư nợ theo thời gian của VietinBank Cần Thơ trong giai
đoạn từ năm 2011-6/2014 33
Bảng 4.9 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 35
Bảng 4.10 Tình hình dư nợ theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 37
Bảng 4.11 Tình hình nợ xấu theo thời gian của VietinBank Cần Thơ trong giai
đoạn từ năm 2011-6/2014 40
Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 42
Bảng 4.13 Tình hình nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư của VietinBank Cần Thơ
trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 44
Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của VietinBank Cần
Thơ trong giai đoạn từ năm 2011-6/2014 46
ii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VietinBank Cần Thơ 12
Hình 3.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 14
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại Cổ phần
VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam
VietinBank Cần Thơ : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
nhánh Cần Thơ
TD : Tín dụng
PGD : Phòng giao dịch
6/2013 : 6 tháng đầu năm 2013
6/2014 : 6 tháng đầug năm 2014
DSCV : Doanh số cho vay
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CBNTTS : Chế biến nuôi trồng thuỷ sản
DSTN : Doanh số thu nợ
NHTM : Ngân hàng thưong mại
DN : Doanh nghiệp
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, mặc dù đang có nhiều chuyển biến
tích cực, sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực đang lấy lại đà tăng trưởng, tuy
nhiên các doanh nghiệp (DN) vẫn đang khát vốn trong khi Ngân hàng thì ứ
đọng tiền. Lý do là vì những khó khăn của nền kinh tế làm cho Ngân hàng
không dám cho vay. "Bài toán đặt ra cho các Ngân hàng là tối đa hóa lợi
nhuận trong điều kiện giữ được tính thanh khoản và hạn chế rủi ro."
(1)
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem
lại lợi nhuận cao nhất của Ngân hàng thương mại. Khi hiệu quả hoạt động tín

dụng đạt ở mức cao sẽ tạo ra động lực cho mọi hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng cùng hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, Ngân
hàng phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình. Việc thường xuyên tiến
hành phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại
thấy rõ thực trạng kinh doanh hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên
nhân, mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình hoạt động kinh doanh. Từ
đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần
Thơ (VietinBank Cần Thơ) cũng không ngoại lệ. Đây là một chi nhánh của
VietinBank - là một Ngân hàng lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
ngân hàng Việt Nam. VietinBank Cần Thơ cũng đang gặp nhiều khó khăn từ
rủi ro tín dụng - là vật cản cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nhận xét từ hiện trạng kinh tế, cùng với những lo âu của Ngân hàng và
khó khăn của doanh nghiệp. Nên em chọn đề tài "Phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Chi
nhánh Cần Thơ" để nghiên cứu.
(1)
Vũ Đình Ánh, 2001. An ninh Tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Viện
Nghiên cứu Tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính. Trang 19.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại VietinBank Cần Thơ qua 3
năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, nội dung nghiên cứu sẽ hướng đến các mục
tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Phân tích tình hình nguồn vốn.
- Phân tích chi tiết về tình hình cho vay vốn, thu nợ, dư nợ, và nợ xấu từ
đó xem xét thực trạng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Phòng Giao Dịch Quang Trung của VietinBank
Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Số liệu sử dụng phân tích được thu thập từ năm 2011-2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại VietinBank Cần Thơ.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
"Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác."
(1)
2.1.1.2 Vai trò của tín dụng
(2)
Tín dụng (TD) có vai trò sau đây:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng

thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đNy nền kinh tế phát triển.
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi
nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của
các xí nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài
2.1.1.3 Phân loại tín dụng
(3)
Trong nền kinh tế thị trường, TD hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Trong quản lý TD, các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để
phân loại.
a) Thời hạn tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này TD được chia ra làm 3 loại sau:
- TD ngắn hạn: là loại TD có thời hạn đến 12 tháng và thường được sử
dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tam thời vốn lưu động và vốn lưu thông của
(1)
Quốc Hội 12, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Khoản 14 Điều 4.
(2)
Lê Văn Tề và Nguyễn Văn Hà, n.d. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Nhà sách Lộc.
NXB Thống kê. Trang 112 - 115.
(3)
Ngân Hàng Nhà Nước, 2001. Quyết Định về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng. Điều 8.
4
các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- TD trung hạn: là loại TD có thời hạn trên một năm và đến 60 tháng,
loại tín dụng này được cung cấp để mua sắn tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn
nhanh.

- TD dài hạn: là loại TD có thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng dài hạn
được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, như đầu tư xây dựng các xí
nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất
có quy mô lớn, v.v
TD trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần
vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
b) Đối tượng tín dụng
Căn cứ vào đối tượng thì TD được chia làm 2 loại:
- TD vốn lưu động: là loại TD được cấp phát để hình thành vốn lưu động
của các tổ chức kinh tế, được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động
thiếu hụt tạm thời.
- TD vốn cố định: là loại TD được cấp phát để hình thành tài sản cố định.
Loại TD này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới,
thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn.
c) Mục đích sử dụng vốn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn TD được chia ra làm 2 loại:
- TD sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát TD cho các nhà
doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa
và lưu thông hàng hóa.
- TD tiêu dùng: là hình thức cấp phát TD cho cá nhân để đáp ứng yêu cầu
tiêu dùng.
d) Chủ thể trong quan hệ tín dụng
Dựa vào căn cứ này thì TD được chia thành các loại sau:
- TD thương mại: là quan hệ TD giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu
hiện dưới hình thức mua bán chịu hành hóa.
- TD Ngân hàng: là quan hệ TD giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
5
- TD Nhà nước: là quan hệ TD mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người

đi vay.
2.1.1.4 Chức năng của tín dụng
(1)
TD có 2 chức năng sau đây:
- Chức năng phân phối lại tài nguyên: TD là sự vận động của vốn chủ thể
này sang chủ thể khác, hay nói một cách cụ thể hơn, là sự vận động từ những
xí nghiệp cá nhân có vốn tạm thời chưa dùng đến sang những xí nghiệp cá
nhân cần bổ sung nhằm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Nghĩa là nhờ vào
sự vận động của TD mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên
của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
- Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu giá trị: Ngày nay, Ngân hàng cung cấp
tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường TD. Đây là cơ
sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện
phục vụ cho lưu thông. Như vậy nhờ hoạt động của TD, mà Ngân hàng tạo ra
tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế.
2.1.1.5 Quy trình tín dụng
(2)
Các bước cơ bản của một quy trình tín dụng thường được diễn ra như sau:
- Lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng
- ThNm định (phân tích tín dụng) khách hàng và phương án vay vốn
- Quyết định cho vay
- Giải ngân
- Giám sát
2.1.2 Quy định của nhà nước về phân loại nợ và dự phòng rủi ro tín dụng
a) Nợ được chia thành năm nhóm
(3)
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuNn
- Các khoản nợ trong hạn
(1)
Lê Văn Tề và Nguyễn Văn Hà, n.d. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Nhà sách Lộc.

NXB Thống kê. Trang 110 - 112.
(2)
Phan Thị Cúc và cộng sự, 2010. Tín dụng Ngân hàng. Nhà sách Kinh tế. NXB Thống kê.
Trang 56.
(3)
Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín
dụng. Khoản 1 Điều 6.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
6
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày
- Các khoản nợ nhóm 1 được Ngân hàng điều chình kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuNn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày
- Các khoản nợ được Ngân hàng miễn, giảm lãi vay một phần hoặc toàn
bộ giá trị lãi trong hạn hoặc quá hạn.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lần 2 (không tính các lần cơ cấu nợ trước đó đã
được khách hàng khắc phục, đã được Ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
- Các khoản nợ cơ cấu lần 1 quá hạn dưới 90 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lần 3 (không tính các lần cơ cấu nợ trước đó đã
được khách hàng khắc phục, đã được Ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
- Các khoản nợ cơ cấu lần 1 quá hạn trên 90 ngày
- Nợ cơ cấu lần 2 quá hạn.
b) Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ
(1)

Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự
phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng cụ thể:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
(3)
Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín
dụng. Khoản 1 Điều 6.
- Nhóm 4: 50%
7
- Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử
lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín
dụng.
2.1.3 Một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng
(1)
2.1.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi
hay chưa thu hồi.
2.1.3.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được trong một thời kỳ.
2.1.3.3 Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và
chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân
hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ tín dụng cuối kỳ = Dư nợ tín dụng đầu kỳ + Doanh số cho vay
trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

2.1.3.4 Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn,
do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả
kinh doanh của ngân hang, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Nợ
xấu bao gồm:
Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuNn
Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
(1)
Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại Hiện đại. Trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. NXB Phương Đông. Trang 184 - 188.
2.1.3.5 Vòng quay vốn tín dụng
8
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD, thời gian thu hồi nợ
vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng cao thì tốc độ luân chuyển vốn TD
càng cao, thời gian thu hồi vốn càng nhanh, cũng đồng nghĩa là Ngân hàng
biết cách luân chuyển vốn và làm tốt công tác thu nợ.
2.1.3.5 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả
nợ vay của khách hàng. Chỉ tiêu này cho ta biết số tiền mà Ngân hàng thu
được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay.
H
ệ số thu nợ =
Doanh s
ố thu nợ
Doanh s
ố cho vay
* 100%
2.1.3.7 Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để

cho vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh
khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy
động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được
tốt.
2.1.3.8 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm
so sánh. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng thương mại
phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn ngân
hàng gặp tình huống nguy hiểm.
D
ư nợ trên
vốn huy động
D
ư nợ
V
ốn huy động
* 100%
=
Vòng quay vốn tín dụng
Doanh s
ố thu nợ
D
ư nợ bình quân
=
9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả
hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
tại phòng tổng hợp của Ngân hàng.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong 4 mục tiêu cụ thể của đề tài: phân tích tình hình hoạt động tín
dụng tại VietinBank Cần Thơ, ứng với từng mục tiêu sẽ có các phương pháp
phân tích và đánh giá như sau:
- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá kết quả kinh doanh của
Ngân hàng, phân tích tình hình huy động vốn.
- Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích chi tiết về tình hình cho vay
vốn, thu nợ, dư nợ và nợ xấu từ đó xem xét thực trạng trong hoạt động TD của
Ngân hàng.
- Sử dụng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.
T
ổng nợ xấu
=
Tỷ lệ nợ xấu
T
ổng dư nợ
*100
10
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LNCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam
(1)
Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank)
được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam.

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi
nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản,
Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá
quý, Công ty Công đoàn , Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva
và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ,
Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Ba nk Star I và nhà
nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.
Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng
INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế t ài chính tại hơn 90
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ
chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và
thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.
(1)
Tổng quan về VietinBank.
/>[Ngày truy cập: 11 tháng 09 năm 2014].
11
Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu
bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực
và thế giới. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phNm, dịch vụ hiện có
và phát triển các sản phNm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách
hàng.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ

phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Chi nhánh Cần Thơ.
Địa chỉ: Số 09 Đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ.
VietinBank Cần Thơ có tiền thân là Ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ
thuộc Ngân hàng Nhà Nước, trụ sở ban đầu đặt tại 41 Ngô Quyền - Cần Thơ.
Đến năm 1990, Ngân hàng được chính thức thành lập và có trụ sở như bây giờ
tại số 09 Phan Đình Phùng – TP. Cần Thơ.
Là một Chi nhánh trực thuộc VietinBank, VietinBank Cần Thơ hoạt
động chủ yếu dựa vào nguòn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều chuyển.
Ngân hàng Công thương với Slogan “Nâng giá trị cuộc sống” đã và đang đa
dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hoá Công nghệ Ngân hàng.
Những năm qua Chi nhánh Ngân hàng không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt
được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng
hoá kinh doanh.
12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
VietinBank Cần Thơ có 9 phòng ban và 8 Phòng giao dịch (PGD):
BAN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KIỂM TRA
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CÁC PHÒNG
GIAO
D
N
CH
(PGD)
PGD AN

THỚI
PGD CÁI
RĂNG
PGD
NGUYỄN
TRÃI
PGD
TH

NG
L

I
PGD
PHONG
ĐIỀN
PGD THỐT
N

T
P. THÔNG
TIN ĐIỆN
TOÁN
P. TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÁNH
P. TIỀN TỆ
KHO QUỸ
PGD

QUANG
TRUNG
PGD NINH
KIỀU
P. KẾ
TOÁN
P. KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
P. QUẢN
LÝ RỦI RO
CÁC PHÒNG BAN
P. KHÁCH
HÀNG
CÁ NHÂN
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VietinBank Cần Thơ
13
3.3 KẾT QUẢ KINH DOANH 3 NĂM 2011- 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh mãnh liệt, thì lợi
nhuận là thước đo chủ yếu về hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh.
Nhà quản lý kinh doanh luôn tìm mọi cách để không ngừng gia tăng lợi nhuận
không những giúp Ngân hàng mở rọng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn
để gia tăng thu nhập cho các cổ đông nhờ mức chi trả cổ tức cao. Điều này
càng làm cho giá trị cổ phiếu của Ngân hàng trên thị trường càng tăng, thương
hiệu và uy tín của Ngân hàng ngày càng được phổ biến. Gia tăng lợi nhuận
còn là điều kiện để nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, làm
cho ngời lao động gắn bó với nơi làm việc, giúp ổn định nhân sự, tổ chức.
Tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
1. Thu nhập 772.089 697.562 488.318 (74.527) (9,65) (209.244) (30,00)
2. Chi phí 703.221 674.585 461.877 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53)
3. Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 (45.891) (66,64) 3.464 15,08
Nguồn: Phòng tổng hợp VietinBank Cần Thơ, 2011-2013
Năm 2012 là năm mà ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn từ tỷ lệ nợ
xấu cao (8,6% - Ngân hàng nhà nước công bố ngày 12/07/2012)
(1)
Ngân hàng
không thu hồi được vốn, bất động sản đóng băng và nhiều doanh nghiệp bên
bờ vực phá sản đã góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Từ bảng trên, ta có thể thấy, thu nhập và chi phí của Vietinbank
liên tục giảm. Cụ thể, thu nhập giảm 9,65%, chi phí cũng giảm 4,07% (thấp
hơn mức giảm của thu nhập) dẫn đến lợi nhuận giảm đến 66,64%. Nguyên
nhân là do các khoản thu nhập của Ngân hàng như thu lãi từ hoạt động TD, lãi
tiền gửi và thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần đều giảm. Nhìn chung,
(1)
Lan Uyên, 2014. Xử lý nợ xấu: VAMC đang ‘hụt hơi’?. />dang-hut-hoi.1.501325.htm. Truy cập ngày 13/08/2014.
(2)
Vĩnh Nghi, 2014. Kinh tế Việt Nam 2013 - Một năm nhìn lại.

mot-nam-nhin-
lai-p4035.html. Truy cập ngày 08/10/2014.
14
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2012 chưa tốt.
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng có
thể nói đã có những điểm sáng quý giá. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành; và từ cuối tháng 6 cho phép các tổ
chức tín dụng tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên
(2)
. Đối với
VietinBank Cần Thơ, lợi nhuận đã tăng trở lại (tăng 3.464 triệu đồng), do mức
giảm của chi phí (giảm 212.708 triệu đồng) cao hơn mức giảm của thu nhập
(giảm 209.244 triệu đồng). Tuy nhiên, mức tăng thấp đã không đủ để bù đắp
kết quả lợi nhuận (giảm 45.891 triệu đồng) năm 2012 nhưng vẫn được xem là
có khởi sắc.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, kết quả kinh doanh được biểu hiện
trên biểu đồ sau:
Hình 3.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Với thu nhập tăng (tăng 20.874 triệu đồng) và chi phí tăng (tăng 21.621
triệu đồng) cao hơn mức tăng của thu nhập so với 6 tháng đầu năm 2013, đã
làm cho lợi nhuận giảm 747 triệu đồng. Tuy lợi nhuận giảm nhưng cũng xem
như là kinh doanh có tiến triển vì có mức thu nhập tăng so với cùng kỳ năm
trước.
Từ số liệu ở hình trên, lợi nhuận 6/2013 là 19.347 triệu đồng (chiếm
73,17% trong tổng lợi nhuận năm 2013), cho ta thấy hoạt động kinh doanh
15
trong năm 2013 của Ngân hàng đã đạt hiệu quả nhiều hơn vào 6 tháng đầu
năm. Nguyên nhân là nhờ vào dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động giảm
mạnh, về hoạt động kinh doanh, ngoại trừ kinh doanh ngoại hối, các hoạt động
khác của Chi nhánh đều có lãi.

×